tải về tại đây - trường thpt vũng tàu

Download Report

Transcript tải về tại đây - trường thpt vũng tàu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH
1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH
CHƯƠNG TRÌNH TƯ
VẤN HƯỚNG NGHIỆP
NĂM 2012
2
NỘI DUNG
Chủ đề 1
+ Hướng nghiệp
+ Giới thiệu các ngành nghề trong xã hội
Chủ đề 2
+ Tư vấn chọn nghề
+ Tư vấn chọn trường
Chủ đề 3
+ Tìm hiểu về hệ thống đào tạo cao đẳng, đại học
+ Tìm hiểu về hệ thống đào tạo liên thông
Chủ đề 4
+ Tìm hiểu về hệ thống đào tạo trung cấp chuyên nghiệp
+ Tìm hiểu về hệ thống đào tạo trung cấp nghề
Chủ đề 5
+ Những điều cần biết khi đăng ký dự thi Cao đẳng, Đại học
+ Hướng dẫn làm hồ sơ đăng ký dự thi, đăng ký xét tuyển
Giới thiệu trường Đại học Nguyễn Tất Thành
3
4
1. HƯỚNG NGHIỆP (1)
 Hướng nghiệp là quá trình hoạt động tích cực, tự
giác của học sinh dưới sự hướng dẫn của nhà
trường, của gia đình cùng sự hỗ trợ của các tổ
chức xã hội để giúp học sinh tìm hiểu về thế giới
nghề nghiệp và chọn được ngành nghề phù hợp
trong tương lai
5
1. HƯỚNG NGHIỆP (2)
Làm thế nào để “tự” hướng nghiệp?
 Phải phù hợp với sở thích, sở trường, sức khoẻ
 Phải đáp ứng được nhu cầu nhân lực của xã hội:
không cần phải nghề nghiệp cao sang nhưng nên
là những nghề cần thiết (lâu dài) trong xã hội
 Phải thích nghi hoàn cảnh kinh tế gia đình
6
1. HƯỚNG NGHIỆP (3)
Tại sao phải hướng nghiệp?
 Là nhu cầu cấp thiết đối với học sinh, các bạn hiện
nay còn rất mơ hồ về hướng nghiệp. Hầu hết học sinh
không tự đánh giá được năng lực của mình, không
biết rõ mình thích môn gì, nghề gì, câu hỏi học trường
nào, làm nghề gì thường là câu hỏi khó giải đáp nhất.
 Cho đến nay nhà trường, gia đình và xã hội chưa thực
sự quan tâm đến vấn đề hướng nghiệp cho con em
mình
7
1. HƯỚNG NGHIỆP (4)
Tại sao phải hướng nghiệp?
 Chọn nghề, quyết định đường đời là một việc làm không hề đơn
giản vì hệ thống ngành nghề trong xã hội rất phong phú, mỗi ngành
nghề đều có những yêu cầu, đặc điểm riêng.
 Thực tế:
 Chọn theo cảm tính
 Chọn ngành nào cho dễ thi đậu
 Chọn ngành nào cho “oai”
 Chọn ngành theo phong trào
 Thực tế không ít học sinh đỗ đại học, khi nhập học mới biết
mình không phù hợp với ngành này. Điều này dẫn đến lãng phí
thời gian và chất xám của xã hội
8
1. HƯỚNG NGHIỆP (5)
Sai một li … đi ngàn dặm
Có thái độ đúng khi chọn nghề
 Sự nghiệp là mục tiêu cuộc đời của mỗi
người
 Cần phải cân nhắc, suy nghĩ kỹ rằng mình
cần gì? thích học gì? Mình hiểu về ngành
nghề đó như thế nào? … trước khi đặt ra
lịch trình thực hiện nó
9
1. HƯỚNG NGHIỆP (6)
Sai một li … đi ngàn dặm
Hoạch định nghề nghiệp phù hợp với bản thân
 Căn cứ vào quá trình học tập, yếu tố ảnh hưởng đến
bạn, mặt mạnh mặt yếu để từ đó sắp xếp những
chuyên ngành theo năng khiếu từ cao đến thấp
 Thông tin từ gia đình, nhà trường, xã hội,.. những
yêu cầu phát triển của đất nước, đòi hỏi của thị
trường lao động… để xem ngành nào xã hội đang
cần, rồi đối chiếu với sở thích, thế mạnh của mình
để đưa ra quyết định cuối cùng
10
1. HƯỚNG NGHIỆP (7)
Sai một li …. đi ngàn dặm
Lựa chọn nghề thích hợp
 Xác định mục tiêu ngay từ đầu và tìm
hiểu qua các kênh truyền thông, sách báo,
cha mẹ … để có quyết định hợp lý, sáng
suốt cho nghề nghiệp của mình
11
1. HƯỚNG NGHIỆP (8)
Những yếu tố ảnh hưởng đến việc định hướng
nghề nghiệp (9 yếu tố)
1. Bản thân
 Không ai hiểu rõ bản thân hơn chính bạn
 Xem xét bạn có những gì có phù hợp với nghề mình chọn hay
không?
2. Sức khoẻ
 Biết tự lượng sức mình
 Nghề mình chọn có phù hợp với sức khoẻ của mình không?
3. Năng lực
 IQ, EQ giúp xác định được năng lực và khả năng
 Xem mình hợp với công việc gì, khả năng của mình được thể
hiện tốt nhất khi nào?
12
1. HƯỚNG NGHIỆP (9)
Những yếu tố ảnh hưởng đến việc định hướng
nghề nghiệp (9 yếu tố)
4. Tố
chất
 Nhẫn nại, kiềm chế, trung thực, bảo mật, gan dạ,
dũng cảm, cẩn thận,…..
 Phải biết mình là người có tính cách như thế nào để
hướng đến nghề nghiệp phù hợp
5. Thiên hướng, năng khiếu
6. Ngoại hình
7. Gia đình
 Điều kiện kinh tế
 Truyền thống
13
1. HƯỚNG NGHIỆP (10)
Những yếu tố ảnh hưởng đến việc định hướng
nghề nghiệp (9 yếu tố)
8. Bạn bè
 Thích chứng tỏ mình
 “A dua” theo bạn bè
9. Xã hội
 Ngành nghề nào đang “hot”, đang hái ra tiền, ngành nào ra
trường không đảm bảo thất nghiệp
 Quan điểm chọn trường: ngành nghề mang tính kinh tế cao:
quản trị kinh doanh, du lịch, tài chính ngân hàng, CNTT, PR,
event, chuyên viên quảng cáo…
14
2. CÁC NGÀNH NGHỀ TRONG XÃ HỘI (1)
Khối khoa học tự nhiên










