Giải pháp chiếu xạ và xử lý hơi nước nóng cho trái

Download Report

Transcript Giải pháp chiếu xạ và xử lý hơi nước nóng cho trái

HỘI NGHỊ QUỐC TẾ RAU QUẢ NHIỆT ĐỚI NGÀY 14-12-2011
Chuyên đề: “KIỂM DỊCH THỰC VẬT”
GIẢI TỎA LỆNH CẤM, TRIỂN KHAI XUẤT KHẨU TRÁI CÂY VIỆT NAM VÀO CÁC THỊ
TRUỜNG KHÓ TÍNH NHƯ MỸ, NHẬT, HÀN VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA TRÁI CÂY VIỆT
NAM ĐỂ TỒN TẠI VÀ PHÁT TRIỂN TẠI CÁC THỊ TRUỜNG NÀY
Giải Pháp Chiếu Xạ và
Xử lý hơi nước nóng cho Thanh Long
TS. Nguyễn Hữu Đạt
Trung tâm KDTVSNK 2
Cục Bảo Vệ Thực Vật
TP Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 12, 2011
I. GIỚI THIỆU
* Thâm nhập trái cây vào các thị trường khó
tính đòi hỏi nhiều thời gian và công sức.
Trước khi gia nhập WTO (2003 – 2007), để
bắt đầu tiến hành việc thâm nhập trái cây của Việt
Nam vào các thị trường khó tính như Mỹ và Nhật,
Việt Nam đã có bước chuẩn bị như: triệt để tuân thủ
các nguyên tắc khoa học, minh bạch, tương đương
và không phân biệt đối xử của thỏa thuận SPS để nỗ
lực giải tỏa lệnh cấm trái cây Việt Nam vào các thị
trường Mỹ và Nhật.
II. NỘI DUNG
Thâm nhập thị trường các nước: Mỹ, Nhật, Hàn.
1. Thị trường Mỹ
-Trình tự thâm nhập - giải tỏa lệnh cấm
-Triển khai xuất khẩu - qui trình, thủ tục
-Duy trì chất lượng, giữ vững thị trường
A. Trình tự thâm nhập - giải tỏa lệnh cấm
+ Bước chuẩn bị:
Thực sự từ bắt đầu những năm 2003 hai phía kiểm
dịch thực vật Việt Mỹ đã có những sự chuẩn bị và bắt đầu có
những đợt thăm viếng trao đổi để tìm hiểu về khả năng xuất
khẩu trái cây Việt Nam sang thị truờng Mỹ.
+ Đánh giá nguy cơ dịch hại:
Năm 2005 phía Mỹ tạo điều kiện cho 2 phân tích viên
của Việt Nam sang Mỹ để thực hiện đánh giá nguy cơ dịch hại
của quả thanh long nhằm mục đích xuất khẩu sang Mỹ.
+ Khuôn khổ kế hoạch công tác tương xứng
Ngày 10/7/2007, bản “KHUÔN KHỔ KẾ HOẠCH
CÔNG TÁC TƯƠNG XỨNG” (FRAMEWORK
EQUIVELENCY WORK PLAN) đã được kí kết giữa cục
Bảo vệ Thực Vật Việt Nam và cơ quan Bảo vệ và Kiểm Dịch
Thực Vật Hoa Kỳ nhằm đảm bảo tính tương đương giữa 2
quốc gia khi thực hiện một biện pháp xử lý kiểm dịch thực
vật, cụ thể là biện pháp chiếu xạ để trừ ruồi đục quả và các
dịch hại qui định khác.
+ Hoàn tất phân tích nguy cơ dịch hại. Chọn giải
pháp chiếu xạ.
Bản phân tích nguy cơ dịch hại cho việc nhập khẩu
thanh long vào Mỹ sau đó cũng được bổ xung và hoàn tất bởi
các chuyên gia kiểm dịch Mỹ vào đầu năm 2007, đã được công
bố trước quần chúng Mỹ để tham gia đóng góp ý kiến trong
thời hạn 60 ngày (hạn cuối là 8/7/2008). Sau thời hạn này Mỹ
đã đồng ý cho phép nhập khẩu cho quả thanh long Việt Nam
xử lý chiếu xạ để trừ 3 loài ruồi đục quả mà 2 phía Việt - Mỹ,
đã thống nhất trong bản phân tích.
