Báo cáo vụ cá Bắc

Download Report

Transcript Báo cáo vụ cá Bắc

BÁO CÁO
TỔNG KẾT KHAI THÁC VỤ CÁ BẮC 2013 - 2014 VÀ KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI VỤ CÁ NAM NĂM 2014
Người trình bày: Phạm Ngọc Tuấn
Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản
1
Phần thứ nhất
I. KẾT QUẢ SẢN XUẤT VỤ CÁ BẮC NĂM 2013 -2014
1. Kết quả sản xuất thực hiện các chỉ tiêu
Tổng sản lượng khai thác thuỷ sản đạt
1.261 nghìn tấn tăng 7,78 % kế hoạch (tăng
1,2% so với vụ cá Bắc năm 2012-2013);
Sản lượng khai thác biển đạt 1.197 nghìn
tấn, tăng 7,84% kế hoạch (tăng 1,18% so với
vụ cá Bắc năm 2012 - 2013);
Sản lượng khai thác thủy sản nội địa đạt
64 nghìn tấn, tăng 6,67 % kế hoạch (tăng 1,58
% so với vụ cá Bắc năm 2012 -2013) cụ thể kết
quả sản xuất một số tỉnh:
- Một số tỉnh không đạt kế hoạch: Phú
Yên đạt 63,1%; Bà Rịa Vũng Tàu đạt 82,00%;
Quảng Nam 86,48%; Bến Tre đạt 96,56 %;
Quảng Ninh đạt
- Một số tỉnh vượt cao so với kế hoạch:
Nghệ An tăng 39,51%; Thái Bình tăng 19,6% ;
Hải Phòng tăng 18,70%; Bình Thuận tăng 7,0%;
Kiên Giang 4,77%.
2
I. KẾT QUẢ SẢN XUẤT VỤ CÁ BẮC NĂM 2013 -2014
2. Tình hình khai thác theo nghề và vùng biển
* Vùng biển Vịnh Bắc Bộ:
-Đối tượng đạt sản lượng cao là : cá cơm, cá
nục, cá bạc má... Đối tượng cá đáy như: cá lượng,
cá mối, cá sóc, cá đù ... xuất hiện ít và giảm
- Hiệu quả sản xuất của nghề chụp, vây, rê
đánh bắt có hiệu quả; nghề lưới kéo khai thác đạt
hiệu quả thấp.
* Vùng biển duyên hải miền Trung:
- Cá ngừ sản lượng khai thác trung bình vụ
đạt 1,5 -2. Tuy nhiên, giá cao, ngư dân vẫn có lãi.
- Cá nổi nhỏ xuất hiện nhiều và dài ngày tạo
điều kiện cho nghề vây, rê và chụp hoạt đánh bắt
hiệu quả.
- Các đối tượng cá đáy xuất hiện ít hơn; đội
tàu lưới kéo đạt hiệu quả không cao.
* Vùng biển Đông Tây Nam Bộ:
- Nghề lưới Kéo, Vây, Rê vẫn là nghề chính;
đối tượng đánh bắt như: mực các loại, cá cơm, cá
nục, cá bạc má, cá mú, cá hố, mắt kiếng, cá lượng...
sản lượng khai thác ổn định, tăng nhẹ.
- Giá nhiên liệu tăng, giá cá không tăng; Do
vây, lợi nhuận tăng so với vụ cá Bắc trước. Các tàu
làm ăn vẫn có lãi, không có hiện tượng tàu cá năm
bờ không đi sản xuất.
3
3. Phát triển tổ đội sản xuất trên biển
- Có khoảng trên 3.750 tổ, đội với khoảng
22.100 tàu cá tham gia/ 145.000 lao động
- Trên 50 nghiệp đoàn đánh cá với quy mô
lớn và tổ chức điều hành bài bản.
