Tinh hinh kinh te- xa hoi 9 thang dau nam 2013
Download
Report
Transcript Tinh hinh kinh te- xa hoi 9 thang dau nam 2013
KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
9 THÁNG ĐẦU NĂM 2013
& GIẢI PHÁP NHỮNG THÁNG CUỐI NĂM
TS. NGUYỄN MINH PHONG
DT.0912.266.399
- Phó Vụ trưởng-Phó Ban TT.Lý luận-Báo Nhân dân
- Giảng viên kiêm nhiệm ĐH Kinh tế-ĐHQG HN
HÀ NỘI-THÁNG 9.2013
1
NỘI DUNG CHÍNH
I.
Những xu hướng kinh tế thế giới 2013
II. Điểm nhấn kinh tế Việt Nam 9 tháng đầu năm
II. Triển vọng & giải pháp những tháng cuối năm 2013
2
I. BỐN XU HƯỚNG KINH TẾ THẾ GIỚI NĂM 2013
Về tổng thể, năm 2013 là năm đáy khó khăn chung của kinh tế thế
giới và của Việt Nam. Các dự báo kinh tế thường xuyên bị điều chỉnh
theo hướng giảm xuống với những điểm nhấn nổi bật sau:
Thứ nhất, xu hướng cải thiện nhẹ về tăng trưởng kinh tế sẽ
đậm dần ở hầu hết các khu vực, khối và quốc gia trước khi đạt
mức bình thường trong giai đoạn 2014-2015 và tiếp theo.
Trong đó: Mỹ và Nhật sẽ nổi lên, Trung Quốc, Đức, Pháp đang trì trệ hơn.
Tháng 4.2013, IMF hạ dự báo GDP toàn cầu cả năm 2013 còn 3,3%( so với
3,5% đưa ra hồi tháng 1.2013); các nước phát triển là 1,2% (1,3%) và ĐPT là
5,3%(5,5%); Thương mại toàn cầu tăng trưởng 3,3% (PT: 1,5% và ĐPT là
5,5%); FDI phục hồi nhẹ, đạt 1400 ty USD.
Báo cáo cập nhật Triển vọng kinh tế toàn cầu công bố 9/7/2013, Quỹ
tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo, kinh tế toàn cầu năm 2013 sẽ tăng trưởng
khoảng 3,1%, không đổi so với năm 2012, nhưng thấp hơn dự báo 3,3%
đưa ra hồi tháng 4/2013. Tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2014 được dự
báo đạt 3,8%, thấp hơn dự báo trước đó là 4%.
Mỹ bị hạ còn 2,7% (từ 3%); Trung Quốc 7,8% (8%)
3
Tháng 6.2013, WB giảm dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc từ
8,4% xuống còn 7,7% cho năm 2013.
eurozone sẽ âm - 0,6% (-0,3%). Nhật Bản 2%, cao hơn dự báo trước
đó là 1,6%. Các nền kinh tế đang phát triển được khoảng 5% trong
năm nay, so với mức tăng trưởng 1,2% của các nước phát triển.
Theo đánh giá của IMF, rủi ro với triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn
cầu vẫn còn. Đặc biệt các nền kinh tế mới nổi tăng trưởng chậm lại
khi Mỹ giảm kích thích tiền tệ khiến dòng vốn đảo chiều.
IMF kêu gọi các ngân hàng trung ương tại các nước phát triển hiện
đối mặt với lạm phát thấp, kinh tế trì trệ nên tiếp tục bơm kích thích
cho tới khi đà phục hồi bền vững. Trong khi đó, các nền kinh tế đang
phát triển cần cảnh giác với các rủi ro tài chính trong trường hợp Cục
dự trữ liên bang Mỹ (Fed) giảm dần kích thích tiền tệ.
4
Theo đánh giá của IMF, rủi ro với triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn
cầu vẫn còn đặc biệt các nền kinh tế mới nổi tăng trưởng chậm lại khi
Mỹ giảm kích thích tiền tệ khiến dòng vốn đảo chiều.
IMF kêu gọi các ngân hàng trung ương tại các nước phát triển hiện
đối mặt với lạm phát thấp, kinh tế trì trệ nên tiếp tục bơm kích thích
cho tới khi đà phục hồi bền vững. Trong khi đó, các nền kinh tế đang
phát triển cần cảnh giác với các rủi ro tài chính trong trường hợp Cục
dự trữ liên bang Mỹ (Fed) giảm dần kích thích tiền tệ.
Thứ hai, xu hướng thất nghiệp và nợ công cao sẽ còn tiếp diễn, thất
nghiệp ở Mỹ giảm, khoảng 8%, Hy lạp25-27%, đóng cửa đài THQG vì hết tiền.
Thứ ba, xu hướng nới lỏng tài chính-tiền tệ và áp lực lạm phát sẽ tiếp
tục, tuy nhiên, Mỹ (FED) có thể tạm dùng vào cuối năm 2013.
Thứ tư, xu hướng đàm phán FTA và hoạt động M&A sẽ được tăng
cường hơn, nhất là ở châu Á-TBD
5
II. Điểm nhấn kinh tế Việt Nam 9 tháng đầu năm 2013
* Các chỉ tiêu chủ yếu của năm 2013 bao gồm:
- Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng khoảng 5,5%;
- Tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI) khoảng 6-6,5%;
- Kim ngạch xuất khẩu tăng 10%; tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch
xuất khẩu khoảng 8%;
- Tỷ lệ hộ nghèo giảm 2%, riêng các huyện nghèo giảm 4%.
- Dự toán ngân sách nhà nước 2013:
- Dự toán thu nội địa: 545.500 tỷ đồng
- Dự toán thu từ dầu thô: 99.000 tỷ đồng
- Thu cân đối từ xuất nhập khẩu: 157.500 tỷ đồng
- Thu viện trợ: 5.000 tỷ đồng
- Dự kiến tổng chi cân đối ngân sách: 969.000 tỷ đồng. Trong đó chi cho đầu tư phát
triển 180.000 tỷ đồng; chi trả nợ và viện trợ: 105.000 tỷ đồng; dự toán chi thường xuyên
660.500 tỷ đồng (chưa bao gồm việc tăng lương tối thiểu lên 1,3 triệu đồng)
- Dự toán dự phòng chi ngân sách nhà nước: 23.400 tỷ đồng
- Bội chi ngân sách: 162.000 tỷ đồng, bằng 4,8% GDP.
6
Nghị quyết 01/NQ-CP 7.1.2013 về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo
điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán
ngân sách nhà nước năm 2013, gồm 9 giải pháp lớn:
Thứ nhất, tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát.
Thứ hai, tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển SXKD (riêng
NQ 02 và Giải Nhất báo chí quốc gia lần VII-2012 về chủ đề này-MP)
Thứ ba, đẩy mạnh thực hiện các đột phá chiến lược gắn với tái cơ cấu
nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng.
Thứ tư, bảo đảm an sinh-xã hội và cải thiện đời sống nhân dân.
Thứ năm, phát triển giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ
Thứ sáu, tăng cường quản lý nhà nước về đất đai, tài nguyên, bảo vệ
môi trường, phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Thứ bảy, tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, phát huy quyền làm
chủ của nhân dân, phòng chống tham nhũng, lãng phí, bảo đảm trật tự
an toàn xã hội và xây dựng đời sống văn hóa.
Thứ tám, bảo đảm quốc phòng an ninh và ổn định chính trị, xã hôi;
nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại.
Thứ chín, tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, tạo đồng thuận
xã hội.
7
19.2.2013, Thủ tướng ký quyết định số 339/QĐ-TTg phê duyệt
Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế
2013-2020
Mục tiêu của Đề án:
phân bố và sử dụng nguồn lực xã hội chủ yếu theo cơ chế thị
trường, phát huy lợi thế cạnh tranh, nâng cao năng suất lao
động, năng suất các yếu tố tổng hợp và năng lực cạnh tranh.
Hình thành và phát triển cơ cấu kinh tế hợp lý trên cơ sở cải
thiện, nâng cấp trình độ phát triển các ngành, lĩnh vực, vùng
kinh tế; phát triển các ngành, lĩnh vực sử dụng công nghệ cao,
tạo ra giá trị gia tăng cao từng bước thay thế các ngành công
nghệ thấp, giá trị gia tăng thấp để trở thành các ngành kinh tế
chủ lực. Đồng thời, từng bước củng cố nội lực của nền kinh tế,
chủ động hội nhập quốc tế và củng cố vị thế quốc gia trên
trường quốc tế, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm an ninh
quốc gia, trật tự an toàn xã hội.
8
Đẩy mạnh 3 trọng tâm tái cơ cấu kinh tế và các ngành sản xuất, dịch
vụ, điều chỉnh chiến lược thị trường, tăng nhanh giá trị nội địa, giá trị
gia tăng và năng lực cạnh tranh của sản phẩm, của doanh nghiệp và
của nền kinh tế; tái cơ cấu, xây dựng và phát triển vùng kinh tế hợp lý.
Phát triển CN phụ trợ, sản xuất nông nghiệp theo hướng tăng quy mô,
hiện đại, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và bền vững kết hợp với
xây dựng nông thôn mới; Phát huy lợi thế của từng vùng, đa dạng về
ngành, nghề và trình độ phát triển; kinh tế biển chiếm 50-55% GDP
vào năm 2020 (Việt Nam đã đứng thứ 11 về khai thác thủy sản, thứ 3
về nuôi thủy sản, thứ 4 trong 10 nước hàng đầu thế giới về giá trị xuất
khẩu thủy sản đến 164 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới)
Bảo đảm tổng đầu tư xã hội khoảng 30 - 35% GDP (đầu tư nhà nước
khoảng 35 - 40% tổng đầu tư xã hội; dành khoảng 20 - 25% tổng chi
ngân sách cho đầu tư phát triển), duy trì hợp lý các cân đối lớn: tiết
kiệm, đầu tư và tiêu dùng, ngân sách nhà nước, cán cân thương mại,
cán cân thanh toán quốc tế, nợ công và nợ nước ngoài quốc gia,..