+ Chương trình tiền thanh thỏa / tiền chứng nhận.
Để chuẩn bị cho sự kiện này và cũng nhằm bảo đảm cho
quả thanh long Việt Nam đạt được các tiêu chuẩn xuất khẩu và
xử lý trừ ruồi đục quả như mong muốn, một đoàn chuyên gia
kiểm dịch thực vật Mỹ đã sang Việt Nam từ đầu tháng 6 năm
2008 phối hợp với các chuyên gia của cục bảo vệ thực vật để
tìm hiểu các điều kiện thực tế chuẩn bị cho việc kí kết bản “Kế
Hoạch Vận Hành Công Tác Chiếu Xạ” (Irradiation Operational
Work Plan) giữa 3 bên: KDTV Việt Nam, KDTV Mỹ và đại
diện nhà điều phối của VN.
+ Nội dung chương trình tiền thanh thỏa
Sau lễ kí kết diễn ra vào ngày 26/6/2008 các chuyên gia Việt Nam và Mỹ
đã và đang tích cực triển khai các nội dung của chương trình tiền thanh thỏa xuất
khẩu quả thanh long.
Ba nội dung chính trong chương trình này là:
1/ Thanh sát, đóng góp sửa đổi và chứng thực công nhận nhận cho các
vườn trồng có áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam GAP hoặc EURO GAP và cho sản
phẩm quả thanh long vào giai đọan thu hoạch đáp ứng các tiêu chuẩn về dư lượng
chất hóa học của Mỹ.
2/ Thanh sát, đóng góp sửa đổi và chứng thực công nhận cho những cơ
sở đóng gói bao bì đủ điều kiện đóng gói thanh long cho thị trường Mỹ. Đảm bảo
không nhiễm và tái nhiễm các dịch hại quy định truớc, sau đóng gói và trong quá
trình vận chuyển.
3/ Thanh sát, đóng góp sửa đổi và chứng thực công nhận cho cơ sở chiếu
xạ (cụ thể là cơ sở chiếu xạ Sơn Sơn) đủ điều kiện hành nghề chiếu xạ đồng thời
đảm bảo không nhiễm các dịch hại quy định trước chiếu xạ, không tái nhiễm ruồi
và các dịch hại quy định sau xử lý cũng như trong suốt quá trình bảo quản và vận
chuyển sang Mỹ sau xử lý.
Ngoài ra các chuyên gia kiểm dịch thực vật Mỹ cũng
đã hỗ trợ cho các chuyên gia Việt Nam xây dựng mã số đơn vị
sản xuất (PUC) và nhà đóng gói bao bì (PHC) nhằm hướng tới
việc dễ dàng truy nguyên nguồn gốc sản phẩm trong tiến trình
xuất khẩu trước khi triển khai các lô xuất khẩu thanh long đầu
tiên sang Mỹ vào cuối tháng 9 năm 2008.
Duy trì, tiếp tục phát triển và hoàn thiện hệ thống truy
nguyên nguồn gốc sản phẩm từ 2008 đến nay (2011).
+ Thực thi chương trình tiền thanh thỏa –
Yêu cầu và kết quả
1/ Nhà vườn: về cơ bản phía Mỹ đã chấp nhận quy trình
sản xuất thanh long sạch Việt Nam GAP hoặc EURO GAP như
là tiêu chuẩn kĩ thuật cần thiết để các nhà vườn đăng ký với cục
Bảo vệ Thực Vật Việt Nam để xin duyệt xét cấp chứng nhận nhà
vườn đủ điều kiện sản xuất thanh long đi Mỹ.
