Các nhóm đất chính ở đồng bằng sông cửu long

Download Report

Transcript Các nhóm đất chính ở đồng bằng sông cửu long

THỔ NHƯỠNG
GVHD: Cô Lý Ngọc Thanh Xuân
Nhóm 5:
Đặng Phú Cường
Hồ Văn Diệu
Phạm Ngọc Quý
Võ Minh Trí
Huỳnh Thành Tiến
1
CÁC NHÓM ĐẤT CHÍNH Ở ĐỒNG
BẰNG SÔNG CỬU LONG
2
3
1. GIỚI THIỆU VỀ ĐBSCL.
 Đồng bằng sông Cửu Long là một bộ phận của châu thổ sông Mê
Kông. Có vị trí nằm liền kề với vùng Đông Nam Bộ, phía Bắc giáp
Campuchia, phía Tây Nam là vịnh Thái Lan, phía Đông Nam là Biển
Đông.
 Vùng đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam được hình thành từ
những trầm tích phù sa và bồi dần qua những kỷ nguyên thay đổi
mực nước biển; qua từng giai đoạn kéo theo sự hình thành
những giồng cát dọc theo bờ biển. Những hoạt động hỗn hợp của
sông và biển đã hình thành những vạt đất phù sa phì nhiêu dọc theo
đê ven sông lẫn dọc theo một số giồng cát ven biển và đất phèn trên
trầm tích đầm mặn trũng thấp.
4
1. GIỚI THIỆU VỀ ĐBSCL.
 Tổng diện tích ĐBSCL khoảng 3,96 triệu ha, trong đó khoảng 2,60
triệu ha được sử dụng để phát triển nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ
sản chiếm 65%. Trong quỹ đất nông nghiệp, đất trồng cây hàng năm
chiếm trên 50%, trong đó chủ yếu đất lúa trên 90%. Đất chuyên
canh các loại cây màu và cây công nghiệp ngắn ngày khoảng
150.000 ha, đất cây lâu năm chiếm trên 320.000 ha, khoảng 8,2%
diện tích tự nhiên.
 Vùng bãi triều có diện tích khoảng 480.000 ha, trong đó gần
300.000 ha có khả năng nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, nước lợ.
Theo điều tra năm 1995 có 0,508 triệu ha đất lâm nghiệp, trong đó
đất có rừng 211.800 ha và đất không rừng 296.400 ha. Tỷ lệ che phủ
rừng 5%.
5
6
2. CÁC NHÓM ĐẤT CHÍNH.
Có 5 nhóm đất chính, đó là:
2.1. Nhóm đất phù sa.
2.2. Nhóm đất phèn.
2.3. Nhóm đất nhiễm mặn.
2.4. Các nhóm đất khác.
7
2.1. NHÓM ĐẤT PHÙ SA SÔNG.
2.1.1. Diện tích:
Đất phù sa sông chiếm diện tích gần 1,2 triệu ha chiếm khoảng
30%: Tập trung ở vùng trung tâm ĐBSCL. Chúng có độ phì
nhiêu tự nhiên cao và không có các yếu tố hạn chế nghiêm
trọng nào. Nhiều loại cây trồng có thể canh tác được trên nền
đất này.
8
2.1. NHÓM ĐẤT PHÙ SA SÔNG.
2.1.2. Phân bố:
Tập trung ở vùng trung tâm ĐBSCL, dọc theo hai bên bờ sông
Tiền, sông Hậu và các con sông chảy từ huyện Tân Châu, thị
xã Châu Đốc đến gần vùng cửa sông đổ ra biển của các huyện
tỉnh nằm về phía đông đồng bằng. Đó là ở các tỉnh Vĩnh Long,
Tiền Giang, Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Kiên
Giang.
9
2.1. NHÓM ĐẤT PHÙ SA SÔNG.
2.1.3. Đặc tính:
 Đất phát triển ở mức độ trung bình, độ dày từ 50 -80
cm.
