Báo cáo tham luận hiện trạng và các giải pháp phát

Download Report

Transcript Báo cáo tham luận hiện trạng và các giải pháp phát

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CỤC CHẾ BIẾN, THƯƠNG MẠI NÔNG LÂM
THUỶ SẢN VÀ NGHỀ MUỐI
BÁO CÁO THAM LUẬN
HIỆN TRẠNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
TRONG CHẾ BIẾN
CÁC SẢN PHẨM TỪ RAU QUẢ NHIỆT ĐỚI
(Tại Hội nghị quốc tế về sản phẩm rau quả nhiệt đới tại Việt Nam)
TỔNG QUAN
Với điều kiện khí hậu, tự nhiên đa dạng, rau quả Việt
Nam rất phong phú về chủng loại và đã hình thành vùng
sản xuất hàng hóa tương đối lớn như: vải thiều (Hải
Dương, Bắc Giang), nhãn lồng (Hưng Yên), cam quýt (Hà
Giang, Tuyên Quang, Hưng Yên), dứa (Ninh Bình, Tiền
Giang, Hậu Giang), thanh long (Bình Thuận, Tiền Giang),
nho (Ninh Thuận), xoài (Tiền Giang, Đồng Tháp), chôm
chôm (Đồng Nai, Vĩnh Long), bưởi (Bến Tre, Tiền Giang,
Vĩnh Long) …
Tuy nhiên, do đặc điểm sản xuất nhỏ lẻ, thời vụ thu hoạch
và thời gian bảo quản ngắn, việc thu hái, bảo quản, chế
biến, tiêu thụ rau quả ở Việt nam còn nhiều bất cập, nên
sự phát triển chưa tương xứng với tiềm năng. Nhìn
chung, sản phẩm rau quả chưa thật sự mang tính hàng
hóa cao, giá trị gia tăng thấp. Điều này được thể hiện
trong phân khúc từ thu hái đến chế biến, tiêu thụ rau quả
trong chuỗi giá trị sản phẩm như sau:
KHÂU THU HÁI, BẢO QUẢN, ĐÓNG GÓI, VẬN CHUYỂN
- Thu hái hầu hết bằng thủ công, độ chín thu hái
chưa được chú trọng, lẫn loại (xanh, chín) và hầu
hết không được phân loại, làm sạch; tồn tại một số
lượng không nhỏ các quả bị bầm dập, dễ hư hỏng
trong quá trình bảo quản.
- Bao bì đóng gói vừa thiếu và không phù hợp, chủ
yếu là dùng các bao tải, sọt tre, thậm chí chất đống
rau quả trên các phương tiện vận chuyển. Hậu quả
là tổn thất sau thu hoạch đối với rau quả kể cả chất
và lượng ở mức rất cao (25%).
- Một số cơ sở trồng, xuất khẩu một số loại trái cây
như thanh long, chôm chôm đã thực hành việc
phân loại, đóng gói phù hợp, áp dụng công nghệ
chiếu xạ hoặc thanh trùng nước nóng (tùy theo yêu
cầu của thị trường) bước đầu mang lại hiệu quả
kinh tế cao. Tuy nhiên số lượng còn rất hạn chế.
KHÂU THU HÁI, BẢO QUẢN, ĐÓNG GÓI, VẬN CHUYỂN
- Việc sử dụng các công nghệ bảo quản tiên tiến
(bảo quản mát, bảo quản bằng khí quyển cải biến,
khí quyển kiểm soát…) mới dừng ở mức độ mô
hình. Tại một số chợ đầu mối bán buôn rau quả ở
các thành phố lớn như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội có
đầu tư các kho bảo quản mát nhưng chỉ với các loại
trái cây nhập khẩu có giá trị cao.
2. Chế biến
- Tỷ lệ rau quả qua chế biến chỉ đạt dưới 10% tổng
sản lượng. Các dạng sản phẩm rau quả chế biến
chính là đồ hộp rau giầm dấm, quả nước đường,
nước quả tự nhiên, nước quả cô đặc, puree, chiên
sấy, lạnh đông.
