dai cuong ve vo cam
Download
Report
Transcript dai cuong ve vo cam
ĐẠI CƯƠNG VỀ VÔ CẢM
Bs Phạm Thị Lệ Xuân
GMHS bệnh viện Chợ Rẫy
Vài nét lịch sử GMHS…
Cuộc gây mê đầu tiên:
Được thực hiện bởi
các y sĩ ngoại khoa
Được sự trợ giúp của
các điều dưỡng
Để giảm đau khi nhổ
răng và tiểu phẫu
Vài nét lịch sử GMHS…
Cùng với sự phát triển của ngoại khoa, ngành
GMHS phải phát triển những kỹ năng, kiến thức:
Hồi sức cấp cứu
Bồi hoàn dịch
Kiểm soát đường thở, cung cấp, tiêu thụ oxy
Giảm kích xúc (stress) do phẫu thuật
Giảm đau
Hiện nay: lãnh vực hoạt động của
ngành GMHS
1.Trung tâm chăm sóc sức khỏe trong ngày:
-Phẫu thuật trong ngày
-Thủ thuật chẩn đoán và điều trị
- Chẩn đoán hình ảnh
2.Phòng mổ các chuyên khoa, phòng hồi tỉnh
3.Phòng X quang can thiệp
4.Khoa hồi sức tích cực
5.Khoa giảm đau
Các loại thuốc dùng
Thuốc mê bốc hơi (volatile anesthesia, inhalation
anesthesia): Ether, N2O, Halogene (Halothane,
Isoflurane, Sevorane, Desflurane)
Thuốc mê tĩnh mạch: Ketamine, Thiopental,
Midazolam, Etomidate, Propofol..)
Thuốc giảm đau nhóm opioids: Fentanyl, sufentanyl,
…
Thuốc dãn cơ (muscle relaxants)
Các phương pháp vô cảm
An thần (mức độ nhẹ, vừa, sâu)
Gây mê (với ống NKQ, ống nội phế quản, mặt nạ
thanh quản, mặt nạ)
Gây mê phối hợp với tê vùng
Tê đám rối thần kinh
Tê tủy sống, tê ngoài màng cứng
Tê thấm từng lớp
Tê tại chỗ
ứng dụng: An thần
Mục đích:
Giúp bệnh nhân thoải mái, hợp tác trong các
thủ thuật chẩn đoán, điều trị
Nhẹ (BN hợp tác, có ý thức, dễ chịu)
Vừa: BN mất ý thức, nhưng kiểm soát đường thở tốt
Sâu: BN mất ý thức, giảm kiểm soát đường thở
Tai biến:
Ngưng thở, ứ thán, thiếu oxy,
Ngưng tim
BN dãy dụa, kích thích, mê sảng
Khi làm an thần, dù ở mức nào, cũng phải có đầy đủ phương tiện
HSCC!!!
Ứng dụng: Tê vùng
Thuốc dùng: Lidocaine, Bupivacaine, Ropivacaine
Vị trí: đám rối cánh tay, thần kinh hông, bẹn, đùi
Tai biến: Liệt, tổn thương thần kinh, khàn tiếng, liệt
cơ hoành, chảy máu…
Dùng trong phẫu thuật, giảm đau tại các vùng liên
quan.
Ứng dụng: Tê tủy sống
Chích thuốc tê vào khoang dưới nhện
Phong bế các nhánh thần kinh: vận động cảm giác,
giao cảm xuất phát từ các khoanh tủy
Phẫu thuật, thủ thuật từ ngang rốn trở xuống
Có thể kết hợp luồn catheter vào khoang ngoài
màng cứng để giảm đau sau mổ
Thời gian mổ hạn chế (2,5-3 giờ)
Ứng dụng: Tê ngoài màng cứng
Vị trí mổ có thể cao hơn
Khi luồn catheter, có thể kéo dài thời gian mổ
Giảm đau sau mổ hiệu quả
Thuốc dùng: Lidocaine, Bupivacaine, Ropivacaine
Bất lợi/thuận lợi của tê tủy sống,
tê NMC
1.Bất lợi:
Nằm lâu, khó chịu đặc biệt ở các tư thế nghiêng
Bệnh nhân sợ (âm thanh, hình ảnh)
Bất tiện khi có thay đổi về phương pháp mổ
Các “phiền nạn” sau thủ thuật
2.Thuận lợi:
Tỉnh táo, phục hồi chức năng nhanh
Giảm đau sau mổ
Tai biến, biến chứng của tê TS, NMC
Tai biến do kỹ thuật gây tê
Tai biến do ngộ độc thuốc
Tụt huyết áp
Ngưng thở
Bloc nhĩ thất
Máu tụ ngoài màng tủy
Tôn trọng các chỉ định, chống chỉ định
Luôn luôn có phương tiện hồi sức cấp cứu
Vấn đề theo dõi BN là rất quan trọng!!
Gây mê
Khái niệm:
gây mê cân bằng: Ngủ+giảm đau+dãn cơ
Gây mê với “liều cao thuốc phiện”
Kỹ thuật vô cảm này dùng được cho tất cả các loại
phẫu thuật.
Phương tiện để tiến hành vô cảm
Phương tiện hồi sức hô hấp, tuần hoàn
Nhân sự được huấn luyện
Cơ sở vật chất phù hợp
Chọn lựa phương pháp vô cảm?
Phương tiện của cơ sở
Loại phẫu thuật
Chọn lựa của bệnh nhân
Kỹ năng của người GMHS.
Xin cám ơn !
Xin cám ơn !