 Đất có màu nâu gần suốt phẫu diện.
 Thành phần cơ giới nhẹ, chủ yếu là thịt hoặc thịt pha
cát, chứa nhiều hữu cơ phân hủy và bán phân hủy.
 Đất có phản ứng trung tính hoặc hơi chua trị số pH có
khuynh hướng giảm dần theo chiều sâu các tầng đất.
 Độ phì tự nhiên của đất khá, tuy nhiên hơi nghèo đạm,
lân và hàm lượng hữu cơ trên tầng đất mặt không cao.
10
2.1. NHÓM ĐẤT PHÙ SA SÔNG.
2.1.4. Cây trồng thích hợp.
Lúa cao sản ngắn ngày, các loại cây an trái, hoa màu, ...
11
2.2. NHÓM ĐẤT PHÈN.
2.2.1. Diện tích.
 Đất phèn chiếm diện tích khoảng1,6 triệu ha chiếm 40.5% tổng dện tích
đất ĐBSCL.
2.2.2. Phân bố:
 Vùng tứ giác Long Xuyên – Hà Tiên: Huyện Tri Tôn, huyện Tịnh Biên,
huyện Hà Tiên, huyện Hòn Đất.
 Vùng trũng phèn Đồng Tháp Mười.
 Vùng phèn phía tây sông Hậu và khu vực trũng giữa sông Tiền sông Hậu:
huyện Châu Thành, huyện Tam Bình, huyện Bình Minh, huyện Phụng Hiệp.
 Vùng phèn mặn ở bán đảo Cà Mau và ven vịnh Thái Lan.
12
2.2. NHÓM ĐẤT PHÈN.
2.2.3. Đặc tính:
 Thường định vị ở nơi địa hình thấp trũng.
 Tầng mặt thường chứa nhiều chất hữu cơ và tầng bên dưới là tầng
phèn hoặc tầng có chứa vật liệu sinh phèn.
 Tùy theo độ sâu xuất hiện của hai tầng trên mà chúng ta chia ra thành
các kiểu nhóm đất phèn khác nhau.
 Phèn nặng nhất: nếu độ sâu xuất hiện tầng phèn hoặc tầng sinh phèn từ
0-50 cm.
 Phèn trung bình: nếu các tầng trên xuất hiện từ 50-100 cm.
 Phèn nhẹ: nếu chúng xuất hiện từ 100-150 cm.
13
2.2. NHÓM ĐẤT PHÈN.
2.2.3. Đặc tính:
 Hình thái phẫu diện đặc trưng với tầng đất giàu hữu cơ phân hủy
và bán phân hủy lẫn vào sét có màu nâu đen hoặc xám đen, mềm
ẩm dày khoảng 0-20 cm.
 Bên dưới lớp đất mặt là sét màu xám xanh, xanh hơi đen chứa ít
hữu cơ bán phân hủy dưới dạng xác bã, đây là tầng đất chứa vật
liệu sinh phèn
 Độ phì tự nhiên của đất khá cao-trung bình, giàu đạm và chất hữu
cơ nhung nghèo lân.
 Đất có phản ứng trung tính đến hơi chua hoặc rất chua.
14
2.2. NHÓM ĐẤT PHÈN.
2.2.3. Cây trồng.
15
2.3.NHÓM ĐẤT NHIỄM MẶN
2.3.1. Diện tích:
Đất nhiễm mặn chiếm khoảng 0,75 triệu ha, chiếm 19% diện
tích đồng bằng.
2.3.2. Phân bố:
 Từ phía nam Rạch Giá đến Hà Tiên, Bán đảo Cà Mau và
vùng ven biển các tỉnh: Cần Thơ, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà
Vinh, Bến Tre và Tiền Giang, Kiên Giang,
 Vùng tứ giác Long Xuyên – Hà Tiên.