4. Công tác đăng ký, đăng kiểm và đảm bảo an
toàn cho người và tàu cá hoạt động trên biển
- Cả nước có hơn 117.000 tàu , đã đăng
ký hơn 116.000, tàu cá được đăng kiểm trên
58.000 chiếc (chiếm 95%). Trong hơn 3 năm số
lượng tàu cá đã giảm khoảng 12.000 tàu
- Tàu xa bờ tăng mạnh từ hơn 19.000
chiếc năm 2009 lên 27.000 chiếc, riêng vụ cá
Bắc tăng khoảng 500 tàu.
- Phòng chống lụt bão và tai nạn tàu:
Đưa hệ thống MOVIMAR vào hoạt động
5. Công tác hậu cần nghề cá
- Tham mưu xây dựng thông tư hướng dẫn
Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg của Chính phủ
thay thế Quyết định 63/2010/QĐ-TTg và Quyết
định 65/2011/QĐ-TTg.
- Đề án tổ chức sản xuất, chế biến, xuất
khẩu cá ngừ theo chuỗi: Dự kiến Đề án sẽ
được ban hành cuối tháng Quí II/2014.
4
II. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI CÁC CHÍNH
SÁCH, ĐỀ ÁN
1. Chính sách hỗ trợ ngư dân khai
thác ở vùng biển xa
Đến nay, hỗ trợ cho ngư dân
khoảng 1.457 Tỷ đồng (năm 2013:
730.tỷ đồng),
Hỗ trợ máy thông tin liên lạc trên
tàu được 2.724 chiếc
Hỗ trợ xây dựng được 16/20
trạm bờ/20 tỉnh.
2. Chính sách thí điểm hỗ trợ ngư dân
đóng tàu vỏ thép tại Quảng Ngãi
Sau hơn một năm triển khai việc
đóng tàu vỏ sắt theo Quyết định
1787/QĐ-TTg vẫn chưa đóng được
một chiếc tàu nào.
3. Chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn
thất sau thu hoạch đối với nông
sản, thủy sản
Quyết định số 68/QĐ-TTg ngày
14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ
về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn
thất trong nông nghiệp
5
4. Tiển khai Quyết định số 375/QĐ-TTg ngày 1/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ và
Nghị định số 33/2010/NĐ-CP của Chính phủ
Triển khai Nghị định số 33/2010/NĐ-CP: đã có 23/28 tỉnh phân chia song
ranh giới vùng biển ven bờ. Còn Quảng Ninh, Hải Phòng, Thừa Thiên Huế, Quang
Nam, Đà Nẵng.
Triển khai Quyết định số 375/QĐ-TTg
- Đã có 06/28 tỉnh (Nam Định, Bình Định, Bạc Liêu, Cà Mau, Thanh Hóa,
Quang Ninh) đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện đề án.
+ Dự án Hệ thống thông tin quản lý nghề cá trên biển giai đoạn 2:
+ Dự án Nâng cao năng lực dự báo ngư trường và xây dựng bản đồ dự
báo ngư trường khai thác hải sản:
+ Dự án thí điểm xây dựng mô hình chuyển đổi đối với một số nghề khai
thác hải sản xâm hại đến môi trường, nguồn lợi và hệ sinh thái chuyển đổi sinh
kế:
+ Dự án xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu khai thác và bảo vệ nguồn lợi
thủy sản
6
5. Triển khai Quyết định số 346/QĐ-TTg, ngày 15/3/2010 và Quyết định số
1349/QĐ-TTg ngày 09/8/2011của
ảng cá:
- Theo Quyết định số 346/QĐ-TTg, đến năm 2020 (cả nước có 111 cảng cá,
100 bến cá). Đến nay, đã đầu tư xây dựng, nâng cấp và mở rộng được 83 cảng cá,
đáp ứng cho khoảng 82.000 tàu cá cập cảng, lượng hàng thủy sản qua cảng đạt
khoảng 1,6 triệu tấn.