2/ Nhà đóng gói: qua khảo sát thực tế, phía Mỹ đã yêu
cầu các nhà đóng gói thanh long của ta phải sửa chữa lại theo
tiêu chuẩn cách ly liên hoàn tuyệt đối và đảm bảo tiêu chuẩn vệ
sinh thảo mộc (sức khỏe thực vật) từ khâu thu hoạch đến khâu
vận chuyển hàng lên xe, tầu để đến Mỹ.
Vườn trồng đủ tiêu chuẩn
Nhà máy đóng gói đủ tiêu chuẩn
+ Thực thi chương trình tiền thanh thỏa (tt)
3/ Chương trình cho đến nay đã cấp được 106 mã số đơn
vị sản xuất PUC [>1200ha] vườn trồng để tham gia xuất khẩu đi
Mỹ ở các tỉnh Bình Thuận, Tiền Giang và Long An, Bà Rịa
Vũng Tàu, Tây Ninh và Đồng Nai..
4/ Đã cấp được cho 10 mã số nhà đóng gói PHC . Hiện
đang tham vấn và giúp đỡ kỹ thuật thêm cho 1 nhà đóng gói nữa
ở ĐBSCL và 2 ở Bình Thuận.
5/ Nhà máy chiếu xạ: Mỹ cũng đã cấp giấy phép chiếu xạ
TFC cho một nhà máy chiếu xạ Sơn Sơn ở TPHCM để tham gia
vào chương trình xuất khẩu đi Mỹ 2008. Tháng 7/2009, đã cấp
phép cho nhà máy chiếu xạ thứ hai An Phú Bình Dương. Liều
lượng chiếu xạ hấp thu tối thiểu cho thanh long là 400 gray.
Liều lượng chiếu xạ hấp thu tối thiểu cho thanh long: 400 gray
+ Thực thi chương trình tiền thanh thỏa (tt)
6/ Xây dựng quy cách vận tải hàng hóa vận hành đúng tiêu
chuẩn và quy trình của Mỹ theo phương tiện đường biển và hàng
không.
7/ Xây dựng mã số vườn trồng, mã số nhà đóng gói bao bì và mã
số cơ sở chiếu xạ - Nhập vào mã số liệu IRADS.
8/ Chi phí cho toàn bộ chương trình do đại diện nhà điều phối
(cooperator) của VN, tức do 2 công ty chiếu xạ Son Son và An
Phú Bình Dương đóng góp. Bình quân 260-300 ngàn USD/năm.
B. Triển khai xuất khẩu – Qui trình, thủ tục
- Phía Mỹ thông báo cho các nhà nhập khẩu ở Mỹ tiến hành thủ tục xin
giấy phép nhập (Import permit).
- Trao đổi thông tin giữa đối tác xuất(VN) và nhập (Mỹ).
- Phía Mỹ cử CB KDTV Mỹ đến lưu trú tại VN dài hạn để phối hợp với
CB KDTV VN thực hiện kiểm dịch (off-shore inspection) và giám sát chiếu xạ.
- Thủ tục xuất qua đường biển: cuối tháng 9/2008, lô hàng thanh long đầu
tiên của VN do công ty Sơn Sơn thực hiện xuất khẩu đã đến Mỹ vào hạ tuần tháng
10/2008, chất lượng đạt tiêu chuẩn tốt và chính thức được nhập vào thị trường Mỹ.
Yêu cầu ở đây là: sau khi tiến hành chiếu xạ và xếp vào container, Hải quan VN
phải tiến hành niêm phong container tại nhà máy chiếu xạ dưới sự chứng kiến của
KDTVVN và Mỹ. Sau đó container phải được giữ nguyên trạng khi đến Mỹ.
- Thủ tục xuất qua đường hàng không: từ 18/5/09 bắt đầu triển khai xuất
thanh long bằng đường hàng không. Hiện cả 2 phương thức biển và hàng không đều
đang được triển khai hiệu quả.