16
2.3.NHÓM ĐẤT NHIỄM MẶN
2.3.3. Đặc tính:
 Màu nâu xám đến hơi nâu, mềm, nhão, độ thuần thục đất
yếu.
 Sa cấu chủ yếu là sét, hoặc thịt pha cát mịn
 Phản ứng đất trung tính
 Độ phì tự nhiên trung bình-khá, hàm lượng đạm trung bình,
lân dễ tiêu, khả năng thoát nước khá.
17
2.3.NHÓM ĐẤT NHIỄM MẶN
2.3.4. Cây trồng
Canh tác lúa mùa, trồng rừng phòng hộ (rừng đước, mắm)..
Hướng phát triển nông nghiệp: xây dựng hệ thống thủy lợi,
dẫn nước ngọt về để tăng vụ
18
2.4. CÁC NHÓM ĐẤT KHÁC
Diện tích:
Các loại đất khác chiếm diện tích khoảng 0,35 triệu ha chiếm
9% diện tích các loại đất ở đồng bằng, Gồm các loại:
 Đất giồng
 Đất đồi núi
 Đất than bùn
Phân bố: rải rác ở khắp các tỉnh đồng bằng sông Cửu long
19
2.4. CÁC NHÓM ĐẤT KHÁC
2.4.1. Đất giồng
 Diện tích: chiếm khoảng 48822 ha.
 Phân bố: ở khu vực ven biển các tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh,
Bến Tre và Tiền Giang.
 Đặc tính: Thành phần cơ giới nhẹ, sa cấu chủ yếu là thịt pha
cát. Đất có phản ứng hơi chua (ở tầng mặt) đến trung tính (ở
các tầng dưới sâu).
 Độ phì tự nhiên của đất giồng rất thấp, dễ thoát nước và
thường bị hạn ở tầng đất mặt.
 Cây trồng đa dạng, các loại cây ăn quả, hành tỏi, cải xanh…
20
2.4. CÁC NHÓM ĐẤT KHÁC
2.4.1. Đất đồi núi
 Diện tích: chiếm khoảng 13086 ha.
 Phân bố: ở vùng núi Thất sơn của tỉnh An Giang, rải rác ở
các huyện của tỉnh Kiên Giang, phía Tây bắc ĐBSCL.
 Đặc tính: Thành phần cơ giới nhẹ, thường nghèo chất dinh
dưỡng nhất là chất hữu cơ. Khả năng thoát nước nhanh, ít bị
ngập sâu.
 Cây trồng các loại cây ăn quả, cây lâu năm, có thể làm lúa
một vụ vào mùa mưa, …
21
2.4. CÁC NHÓM ĐẤT KHÁC
2.4.1. Đất than bùn
 Diện tích: chiếm khoảng 34052 ha.
 Phân bố: ở vùng U Minh Thượng tỉnh Kiên Giang, U minh
hạ của tỉnh Minh Hải và rải rác với diện tích nhỏ ở An Giang,
Vĩnh Long, Long An và Đồng Tháp.
 Đặc tính: chứa lân dễ tiêu, tầng than bùn dày từ 0,6-2 m hoặc
sâu hơn, bên dưới lớp than bùn là sét, bùn thường có màu
xám hơi xanh chứa vật liệu sinh phèn, mềm nhão.
 Cây trồng các loại rau sắn, môn, dưa hấu,.. Cây trồng chủ lực
trên nhóm đất này là rừng tràm,…
22
 Nhìn chung, đất ĐBSCL phân bố thành những vùng lớn,
tương đối đồng nhất về tính chất và hình thái phẫu diện như:
Vùng phèn giàu hữu cơ Đồng Tháp Mười, vùng phèn Tứ
Giác Long Xuyên – Hà Tiên, vùng phèn mặn Bạc Liêu Minh Hải
 Nhìn chung ở ĐBSCL rất thuận lợi cho phát triển nông
nghiệp không có hạn chế lớn.
23
Cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe !
24
Bản đồ các nhóm đất ở ĐBSCL
25