Presentation_Dinh_Van_AnVIE - Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh

Download Report

Transcript Presentation_Dinh_Van_AnVIE - Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh

ĐỔI MỚI MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG
VÀ CƠ CẤU KINH TẾ
Tiến sỹ Đinh Văn Ân
Nội dung bài trình bày

Giới thiệu

Đổi mới mô hình tăng trưởng

Đổi mới cơ cấu kinh tế

Định hướng chính sách, biện pháp chủ yếu
Giới thiệu

Tái cấu trúc thể chế tài chính toàn cầu và tái cấu trúc kinh
tế trong bối cảnh khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh
tế toàn cầu


cân bằng hơn giữa kinh tế ảo với kinh tế thực, giữa tiết kiệm và
tiêu dùng, giữa xuất khẩu và nhập khẩu, giữa nội nhu và ngoại
nhu, giữa vai trò của thị trường và nhà nước; phát triển bền
vững; tăng cường an ninh, an toàn của hệ thống tài chính…
Sau hơn 20 năm đổi mới, mô hình tăng trưởng và cơ cấu
kinh tế nước ta góp phần vào các thành tựu to lớn, quan
trọng, song cũng bộc lộ những khiếm khuyết cần sớm
khắc phục. Hơn nữa, bối cảnh quốc tế, trong nước đã có
nhiều thay đổi, đòi hỏi phải có sự đổi mới phù hợp.
Đổi mới mô hình tăng trưởng

Là đổi mới tầm nhìn chiến lược, dài hạn trong nhiều năm
về cách thức đạt được sự tăng trưởng nhanh và bền vững:

Xét về cung: cách thức huy động và sử dụng các nguồn lực cho
tăng trưởng, bao gồm các yếu tố vốn bằng tiền, tài nguyên thiên
nhiên, khoa học - công nghệ,… và yếu tố lao động;

Xét về cầu: cách thức mở rộng, phát triển bền vững nhu cầu thị
trường, bao gồm cầu về đầu tư, tiêu dùng, cầu của thị trường
trong nước và thị trường nước ngoài;

Xét về động lực: cách thức vận dụng cơ chế thị trường, lợi ích
kinh tế giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa Nhà nước - Thị
trường – DN và Nhà nước - Thị trường - Người lao động.
Đổi mới mô hình tăng trưởng (2)


Mục tiêu: Mở rộng, giữ vững được thị trường, nhất là thị trường
trong nước; phát huy, sử dụng nhiều và hiệu quả hơn các nguồn lực
và động lực cho tăng trưởng nhanh và bền vững trên cơ sở hoàn
thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, tích cực, chủ
động hội nhập quốc tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh
tranh của nền kinh tế, DN và sản phẩm.
Mục tiêu cụ thể đến năm 2020:





Năng lực cạnh tranh quốc gia xếp hạng trung bình khá của thế giới (mức
45-50);
Tỷ trọng GTGT trong tổng sản lượng nền kinh tế >=50%;
Tỷ trọng GTGT trong giá trị sản lượng công nghiệp chế tác khoảng 40%;
Đóng góp của yếu tố năng suất tổng hợp vào tăng trưởng >= 35%;
Hiệu quả đầu tư (ICOR) không kém hơn các nước ASEAN.
Đổi mới mô hình tăng trưởng (3)

Yêu cầu: Mô hình tăng trưởng mới phải phù hợp với xu thế
phát triển kinh tế thế giới và tiềm năng, thế mạnh của đất
nước, phát huy được các ưu điểm, khắc phục được những
khiếm khuyết hiện nay:

Tăng trưởng nhanh, nhưng dưới mức tiềm năng, không ổn định;
chất lượng, hiệu quả thấp; Tốc độ giảm nghèo có xu hướng chậm
lại; Gia tăng bất bình đẳng về phân phối thu nhập mặc dù xu hướng
tăng chậm lại; Chưa thực hiện tốt bảo vệ môi trường và thúc đẩy
tiến bộ xã hội;…
Đổi mới mô hình tăng trưởng (4)

Định hướng đổi mới:

Phát triển hài hoà giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mở rộng quy
mô vừa chú trọng năng suất, chất lượng, hiệu quả; đổi mới cả về
định hướng thị trường, động lực lẫn phương thức huy động và sử
dụng các nguồn lực cho phát triển. Phát huy vai trò quyết định của
nội lực, đồng thời tranh thủ ngoại lực, chủ động, tích cực hội nhập
quốc tế.