Khu neo đậu tránh trú bão:
- Theo Quyết định số 1349/QĐ-TTg đến năm 2020 cả nước có 131 khu neo đậu
tránh trú bão. Đến nay, đã và đang đầu tư xây dựng là 65 khu neo đậu tránh trú
bão; hoàn thành 41 khu, công bố 31 khu, với sức chứa 20.776 tàu. Ngoài ra còn có
10 khu neo đậu đã hoàn thành đưa vào sử dụng với sức chứa 10.000 tàu hiện đang
thực hiện thủ tục công bố theo quy định. (đạt 36,6% so với quy hoạch).
6. Dự án MOVIMAR (hỗ trợ thiết bị giám sát tàu cá)
Lắp đặt cho 2.320 tàu cá (trong đó có 2178/2320 tàu cá xác định được vị trí).
7
IV. ĐÁNH GIÁ CHUNG
1. Những tồn tại, hạn chế
Sản lượng khai thác thủy sản vụ cá Bắc năm nay tăng so vụ trước,
nhưng năng suất đánh bắt, chất lượng vẫn thấp và giá sản phẩm giảm,
hiệu quả của các nhóm tàu khai thác không cao.
Hệ thống hậu cần dịch vụ yếu, và quá tải
Số lượng tàu cá nhỏ đánh bắt ven bờ quá lớn trên 58.000 tàu cá có
công suất nhỏ hơn 20cv
Chưa công bố được trữ lượng nguồn lợi và khả năng khai thác hải
sản của từng vùng biển.
Chất lượng sản phẩm sau thu hoạch chưa được cải thiện nhiều
Nguồn lợi và môi trường sống của thủy sản, nhất là nguồn lợi cá đáy
vẫn bị suy thoái
8
2. Nguyên nhân
Công tác triển khai quy hoạch phát triển lực lượng tàu cá đánh bắt hải sản chưa được
quan tâm đúng mức, tình trạng tàu cá phát triển vẫn diễn ra một cách tự phát làm mất cân
đối giữa tàu cá với nguồn lợi lợi trên các vùng biển.
Mặt bằng dân trí và của ngư dân.
Nậu vựa vẫn là mắt xích chính chi phối hoạt động nghề cá, các hình thức tín dụng đen
lãi suất cao vẫn tác động mạnh vào hoạt động khai thác. Sự xuất hiện thương lái Trung Quốc
gây lũng đoạn thị trường thủy sản.
Ngư dân rất khó tiếp cận với vốn vay của các ngân hàng thương mại. Mặt khác mức
cho vay thấp, thời gian cho vay ngắn nên rất khó khăn cho đầu tư khai thác hải sản.
Bộ máy quản lý nhà nước về chuyên ngành thủy sản từ Trung ương đến địa phương
không ông định, chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của ngành.
Lãnh đạo một số địa phương chưa thực sự quan tâm đến lĩnh vực khai thác và bảo vệ
nguồn lợi thủy sản. Do vậy, trong quá trình triển khai gặp nhiêu vướng mắc.
Cá ngừ Đông9 sâu
PHẦN THỨ II
KẾ HOẠCH, GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI VỤ CÁ NĂM NĂM 2014
I. CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH VỀ KHAI THÁC THỦY SẢN
TT
2.600
1461
Kế hoạch vụ cá Nam
2014
1.582
1.461
Cá
Tôm
Thuỷ sản khác
1189
83
189
1.189
83
189
Khai thác nội địa
200
121
Cá
Tôm
Thuỷ sản khác
165
10
25
95
9
17
Chỉ tiêu
Sản lượng khai thác
1
2
Khai thác hải sản
Kế hoạch năm 2014
10
II. NHIỆM VỤ TRIỂN KHAI TRONG VỤ CÁ NAM NĂM 2014
1. Điều tra nguồn lợi và nâng cao hiệu quả công tác dự báo ngư trường khai thác
hải sản
- Tổ chức, triển khai việc điều tra nghề cá thương phẩm phục vụ công tác đánh
giá đánh giá lượng sản lượng khai thác của từng vùng biển, từng nghề một cách hợp
lý và bền vững, đánh giá hiệu quả .
