Hồi sức sơ sinh bài 1

Download Report

Transcript Hồi sức sơ sinh bài 1

Tổng quan và nguyên lý hồi
sức
Nội dung bài học
 Các thay đổi về sinh lý xảy ra lúc đẻ
 Lưu đồ hồi sức
 Các yếu tố nguy cơ tiên lượng trẻ cần phải hồi sức
 Dụng cụ và nhân lực cần để hồi sức
Những trẻ sơ sinh nào cần phải
hồi sức
 Hầu hết trẻ sơ sinh đều khỏe mạnh
 Chỉ khỏang 10% trẻ sơ sinh cần hỗ trợ
 Chỉ 1% cần các biện pháp hồi sức tích cực để
được cứu sống (đặt nội khí quản, ấn ngực, và/
hoặc thuốc)
Sinh lý bào thai
Trong bào thai
 Phế nang chứa đầy dịch
 Trong tử cung, bào thai trao đổi khí qua nhau
Phổi và tuần hoàn sau sinh
Trong bào thai
 Các tiểu động mạch
phổi co thắt
 Lưu lượng máu lên
phổi giảm
 Dòng máu bị chuyển
hướng qua ống động
mạch
Phổi và tuần hoàn sau sinh
 2 phổi nở ra chứa khí
 Dịch phổi của bào thai
được hấp thu
Phổi và tuần hoàn sau sinh
 Các tiểu động mạch
phổi giãn
 Lưu lượng máu qua
phổi tăng
Phổi và tuần hoàn sau sinh
 Nồng độ oxy trong
máu tăng
 Ống động mạch co
thắt lại
 Máu qua phổi để
nhận oxy
Sự chuyển tiếp bình thường
Những thay đổi chính xảy ra vài giây sau đẻ
 Dịch phế nang được hấp thu
 Động mạch và tĩnh mạch rốn co thắt làm tăng huyết áp
 Các mạch máu ở phổi giãn nở
Các vấn đề có thể xảy ra trong
giai đoạn chuyển tiếp
 Thiếu thông khí phổi dẫn đến co thắt tiểu động mạch
phổi, ngăn chặn sự oxy hóa máu động mạch hệ thống.
 Thiếu tưới máu và cung cấp oxy cho các cơ quan kéo
dài có thể dẫn đến tổn thương não, các cơ quan khác
hoặc tử vong.
Các dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tổn
thương
 Trương lực cơ giảm
 Suy hô hấp
 Chậm nhịp tim
Trương
lực cơ tốt
và tím
 Huyết áp thấp
 Thở nhanh
 Tím
Trương
lực cơ
kém và
tím
Tổn thương trong tử cung hoặc
chu sinh
Ngừng thở nguyên phát
 Khi bào thai/ sơ sinh thiếu oxy, ban đầu sẽ nỗ
lực thở nhanh, sau đó là ngừng thở nguyên
phát, nhịp tim giảm. Tình trạng này sẽ cải thiện
khi kích thích da.
Ngừng thở thứ phát
 Nếu tiếp tục thiếu oxy,
ngừng thở thứ phát sẽ
xảy ra, kèm theo giảm
nhịp tim và tụt huyết áp
 Ngừng thở thứ phát
không thể phục hồi khi
kích thích; cần phải
thông khí hỗ trợ
Hồi sức trẻ sơ sinh ngừng thở
thứ phát
Bắt đầu thông khí áp lực dương hiệu quả khi
ngừng thở thứ phát thường Cải thiện nhịp tim
nhanh chóng

