i. định hướng phát triển ngành trồng trọt đến năm 2015

Download Report

Transcript i. định hướng phát triển ngành trồng trọt đến năm 2015

BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CỤC TRỒNG TRỌT
BÁO CÁO
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH
TRỒNG TRỌT ĐẾN NĂM 2015
VÀ NHU CẦU PHÂN BÓN CÁC LOẠI
I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH TRỒNG TRỌT ĐẾN NĂM 2015
1. Mục tiêu phát triển
- Phát triển ngành trồng trọt đạt trình độ tiên
tiến với tốc độ tăng trưởng cao và bền vững để
đáp ứng nhu cầu tiêu dùng lương thực, thực
phẩm của dân số trong nước gia tăng,
- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế
biến, đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm trồng
trọt có lợi thế;
- Nâng cao giá trị và hiệu quả sản xuất trên
đơn vị diện tích và thu nhập của nông dân.
I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH TRỒNG TRỌT ĐẾN NĂM 2015
Các mục tiêu cụ thể:
- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất trồng
trọt bình quân đạt 2,7%/năm;
- Sản lượng luơng thực có hạt đạt 46 triệu
tấn/năm;
- Giá trị xuất khẩu tăng 6,5-7,5%/năm, đến
năm 2015 kim ngạch xuất khẩu các mật hàng
nông sản đạt 11-12 tỷ USD;
- Giảm thiểu nhập khẩu các sản phẩm trồng
trọt có khả năng sản xuất trong nước như ngô,
đậu tương...
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH TRỒNG TRỌT ĐẾN NĂM 2015
2. Định hướng phát triển
2.1. Quỹ đất phát triển trồng trọt
- Đất sản xuất nông nghiệp là 9,25 triệu ha; bố trí đất cây hàng
năm 6,05 triệu ha, trong đó: đất lúa 3,85 triệu ha; đất cây lâu năm
3,2 triệu ha;
2.2. Nhóm cây ngắn ngày
a) Cây lúa: Diện tích lúa 3,85 triệu ha, diện tích gieo trồng 7,05
triệu ha, sản lượng 40 triệu tấn, xuất khẩu gạo 4-5 triệu tấn. Vùng
sản xuất chính: Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng Sông hồng,
Bắc trung bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ.
b) Cây ngô: Diện tích gieo trồng đạt 1,2 triêu ha, sản lượng 6
triệu tấn, đáp ứng cơ bản nhu cầu tiêu dùng ngô trong nước. Vùng
sản xuất chính: Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Tây Bắc, Đồng bằng
sông Hồng, Bắc Trung Bộ.
c) Rau các loại: Diện tích gieo trồng 1 triệu ha, sản lượng 17
triêu tấn. Vùng sản xuất chính: Đồng bằng sông Hồng, Miền núi
phía Bắc, Đông nam Bộ, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long.
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH TRỒNG TRỌT ĐẾN NĂM 2015
d) Cây sắn: Diện tích 470 ngàn ha, sản
lượng 10 triệu tấn; Vùng sản xuất chính: Miền
núi phía Bắc, Bắc trung Bộ, Duyên hải Trung Bộ,
Tây Nguyên, Đông nam Bộ.
e) Cây đậu tương: Diện tích gieo trồng đạt
300 ngàn ha, sản lượng 500 ngàn tấn. Vùng sản
xuất chính: Đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên,
Miền núi phía Bắc.
g) Cây mía: Diện tích 300 ngàn ha, sản
lượng đạt 21 triệu tấn. Vùng sản xuất chính: Bắc
trung bộ, Duyên Hải Nam Trung Bộ, Tây
Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu
Long.
II. NHU CẦU PHÂN BÓN CÁC LOẠI
1.
Nhu cầu phân bón cho sản xuất (triệu tấn)
Loại dinh dưỡng
2010
2015
Đạm (N)
1.5
1.65
P2O5
732
805
K2O
522
585
Tỷ lệ N: P2O5: K2O
1: 0,488: 0,348
1: 0,488: 0,355
Phân hữu cơ
300
600
2. Cân đối sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu phân bón (triệu tấn)
Loại dinh dưỡng