Phát triển các tập đoàn kinh tế tư nhân có tiềm lực mạnh, có khả năng
cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.
9
.
KINH TẾ VIỆT NAM 9 THÁNG ĐẦU NĂM
2013
Kinh tế Việt Nam năm 2013 có nhiều áp lực và cả những hy
vọng mới. Đây được coi là năm đáy của nền kinh tế trước khi
sẽ hồi phục nhẹ vào thời điểm từ cuối năm 2013 và đầu năm
2014.
GDP 6 tháng qua ước đạt 4,9%, đạt xấp xỉ mức tăng cùng kỳ
năm trước là 4,93%, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và
thủy sản tăng 2,07%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng
5,18%, dịch vụ tăng 5,92%. Tốc độ tăng trưởng GDP quý
II/2013 ước đạt 5%, cao hơn mức tăng 4,76% của quý I/2013.
Nền kinh tế đang dần phục hồi, hoạt động sản xuất kinh doanh
cũng như các ngành, lĩnh vực khác đều đã có những chuyển
biến tích cực, đúng hướng.
Nhìn chung, nhiều DN, đặc biệt là khoảng 1/3 số DN vừa và nhỏ đang
ở tình trạng hết sức khó khăn về nợ xấu, hàng tồn kho, điều kiện tiếp
cận vốn và duy trì lợi nhuận kinh doanh, nhất là ngành tài chính, ngân
hàng, bảo hiểm, xây dựng, kinh doanh bất động sản, nông lâm nghiệp
và thủy sản.
10
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong tám tháng đầu năm 2013 đã
xuất hiện những tín hiệu tích cực hơn, khi số lượng DN thành
lập mới hoặc quay lại hoạt động gia tăng, đồng thời số doanh
nghiệp gặp khó khăn có xu hướng chững lại,
8 tháng đầu năm 2013: cả nước có trên 52.400 DN đăng ký thành
lập mới và 39.400 doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động
(trong năm 2012 cả nước có hơn 69.500 DN đăng ký thành lập mới và
hơn 58.000 DN phá sản hoặc dừng hoạt động; năm 2011 con số tương
ứng là hơn 77.500 DN và 79.000 DN)
Số lượng DN thành lập mới trong bốn tháng đầu năm giảm 1,2%; năm
tháng tăng 4,8%; sáu tháng tăng 7,8% và tám tháng tăng 15,5% so
cùng kỳ năm truớc.
Số DN đã quay trở lại hoạt động trong sáu tháng đầu năm đạt khoảng
9.300 DN.
Trong sáu tháng đầu năm 2013, cả nước có 28.755 DN ngừng sản xuất
hoặc giải thể, tăng 10,54% so với cùng kỳ năm trước và tăng 1,8% so
với sáu tháng cuối năm 2012.
11
Các lĩnh vực có số lượng doanh nghiệp hồi phục nhanh là khu
vực bán lẻ, hoạt động dịch vụ lao động việc làm, cho thuê máy
móc thiết bị... giáo dục đào tạo, y tế. Trong đó, một số lĩnh vực
lại có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ với sự đào thải
cao như xây dựng, đường sắt, đường bộ, vận tải viễn thông..
Khu vực tiếp tục khó khăn là ngân hàng, tài chính và nông,
lâm, thủy sản...
Chỉ số tồn kho tại thời điểm 01/8/2013 toàn ngành công
nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9% so với cùng thời điểm năm
2012. Tỷ lệ tồn kho bình quân 7 tháng là 74,6%. Chỉ số sử
dụng lao động của các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm
01/8/2013 tăng 2,6% so với cùng thời điểm năm trước. Trong
đó khu vực doanh nghiệp nhà nước giảm 1%; khu vực doanh
nghiệp ngoài nhà nước giảm 0,1%; khu vực có vố đầu tư nước
ngoài tăng 5,6%.
12
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2013 tăng 0,05% so với tháng trước và tăng 6,69% so với tháng 6/2012 và
tăng trung bình tháng là 6,73% trong 12 tháng qua. ở mức trung bình so với các con số tương ứng của các tháng
trước (tháng 5 tăng 6,36%, tháng 4 tăng 6,61%, tháng 3 tăng 6,64%, tháng 2 tăng 7,02%, tháng 1 tăng 7,07%,
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2013 tăng 0,05% so với
tháng trước và tăng 6,69% so với tháng 6/2012 và tăng trung
bình tháng là 6,73% trong 12 tháng qua. ở mức trung bình so
với các con số tương ứng của các tháng trước (tháng 5 tăng
6,36%, tháng 4 tăng 6,61%, tháng 3 tăng 6,64%, tháng 2
tăng 7,02%, tháng 1 tăng 7,07%, tháng 12/2012 tăng
6,81%...). CPI tháng 7/2013 đã tăng 0,27% so với tháng trước
và tăng 2,68% so với tháng 12/2012. CPI tháng 8/2013 tăng
0,83% so với tháng trước; tăng 3,53% so với tháng 12/2012
và tăng 7,5% so với cùng kỳ năm trước. CPI bình quân tám
tháng đầu năm nay tăng 6,90% so với bình quân cùng kỳ năm
2012. Các nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng cao
hơn mức tăng chung là: Thuốc và dịch vụ y tế tăng cao với
4,11% (Dịch vụ y tế tăng 5,09%); giao thông tăng 1,11%;
giáo dục tăng 0,9% (Dịch vụ giáo dục tăng 0,86%); nhà ở và
vật liệu xây dựng tăng 0,88%. Các nhóm hàng hóa và dịch vụ
còn lại có chỉ số giá tăng thấp hơn mức tăng chung hoặc giảm13
gồm: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,54% (Lương thực
Các nhóm hàng hóa và dịch vụ còn lại có chỉ số giá tăng thấp
hơn mức tăng chung hoặc giảm gồm: Hàng ăn và dịch vụ ăn
uống tăng 0,54% (Lương thực tăng 0,7%; thực phẩm tăng
0,62%); may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,44%; hai nhóm
đồ uống và thuốc lá và văn hóa, giải trí và du lịch đều tăng
0,27%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,22%; bưu chính
viễn thông giảm 0,02%. Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 8/2013 tăng
0,06% so với tháng trước; tăng 1,59% so với tháng 12/2012;
tăng 1,63% so với cùng kỳ năm 2012. Chỉ số giá vàng tháng
8/2013 tăng 0,32% so với tháng trước; giảm 20,17% so với
tháng 12/2012; giảm 13,43% so với cùng kỳ năm trước.
Tính đến 20/8/2013 tín dụng ước tính tăng 5,4% so với tháng
12/2012; tổng phương tiện thanh toán tăng 8,4%; số dư tiền
gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng ước tính tăng
9,5%;
14
thu hút FDI được cải thiện hơn cả về vốn đăng ký, bổ sung,
vốn giải ngân và cơ cấu ngành, chủ đầu tư, ngược so với 20092012.
Thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài từ đầu năm đến
20/8/2013 đạt 12627,9 triệu USD, bằng 119,5% cùng kỳ năm
trước, bao gồm: Vốn đăng ký, bằng 92,2% số dự án và bằng
112,2% số vốn; vốn đăng ký bổ sung là 5223,3 triệu USD. Vốn
thực hiện tám tháng ước tăng 3,8% so với cùng kỳ năm trước.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đầu năm nay tập trung chủ
yếu vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm 88,9%
tổng vốn đăng ký; ngành kinh doanh bất động sản chiếm 4%;
các ngành còn lại chiếm 7,1%.
15
Điều này cho phép Việt Nam tự tin điều chỉnh chỉ tiêu thu hút
tới 16,3 tỷ USD so với mức dự kiến 13-14 tỷ USD của kế hoạch
đã thông qua cho năm 2013 (nếu duyệt dự án hóa dầu Nhơn
Hòa-Bình Định 27 tỷ USD thì sẽ khả quan hơn nhiều). dự án
Công ty TNHH Samsung Việt Nam ở Thái Nguyên hơn 2 tỷ
USD, chiếm 39,6% tổng lượng vốn đăng ký mới; dự án Công ty
TNHH BusIndustrial Center ở Bình Định 1 tỷ USD...
Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng so
với cùng kỳ năm 2012, nếu loại trừ yếu tố giá, tăng 5,1%. Kim
ngạch hàng hóa xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp trong
nước chỉ tăng 3,1%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả
dầu thô) tăng cao ở mức 21,6%. Giá cả các mặt hàng nông sản
có xu hướng giảm phần nào làm ảnh hưởng đến kim ngạch
xuất khẩu nói chung. Các doanh nghiệp trong nước nhập siêu
8,4 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài xuất siêu 7,8 tỷ
USD.
16
EU vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất với kim ngạch đạt 11,6
tỷ USD, tăng 25,4% so với cùng kỳ năm 2012; tiếp đến là Hoa
Kỳ đạt 11 tỷ USD, tăng 18,5%; ASEAN đạt 9,3 tỷ USD, tăng
17,7%; Hàn Quốc đạt 3,1 tỷ USD, tăng 26,9%; Nhật Bản đạt
6,4 tỷ USD, giảm 0,9%; Trung Quốc đạt 6 tỷ USD, giảm 1,9%.
Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất với kim ngạch
đạt trên 17 tỷ USD, tăng 33,2%; ASEAN đạt 10,8 tỷ USD, tăng
5,3%; Hàn Quốc đạt 10,1 tỷ USD, tăng 39,8%; Nhật Bản đạt
5,6 tỷ USD, tăng 4,3%; EU đạt 4,7 tỷ USD, tăng 21,6%; Hoa
Kỳ đạt 2,7 tỷ USD, tăng 14%.
Tỷ trọng nhập khẩu nhóm máy móc thiết bị, dụng cụ, phương
tiện vận tải và phụ tùng tăng từ 31,5% trong sáu tháng đầu
năm 2012 lên 36,2% trong sáu tháng đầu năm 2013; nhóm
hàng nguyên, nhiên vật liệu giảm từ 61,6% xuống 57,2%;
nhóm hàng tiêu dùng giảm từ 6,9% xuống 6,6%.