Thanh long Việt Nam vận chuyển
bằng đường biển đến Mỹ, thời gian đi
kéo dài khoảng 21 ngày (có khi kéo dài
đến 30 ngày, dài hơn 10 ngày) nhưng
chất lượng quả ở cảng đến vẫn rất tốt,
tai lá còn xanh tươi, hội đủ các điều
kiện về kiểm dịch và vệ sinh an toàn
thực phẩm để vào Mỹ.
C. Duy trì chất lượng – củng cố thị trường
Để tồn tại và phát triển được ở thị trường Mỹ, ta phải:
1/ Tiếp tục kiểm sóat được 3 nội dung chính của hệ thống
tiền chứng nhận sao cho luôn họat động tốt, thông qua việc
thường xuyên kiểm tra, nhân rộng mô hình vườn trồng và cơ sở
đóng gói; tránh tình trạng chỉ họat động tốt vào lúc bắt đầu, sau đó
lại gian dối, tráo đổi sản phẩm, tự ý thay đổi hoặc đơn giản hóa
qui trình mà không thông báo cho cơ quan quản lí VN.
2/ Các cơ quan hữu quan thuộc Bộ NN&PTNN tiếp tục
phát triển hệ thống GAP (VietGAP) để tăng cường và bảo đảm
duy trì chất lượng hoa quả. Đặc biệt là quản lý tốt việc sử dụng
thuốc trừ dịch hại.
C. Duy trì chất lượng – củng cố thị trường (tt)
3/ Khâu thu hái phải thao tác nhẹ tay, tránh gây các chấn
thương cơ giới, thu hái vào sáng sớm, không chất nhiều lớp quả
vào xọt để quả, và không phơi quả ngoài nắng.
4/ Vận chuyển lúc trời mát, tránh đường sóc
5/ Giảm thiểu tối đa biên độ biến động nhiệt độ trong quá
trình vận chuyển quả từ vườn đến
cơ sở đóng gói, từ nhà đóng gói
đến nhà máy chiếu xạ và từ nhà
máy chiếu xạ đến sân bay
và cảng.
C. Duy trì chất lượng – củng cố thị trường (tt)
6/ Khi bảo quản lạnh trong kho, trong quá trình vận chuyển hoặc
phân phối, phải giảm nhiệt độ từ từ từng mức một; khi chuyển ra bày bán
cũng không để có sự tăng nhiệt độ một cách đột ngột.
7/ Thời vụ tháng 5-6: giao mùa nắng mưa, thời điểm bất thuận
lợi, nên hết sức cẩn thận khi xuất hàng, tốt nhất chỉ xuất công bay trong
thời gian này và xuất các nguyên liệu được chọn lựa kỹ lưỡng nhất.
8/ Thời gian tháng 7-8: cần tìm hiểu thông tin về mùa vụ thanh
long ở Florida để kịp điểu chỉnh hợp đồng và kế hoạch xuất hàng.
9/ Khu vực tư nhân phải đoàn kết, phối hợp, bảo mật giá sàn, có
01 chiến lược chung về nâng cao và duy trì giá của các hợp đồng xuất
khẩu. Tuyệt đối chống bán phá giá- từ bài học của cá BaSa VN tại Mỹ.
C. Duy trì chất lượng – củng cố thị trường (tt)
10/ Nên có bố trí người giám sát chất lượng hàng ở cảng đến.
11/ Tiến hành 01 chiến lược quảng cáo chung cho trái cây VN
(thanh long) ở các nhà hàng và siêu thị ở Mỹ.
* Thị trường tiêu thụ thanh long ở Mỹ hiện chủ yếu vẫn chỉ là người Châu Á; cần
có Chương trình Quảng Bá [Promotion Program] cho thanh long tại Mỹ đến được với người
Mỹ bản địa/da trắng: thâm nhập được quả thanh long vào văn hóa ẩm thực của từng nhóm
cộng đồng người Mỹ.
12. Dự kiến cạnh tranh: Quả thanh long nguồn gốc Việt
Nam có phải sẽ luôn luôn là độc nhất ở thị trường quốc
tế không?
–
–
–
–
+ Mỹ: Thanh long có trồng ở Hawai khoảng 500 ha.