Đạm (N)
Lân (P2O5)
Kali (K2O)
Cung cầu
2015
Nhu cầu
1.65
Sản xuất
1.662
Nhập khẩu
-
Xuất khẩu
12
Nhu cầu
805
Sản xuất
677
Nhập khẩu
127
Xuất khẩu
-
Nhu cầu
585
Sản xuất
300
Nhập khẩu
285
Xuất khẩu
-
Tổng dinh dưỡng
3040
Tính theo kg/ha
218
III. CÁC GIẢI PHÁP SỬ DỤNG HIỆU QUẢ PHÂN BÓN
1. Bón phân cân đối
- Ngoài các yếu tố đa lượng cần chú ý bón
bổ sung các yếu tố trung lượng, đặc biệt là Silic
(SiO2), vi lượng, các chất sinh học.
- Chương trình ”3 giảm 3 tăng” là biện pháp
hữu hiệu để thực hiện bón phân cân đối, giảm
áp lực sử dụng phân đạm, giảm chi phí giống,
công chăm sóc, giảm phòng trừ sâu bệnh, giảm
giá thành sản xuất, đem lại lợi nhuận cao cho
người nông dân.
2. Tăng cường sử dụng phân hữu cơ
- Hàng năm ước khoảng 40 triệu tấn rơm rạ
chưa được sử dụng, thường bị đốt vừa lãng phí,
vừa gây ô nhiễm môi trường. Việc tổ chức xử lý
nguồn hữu cơ trên đồng ruộng nhằm trả lại hữu
cơ và trả lại dinh dưỡng cho đất làm giảm phân
khoáng và tăng hiệu quả sản xuất.
- Phân bón có nguồn gốc hữu cơ giúp duy trì
độ phì đất, cải thiện tính chất vật lý, sinh học
đất, làm cho đất tơi xốp, tăng khả năng giữ
nước, tăng hoạt động các vi sinh vật đất.
3. Áp dụng tiến bộ kỹ thuật tăng hiệu suất sử
dụng phân bón
- Sử dụng các chế phẩm có khả năng làm
tăng làm tăng hiệu suất sử dụng dinh dưỡng
như: NEB-26, Wegh, Agrotain phối trộn với phân
đạm… giảm được từ 25 đến 50% lượng phân
bón, đem lại hiệu quả rõ rệt trong sản xuất, giảm
chi phí, công lao động, tăng năng suất, tăng
phẩm chất cây trồng, giảm thiểu ô nhiễm môi
trường.
- Sử dụng các loại phân bón dạng chậm tan
bằng các loại chất phụ gia để làm "áo" cho phân
chậm tan, giữ cho độ ẩm của hạt phân ở trạng
thái khô ráo trong quá trình bảo quản.
IV. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
PHÂN BÓN
1. Các văn bản quy định về quản lý nhà nước
Cần quy định các tổ chức, cá nhân sản xuất phân
bón phải có đủ năng lực về tài chính, công nghệ để
sản xuất, kinh doanh mặt hàng này.
Xây dựng các Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia, Tiêu
chuẩn Quốc gia trong lĩnh vực để làm hàng rào kỹ
thuật trong công tác quản lý phân bón.
2. Hệ thống quản lý phân bón
Cần phân công đầu mối quản lý các hoạt động từ
sản xuất, nhập khẩu, lưu thông, tránh chồng chéo
giữa các Bộ, Ngành
• 3. Thay đổi phương thức quản lý phân bón
Thực hiện Đề án cải cách của Chính phủ, căn cứ
theo Luật Chất lượng sản phẩm hàng hoá, quản lý phân
bón theo nhóm sản phẩm:
- Nhóm 1 là những loại phân bón tự Công bố tiêu
chuẩn áp dụng trên các phương tiện: trên bao bì, nhãn
hàng hoá hoặc tài liệu gắn kèm theo bao bì phân bón.
- Nhóm 2 là các loại phân bón được quản lý dựa
trên Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây
mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Cần sửa đổi một số quy định của Nghị định
113/2003/NĐ-CP; Nghị định số 191/2007/NĐ-CP và bổ
sung một số quy định quản lý theo phương thức mới.
4. Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan,
các bộ ngành
Tăng cường phối hợp giữa các Bộ ngành để
giúp Chính phủ:
- Kịp thời nắm vững tình hình sản xuất, nhập
khẩu, lưu thông và chất lượng phân bón;
- Kịp thời đưa ra được các chính sách phù
hợp, ứng phó nhanh trước các diễn biến về
phân bón trên thế giới và trong nước./.
Xin chân thành cảm ơn!