17
số khách quốc tế đến nước ta ước tính đạt trên 2,9 triệu lượt
người, giảm 1,4% so với cùng kỳ năm trước;
Một số nước có số lượng khách lớn đến nước ta nhưng giảm so
với cùng kỳ năm trước là: Nhật Bản 250,8 nghìn lượt người,
giảm 0,6%; Hoa Kỳ 194,3 nghìn lượt người, giảm 6,9%; Đài
Loan 148,2 nghìn lượt người, giảm 22,6%; Cam-pu-chia 126,8
nghìn lượt người, giảm 11,2%.
tỷ lệ thấp nghiệp xã hội tiếp tục tăng, cuối quý 1.2013 ở khu
vực thành thị là 3,4% và thiếu việc làm ở nông thôn là 4%, cao
hơn cùng kỳ năm 2012 và tập trung trong ngành công nghiệpxây dựng.
18
năm tháng đầu năm nay, cả nước có 287,5 nghìn lượt hộ thiếu
đói, giảm 12,9% so với cùng kỳ năm trước, tương ứng với
1199,4 nghìn lượt nhân khẩu thiếu đói, giảm 12,8%. Để khắc
phục tình trạng thiếu đói, từ đầu năm các cấp, các ngành và
địa phương đã hỗ trợ các hộ thiếu đói 19,4 nghìn tấn lương
thực và 11,5 tỷ đồng, riêng tháng Năm đã hỗ trợ 3,3 nghìn tấn
lương thực và hơn 3 tỷ đồng.
thu NSNN cũng tiếp tục có những áp lực, khi mà thực hiện dự
toán năm 2013 thì thu ngân sách hết tháng 8/2013 chỉ đạt
62%, bội chi NSNN 8 tháng đầu năm 102.000 tỷ đồng. Áp lực
cân đối NSNN còn bị gia tăng bởi nhiều nguy cơ bất ngờ về
hiện tượng thời tiết cực đoan và dịch bệnh trong chăn nuôi.
19
Trái phiếu chính phủ “đắt hàng” (nhưng ế từ tháng 7.2013-bán
được 20%) và Nợ công vẫn tăng (theo cách tính chung của thế
giới, nếu bao gồm cả nợ của DNNN tự vay hoặc được Chính phủ
bảo lãnh, thì đã khoảng 100% GDP, chứ không phải vấn ở mức
quốc hội cho phép như cách tính hiện nay của Việt Nam)..
20
Điều đáng mừng là, theo Báo cáo thường niên về môi trường
kinh doanh năm 2013 của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam được
xếp thứ 99/185 quốc gia (năm 2011 đứng thứ 98/183 - tụt 8
bậc so với năm 2010). Đánh giá chi tiết của báo cáo này, VN
xếp thứ 108 về mức độ thuận lợi cho khởi nghiệp, thứ 40 về
tiếp cận tín dụng, thứ 169 về bảo vệ nhà đầu tư, thứ 138 về
đóng thuế, thứ 74 về giao thương xuyên biên giới và thứ 28 về
cấp phép xây dựng. Lĩnh vực được đánh giá có cải cách là
thành lập doanh nghiệp với quy định cho doanh nghiệp được tự
in hóa đơn giá trị gia tăng.
21
Trong báo cáo Chỉ số Cạnh tranh Toàn cầu (Global
Competitiveness Index - GCI) vừa được Diễn đàn Kinh tế Thế
giới (WEF) công bố, Việt Nam xếp ở vị trí thứ 70/148 quốc gia
và vùng lãnh thổ, thăng 5 hạng so với năm ngoái, nhưng Việt
Nam vẫn bị đánh giá là có năng lực cạnh tranh kém hơn so với
nhiều quốc gia trong cùng khu vực Đông Nam Á được xếp
hạng, như Singapore (vị trí số 2), Malaysia (24), Brunei (26),
Thái Lan (37), Indonesia (38) và Philippines (59). Các quốc gia
trong khu vực Đông Nam Á có xếp hạng sau Việt Nam là Lào
(81), Campuchia (88) và Myanmar (139).
22
Báo cáo WEF Việt Nam đã có tiến bộ trong sự cải thiện trong
xếp hạng môi trường kinh tế vĩ mô (hạng 87, tăng 19 bậc); cải
thiện chất lượng cơ sở hạ tầng giao thông và năng lượng, dù
còn ở mức thấp (hạng 82, tăng 13 bậc). Tổ chức này cũng nêu
rõ, Việt Nam đã đạt tiến bộ về hiệu quả thị trường hàng hóa
(hạng 74, tăng 17 bậc). Tuy nhiên, theo WEF, nền móng của
nền kinh tế Việt Nam còn yếu, trong đó Việt Nam bị tụt hạng ở
một số yếu tố đánh giá như hiệu quả thị trường lao động, phát
triển thị trường tài chính, mức độ sẵn sàng công nghệ…
23
Trên cơ sở GDP bình quân đầu người, báo cáo của WEF
cũng phân loại các quốc gia và vùng lãnh thổ vào ba giai
đoạn phát triển bao gồm tăng trưởng dựa vào nguồn lực
như lao động hay tài nguyên thiên nhiên, tăng trưởng
dựa vào hiệu suất sản xuất, và tăng trưởng dựa vào
công nghệ đột phá. Trong đó, Việt Nam được xếp ở giai
đoạn đầu tiên. GCI được WEF công bố từ năm 1979, dựa
trên 70% dữ liệu khảo sát từ các doanh nghiệp tư nhân
trên thế giới, 30% dữ liệu từ thống kê. Có 141 tiêu chí
được sử dụng để thực hiện đánh giá các quốc gia và
vùng lãnh thổ.
24
Tỷ giá ổn định là tín hiệu tích cực cho nền kinh tế và tỷ giá
năm 2013 sẽ tăng không quá 2-3% so với cuối năm 2012 như
cam kết của NHNN. Tuy nhiên, thực tế mua-bán vượt trần tỷ
giá ấn định vẫn xẩy ra và độ nóng của nó là tiềm tàng.
đến nay nguy cơ đổ vỡ hệ thống ngân hàng Việt Nam từng có
cuối năm 2011 đã được đẩy lùi. Hoạt động hệ thống và thị
trường nói chung hiện tương đối ổn định…
Kể từ ngày 9/7/2013, Quyết định thành lập Công ty TNHH Một
thành viên Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam
(VAMC) có hiệu lực. VAMC có vốn điều lệ 500 tỷ đồng do Nhà
nước nắm 100% vốn.
Nhiệm vụ chính của công ty mà mua nợ xấu của tổ chức tín
dụng; thu hồi nợ, đòi nợ và xử lý, bán nợ, tài sản bảo đảm; cơ
cấu các khoản nợ và quản lý khoản nợ xấu…
.
25
Ngày 26/7/2013, VAMC đã chính thức đi vào hoạt động và dự
kiến, trong năm 2013, công ty này sẽ xử lý được từ 40 - 70
nghìn tỷ đồng nợ xấu.
Thông tin mới nhất từ Thanh tra Ngân hàng Nhà nước cho hay,
đến hết tháng 5/2013, tỷ lệ nợ xấu toàn ngành ngân hàng đã
giảm về 4,65%, so với mức khoảng 6% được công bố hồi cuối
tháng 2/2013 và 8% cuối năm 2012..
Tuy nhiên, tính đến cuối tháng 7/2013 nợ xấu đã tăng nhẹ
trở lại và ở mức 4,58%. Tỷ lệ này tương ứng với quy mô
138,98 nghìn tỷ đồng
Bộ Chính trị thông qua và Chính phủ phê duyệt đề án xử lý nợ
xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng. Trong đó, nguyên tắc
xử lý nợ xấu là huy động mọi nguồn lực trong xã hội và
hạn chế sử dụng vốn ngân sách để xử lý.
26
5 nhóm giải pháp đồng bộ xử lý nợ xấu và phòng ngừa,
hạn chế nợ xấu gia tăng trong tương lai cần triển khai từ nay
đến năm 2015 được xác định, gồm: nhóm giải pháp đối với tổ
chức tín dụng, nhóm giải pháp đối với khách hàng của tổ
chức tín dụng, nhóm giải pháp về cơ chế chính sách, nhóm
giải pháp về thanh tra, giám sát và giải pháp thành lập Công
ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC).
tổng nợ xấu được xử lý bằng dự phòng rủi ro và đưa ra
theo dõi ngoại bảng trong năm 2012 và 7 tháng đầu năm
2013 là 86,3 nghìn tỷ đồng (năm 2012 là 69,2 nghìn tỷ
đồng và 7 tháng đầu năm 2013 là 17,1 nghìn tỷ đồng). Tổng
số dư dự phòng còn lại đến cuối tháng 7/2013 là 75,05 nghìn
tỷ đồng, tăng 10,85 nghìn tỷ so cuối năm 2012.
Theo Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình, cuối năm 2011, hệ
thống đứng trước bờ vực nguy cơ đổ vỡ do nhiều ngân hàng
bấp bênh về khả năng chi trả; nhiều trường hợp phải đi vay
27
nóng có thế chấp trên liên ngân hàng, với lãi suất từ 25 30%/năm, thậm chí 35%/năm.
Gần đây, hàng loạt động thái mới về hạ lãi suất ngân hàng
(NH) đã liên tiếp được ghi nhận, thể hiện những thay đổi phù
hợp trong nhận thức và hành động của ngành NH. Chúng đang
và sẽ góp phần gỡ nút thắt tín dụng ngân hàng và tạo ra nhiều
hiệu ứng tích cực cho doanh nghiệp và cả NH
Chủ động giảm lãi suất huy động
Những tháng đầu năm 2013 thị trường tài chính-tín dụng trong
nước ghi nhận động thái mới: Các NH không chỉ chấm dứt cuộc
đua tăng và lách trần lãi suất huy động kéo dài trước đó, mà
gần đây còn chủ động giảm lãi suất huy động dưới trần quy
định.
Tính đến cuối tháng Sáu, tăng trưởng tín dụng đạt khoảng 3,8
- 4% so với cuối năm 2012 và gấp hai lần mức tăng cùng kỳ
năm trước; tám tháng qua, tổng dư nợ tín dụng cả nước mới
tăng 5,5% trong chỉ tiêu 12% cả năm 2013.