- Tiếp tục thực hiện tốt Quyết định số 618/QĐ-TCTS ngày 31/10/2013; Quyết
định số 28/QĐ-TCTS ngày 24/01/2014 về phê duyệt Dự án Điều tra thu thập số liệu
nghề cá phục vụ công tác dự báo ngư trường khai thác hải sản.
2. Tổ chức lại sản xuất theo Quyết định 375/QĐ-TTg và Đề án tái cơ cấu trong
* Triển khai các văn bản
- Rà soát Quyết định số 1445/QĐ-TTg về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát
triển thủy sản đến năm 2020, tầm nhìn 2030 để điều chỉnh lại cơ cấu nghề nghiệp phù
hợp với trữ lượng và khả năng nguồn lợi hải sản của từng vùng biển.
- Tham mưu Bộ có văn bản hướng dẫn các địa phương xây dựng qui hoạch phát
triển về thủy sản tại vùng biển và vùng lộng.
- Rà soát lại tàu thuyền, cơ cấu nghề nghiệp đối với từng nhóm tàu, từng ngư
trường để điều chỉnh cơ cấu hợp lý và bền vững.
- Tiếp tục triển tốt Nghị định số 33/2010/NĐ-CP ngày 31/3/2010 của Chính phủ
về phân chia ranh giới, qui hoạch các vùng biển và tổ chức khai thác hải sản đã được
qui định.
11
* Tổ chức sản xuất theo nhóm nghề
* Đối với vùng biển Vịnh Bắc Bộ:
- Tập chung chỉ đạo phát triển các nghề
chính như lưới: Lưới Vây, Chụp Mực, Rê và
Mành.
- Thời gian khai thác đạt sản lượng cao từ
tháng 5 đến tháng 8.
- Các nghề hạn chế phát triển lưới kéo,
đặc biệt là nghề lưới kéo ven bờ.
* Đối với vùng biển Duyên hải miền Trung:
- Tập chung chỉ đạo phát triển các nghề
chính như lưới: Câu cá ngừ đại dương chuyển
sang lưới chuồn, câu cá, câu mực, Lưới Vây, Rê
và Mành.
- Thời gian khai thác đạt sản lượng cao từ
tháng 4 đến tháng 7.
* Đối với vùng biển Đông Tây Nam Bộ:
Nguồn lợi sản sản không có biến động
nhiều so với vụ cá Bắc, nên việc khai thác vẫn
tập chung chỉ đạo các nghề có thế mạnh như:
Vây, Rê và Kéo khai thác ở vùng biển khơi.
- Thời gian khai thác đạt sản lượng cao từ
tháng 4 đến tháng 9.
12
3. Công tác đảm bảo an toàn cho người và tàu cá
- Triển khai tốt Chỉ thị số 805/CT-BNN-TCTS về tăng cường công tác quản lý tàu cá, đảm
bảo cho người và tàu cá hoạt động khai thác thủy sản.
- Tiếp tục triển khai tốt Chỉ thị số 689/CT-TTG và Công điện số 1329/CĐ-TTG về một số giải
pháp ngăn chặn, giảm thiểu tình trạng tàu cá, ngư dân Việt Nam bị nước ngoài bắt giữ, xử lý.
- Phối hợp với Bộ đội Biên phòng, chính quyền các địa phương tăng cường công tác
quản lý tàu cá, kiểm tra an toàn cho tàu cá, đảm bảo các tàu cá đủ điều kiện an toàn
mới được phép ra khơi khai thác hải sản.
- Nắm chắc số lượng tàu thuyền trên các ngư trường, theo dõi và cập nhật tình
hình thời tiết đặc biệt khi có thời tiết xấu (bão, áp thấp nhiệt đới), kêu gọi các tàu về bờ
và tìm nơi neo đậu, tránh trú bão an toàn..