+ Nhật: Thanh long cũng có trồng ở đảo Okinawa
+ Israel cũng có trồng khoảng 500 ha thanh long
+ Thanh long đã trồng được ở Đài Loan và cũng đã
được phép xuất vào Nhật năm 2010.
– + Thái Lan cũng đã nộp đơn với phía Mỹ cho thanh long
chiếu xạ của Thái (thanh long cũng đã trồng được ở
Thái Lan) xuất vào Mỹ.
D. Nhóm quả thứ hai xuất đi Mỹ
• Chôm chôm đã nhận được phép xuất đi Mỹ
tháng 3 năm 2011
• Đã chuẩn bị đầy đủ các điều kiện tiền đề như:
vùng sản xuất, cơ sở đóng gói đạt chuẩn cho 3
loại quả này và thực hiện xong dose mapping
cho chôm chôm.
• Nhãn, vải: Giai đoạn triển khai: bước chót của
tiến trình phân tích nguy cơ dịch hại.
• Dự kiến sẽ được phép xuất đi Mỹ tháng cuối
năm 2011 hoặc đầu năm 2012.
E. Nhóm quả thứ ba xuất đi Mỹ
• Soài, Vú sữa
• Giai đoạn triển khai: bước đầu tiên của tiến trình
phân tích nguy cơ dịch hại
• Dự kiến sẽ nhận được phép xuất đi Mỹ năm
2013
• Đã chuẩn bị các thông tin cung cấp cho Mỹ để
phân tích nguy cơ như: danh sách dịch hại trên
2 loại quả này.
2. Thị Trường Nhật
Tiếp theo sau chuyến viếng thăm Nhật Bản của Thủ
Tướng Phan Văn Khải, bắt đầu từ năm 2004 cục Bảo vệ Thực
Vật đã bắt đầu tiến hành việc thâm nhập quả thanh long của Việt
Nam vào thị trường Nhật Bản.
Nhận được sự tài trợ của Chính phủ Nhật Bản thông qua
dự án JICA 3 năm về tăng cường năng lực xử lý kiểm dịch trừ
ruồi đục quả cho hoa quả tươi của Việt Nam, Cục BVTV đã giao
cho T/T KDTVSNK2 tiến hành thực hiện dự án hợp tác kỹ thuật
từ năm 2005 đến tháng 3 năm 2008.
Fruit core temperature
Holding time
Control 45.5°C
0 min
46.0°C 46.5°C 46.5°C 46.5°C 46.5°C 46.5°C
0 min 0 min 10 min 20 min 30 min 40 min
. of survivor
Number
Corrected mortality
Number of test fruit
1,132
0%
10
399
0
0
64.8% 100% 100%
10
10
10
782
30.9%
10
Test insect: B.dorsalis
1st instar larva
0
100%
10
0
100%
10
0
100%
10
Kết quả của dự án đã được hai phía Bộ Nông Nghiệp
Việt Nam và Nhật Bản đánh giá rất cao. Dự án đã xây dựng
được tất cả các thông số kỹ thuật cho việc xử lý hơi nước nóng
trừ ruồi đục quả cho thanh long để xuất đi Nhật Bản. Sau khi
kết thúc dự án, Cục bảo Vệ Thực vật Việt Nam cũng đã hoàn
tất báo cáo kĩ thuật để gửi sang bộ nông lâm ngư Nhật bản vào
tháng 4/2008 xin giải tỏa lệnh cấm.
Tháng 10 năm 2009, Nhật Bản tháo bỏ lệnh cấm nhập
thanh long vào Nhật Bản cho Việt Nam bằng biện pháp xử lý
hơi nước nóng, kết thúc qui trình thanh thỏa 13 bước của Nhật
Bản. Thanh long chính thức xuất đi Nhật Bản từ tháng
11/2009.