28
Đồng loạt giảm lãi suất liên ngân hàng
10/5, Ngân hàng nhà nước (NHNN) đã ban hành Quyết định số
1073/QĐ – NHNN đồng loạt hạ 1% các lãi suất chủ chốt, cụ
thể: Lãi suất tái cấp vốn hạ từ 8%/ năm xuống 7%/ năm; lãi
suất tái chiết khấu từ 6%/ năm xuống 5%/ năm, lãi suất cho
vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên NH và cho vay bù
đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với
các NH từ 9% xuống 8%/ năm (thấp hơn 3-4 lần so với cuối
năm 2011, khi nhiều ngân hàng phải đi vay nóng có thế chấp
trên thị trường liên ngân hàng với lãi suất từ 25 - 30%/năm,
thậm chí 35%/năm); cho vay các tổ chức tài chính vi mô và
quỹ tín dụng lãi suất giảm từ 12% xuống còn 11%/năm.
Đồng thời, NHNN cũng chính thức điều chỉnh trần lãi suất huy
động dưới 12 tháng giảm xuống còn 7%/năm, mà trước đó,
trần này đã hạ từ mức 8% xuống còn mức 7,5%.
29
Áp lại trần lãi suất cho vay
Đặc biệt, NHNN cũng quy định áp trở lại trần lãi suất cho vay
ngắn hạn tối đa của tổ chức tín dụng và chi nhánh NH nước
ngoài đối với với 5 lĩnh vực ưu tiên: nông nghiệp, nông thôn;
xuất khẩu; công nghiệp hỗ trợ; doanh nghiệp nhỏ và vừa;
doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao từ ngày 13/5 giảm từ
11%/ năm xuống 10%/ năm. Lãi suất cho vay các khoản vay
cũ khác cũng phải kéo về mức tối đa 13%/ năm.
Hiện nay, lãi suất huy động của tổ chức tín dụng phổ biến ở
các ngân hàng thương mại Nhà nước không kỳ hạn từ 11,2%/năm, kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng 5-6,8%/năm,
kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng khoảng 7%/năm, kỳ hạn
trên 12 tháng khoảng 7,5-8%/năm. Đối với nhóm ngân hàng
thương mại cổ phần phổ biến không kỳ hạn từ 1,2%/năm; kỳ
hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng 6,5-7%/năm, kỳ hạn từ 6
tháng đến dưới 12 tháng khoảng 7-8%/năm, kỳ hạn trên 12
30
tháng khoảng 8,5-9%/năm.
lãi suất giao dịch bình quân bằng USD cũng có xu hướng tăng
đối với hầu hết các kỳ hạn; trong đó, lãi suất bình quân kỳ hạn
từ qua đêm đến 2 tuần và kỳ hạn 6 tháng tăng nhẹ, với các
mức tăng từ 0,01 điểm % (kỳ hạn 1 tuần) đến 0,06 điểm %
(kỳ hạn 2 tuần); các kỳ hạn từ 1 tháng đến 3 tháng, lãi suất
giao dịch bình quân có các mức tăng từ 0,24 điểm % đến 0,97
điểm %. Trong tuần, không phát sinh giao dịch USD kỳ hạn 9
tháng; giao dịch kỳ hạn 3 tuần, 2 tháng và từ 12 tháng trở lên
phát sinh không đáng kể. Lãi suất huy động USD phổ biến
bằng mức trần do Ngân hàng Nhà nước quy định là
0,25%/năm đối với tiền gửi của tổ chức và 1,25%/năm đối với
tiền gửi của dân cư. Còn lãi suất cho vay USD phổ biến 47%/năm, trong đó các ngân hàng thương mại Nhà nước là 45%/năm đối với đối với ngắn hạn, 6-7%/năm đối với trung và
dài hạn; các ngân hàng cổ phần khoảng 5-6%/năm đối với
ngắn hạn, 6,5-7%/năm đối với trung và dài hạn
31
Lãi suất cho vay VND cũng ổn định so với tuần trước, các tổ
chức tín dụng nghiêm túc thực hiện quy định lãi suất cho vay
ngắn hạn tối đa bằng VND đối với các lĩnh vực ưu tiên theo quy
định của Ngân hàng Nhà nước. Đối với nhóm ngân hàng
thương mại Nhà nước: lãi suất cho vay phổ biến đối với các lĩnh
vực ưu tiên như nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, doanh
nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp ứng
dụng công nghệ cao ở mức 7-9%/năm; cho vay lĩnh vực sản
xuất, kinh doanh khác khoảng 9-10,5%/năm đối với ngắn hạn;
trung và dài hạn khoảng 11,5-12,8%/năm; trong đó, một số
doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh, minh bạch,
phương án, dự án sản xuất kinh doanh hiệu quả đã được các
ngân hàng thương mại cho vay với mức lãi suất chỉ 6,57%/năm. Lãi suất cho vay ở các ngân hàng thương mại cổ
phần phổ biến đối với các lĩnh vực ưu tiên ở mức 8-9%/năm;
cho vay lĩnh vực sản xuất, kinh doanh phổ biến ở mức 9,511,5%/năm đối với ngắn hạn; trung và dài hạn khoảng 12- 32
13%/năm.
Quỹ tín dụng trung ương và mạng lưới hệ thống đã kết thúc
tên gọi từ 24/6 và chính thức chuyển sang hoạt động theo tên
gọi mới là Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam trên toàn quốc
từ 1/7 và khai trương vào ngày 9/7. vốn điều lệ 3.000 tỷ
đồng,trụ sở chính Cầu Giấy, Hà Nội.
NHHTX có đủ chức năng NHTM truyền thống. Ngoài phục vụ
nhu cầu và cung cấp dịch vụ cho các Quỹ tín dụng nhân dân
thành viên, Ngân hàng Hợp tác xã được nhận tiền gửi từ các tổ
chức, cá nhân khác và cho vay đối với các khách hàng không
phải là Quỹ tín dụng nhân dân thành viên.
Ngoài ra, ngân hàng còn được phát hành các loại giấy tờ có
giá; vay vốn trên thị trường tiền tệ trong và ngoài nước; tham
gia đấu thầu giấy tờ có giá; kinh doanh và cung ứng dịch vụ
ngoại hối, các sản phẩm phái sinh, kinh doanh vàng, đầu tư
chứng khoán...
33
Họp báo ngày 8/7 "Tổng kết thực hiện chỉ thị 57 về củng cố,
hoàn thiện và phát triển hệ thống quỹ tín dụng nhân dân”, từ
24/6, Quỹ tín dụng trung ương và mạng lưới hệ thống chính
thức chuyển sang hoạt động trên toàn quốc theo tên gọi mới là
Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam (thành lập 1/7 và khai
trương vào ngày 9/7), vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng, có trụ sở
chính tại đường Nguyễn Thị Định, phường Trung Hoà, quận Cầu
Giấy, Hà Nội. Chức năng như NHTM.
Ngoài phục vụ nhu cầu và cung cấp dịch vụ cho các Quỹ tín
dụng nhân dân thành viên, Ngân hàng Hợp tác xã được nhận
tiền gửi từ các tổ chức, cá nhân khác và cho vay đối với các
khách hàng không phải là Quỹ tín dụng nhân dân thành viên.
Ngoài ra, được phát hành các loại giấy tờ có giá; vay vốn trên
thị trường tiền tệ trong và ngoài nước; tham gia đấu thầu giấy
tờ có giá; kinh doanh và cung ứng dịch vụ ngoại hối, các sản
phẩm phái sinh, kinh doanh vàng, đầu tư chứng khoán...
34
Đề án “Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước trọng tâm là tập
đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2011-2015” ban
hành theo Quyết định số 929/QĐ-TTg ngày 17/7/2012 của Thủ
tướng Chính phủ.
Bộ Tài chính đã có văn bản yêu cầu các tập đoàn kinh tế tăng
cường tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh, tiết giảm chi phí
quản lý theo hướng tối thiểu bằng hoặc cao hơn so với thực
hiện năm 2012, tập trung giảm giá thành sản phẩm và nâng
cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh, đẩy mạnh cổ phần hóa
doanh nghiệp...
Cho đến nay, đã có 7 tập đoàn và tổng công ty, gồm Xăng
dầu; Điện lực; Dệt may; Thuốc lá; Máy và Thiết bị Công
nghiệp; Giấy; Hóa Chất đã thực hiện tổ chức, sắp xếp lại các
đơn vị thành viên.
4 tập đoàn và tổng công ty, gồm Điện lực; Dệt may; ThanKhoáng sản; Giấy thực hiện tái cơ cấu về tài chính, thoái vốn.
35
Tính đến tháng 6/2013 có 66 tập đoàn, tổng công ty đã xây
dựng đề án tái cấu trúc trình bộ chủ quản và Thủ tướng; 44 đề
án đã được phê duyệt.
Theo số liệu thống kê của 90 tập đoàn, tổng công ty, có 42 tập
đoàn, tổng công ty đầu tư vào lĩnh vực chứng khoán, bảo hiểm,
bất động sản, quỹ đầu tư, ngân hàng với giá trị ước tính đến
30/9/2012 là 22.405 tỷ đồng.
Trong thời gian triển khai Nghị quyết số 26/NQ-CP và Quyết
định số 929/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, một số tập
đoàn, tổng công ty đã báo cáo việc thoái vốn như sau: Tập
đoàn Điện lực đã thoái vốn tại Công ty cổ phần bất động sản
Điện lực Nha Trang là 1,079 tỷ đồng.
Tập đoàn Bưu chính Viễn thông (VNPT) thoái vốn tại Eximbank
là 4,44 tỷ đồng. Tổng công ty Thép thoái vốn tại VietinBank là
61,5 tỷ đồng. Tổng công ty Sông Đà thoái vốn tại Quỹ
Vietcombank 3 là 40 tỷ đồng.