4. Công tác bảo quản giảm tổn thất sau thu hoạch trên tàu cá
- Tập trung triển khai thực hiện Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ
nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch trong nông nghiệp.
- Ban hành các định mức kinh tế kỹ thuật và danh mục máy móc thiết bị quy trình công
nghệ được hỗ trợ để ngư dân được hưởng chính sách hỗ trợ.
- Xây dựng mô hình liên kết giữa nhà chế biến xuất khẩu với ngư dân khai thác, dịch vụ
thủy sản
- Đẩy mạnh công tác khuyến ngư trong bảo quản sản phẩm, giảm tổn thất sau thu hoạch
trong khai thác hải sản.
13
5. Công tác xây dựng văn bản qui phạm pháp luật
- Sớm hoàn thiện Thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện một số chính sách khuyến khích, hỗ trợ ngư
dân tham gia khai thác, nuôi trồng hải sản trên các vùng biển xa.
- Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 28/2011/TT-BNNPTNT ngày 15/4/2011về Quy định việc chứng nhận, xác
nhận thủy sản khai thác xuất khẩu vào thị trường Châu Âu trình Bộ trưởng ký ban hành.
- Rá soát Nghị định 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 về thực hiện chính sách tín dụng phục vụ phát triển
nông nghiệp, nông thôn và Thông tư số 14/2010/TT-NHNN ngày 14/6/2010 của Ngân hàng Nhà nước hướng
dẫn chi tiết thực hiện Nghị định số 41/2010/NĐ-CP. Đồng thời phối hợp với Bộ Tài Chính, Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam đề xuất chính sách hỗ trợ tín dụng cho ngư dân khai thác xa bờ được vay vốn ngắn hạn, trung hạn và
dài hạn; đề xuất cụ thể điều kiên cho vay, mức vay, thời gian vay, cơ chế cho vay và xử lý rủi ro…
- Rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật trong lĩnh vực khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản
để phù hợp với thực tế sản xuất hiện nay.
6. Hợp tác quốc tế trong khai thác hản sản
- Tăng cường hợp tác, trao đổi với các nước và các tổ chức nghề cá trong khu vực: In-đô-nêxia, SEAFDEC, WCPFC… Hợp tác, phối hợp với Ủy ban Châu Âu để thực hiện tốt hơn việc chứng
nhận, xác nhận thủy sản khai thác xuất khẩu vào thị trường EU.
- Mở rộng hợp tác quốc tế, chuyển giao công nghệ trong khai thác thủy sản như: Phối hợp
thực hiện chuyển giao công nghệ khai thác cá ngừ bằng tàu lưới vây đuôi; Công nghệ Khai thác bảo
quản cá ngừ đại dương theo phương pháp của Nhật Bản.
•
III. KIẾN NGHỊ
- Đề nghị Chính phủ sớm ban hành Đề án thí điểm tổ chức khai thác, thu
mua, chế biến và tiêu thu cá ngừ theo chuỗi giá trị sản phẩm.
- Bộ phối hợp các bộ ngành có liên quan trình Thủ tướng chính sách:
+ Hỗ trợ ngư dân tổ chức sản xuất theo mô hình tổ đội liên kết sản xuất trên
biển, mô hình liên kết khai thác và dịch vụ hậu cần thu mua trên biển
+ Phát triển tàu vỏ thép, vật liệu phục vụ hoạt động khai thác hải sản xa bờ.
+ Hỗ trợ tín dụng cho ngư dân khai thác xa bờ được vay vốn ngắn hạn, trung
hạn và dài hạn; đề xuất cụ thể điều kiên cho vay, mức vay, thời gian vay, cơ chế
cho vay và xử lý rủi ro…
- Bộ chỉ đạo các địa phương thực hiện tốt Quyết định số 68/2013/QĐ-TTG
ngày 14/11/2013. Đồng thời kiến nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sớm có văn
bản hướng dẫn thực hiện Quyết định.
15
Xin cảm ơn sự quan tâm theo dõi!
16