Nhà nước, doanh nghiệp vừa là chủ thể, động lực chính, vừa là
đối tượng, mục tiêu đổi mới mô hình tăng trưởng.

Thị trường và lợi ích kinh tế hài hoà giữa Nhà nước - Doanh
nghiệp - Người lao động là định hướng và động lực chủ yếu cho
tăng trưởng
Đổi mới cơ cấu kinh tế

Mục tiêu: Đổi mới mạnh mẽ, toàn diện cơ cấu ngành, cơ cấu
vùng, cơ cấu thành phần kinh tế và các cơ cấu có liên quan
khác của nền kinh tế để luôn giữ vững và nâng cao chất lượng
ổn định kinh tế vĩ mô, xã hội và môi trường.

Yêu cầu: khắc phục những hạn chế, yếu kém chủ yếu của cơ
cấu kinh tế hiện nay như: Chưa phát huy và sử dụng có hiệu
quả các nguồn lực; chưa góp phần tích cực vào bảo đảm các
cân đối lớn của nền kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô; không
gian kinh tế bị chia cắt theo địa giới hành chính cấp tỉnh; tăng
trưởng dựa chủ yếu vào khai thác, sử dụng tài nguyên thô, lao
động giá rẻ; …
Đổi mới cơ cấu kinh tế (2)

Đổi mới nhận thức và tư duy kinh tế


Tuân thủ nguyên tắc hệ thống, cân đối hài hoà, liên ngành, liên
vùng, liên khu vực và nội ngành, nội vùng, nội khu vực trong
mối tương quan “ lượng đổi - chất đổi” và ngược lại.
Đổi mới, quán triệt tư duy kinh tế thị trường, chủ động, tích cực
hội nhập quốc tế, chấp nhận cạnh tranh, phát huy lợi thế trong
huy động và sử dụng các nguồn lực cho đầu tư phát triển. Nhu
cầu thị trường, cơ chế thị trường và hiệu quả, lợi ích là căn cứ,
phương thức và động lực chính quyết định việc phân bổ các
nguồn lực cho phát triển. Sự quản lý, điều tiết của Nhà nước
luôn rất cần thiết, nhưng phải được thực hiện trên cơ sở tôn
trọng, vận dụng đầy đủ, đúng đắn các quy luật, nguyên tắc của
kinh tế thị trường và cơ chế thị trường.
Đổi mới cơ cấu kinh tế (3)


Năm điểm mạnh
 (1) Chính trị ổn định; xã hội an toàn; sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, quản
lý, điều hành có hiệu lực, hiệu quả của Nhà nước;
 (2) Nhu cầu về đầu tư và tiêu dùng đang tăng nhanh;
 (3) Lao động ở thời kỳ dân số vàng, có khát khao làm giàu, trẻ và tiếp thu
nhanh;
 (4) Tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú, một số có trữ lượng lớn; cơ
sở vật chất tích luỹ khá;
 (5) Có địa kinh tế thuận lợi, ở khu vực phát triển năng động nhất hiện nay.
Ba “nút cổ chai”
 (1) Chất lượng nguồn nhân lực còn thấp so với thế giới và yêu cầu;
 (2) Hạ tầng kinh tế, xã hội yếu kém; nguy cơ từ biến đổi khí hậu và môi
trường;
 (3)Thể chế kinh tế chưa hoàn thiện, còn nhiều bất cập; thị trường, đặc biệt
là thị trường yếu tố sản xuất đang trong quá trình hình thành, còn nhiều bất
cập; tham nhũng, lãng phí đang là vấn đề nhức nhối.
Đổi mới cơ cấu kinh tế (3):