36
Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ cơ chế thoái vốn của
các doanh nghiệp theo hướng doanh nghiệp được thoái vốn
theo lộ trình, phương án tái cơ cấu đã được duyệt, chủ động
tìm đối tác khi chào bán không thành công, bảo đảm công
khai, minh bạch, hiệu quả, bảo toàn vốn; trường hợp thoái vốn
bị lỗ, mất vốn, báo cáo chủ sở hữu xem xét, quyết định.
Các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố triển khai Quyết định
số 929/QĐ-TTg, tập trung phê duyệt Đề án tái cơ cấu các tổng
công ty nhà nước; trình hoặc ban hành theo thẩm quyền thể
chế, cơ chế quản lý đối với doanh nghiệp 100% vốn nhà nước,
cơ chế thúc đẩy tái cơ cấu doanh nghiệp và quản lý của chủ sở
hữu nhà nước; xây dựng phương án tái cơ cấu doanh nghiệp
theo ngành, lĩnh vực không phân biệt cấp, cơ quan quản lý;
Hàng quý, các bộ, ngành, địa phương báo cáo kết quả triển
khai thực hiện tái cơ cấu gửi Bộ Tài chính để tổng hợp báo cáo
Thủ tướng Chính phủ.
37
Ngày 21/5 Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố sẽ lùi cổ phần
hóa 76 doanh nghiệp sau năm 2015. cụ thể:
61 doanh nghiệp là thuộc các địa phương
15 doanh nghiệp trực thuộc các tập đoàn và tổng công ty.
Năm 2012 và trong 3 tháng đầu năm 2013, cả nước mới sắp
xếp được 27 doanh nghiệp, cụ thể: cổ phần hóa 16 doanh
nghiệp, sát nhập 5 doanh nghiệp, bán 3 doanh nghiệp và
chuyển đổi 3 công ty TNHH một thành viên.
38
Kết quả kiểm toán báo cáo tài chính năm 2011 của 271
doanh nghiệp thuộc 27 tập đoàn, tổng công ty, công ty
nhà nước vừa được hoàn thành vào tháng 5/2013 của
Kiểm toán Nhà nước cho thấy nhiều con số đáng lo ngại
từ khu vực này.
có 23/27 tập đoàn, tổng công ty kinh doanh vẫn có lãi, một số
đơn vị tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu chỉ đạt dưới 5%.
4 doanh nghiệp còn lại và một số công ty con thuộc các tập
đoàn, tổng công ty này thua lỗ. Kết quả kinh doanh của không
ít đơn vị giảm mạnh.
Dẫn đầu về lỗ vẫn là Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex)
với 1.671 tỷ đồng. Các tổng công ty Xây dựng công trình giao
thông 8 (Cienco8) lỗ 137,9 tỷ đồng; Cổ phần Xây dựng Công
nghiệp Việt Nam (Vinaincon) lỗ 19,83 tỷ đồng; Xăng dầu Quân
đội (Mipeco) lỗ 17,1 tỷ đồng.
39
Hoạt động kinh doanh chính của Công ty mẹ - Tổng công ty
Thành An lỗ 1,68 tỷ đồng. 3/21 công ty con thuộc Vinaconex,
3/7 công ty con thuộc Pisico được kiểm toán thua lỗ, tuy nhiên
không có con số cụ thể tại báo cáo.
Lợi nhuận sau thuế của Vinaconex giảm 321 tỷ đồng, PVC 589
tỷ đồng, Vinafood2 113 tỷ đồng và Habeco lợi nhuận trước
thuế bằng 0,86% năm trước.
Tổng các khoản đầu tư tài chính của các tập đoàn, tổng
công ty được kiểm toán đến 31/12/2011 là 25.750 tỷ
đồng, trong đó đầu tư dài hạn chủ yếu tập trung vào các
công ty con và các công ty liên kết có nguồn gốc từ cổ
phần hóa doanh nghiệp.
40
Các doanh nghiệp có lợi nhuận sau thuế/nguồn vốn chủ sở hữu
dưới 5% được điểm danh gồm các tổng công ty Tài nguyên và
Môi trường Việt Nam 4,51%; Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây
dựng Việt Nam (Vinaconex) 4,27%; Cổ phần Xây lắp Dầu khí
(PVC) 3,53%; Đầu tư và Phát triển đường cao tốc Việt Nam
(VEC) 2,57%; Xây dựng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
(Vinacco) 2,17%...
Kết quả kiểm toán tại 27 “ông lớn” cũng đã điều chỉnh giảm
tổng tài sản - nguồn vốn 1.477 tỷ đồng, tổng doanh thu - thu
nhập thuần 1.015 tỷ đồng, tổng chi phí 2.347 tỷ đồng và tăng
lợi nhuận trước thuế 1.305 tỷ đồng.
Tổng nợ phải thu của các tập đoàn, tổng công ty được
kiểm toán đến 31/12/2011 là 54.133 tỷ đồng, nợ phải
thu trên tổng tài sản là 20,56% và trên vốn chủ sở hữu
là 82,97%.
41
Một số đơn vị quản lý nợ chưa chặt chẽ để khách hàng chiếm
dụng vốn lớn, nợ xấu cao; ứng trước tiền mua hàng với số
lượng lớn nhưng không áp dụng các hình thức bảo lãnh, bảo
đảm cho tiền ứng trước dẫn đến nguy cơ mất vốn lớn…
Tỷ lệ nợ phải thu trên tổng tài sản của Công ty Cổ phần Xây
lắp và Sản xuất công nghiệp 40%, Công ty TNHH Một thành
viên Xây lắp điện 4 thuộc Tổng công ty Cổ phần Xây dựng
Công nghiệp Việt Nam (Vinaincon) 59,8%, Công ty Cổ phần
Xây lắp Công trình Tây Nguyên 31,2%, Công ty Cổ phần Cẩm
Hà 31%...
Nợ phải thu quá hạn trên 6 tháng của Vinafor là 64,16 tỷ đồng,
trên 1 năm của công ty mẹ - PVC 36 tỷ đồng; Cienco8: Công
ty Cổ phần Xây dựng công trình giao thông Việt Lào nợ quá
hạn 44,08 tỷ đồng, chiếm 43,8% nợ phải thu, Công ty Cổ phần
Đầu tư và Xây dựng công trình giao thông 874 là 25,81 tỷ
đồng, chiếm 23,7%...
42
Vinafood 1, một số công ty ứng trước 90% giá trị hợp đồng
nhưng khách hàng chưa hoặc không giao hàng. Vinafood 2 ứng
trước 80%-90% giá trị hợp đồng nhưng chưa ban hành quy chế
về ứng vốn cho người bán hàng.
Tổng các khoản đầu tư tài chính của các tập đoàn, tổng công ty
được kiểm toán đến 31/12/2011 là 25.750 tỷ đồng, trong đó
đầu tư dài hạn chủ yếu tập trung vào các công ty con và các
công ty liên kết có nguồn gốc từ cổ phần hóa doanh nghiệp.
Hiệu quả đầu tư của một số đơn vị thấp, nhiều công ty liên
doanh, liên kết kinh doanh thua lỗ, mất vốn, đặc biệt là các
khoản đầu tư vào lĩnh vực chứng khoán đều thua lỗ, báo cáo
nêu rõ.
Nợ phải trả chiếm 69,94% tổng nguồn vốn cho thấy các
đơn vị hoạt động chủ yếu bằng vốn vay và vốn chiếm
dụng, cơ quan kiểm toán nhận xét.
43
Kết quả kiểm toán cũng cho biết, tổng nguồn vốn của các tập
đoàn, tổng công ty được kiểm toán đến 31/12/2011 là 263.288
tỷ đồng, trong đó nguồn vốn chủ sở hữu là 65.241 tỷ đồng
(chiếm 24,7% tổng nguồn vốn), nợ phải trả chiếm 69,94%
tổng nguồn vốn cho thấy các đơn vị hoạt động chủ yếu
bằng vốn vay và vốn chiếm dụng, cơ quan kiểm toán nhận
xét.
Các con số được dẫn để minh chứng về nợ phải trả/tổng nguồn
vốn của VEC là 97,9%; Vinaincon là 91%, Cienco4 89,3%;
Tổng công ty Tài nguyên và Môi trường Việt Nam 85,6%;
Vinaconex là 81,7%, Vinafood 1 là 68%; PVC là 67%; Vinafood
2 là 65%...
44
Cụ thể, PVC đầu tư vào công ty liên kết PVC- SG lỗ 85,8 tỷ
đồng; PVC-Land lỗ 66,4 tỷ đồng. Công ty Sopewaco lỗ 48,5 tỷ
đồng; Công ty CP Xi măng Hạ Long lỗ lũy kế đến 31/12/2011
là 1.090 tỷ đồng, vượt vốn điều lệ 982 tỷ đồng. Công ty mẹ Habeco đầu tư vào các doanh nghiệp khác năm 2011 lỗ 195,42
tỷ đồng. Công ty mẹ - Tổng công ty Công nghiệp Sài Gòn các
khoản đầu tư tài chính dài hạn tổn thất phải trích lập dự phòng
là 162,3 tỷ đồng, bằng 13,64% giá trị đầu tư. Vinafood 2 đầu
tư lĩnh vực bất động sản, vận tải biển không hiệu quả còn
Vinafood 1 thì công ty mẹ tỷ lệ cổ tức được chia trên vốn góp
tại các công ty con chỉ đạt 5,31%.
45
Với chứng khoán, công ty mẹ - Vinafood 1 đầu tư 118,53 tỷ
đồng phải trích lập dự phòng 42,23 tỷ đồng; Công ty mẹ Vinachem góp vốn vào Công ty Cổ phần Chứng khoán VICS 22
tỷ đồng, phải trích lập dự phòng 18,5 tỷ đồng và mua cổ phần
của Tổng công ty Cổ phần Bảo Minh 16 tỷ đồng, phải trích lập
dự phòng 5,6 tỷ đồng. Công ty mẹ - Tổng công ty Bến Thành
và Công ty Văn hóa tổng hợp Bến Thành lỗ kinh doanh chứng
khoán ngắn hạn. Công ty Cổ phần Nhựa Sài Gòn thuộc Tổng
công ty Công nghiệp Sài Gòn phải trích lập dự phòng 8,057 tỷ
đồng cho các đầu tư chứng khoán bị tổn thất, bằng 52,45% giá
trị đầu tư.