KHÂU THU HÁI, BẢO QUẢN, ĐÓNG GÓI, VẬN CHUYỂN
- Cả nước có khoảng 60 cơ sở chế biến rau quả quy mô
công nghiệp với tổng công suất trên 300.000 TSP/năm. Các nhà
máy đầu tư giai đoạn từ 1999 đến nay đều đạt trình độ tiên tiến, công
nghệ, thiết bị được cung cấp từ các nước công nghiệp phát triển thuộc
thế hệ mới. Các sản phẩm như: dứa cô đặc, đồ hộp, đông lạnh IQF, chiên
sấy chân không…có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
Tuy nhiên, các nhà máy trung bình chỉ đạt 30% công suất thiết kế (riêng
một số nhà máy có vùng nguyên liệu chủ động như Công ty CP TPXK
Đồng Giao, Bắc Giang,… phát huy được 50-70% công suất), nhiều nhà
máy phải dừng sản xuất do thiếu nguyên liệu. Sản phẩm chế biến còn
đơn điệu, kém cạnh tranh về giá bao bì, vật tư, cước vận chuyển, các thủ
tục hành chính, trình độ quản lý sản xuất và khả năng cung cấp sản
phẩm với khối lượng lớn.
- Ngoài ra còn có hàng chục ngàn cơ sở chế biến quy mô nhỏ như sấy vải
Lục Ngạn (Bắc Giang) có trên 1.500 hộ, sấy long nhãn ở Hưng Yên: trên
100 hộ; muối dưa chuột ở Nam Định: 200 hộ, Vĩnh Phúc: 250 hộ, Thái
Bình: 270 hộ. Đây là những cơ sở tồn tại nhiều mối nguy về VSATTP cần
được kiểm soát.
KHÂU THU HÁI, BẢO QUẢN, ĐÓNG GÓI, VẬN CHUYỂN
3. Tiêu thụ
Rau quả Việt Nam chủ yếu được tiêu thụ trong nước ở
dạng tươi. Nhìn chung, mức sống của nhân dân ngày
càng cao nên nhu cầu sử dụng rau quả ngày càng tăng.
Tuy nhiên, vẫn phải đối diện với không ít thách thức:
- Kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật chưa phát triển (bao
gồm đường sá, hệ thống phân phối sản phẩm) nên việc
vận chuyển, tiêu thụ gặp nhiều khó khăn, nhất là trong
điều kiện Việt Nam là một nước phân bố dài theo vĩ
tuyến và sản phẩm rau quả mang tính đặc trưng của
vùng miền rõ rệt.
- Việc kiểm soát về chất lượng, đặc biệt là vệ sinh an
toàn thực phẩm, đòi hỏi phải có sự thay đổi về tổ chức
sản xuất và nhận thức của người sản xuất.
Về xuất khẩu: Kim ngạch xuất khẩu rau quả liên tục
tăng, song chưa tương xứng.
KIM NGẠCH XUẤT KHẨU RAU QUẢ GIAI ĐOẠN 2000-2010
Năm 2000
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
213,6
235,5
260
305,6
406
439
451
Đơn vị tính: Triệu USD
Thị trường xuất khẩu rau quả đã được mở rộng, các sản phẩm rau
quả Việt Nam đã có mặt trên 50 nước và lãnh thổ, những thị trường xuất
khẩu chính là: Trung Quốc, Liên bang Nga, Hồng Kông, Đài Loan, Hàn
Quốc,... Một số thị trường có nhu cầu lớn như: Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản,
Trung Đông nhưng rau quả Việt Nam xuất khẩu vào còn rất hạn chế, bởi
chất lượng chưa vượt qua được những rào cản kỹ thuật.
KIM NGẠCH XUẤT KHẨU RAU QUẢ GIAI ĐOẠN 2000-2010
- Các loại rau quả tươi được xuất khẩu chủ yếu:
+ Sản phẩm rau tươi: bắp cải, súp lơ, dưa chuột,
khoai tây, khoai sọ, hành tỏi, đậu rau,…
+ Sản phẩm quả tươi: thanh long, dưa hấu, vải,
nhãn, xoài, măng cụt, chôm chôm, chuối, bưởi,…
- Các loại rau quả chế biến:
+ Đồ hộp rau: cà chua, dưa chuột, ngô bao tử,
măng,…
+ Dạng sấy khô: vải, nhãn, mít, chuối,...
+ Quả nước đường: dứa, vải, nhãn, xoài,…
+ Nước quả cô đặc: dứa, lạc tiên,…
+ Sản phẩm đông lạnh: dứa, vải, chôm chôm, ngô
ngọt, cà rốt, hành,…
KIM NGẠCH XUẤT KHẨU RAU QUẢ GIAI ĐOẠN 2000-2010
- Chất lượng rau quả xuất khẩu của Việt Nam thiếu ổn định, một số lô hàng đã
từng bị nhà nhập khẩu khiếu nại như vấn đề dư lượng thuốc bảo vệ thực vật
đối với Thanh long tươi xuất đi Đan Mạch năm 2006, đi Anh năm 2007, đậu hà
lan 2003 (dư lượng Chlorothalonil, Carbendazim và Dithiocarbamates) và thanh
long 2008 (dư lượng prochloraz) đi Đài loan, hàm lượng Nitrat đối với sản
phẩm dứa chế biến, hàm lượng kim loại nặng đối với vải hộp, hàm lượng Acid
Lactic đối với dứa, vải Puree, cô đặc (2008)… hoặc có vật lạ trong rau đông lạnh
xuất đi Nhật (nút áo, tóc…) năm 2007. Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Mỹ,…
không cho nhập rau quả tươi từ Việt Nam do vấn đề “ruồi đục quả”. Nhiều năm
trước đây thị trường Nhật vẫn thường nhập khẩu trái Sơ ri đông lạnh với số
lượng lớn (trồng tập trung ở Gò Công – Tiền Giang) nhưng nay đã chấm dứt
cũng vì lý do “ruồi đục quả”.
II. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
1- Dự báo xu hướng phát triển của thị trường
Hàng năm thế giới cần gần 600 triệu tấn rau và 500 triệu tấn quả. Thị
trường xuất khẩu rau quả Việt Nam hiện tại và tương lai có lợi thế cả xuất
khẩu chính ngạch và tiểu ngạch. Đến nay, các loại rau quả Việt Nam đã có
mặt trên 50 nước trên thế giới với các thị trường truyền thống châu Á
như: Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc, Nhật Bản,… thị trường
các nước Đông Âu được phục hồi. Các thị trường khó tính yêu cầu chất
lượng cao như Mỹ, EU đang dần được các nhà sản xuất Việt Nam đáp ứng
và đã có nhiều hợp đồng nhập khẩu rau quả Việt Nam.
II. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
2. Phân tích SWOT đối với ngành chế biến rau quả Việt Nam
Ngành công nghiệp chế biến rau quả Việt Nam trong những năm gần đây đã
đạt được những thành tựu nhất định, kim ngạch xuất khẩu hàng năm đều
tăng, tuy nhiên, sự phát triển của công nghiệp chế biến rau quả chưa bền
vững, đặc biệt trong bối cạnh hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Để có định
hướng và giải pháp phát triển, chúng ta cùng xem xét phân tích SWOT (điểm
mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức) của các chuyên gia đối với ngành rau
quả Việt Nam.
II. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
Những điểm mạnh:
- Việt Nam với điều kiện thuận lợi về đất đai và khí hậu
(nhiệt đới ở phía Nam và á nhiệt đới ở phía Bắc) với nhiều
chủng loại rau quả đặc trưng, có lợi thế so sánh với các nước
trong khu vực và trên thế giới;
- Nhiều sản phẩm rau quả chế biến được sản xuất trên dây
chuyền công nghệ hiện đại, chất lượng và kiểu dáng, mẫu mã
sản phẩm ngày một nâng cao;
- Tốc độ phát triển của ngành hàng này rất nhanh, đặc biệt ở
những vùng trọng điểm: Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ,
Đồng bằng Sông Cửu Long,…
II. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
Những điểm yếu:
- Công nghệ trồng, thu hoạch, bảo quản và chế biến rau quả còn lạc hậu. Hệ
quả là, chất lượng rau quả thấp, mẫu mã không đẹp, quy cách không đồng
đều, khối lượng nhiều, nhưng tỷ lệ hàng hoá ít;
- Tổn thất sau thu hoạch và bảo quản lớn, dẫn đến giá thành rau quả chế
biến cao;
- Tổ chức liên kết trong sản xuất, kinh doanh rau quả chưa bảo đảm tạo ra
sức mạnh tổng hợp cũng như chưa bảo đảm mối liên hệ sản xuất giữa các
ngành, các khâu trong phát triển chế biến rau quả;
- Tiêu chuẩn VSATTP đối với mặt hàng rau quả bao gồm rau quả tươi và đã
qua chế biến ngày càng cao, khắt khe và phức tạp, đặc biệt là đối với thị
trường nước ngoài.
- Thiếu chiến lược xây dựng mặt hàng xuất khẩu chủ lực, chủng loại hàng
còn dàn trải. Chưa có đầu tư toàn diện cho phát triển sản xuất và xuất khẩu
rau quả chế biến. Công tác xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu, cải
tiến sản phẩm tiến hành chậm chạp.
II. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
3. Các giải pháp phát triển công nghiệp chế biến rau quả
Tiếp tục triển khai Chương trình phát triển rau quả và hoa cây cảnh theo
Quyết định số 52/2007/QĐ-BNN ngày 05/6/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp & PTNT phê duyệt Quy hoạch phát triển rau quả và hoa cây cảnh
đến năm 2010, tầm nhìn 2020 với mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 kim
ngạch xuất khẩu rau, hoa, quả đạt 1,2 tỷ USD cần thực hiện các giải pháp
sau:
II. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
3.1. Đầu tư phát triển vùng nguyên liệu rau quả
Nguyên liệu cho các nhà máy chế biến phải đáp ứng các yêu cầu ổn định
chất lượng và số lượng, tính rải vụ và an toàn. Để đạt mục tiêu giá trị và sản
lượng rau quả chế biến, trong sản xuất nông nghiệp cần triển khai các nội
dung sau:
- Nghiên cứu chọn tạo các giống rau quả cho năng suất cao, chất lượng tốt.