 Tất cả trẻ sơ sinh cần
được đánh giá ban
đầu để xác định liệu
có cần hồi sức hay
không 
Các bước đầu tiên (khung A)
 Giữ ấm
 Chỉnh tư thế đầu và làm sạch
đường thở khi cần*
 Lau khô và kích thích trẻ thở
Đánh giá
 Sau các bước ban đầu, các hoạt động tiếp theo dựa
trên việc đánh giá
 Hô hấp
 Nhịp tim
 Màu da
 Có khỏang 30 giây để hòan thành một bước trước khi
quyết định sang bước tiếp theo
Hô hấp (khung B)
Nếu ngừng thở hoặc nhịp tim
<100 l/ph: Hỗ trợ thông khí áp
lực dương*
Nếu tự thở và nhịp tim
>100l/p nhưng trẻ tím, cho
thở oxy.
Nếu vẫn tím, cung cấp thông
khí áp lực dương
 Xem xét đặt nội khí quản
ở một số bước
Tuần hoàn (khung C)
 Nếu nhịp tim <60 l/ph dù đã thông khí trong vòng 30
giây
 Ấn ngực trong khi tiếp tục hỗ trợ thông khí*
 Sau đó đánh giá lại. Nếu nhịp tim <60 l/ph, chuyển
sang bước D
 *xem xét đặt nội khí quản lúc này
Thuốc (khung D)
 Nếu nhịp tim vẫn <60 l/ph mặc dù đã thông khí đầy
đủ và ấn tim
 Sử dụng adrenaline trong khi tiếp tục thông khí hỗ trợ
và ấn tim *
* xem xét đặt nội khí quản lúc này
Những điểm quan trọng trong
lưu đồ hồi sức sơ sinh
 Thông khí là động tác quan trọng nhất trong
hồi sức sơ sinh.
 Thông khí áp lực dương hiệu quả trong ngừng
thở thứ phát thường sẽ giúp cải thiện nhịp tim.
 Nếu nhịp tim không tăng, có thể là thông khí
không đầy đủ và / hoặc cần thiết phải ấn ngực
và cho epinephrine.
Những điểm quan trong trong
lưu đồ hồi sức sơ sinh
 Nhịp tim <60 l/ph → cần các bước hỗ trợ
 Nhịp tim >60 l/ph → có thể ngừng ấn ngực
 Nhịp tim >100 l/ph và tự thở → có thể ngừng thông
khí áp lực dương
 (*): có thể xem xét đặt nội khí quản ở một số bước
 Giới hạn thời gian: nếu không cải thiện sau 30 giây,
chuyển sang bước tiếp theo
Chuẩn bị hồi sức:
nhân lực và dụng cụ
 Mỗi cuộc đẻ nên có ít nhất một người có khả năng hồi
sức ban đầu chịu trách nhiệm hồi sức trẻ. Họ phải biết
những kỹ năng cấp cứu để hồi sức thành công.Khi dự
đoán cần phải hồi sức, người hỗ trợ nên có mặt ở
phòng đẻ trước khi đẻ .
 Chuẩn bị dụng cụ cần thiết
 Bật đèn sưởi ấm
 Kiểm tra dụng cụ hồi sức
Chuẩn bị hồi sức:
Các yếu tố nguy cơ
 Phần lớn, nhưng không phải tất cả, những trẻ sơ sinh
cần hồi sức đều có thể dự đoán được bằng cách xác
định các yếu tố nguy cơ trước và trong khi đẻ cùng
với nhu cầu cần hồi sức.
Nhịp tim thai bình thường
Giao động nội tại
Giảm giao động nội tại
Nhịp tăng
Nhịp giảm
Nhịp giảm bất định
Nhịp giảm muộn
Tại sao trẻ đẻ non có nguy cơ
cao hơn?
 Có thể thiếu surfactant
 Khả năng điều hòa nhịp thở kém
 Mất nhiệt nhanh, kiểm soát nhiệt kém
 Có thể nhiễm trùng
 Dễ xuất huyết não
 Dễ giảm thể tích khi mất máu
 Thở tự phát khó khăn do cơ yếu
 Mô chưa trưởng thành nên dễ bị tổn thương do cung
cấp oxy quá mức
3 mức độ chăm sóc sau hồi sức