Rồi Vinafood 2 đầu tư chứng khoán của Công ty Cổ phần Vận
tải biển Việt Nam 59,5 tỷ đồng phải trích lập dự phòng 47,7 tỷ
đồng và mua cổ phiếu của Ngân hàng Thương mại Cổ phần
Ngoại thương Việt Nam (VCB) 52,57 tỷ đồng, giá niêm yết còn
16,64 tỷ đồng...
46
thị trường vàng miếng nhiều kịch tính và khó đoán định. Tính
đến 10/1/2013, NHNN đã cấp phép kinh doanh vàng miếng cho
22 ngân hàng và 16 doanh nghiệp, với 2.497 điểm kinh doanh
tại 63 tỉnh thành trên cả nước.
Từ ngày 28/3/2013 đến 12/9/2013, NHNN đã tổ chức 58 phiên
đấu thầu bán vàng miếng với tổng khối lượng trúng thầu là
1.537.100 lượng trên tổng số 1.642.000 lượng chào thầu.
giá vàng trong nước ngày 12.9 cao hơn giá thế giới là 3,63
triệu đồng/lượng (đỉnh cao nhất là 7 tr.đ/lượng)
Trước thời điểm 30/6/2013 đã đáp ứng khoảng 90-95% nhu
cầu vàng cho tất toán trạng thái vàng của các NHTM.
Các mục tiêu đấu thầu vàng miếng với tư cách NHNN là nguời
kiến tạo và bảo đảm nguồn cung vàng miếng cho thị trường đã
được thực hiện tốt. Các phiên đấu thầu vàng về sau đã thành
công hơn nhiều cả về quy mô vàng bán ra, cũng như số đơn vị
trúng thầu; đồng thời tạo nguồn thu mới cho NSNN…
47
NHNN sẽ tiếp tục đấu thầu vàng và chỉ chấm dứt đấu thầu
khi không còn nhu cầu bình ổn. Bên cạnh đó, NHNN sẽ điều
chỉnh thích hợp theo hướng giảm dần số phiên đấu thầu và
số lượng vàng đẩy ra thị trường để phù hợp với sức mua.
thị trường bất động sản vẫn trì trệ, nhưng đã có dấu hiệu hồi
phục, khoảng 50 dự án nhà TM đang xếp hàng chờ chuyển đổi
sang nhà ở XH.
số lượng giao dịch ở một số phân khúc đã tăng trở lại.
Về giá BĐS, nhà đầu tư thứ cấp bán với giá gốc cộng với tiền
chênh lệch dù không lớn; (đối với các công trình bắt đầu khởi
công). Giá một số phân khúc có thể còn giảm, nhưng tốc độ
giảm đã chậm lại nhiều.
Giá vật liệu xây dựng sau một thời gian tương đối dài bị
giảm, nay đã bắt đầu tăng, như xi măng tăng 7,4%, thép cán
tăng 17,4%, thép thanh, thép góc tăng 18%, sơn tăng 9,4%...
48
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam tại buổi phỏng vấn trực tuyến
về gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng diễn ra tại cổng thông tin điện tử Chính phủ
chiều 11/6/2013 tại Hà Nộicho biết:
- Số dân tại khu vực đô thị trên cả nước phải ở nhà dưới
10m2/người lên tới hơn mười triệu.
- Hơn 1,7 triệu dân ở nhà dưới 5m2/người
- Tồn kho bất động sản hơn 125.400 tỷ đồng
- Số lượng căn hộ tồn kho là 40.000-50.000, phần lớn có giá
lên tới 30-40 triệu đồng/m2, và 80-90 triệu đồng/m2;
so với nhu cầu của 32% người dân sống tại đô thị, đáp ứng
được về số lượng nhưng đắt giá, các sản phẩm phù hợp mức
sống, khả năng chi trả của người dân rất thiếu”;
- Theo quy định, người có thu nhập thấp, mức sống dưới
8m2/người sẽ được xem xét để mua nhà thu nhập thấp.
49
Việc giảm 50% mức thuế suất thuế GTGT còn 5% từ ngày 1-72013 đến hết 30-6-2014 và gói hỗ trợ tín dụng 30000 tỷ đ có
lãi suất ưu đãi 6% đối với nhà XH sẽ góp phần giải quyết khó
khăn về nhà ở đối với người có thu nhập thấp, đang có nhu cầu
về chỗ ở, đồng thời góp phần giảm lượng căn hộ thương mại
đang tồn kho, góp phần tháo gỡ một phần khó khăn cho thị
trường bất động sản.
TTCK trì trệ và 2 công ty KH đầu tiên đã bị khai tử (trong đó có
CTCK Hà Nội) và một số tự dừng hay chuyển hoạt động khác.
Nhìn chung, những động thái kinh tế lớn nhất trong năm 2013
về cơ bản vẫn là những vấn đề tồn dư và quán tính của năm
2012, trong đó nổi bật là những nút thắt về nợ xấu, tháo gỡ
khó khăn cho doanh nghiệp, cải cách DNNN, quản lý đầu tư
công và nợ công, hâm nóng trở lại thị truờng bất động sản.
Năm 2013 khả năng Việt Nam đạt yêu cầu tăng trưởng GDP
cao hơn năm 2012 là khá chắc chắn; còn mục tiêu lạm phát
50
thấp hơn năm 2012 là khá khó khăn.
mức lương tối thiểu vùng sẽ bắt đầu áp dụng từ ngày 01 tháng
01 năm 2013 chia theo 4 vùng I, II, III, IV: Vùng I có mức
lương tối thiểu mới 2.350.000 đồng/tháng (so với mức cũ
2.000.000 đồng/tháng trước đó); Vùng II: 2.100.000
đồng/tháng (1.780.000 đồng/tháng); Vùng III: 1.800.000
đồng/tháng (1.550.000 đồng/tháng); Vùng IV: 1.650.000
đồng/tháng (1.400.000 đồng/tháng từ 1/7, mức lương cơ sở,
mức lương tối thiểu chung đối với cán bộ, công chức, lực lượng
vũ trang… sẽ tăng từ 1,05 triệu đồng lên 1,15 triệu đồng mỗi
tháng.
Còn theo Nghị định 65/2013/NĐ-CP, mức giảm trừ gia cảnh
cho người nộp thuế và người phụ thuộc được nâng lên 9 triệu
đồng và 3,6 triệu đồng, thay cho mức cũ tương ứng 4 và 1,6
triệu đồng Mức giảm trừ gia cảnh sẽ được điều chỉnh cho phù
hợp khi giá cả biến động trên 20%...
51
Ngoài ra, theo lộ trình giảm thuế đã được Quốc hội thông qua,
từ 1/1/2014, mức thuế TNDN chung cho doanh nghiệp sẽ giảm
từ mức 25% hiện nay xuống còn 22%; và sẽ giảm tiếp về 20%
từ ngày 1/1/2016. Đặc biệt, theo Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT), từ 1/7 sẽ áp thuế
5% cho các hợp đồng bán, cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội và
nhà thương mại. Đồng thời, sẽ giảm 50% thuế VAT cho hợp
đồng bán, cho thuê mua nhà ở thương mại có diện tích dưới 70
m2 và giá bán dưới 15 triệu đồng mỗi m2 từ 1/7/2013 đến
30/6/2014. Riêng doanh nghiệp nhỏ và vừa, những đơn vị (kể
cả hợp tác xã) có tổng doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng,
thì ngay từ 1/7, chỉ phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp ở
mức 20%, so với mức 25% như trước đây. Tuy nhiên, thuế
suất 20% không áp dụng với thu nhập từ chuyển nhượng vốn,
quyền góp vốn, bất động sản và dự án đầu tư.
52
Lương tối thiểu đã điều chỉnh 10 lần và cũng mới chỉ đáp ứng
được khoảng 50-70% mức sống tối thiểu, chưa đảm bảo nhu
cầu sống tối thiểu cho người lao động như trong Luật Lao động
2012. Đến nay tiêu chí xác định hộ nghèo vẫn áp dụng theo
hướng dẫn từ 1/1/2011, theo đó, quy định với hộ nông thôn là
mức thu nhập chỉ 400.000 đồng/người/tháng, thành thị là
500.000 đồng/người/tháng.
Điều tra của Bộ Xây dựng vừa qua cho thấy, cả nước có
837.000 công nhân làm việc tại 98 khu công nghiệp, trong đó
tới 66% công nhân, tức khoảng 550.000 người, có thu nhập từ
3 triệu đồng/người/tháng trở xuống, còn khoảng 9% có thu
nhập trên 5 triệu đồng/tháng; 52% không có khả năng tiết
kiệm, còn 35% tiết kiệm được mỗi tháng là dưới 1 triệu đồng;
chỉ có 13% tiết kiệm được 1 triệu đồng trở lên;
53
đồng thời, cả 98 khu công nghiệp trên cả nước chưa có bất cứ
phòng khám đa khoa nào, chỉ có 4 trường mẫu giáo với tổng
đầu tư 74 tỷ đồng, 3 trường tiểu học với tổng đầu tư 82 tỷ; chỉ
có 6 khu công nghiệp có nhà văn hóa với tổng mức đầu tư 500
triệu đồng một công trình; 3 khu có bệnh viện hoặc trạm y tế
với số tiền đầu tư đắt nhất 200 tỷ, thấp hơn chỉ 65-70 tỷ đồng;
Đến năm 2015, cả nước cần có 700.000 căn hộ cho nhu cầu
của người thiếu nhà và công nhân các khu công nghiệp. Ở khu
vực đô thị cả nước có 1,74 triệu dân ở nhà dưới 5m2/người còn
số người ở nhà dưới 10m2/người lên tới hàng chục triệu.
Việt Nam hiện có khoảng 4 triêu Việt kiều, trong đó khoảng
500.000 lao động làm việc ở các nước, nhưng chỉ có 8 “chi
nhánh” điều phối trực tiếp của Bộ tại các địa bàn trọng điểm,
còn lại chỉ có thể can thiệp thông qua các đại sứ quán, lãnh sự
quán của Việt Nam ở nước ngoài. Kiều hối 8-9 tỷ USD/năm.