Đổi mới cơ cấu ngành





Chuyển dịch trên cơ sở lợi thế so sánh kết hợp với lợi thế cạnh tranh; từ dựa
chủ yếu vào khai thác tài nguyên thô và gia công từng bước sang phát triển
các ngành chế biến, chế tác có GTGT cao.
Có sự hợp tác chặt chẽ giữa Nhà nước, DN, các cơ quan nghiên cứu và hiệp
hội; cần cả những chính sách chung và chính sách phát triển riêng cho các
ngành hàng và sản phẩm.
Ngành công nghiệp: giảm tỷ trọng ngành gia công chế biến đầu vào nhập
khẩu, đòi hỏi lớn về cơ sở hạ tầng mà GTGT thấp; tăng tỷ trọng công nghiệp
chế tác và phụ trợ, XK và thay thế NK, phục vụ nông nghiệp và dịch vụ.
Ngành nông nghiệp: phát triển các ngành nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp
sạch; kết hợp với du lịch sinh thái và phát triển nghề truyền thống phục vụ du
lịch thân thiện với môi trường. Tập trung ưu tiên phát triển nông nghiệp công
nghệ cao, quy mô lớn, chất lượng cao đối với một số sản phẩm có lợi thế.
Ngành dịch vụ: phát triển có lựa chọn nhằm tạo ra nhiều sản phẩm có GTGT
cao, nhưng không đòi hỏi nhiều vốn đầu tư và hạ tầng kỹ thuật qui mô lớn.
Ưu tiên phát triển các dịch vụ phục vụ phát triển kinh tế thực. Kiểm soát chặt
các dịch vụ liên quan đến kinh tế ảo, ngăn chặn nguy cơ “ bong bóng” kinh tế.
Đổi mới cơ cấu kinh tế (4)

Đổi mới cơ cấu vùng



Phát huy tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, tiểu vùng. Tập trung phát
triển 3 vùng động lực phát triển và sáu vùng kinh tế hiện có. Ba vùng động
lực phát triển đi đầu trong điều chỉnh cơ cấu ngành nhằm nâng cao chất
lượng tăng trưởng, năng lực cạnh tranh của cả nước.
Điều tiết hợp lý ngân sách cho các vùng có điều kiện khó khăn, nông
nghiệp, nông thôn, vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới, dân tộc.
Đổi mới cơ cấu thành phần kinh tế



Khuyến khích, tạo thuận lợi cho tất cả các TPKT phát triển bình đẳng, lâu
dài trong các ngành, nghề pháp luật không cấm. Tạo thuận lợi cho DN, các
loại hình tổ chức SX-KD thuộc mọi TPKT nâng cao năng lực cạnh tranh.
Phát triển DNNN trong những ngành, lĩnh vực quan trọng then chốt.
Đổi mới chính sách, biện pháp thu hút đầu tư nước ngoài. Sử dụng FDI như
là một công cụ hữu hiệu để thực hiện nâng cao chất lượng tăng trưởng và
năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
Đổi mới cơ cấu kinh tế (5)

Đổi mới cơ cấu lao động và công nghệ




Tăng số lượng và tỷ lệ lao động được đào tạo, đặc biệt là lao động có
trình độ, chất lượng cao. Tạo thuận lợi cho quá trình chuyển dịch lao
động từ nông nghiệp, nông thôn ra thành thị, sang lĩnh vực CN và DV.
Nâng cao năng lực công nghệ nội sinh của nền kinh tế, các ngành kinh
tế kỹ thuật và DN. Chú trọng hợp tác quốc tế và nhập công nghệ tiên
tiến, nhất là từ các đối tác chiến lược.
Ứng dụng các loại công nghệ thích hợp. Phát triển mạnh mẽ các công
nghệ sử dụng nhiều lao động.
Đổi mới cơ cấu thị trường