Xây dựng các vùng rau quả tập trung, đáp ứng nguyên liệu cho các nhà máy
chế biến trên 80% công suất. Đối với các loại cây ăn quả phát triển diện tích
chủ yếu ở các tỉnh Đông Nam bộ, đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng
sông Hồng; đối với các loại rau chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng
Sông Cửu Long, các tỉnh Đông Nam bộ và Lâm Đồng.
- Triển khai rộng rãi quy trình sản xuất rau quả theo hướng thực
hành nông nghiệp tốt (GAP) nhằm đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng và vệ
sinh an toàn thực phẩm;
II. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
3.2. Về chế biến, bảo quản:
- Duy trì năng lực chế biến công nghiệp ở mức 300 ngàn tấn SP/năm như
hiện nay; tập trung xây dựng vùng nguyên liệu để chủ động cung cấp cho
các nhà máy chế biến; hạn chế đầu tư thêm các nhà máy lớn, chỉ tập
trung đầu tư chiều sâu và đa dạng hoá sản phẩm; phấn đấu đến năm
2020 các dây chuyền chế biến công nghiệp đạt 70-80% so với công suất
thiết kế.
- Khuyến khích đầu tư xây dựng các cơ sở chế biến rau quả vừa và nhỏ ở
nông thôn, phù hợp với vùng nguyên liệu, thiết bị chủ yếu do cơ khí trong
nước chế tạo nhưng phải có công nghệ tiên tiến, đảm bảo các tiêu chuẩn
kỹ thuật và vệ sinh an toàn thực phẩm;
- Đầu tư các dây chuyền phân loại, sơ chế, đóng gói và bảo quản tại các
chợ đầu mối rau hoa quả để phục vụ lưu thông hàng hóa giữa các vùng
miền và phục vụ xuất khẩu.
II. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
3.3. Về khoa học công nghệ:
- Tăng cường công tác nghiên cứu, chuyển giao khoa học – công nghệ theo
xu hướng xã hội hoá để nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất của công
nghiệp chế biến.
- Tập trung đầu tư nghiên cứu chế tạo các thiết bị dây chuyền chế biến quy
mô nhỏ và vừa, đáp ứng yêu cầu công nghệ hiện đại, thiết bị tiên tiến, phù
hợp, suất đầu tư thấp.
- Áp dụng các công nghệ bảo quản tiên tiến, hiện đại như bảo quản mát,
bảo quản trong môi trường khí quyển cải biến, chiếu xạ,… để tạo bước đột
phá trong khâu bảo quản nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch, kéo dài thời
gian bảo quản, vận chuyển đi xa (trong nước cũng như xuất khẩu) và đảm
bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng;
- Xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đối với sản phẩm rau quả,
kiểm soát chặt chẽ dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng và vệ sinh
an toàn thực phẩm; Áp dụng rộng rãi hệ thống quản lý chất lượng theo ISO,
HACCP, GMP, ...
II. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
3.4. Về thị trường
- Hoàn thiện hệ thống dịch vụ kinh doanh rau quả, phát triển
thành mạng lưới đồng bộ có chức năng thu mua, đóng gói,
bảo quản và phân phối cho thị trường (bán buôn và bán lẻ).
Xây dựng các Trung tâm kiểm tra chất lượng sản phẩm nhằm
kiểm soát chất lượng hàng rau quả xuất, nhập khẩu theo
Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, phù hợp với các cam
kết hội nhập kinh tế quốc tế.
- Thị trường xuất khẩu: tổ chức tốt khâu phân phối bán
hàng, tổ chức xúc tiến thương mại, mở các văn phòng đại
diện ở các thị trường trọng điểm trên thế giới. Xây dựng các
sàn giao dịch, trung tâm ký gửi đối với từng ngành hàng xuất
khẩu, tiếp cận với giao dịch thương mại hiện đại của thế
giới.
- Kiện toàn và mở rộng hệ thống thông tin của ngành, bao
gồm thông tin về sản xuất, về thị trường trong nước và thế
giới để giúp doanh nghiệp và nông dân sản xuất, kinh doanh
theo thị trường và tiêu thụ sản phẩm có hiệu quả ngày càng
cao.