54
TRIỂN VỌNG VÀ GiẢI PHÁP NHỮNG THÁNG
CUỐI NĂM 2013
Tháng 4.2013, ADB vừa hạ dự báo tăng trưởng GDP năm 2013
của Việt Nam xuống còn 5,2% (so với mức 5,7% mà ADB đã
đưa ra 6 tháng trước) và sẽ tăng lên mức 5,6% trong năm
2014. Lạm phát trung bình năm 2013 khoảng 7,5%, tăng lên
8,2% trong 2014, mức thấp hơn so với dự báo trước đây.
Thặng dư thương mại 12,5 tỷ USD trong năm 2013 ? và thặng
dư cán cân tài khoản vãng lai tiếp tục tăng trong năm nay và
sẽ giảm nhẹ trong năm 2014. ADB cũng nhấn mạnh Việt Nam
tiếp tục là điểm đến hấp dẫn đối với đầu tư nước ngoài (FDI);
đồng thời, khả năng duy trì cạnh tranh và thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế trở lại 7 - 8% của Việt Nam sẽ phụ thuộc vào điều kiện
thời tiết thuận lợi cho sản xuất lương thực, tỷ giá tiền đồng ổn
định, thực hiện thành công các cải cách cơ cấu và cải thiện môi
trường kinh doanh một cách toàn diện hơn, tập trung vào kiểm
soát quy mô nợ xấu, lành mạnh hoá hệ thống ngân hàng và
doanh nghiệp nhà nước.
55
Cùng quan điểm trên, trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Toàn
cầu công bố hôm 16/4/2013, IMF dự báo, năm 2013 và 2014
của Việt Nam tăng trưởng GDP sẽ đạt khoảng 5,2%, tăng lên
5,5% vào năm 2014; lạm phát lần lượt là 8,8% và 8%; thâm
hụt tài khoản vãng lai lên 2,2% so với mức 1,6% năm 2012.
UNDP, trong Báo cáo điều tra tình hình kinh tế - xã hội khu
vực châu Á - Thái Bình Dương trong năm 2013 công bố sáng
18/4, cho rằng Việt Nam sẽ lấy lại đà tăng trưởng vào 6 tháng
cuối năm 2013 và GDP cả năm sẽ tăng lên mức 5,5%.
Như vậy, Việt Nam năm 2013 sẽ tăng GDP đạt 5,5%; chỉ số
CPI sẽ khoảng trên dưới 7,5%. Ngoài ra, giá thực phẩm tăng
cao, sản lượng lúa tăng, nhưng giá xuất khẩu và thu mua
giảm; tỷ lệ hộ trống chuồng lại tăng. Giá chi phí đầu vào tăng,
giá bán ra tăng chậm, trong khi giá hàng tiêu dùng phi lương
thực tăng cao hơn. Tâm lý tiết kiệm tiêu dùng vẫn là chủ đạo.
56
Về triển vọng, GDP sẽ tăng không quá 5,5% trong năm 2013,
sản xuất công nghiệp đạt thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái;
còn sản xuất nông, lâm, thủy sản đạt thấp nhất trong vòng 10
năm. Lãi suất và tỷ giá USD/VND có thể tăng do những thay
đổi chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) và
một số nước. Đặc biệt, CPI những tháng cuối năm có thể sẽ
cao hơn so với giai đoạn đầu năm, chủ yếu do hoạt động sản
xuất - kinh doanh dần phục hồi, sức mua được cải thiện, một
số hàng hóa dịch vụ thuộc diện Chính phủ quản lý (điện, viện
phí…) có thể điều chỉnh giá. CPI theo mức cả năm được dự báo
sẽ tăng không dưới 7% (so với mục tiêu dưới 6,8% do Chính
phủ đề ra), thậm chí tới 8,2% trước khi giảm xuống còn 7,9%
trong năm 2014 như theo WB tại phiên họp báo công bố cập
nhật tình hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam diễn ra sáng
12/7/2013, mức này thấp hơn so với 8,5% đưa ra cuối năm
ngoái .
57
.
Một số tổ chức khác như JP Morgan Chase cho rằng, lạm phát
2013 của Việt Nam sẽ chỉ ở mức 6,1%, thấp nhất kể từ năm
2003 tới nay. Standard Chartered cũng đã hạ dự báo lạm phát
của Việt Nam năm 2013 từ mức 8% xuống 7,2%. Ngân hàng
ANZ cho rằng, mức lạm phát trung bình của Việt Nam trong
năm nay sẽ ở ngưỡng dưới của khoảng dự báo 6-8%. Như vậy,
về tổng thể, có thể khẳng định CPI năm 2013 chắc chắn là sẽ
không quá 9% và sẽ giảm dần sau đó…CPI năm 2014 sẽ ở mức
7% và giảm xuống 6,5% trong năm tiếp theo đó (theo Uỷ ban
giám sát tài chính quốc gia, trong 2 năm tới, GDP Việt Nam sẽ
dự báo lần lượt ở mức từ 5,6% đến 5,8% và từ 6% đến 6,2%).
Như vậy, Việt Nam năm 2013 sẽ tăng GDP đạt 5,5%; chỉ số
CPI sẽ khoảng trên dưới 7,5%. Ngoài ra, giá thực phẩm tăng
cao, sản lượng lúa tăng, nhưng giá xuất khẩu và thu mua
giảm; tỷ lệ hộ trống chuồng lại tăng. Giá chi phí đầu vào tăng,
giá bán ra tăng chậm, trong khi giá hàng tiêu dùng phi lương
thực tăng cao hơn. Tâm lý tiết kiệm tiêu dùng vẫn là chủ đạo.58
5/7, Bộ KHĐT dự báo Việt Nam cả năm 2013:
GDP 2013 tăng 5,5%, CPI tăng 7%
Nhập khoảng 9 tỷ USD, bằng 7,1% tổng kim ngạch xuất
khẩu.
Chỉ số phát triển công nghiệp (IIP) sẽ tăng khoảng 5,5%-5,7%
so với năm 2012.
Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản có thể sẽ tiếp tục gặp
khó khăn do sắp bước vào mùa mưa lũ, giá cả các sản phẩm
nông sản vẫn ở mức thấp, dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và
thủy sản vẫn có nguy cơ bùng phát, giá nguyên liệu đầu vào
chưa có dấu hiệu hạ nhiệt…Tuy nhiên, theo Bộ Kế hoạch và
Đầu tư, sản xuất nông nghiệp sẽ có điều kiện thuận lợi để hoàn
thành kế hoạch đề ra.
Giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp ước tăng 2,8%, trong
đó nông nghiệp tăng 2,7%, lâm nghiệp tăng 5,8%, thủy sản
tăng 2,7%.
59
Khu vực dịch vụ dự kiến sẽ tiếp tục phát triển khá, tốc độ tăng
Giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp ước tăng 2,8%, trong
đó nông nghiệp tăng 2,7%, lâm nghiệp tăng 5,8%, thủy sản
tăng 2,7%.
Khu vực dịch vụ dự kiến sẽ tiếp tục phát triển khá, tốc độ tăng
trưởng khu vực dịch vụ năm 2013 ước đạt khoảng 6,3%. Tổng
mức bán lẻ năm 2013 ước đạt khoảng 2.700 nghìn tỉ đồng,
tăng 16% so với năm 2012.
Tổng kim ngạch xuất khẩu cả năm ước đạt 127 tỷ USD, tăng
10,9% so với năm 2012; tổng kim ngạch nhập khẩu ước đạt
136 tỷ USD, tăng 19,5%. Như vậy, nhập siêu cả năm dự kiến
khoảng 9 tỷ USD, bằng 7,1% tổng kim ngạch xuất khẩu.
60
Thu ngân sách có thể đạt dự toán do:
Một là thu từ thuế nhập khẩu sẽ cao hơn so với 6 tháng đầu
năm khi nhu cầu nhập khẩu hàng hoá tăng.
Hai là thu nội địa cũng có thể được cải thiện khi các chính sách
điều hành kinh tế vĩ mô như xử lý nợ xấu của hệ thống ngân
hàng, tăng cường chi đầu tư công, thúc đẩy tín dụng cho hoạt
động cho vay mua, thuê mua nhà ở xã hội bắt đầu phát huy
tác dụng.
Tuy nhiên, còn nhiều yếu tố sẽ ảnh hưởng đến khả năng đạt dự
toán thu ngân sách nhà nước năm 2013, như việc thực hiện
các giải pháp miễn giảm thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập
doanh nghiệp trong 6 tháng cuối năm.
Đồng thời thu từ dầu thô có thể có thể thấp hơn năm 2012 do
sản lượng dự toán thấp hơn và giá dầu bình quân trên thị
trường có xu thế giảm.
61
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội bằng 29% GDP
Theo tính toán của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tổng vốn đầu tư
phát triển toàn xã hội năm 2013 ước thực hiện bằng 29% GDP.
Với xu hướng phát triển các ngành, lĩnh vực như trên, dự báo
tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2013 sẽ tăng khoảng
5,5%, đạt mục tiêu kế hoạch đề ra.
Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng cuối năm có thể sẽ cao hơn so
với đầu năm do tác động của các giải pháp thúc đẩy tăng tổng
cầu, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh. Đồng thời một
số mặt hàng do nhà nước quản lý giá vẫn đang tiếp tục trong
lộ trình điều chỉnh tăng giá như giá vé tàu, than, dịch vụ y tế,
giáo dục… Nhưng chỉ số giá tiêu dùng cả năm 2013 dự báo sẽ
được kiềm chế ở mức khoảng 7%.
62
Nhiệm vụ những tháng cuối năm vẫn giữ nguyên các chỉ tiêu
kế hoạch, không đặt vấn đề điều chỉnh.