Phát triển sâu rộng, cân đối và bền vững thị trường trong nước và nước
ngoài.
Chủ động, tích cực tham gia các mạng sản xuất và chuỗi giá trị kinh
doanh khu vực và toàn cầu; chú trọng hợp tác, liên kết kinh tế với các
trung tâm kinh tế lớn của thế giới
Định hướng chính sách, biện pháp chủ yếu

Về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách đầu tư phát
triển



Nâng cao chất lượng công tác thông tin, phân tích và dự báo kinh tế xã hội và khoa học - công nghệ trên cơ sở đổi mới, nâng cao năng lực
các tổ chức và cán bộ. Hoàn thiện pháp luật về thống kê và thông tin
kinh tế, xã hội, khoa học, công nghệ.
Đổi mới, nâng cao năng lực và cơ chế hoạt động của các tổ chức
thẩm định, phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đầu tư các cấp.
Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu, xây dựng chiến
lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách đầu tư tổng thể của cả nước
và các vùng kinh tế; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách
đầu tư ngành và sản phẩm quan trọng; chiến lược, quy hoạch, kế
hoạch và chính sách đầu tư của các tỉnh, thành phố trực thuộc TW.
Định hướng chính sách, biện pháp chủ yếu (2)

Rà soát, chấn chỉnh công tác phân công, phân cấp QLNN về đầu tư
theo hướng: Phải phù hợp với chiến lược, quy hoạch được duyệt; có
đội ngũ cán bộ đủ năng lực; phân cấp phải gắn liền với tăng cường
hướng dẫn, hỗ trợ, giám sát và kiểm tra của các bộ, ngành TW.

Đổi mới về tổ chức và cán bộ, nâng cao năng lực của Bộ KH&ĐT để
thực sự là bộ tổng tham mưu của Chính phủ trong việc nghiên cứu
xây dựng, phê duyệt và giám sát việc thực hiện các chiến lược, quy
hoạch, kế hoạch về đầu tư và chính sách thu hút đầu tư.
Định hướng chính sách, biện pháp chủ yếu (3)


Về thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN
 Đẩy mạnh đồng bộ cải cách luật pháp, cải cách tư pháp và
cải cách hành chính; hoàn thiện đồng bộ hệ thống luật pháp,
chính sách, bộ máy tổ chức, cán bộ, sự phân công, phân cấp
quản lý nhà nước về kinh tế và quy trình, thủ tục thực thi.
Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
 Tập trung đầu tư sớm hoàn thành các dự án kết cấu hạ tầng
trọng điểm;
 Phát huy và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực trong nước
và nước ngoài, Nhà nước và xã hội, vào phát triển kết cấu hạ
tầng kinh tế, xã hội.
Định hướng chính sách, biện pháp chủ yếu (4)


Về đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực
 Có cơ chế, chính sách để người lao động phát huy sở trường.
 Áp dụng rộng rãi, công khai, nghiêm túc chế độ thi tuyển, cạnh tranh và
hợp đồng lao động, với những tiêu chuẩn, yêu cầu và điều kiện cụ thể, rõ
ràng về chuyên môn, nghiệp vụ.
 Rà soát, sắp xếp bố trí lại đội ngũ cán bộ, công chức theo đúng chuyên
môn được đào tạo. Hàng năm tiến hành việc bổ túc, đào tạo lại theo các
chương trình ngắn hạn theo yêu cầu công việc.
 Khuyến khích các DN, các TPKT tham gia phát triển nguồn nhân lực.
Về cải cách DNNN
 “Công ty hoá”; chuyển Cty CP, Cty TNHH hoạt động theo quy định của
Luật DN, được tổ chức, quản lý theo mô hình quản trị hiện đại, tiên tiến.
Sớm khắc phục tình trạng thiếu rõ ràng minh bạch trong hạch toán kinh
doanh của DNNN.
 Đổi mới nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện quyền chủ sở hữu nhà
nước đối với DNNN và vốn, tài sản nhà nước đầu tư tại DN.
Định hướng chính sách, biện pháp chủ yếu (5)