Sau thời điểm này các nhà xuất khẩu Việt Nam có thể tìm
các đối tác nhập khẩu của Nhật Bản để triển khai việc xuất khẩu
quả thanh long sang thị trường Nhật. Tất nhiên việc xuất khẩu
thanh long xử lý hơi nước nóng vào Nhật Bản cũng sẽ dựa trên
nền hệ thống quản lí hàng hóa tốt mà chương trình tiền thanh thỏa
cho thanh long đang tiến hành với phía Mỹ đã và đang tạo dựng
một tiền đề chung cho cả 2 thị trường.
Công ty YASAKA của Nhật Bản đã đầu tư một nhà máy
xử lý hơi nước nóng quy mô thương mại đầu tiên ở tỉnh Bình
Dương, để xử lý cho các lô hàng thanh long xuất khẩu đi Nhật,
sau khi Việt Nam chính thức nhận được lệnh giải tỏa (2009).
Theo sau Yasaka là Cty Good Life ở TP HCM cũng đang xây
dựng 1 nhà máy Hơi Nước nóng thứ 2 ở VN.
Hơi nước nóng: 46,5o – 40 phút
[Nhật Bản - 2009, Hàn Quốc - 2010]
Duy trì chất lượng – củng cố thị trường
Nhật Bản và Hàn Quốc
1/ Khâu thu hái phải thao tác nhẹ tay, tránh gây các chấn
thương cơ giới, thu hái vào sáng sớm, không chất nhiều lớp quả
vào xọt để quả, và không phơi quả ngoài nắng.
2/ Vận chuyển lúc trời mát, tránh đường sóc
3/ Giảm thiểu tối đa biên độ biến động nhiệt độ trong quá
trình vận chuyển quả từ vườn đến
cơ sở sơ chế, từ cơ sở sơ chế
đến nhà máy hơi nước nóng. Từ sau xử lý
đến đóng gói và bảo quản lạnh, chuyển
biến nhiệt phải giảm từ từ.
Duy trì chất lượng – củng cố thị trường
Nhật Bản và Hàn Quốc (tt)
4/ Tăng cường độ ngọt của trái.
5/ Độ dầy của vỏ quả tốt (quả ở ngày thứ 30-32 từ lúc ra
hoa, hoặc lúc neo trái lại trên cây: màu đỏ quả chiếm khoảng 70%
diện tích).
6/ Có chế độ canh tác tốt với nền phân hữu cơ đầy đủ và
sử dụng chất kích thích vừa phải và thu hoạch quả đúng yêu cầu.
*** Khả năng phát triển xuất khẩu thanh long ở thị
trường khó tính
Đi Mỹ:
–
–
–
–
2008: xuất được 100 tấn
2009: xuất được 100 tấn
2010: đã đạt mức 850 T. (tăng 8,5 lần)
6 tháng đầu năm 2011: 850 T. Hiện vẫn đang duy trì được tốc độ xuất
khẩu này.
Đi Nhật và Hàn Quốc:
–
6 tháng đầu năm 2011: 265 T. đi Nhật và 54 T. đi Hàn Quốc.
Tổng cộng:
- 6 tháng đầu năm 2011:1,169 T.
III. KẾT LUẬN
Bước đầu thanh long đã là quả mở màn cho 2 thị trường
tính nhất là Nhật và Mỹ bằng 2 phương pháp xử lý KDTV tiên
nhất là Hơi Nước Nóng và Chiếu xạ và đồng thời đã là tiền đề
việc thúc đẩy xuất khẩu các lọai quả còn lại như chôm chôm, và
dến là nhãn, vải, xòai, vú sữa, măng cụt v.v…
khó
tiến
cho
tiếp
Ngày 28/10/2010, thanh long VN đã chính thức vào thêm được
thị trường Hàn Quốc.
Vận dụng các kinh nghiệm và kiến thức đã học tập được từ các
chuyên gia và dự án hợp tác đã thực hiện với Mỹ và Nhật để hoa quả
Việt Nam sẽ không chỉ vào được 3 thị trường Mỹ và Nhật và Hàn
Quốc mà còn tiếp tục vào tất cả các thị trường khó tính (hay cao giá)
khác như Tân Tây Lan, Úc, Chilê v.v….