Tập trung thực hiện các nhóm giải pháp trong Nghị quyết 01
và Nghị quyết số 02/NQ-CP về một số giải pháp tháo gỡ khó
khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ
xấu, nhất là về gia hạn, miễn giảm thuế thu nhập doanh
nghiệp và thuế giá trị gia tăng, hoàn lại tiền thuế bảo vệ môi
trường; giảm tiền thuê đất; rút ngắn thời gian thẩm định, phê
duyệt quy hoạch, đặc biệt là yêu cầu giải quyết nhanh chóng
các thủ tục cho phép điều chỉnh, chuyển đổi công năng, tính
chất và cơ cấu, loại hình nhà ở cho phù hợp với nhu cầu của thị
trường và nguồn lực xã hội; cũng như điều kiện tiếp cận với
nguồn tín dụng có lãi suất thấp, kỳ hạn trả nợ phù hợp…
Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư cho các dự án đã được duyệt.
63
Để kiểm chế CPI, cần kịp thời có biện pháp bình ổn giá ; tăng
cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định
của pháp luật về giá, thuế, phí trên địa bàn; xử lý nghiêm
những đơn vị, cá nhân có hành vi vi phạm, lợi dụng thời gian
cao điểm để tăng giá, phí tùy tiện, trái pháp luật hoặc tăng giá
dây chuyền khi yếu tố hình thành giá không có biến động lớn;
đặc biệt, cần kiểm soát chặt chẽ phương án giá và mức giá đối
với hàng hoá, dịch vụ do Nhà nước định giá; hàng hóa, dịch vụ
do Nhà nước đặt hàng giao kế hoạch; hàng hóa, dịch vụ được
mua sắm từ nguồn ngân sách địa phương; hàng hóa, dịch vụ
còn được trợ cước, trợ giá theo thẩm quyền; lộ trình thời gian
tránh điều chỉnh vào cùng một thời điểm, mức độ tăng học phí,
giá dịch vụ khám, chữa bệnh phải bảo đảm hạn chế thấp nhất
tác động đến tốc độ tăng CPI năm 2013
64
Đặc biệt, ngày 24/5/2013, Thủ tướng đã có Chỉ thị
09/CT-TTg về tăng cường chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ tài
chính-NSNN năm 2013; theo đó nhấn mạnh thêm:
Hoàn thành việc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án
tái cơ cấu tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước
trước ngày 30 tháng 6 năm 2013; tổ chức triển khai thực hiện
kịp thời, hiệu quả các phương án đã được phê duyệt.
Tiếp tục giảm lãi suất cho vay; phấn đấu đạt tốc độ tăng
trưởng tín dụng ở mức 12% cả năm 2013, trong đó tập trung
vốn vay cho các lĩnh vực ưu tiên. Triển khai quyết liệt Đề án cơ
cấu lại các tổ chức tín dụng; đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu.
Hoàn thành Đề án đổi mới hệ thống phân phối, kinh doanh và
giá khí theo cơ chế thịtrường trình Thủ tướng Chính phủ trước
ngày 30 tháng 9 năm 2013
65
Tăng cường quản lý thu, chống thất thu và xử lý nợ đọng thuế
theo hướng vừa khuyến khích đầu tư, sản xuất - kinh doanh
trong nước và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, vừa động viên
hợp lý nguồn thu; điều chỉnh, thuế suất thuếnhập khẩu xăng
dầu kịp thời theo diễn biến thị trường thế giới và trong nước;
tăng thuế nhập khẩu phù hợp với cam kết hội nhập quốc tế đối
với một số mặt hàng trong nước sản xuất được.
Rà soát, điều chỉnh một số khoản phí, lệ phí để lại cho đơn vị
theo hướngđảm bảo nguồn kinh phí để các đơn vị thực hiện
nhiệm vụ được giao; tăng cường quản lý, sử dụng có hiệu quả,
tránh tồn kinh phí lớn tại đơn vị.
Tiếp tục điều hành giá xăng dầu, điện, than bán cho sản xuất
điện theo cơ chế thị trường với lộ trình phù hợp, bảo đảm hài
hòa lợi ích của người tiêu dùng, doanh nghiệp và nguồn thu
ngân sách nhà nước; công khai thông tin về giá và Quỹ bình ổn
giá xăng dầu.
66
Thực hiện cắt giảm chi, thu hồi để bổ sung dự phòng ngân
sách trung ương và dự phòng ngân sách địa phương đối với: số
vốn đầu tư và kinh phí chi thường xuyên đã giao trong dự toán
năm 2013 của các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương
nhưng đến ngày 30 tháng 6 năm 2013 chưa phân bổ hoặc
phân bổ không đúng quy định; vốn đầu tư thuộc kế hoạch năm
2013 đã phân bổ cho các dự án, nhưng đến ngày 30 tháng 6
năm 2013 chưa triển khai thực hiện và các khoản vốn, kinh phí
đơn vị sửdụng sai quy định.
Hạn chế việc kéo dài thời gian thực hiện các khoản vốn đầu tư
từ ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ kế hoạch năm
2013 sang năm 2014.
Hạn chế tối đa việc ứng trước vốn đầu tư cho các dự án (kể cả
vốn ngân sách nhà nước và trái phiếu chính phủ).
67
Thực hiện tiết kiệm thêm 10% dự toán chi thường xuyên còn
lại của những tháng cuối năm (không bao gồm các khoản: chi tiền
lương, phụ cấp theo lương, các khoản chi cho con người theo chế độ;
tiết kiệm 10% chi thường xuyên để tạo nguồn cải cách tiền lương theo
dự toán đầu năm và tiết kiệm 10% chi thường xuyên tăng thêm đang
giữ lại ở các cấp ngân sách).
Cắt giảm hoặc lùi thời gian thực hiện các nhiệm vụ chi chưa
thực sự cấp thiết, các khoản chi mua sắm trang thiết bị, xe ô tô; hạn
chế tối đa tổ chức hội nghị, hội thảo quốc gia, lễ khởi công, khánh
thành, công bố quyết định; tiết kiệm tối thiểu 20% chi phí điện,
nước, điện thoại, văn phòng phẩm, xăng dầu; tiết kiệm tối
thiểu 30% dự toán kinh phí đã phân bổ cho các nhiệm vụ chi tổ
chức lễ hội, tiếp khách, hội nghị, hội thảo, đi công tác...
Bộ Tài chính giữ lại số tiết kiệm thêm 10% dự toán chi thường
xuyên tại hệ thống Kho bạc Nhà nước; đến quý IV năm 2013, báo
cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc sử dụng.
68
Ủy ban nhân dân các các tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương
tập trung chỉ đạo:
a) Quản lý chặt chẽ nguồn dự phòng ngân sách đã bố trí dự
toán ở các cấp ngân sách; tập trung điều hành sử dụng trong
phạm vi 50% nguồn dự phòng ngân sách đã bố trí trong dự
toán của từng cấp để xử lý các nhiệm vụ cấp bách phát sinh,
như: phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh,
quốc phòng, an ninh...; nguồn dự phòng ngân sách còn lại để
chủ động xử lý khi nguồn thu ngân sách nhà nước giảm lớn.
b) Trong quá trình điều hành chủ động sắp xếp, điều chỉnh các
nhiệm vụ chi phù hợp với khả năng thu ngân sách nhà nước;
theo dõi chặt chẽ tình hình biến động tồn quỹ ngân sách các
cấp, điều hành đảm bảo khả năng thanh toán, chi trả của ngân
sách nhà nước.
69
b) Phấn đấu quyết liệt để đảm bảo cân đối ngân sách địa
phương, trường hợp giảm thu so với dự toán, phải chủ động sử
dụng các nguồn lực tài chính của địa phương để bù đắp, đồng
thời thực hiện rà soát, sắp xếp lại các nhiệm vụ chi theo thứ tự
ưu tiên, cắt giảm hoặc giãn thời gian thực hiện các nhiệm vụ
chi chưa thực sự cần thiết, trong đó phải ưu tiên đảm bảo
nguồn thanh toán các khoản chi về tiền lương và có tính chất
lương, các khoản chi thường xuyên để đảm bảo hoạt động bình
thường của cơ quan, đơn vị, các khoản chi an sinh xã hội, chi
đầu tư xây dựng cơ bản các công trình quan trọng.
Trường hợp giảm thu tiền sử dụng đất so với dự toán thì thực
hiện cắt giảm, hoặc giãn tiến độ thực hiện của công trình, dự
án được bố trí chi từ nguồn thu này.
70
Đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là đơn giản hoá thủ tục về
vay vốn tín dụng, thuế, hải quan, bất động sản... Bên cạnh đó,
các bộ, ngành, địa phương cần quyết liệt hơn nữa trong triển
khai thực hiện đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế đã được phê
duyệt gắn với thực hiện 3 đột phá chiến lược, trong đó tập
trung vào tái cơ cấu đầu tư công, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà
nước và cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng. Hết sức quan
tâm đến huy động đầu tư toàn xã hội, tạo điều kiện cho các
Tiếp tục thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các chính sách an sinh
và phúc lợi xã hội, các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm
nghèo và việc làm; triển khai hiệu quả các giải pháp nhằm đào
tạo nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động…
71
- Cơ quan chủ trì: Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.
- Cơ quan phối hợp: Bộ Xây dựng, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tư pháp và các Bộ, ngành có liên quan.
- Thời gian hoàn thành: Tháng 6 năm 2013.
Hơn nữa, cần kiện toàn và mạnh dạn chuyển giao dần cho các
hiệp hội DN và tổ chức xã hội-nghề nghiệp một số hoạt động
hỗ trợ và bảo vệ DN mà nhà nước hiện còn đảm nhận; trong đó
có công tác dự báo và thông tin thị trường, giá cả trong và
ngoài nước; tham gia hợp lý và thực thi hiệu quả các cam kết
hội nhập quốc tế; cũng như phát triển thị trường lao động,
công tác đảm bảo an sinh xã hội, các chương trình mục tiêu
quốc gia về giảm nghèo và việc làm, tăng thu nhập cho người
lao động…/.
HY VỌNG VIỆT NAM SẮP CHUYỂN
BƯỚC SANG THỜI KỲ PHÁT TRIỂN MỚI
XIN CẢM ƠN!
72