Về đầu tư nước ngoài: Xây dựng, điều chỉnh chính sách thu hút FDI trên nguyên tắc
tiếp cận tổng thể quốc gia để tạo tín hiệu chung dẫn dắt FDI theo hướng:
 Yêu cầu bắt buộc về chất lượng và bảo vệ môi trường; ưu tiên các dự án có cam
kết tiến hành hoạt động R&D, đào tạo kỹ năng cho người lao động và bảo vệ môi
trường sinh thái;
 Ưu tiên, ưu đãi thu hút Cty đa quốc gia, nhất là Cty đa quốc gia có kế hoạch liên
kết với các DN trong nước về tiêu thụ, cung ứng sản phẩm để hình thành các cụm
công nghiệp - dịch vụ, tạo cơ sở cho hình thành chuỗi giá trị.
 Hướng đầu tư nước ngoài vào các ngành, sản phẩm công nghệ cao, GTGT cao,
thúc đẩy chuyển giao công nghệ dưới các hình thức thích hợp.
 Đơn giản hóa thủ tục đầu tư, đồng thời tăng cường năng lực, hiệu lực công tác hậu
kiểm đối với các dự án FDI.
 Điều chỉnh chính sách và có các biện pháp phù hợp với cam kết quốc tế đối với
đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, kinh doanh bất động sản.
 Ban hành chính sách, biện pháp phù hợp đối với vốn đầu tư gián tiếp (F.I.I) để vừa
huy động được vốn cho phát triển, vừa giữ vững được an ninh kinh tế.
Định hướng chính sách, biện pháp chủ yếu (6)


Về phát triển kinh tế các vùng hiện có
 Rà soát, đánh giá đồng bộ các quy hoạch và cơ chế, chính sách phát triển
vùng và các địa phương trong vùng để có kế hoạch điều chỉnh phù hợp;
 Tăng cường phối hợp và hợp tác giữa các địa phương trong vùng một
cách có hiệu quả với các hình thức thích hợp;
 Đổi mới quản lý Nhà nước về phát triển kinh tế vùng, nhất là các vùng
động lực phát triển, vốn rất cần có cơ chế phù hợp, mở cửa với thế giới,
khu vực.
Về phát triển các mô hình kinh tế đặc biệt, tạo đột phá, lan toả
 Điều chỉnh quy hoạch tổng thể và cụ thể các KCN, KCX, KCNC,
KKT…theo hướng hình thành các KCN liên hoàn;
 Xây dựng mô hình HTX kiểu mới, nông thôn mới; thúc đẩy và tạo điều
kiện thuận lợi tập trung và tích tụ SX nông nghiệp, áp dụng phương thức
SX công nghiệp trong tổ chức sản xuất nông, lâm ngư nghiệp; …
 Đối với các mô hình kinh tế đặc thù cần phải có thể chế, cơ chế, chính
sách đặc biệt, phù hợp với thực tế đất nước và thông lệ quốc tế.
Định hướng chính sách, biện pháp chủ yếu (6)

Về ổn định kinh tế vĩ mô
 Để đổi mới thành công mô hình tăng trưởng và cơ cấu kinh
tế, TTCP trực tiếp chỉ đạo Bộ KH&ĐT, BTC, NHNN đổi
mới đồng bộ chính sách tiền tệ, tài khóa và đầu tư công, phát
triển bền vững thị trường tài chính, giữ vững lòng tin của thị
trường và xã hội đối với ổn định kinh tế vĩ mô;

Phấn đầu từ năm 2015, lạm phát <= 5%/năm; bội chi ngân
sách hàng năm không quá 3% GDP; thâm hụt cán cân vãng
lai 5% GDP; chỉ nới rộng chính sách tài khoá và tiền tệ khi
có yêu cầu gia tăng tổng cầu nội địa để bù đắp thiếu hụt do
giảm cầu ở thị trường khu vực và quốc tế.
XIN CẢM ƠN!