Y tế, sức khoẻ
Toán học
Vật lý
Hoá học
Sinh học
Khoa học môi trường
Mỏ - Địa chất - Tài nguyên
Khí tượng thuỷ văn, Hải dương học
Địa lý
Các ngành khoa học tự nhiên khác
15
2. CÁC NGÀNH NGHỀ TRONG XÃ HỘI (2)
 Khối ngành kỹ thuật công nghệ
 Điện
 Công nghệ cơ khí
 Điện tử viễn thông
 Điện lạnh
 Công nghệ thông tin
 Công nghiệp
 Công nghệ tự động
 Nông nghiệp
 Giao thông vận tải
 Lâm nghiệp
 Thuỷ lợi
 Thuỷ sản
 Xây dựng
 Công nghệ thực phẩm
 Kiến trúc
 Các ngành kỹ thuật
công nghệ khác
 Khoa học vật liệu
16
2. CÁC NGÀNH NGHỀ TRONG XÃ HỘI (3)
 Khối khoa học xã hội
 Chính trị - Triết học
 Lịch sử
 Tâm lý học
 Quốc tế học - Quan hệ quốc tế
 Các ngành khoa học xã hội khác
17
2. CÁC NGÀNH NGHỀ TRONG XÃ HỘI (4)
 Khối ngành xã hội
 Công tác xã hội
 Giáo dục và đào tạo
 Thông tin - truyền thông
 Văn hoá
 An ninh
 Quốc phòng
 Luật
 Các ngành xã hội khác
18
2. CÁC NGÀNH NGHỀ TRONG XÃ HỘI (5)
 Khối ngành kinh tế - Quản lý
 Kinh tế - Quản lý
 Tài chính - Ngân hàng
 Kế toán - Kiểm toán
 Quản trị - Quản trị kinh doanh
 Marketing
 Các ngành kinh tế khác
19
2. CÁC NGÀNH NGHỀ TRONG XÃ HỘI (6)
 Khối ngành nghệ thuật
 Nghệ thuật biểu diễn
 Nghệ thuật sáng tạo
 Các ngành nghệ thuật khác
 Khối ngành nghề khác
 Hành chính, văn phòng
 Ngoại ngữ (biên dịch, phiên dịch,…)
 Du lịch, khách sạn, nhà hàng
 Thể dục thể thao
20
2. CÁC NGÀNH NGHỀ TRONG XÃ HỘI (7)
Hệ trung cấp, nghề/thợ
 Các ngành hệ trung cấp
 Các nghề thợ
 Thủ công, mỹ nghệ
 Các nghề truyền thống, làng nghề
 Các ngành nghề khác
21
2. CÁC NGÀNH NGHỀ TRONG XÃ HỘI (8)
Những ngành học của tương lai
 Theo số liệu thống kê của Bộ GD&ĐT, đóng tàu, nông
lâm, thuỷ sản, bảo hiểm, cơ khí,… là những ngành
nghề còn “khát” nhân lực.
 Theo Viện Khoa học lao động và xã hội, trong tương
lai, những ngành dịch vụ sẽ tiếp tục phát triển và phát
triển nhanh như: dịch vụ bán lẻ, dịch vụ về tài chính,
bảo hiểm, địa ốc,…
 Những ngành có lợi thế của Việt Nam: điện tử, cơ khí
lắp ráp, cơ khí sửa chữa, vận hành, … cũng sẽ tiếp tục
phát triển.
22
2. CÁC NGÀNH NGHỀ TRONG XÃ HỘI (9)
Các ngành nghề phát triển mạnh tại Việt Nam







Marketing
Quản lý và đầu tư tài chính
Tư vấn luật và nhân sự
Quản lý trong ngành y tế
Công nghệ thông tin
Thiết kế thời trang
Ứng dụng đồ hoạ
23
24
1. CHỌN NGÀNH NGHỀ (1)
Chọn lầm nghề
 Chọn lầm nghề là chọn nghề không tương thích, về căn
bản, không hợp với tích cách và năng lực của chúng ta
 Nguyên nhân




Cảm tính, “nổi hứng” nhất thời
Chạy theo phong trào
Mất phương hướng
Không độc lập việc quyết định chọn nghề, dựa vào ý kiến của
người khác
 Sức ép từ phía gia đình
25
1. CHỌN NGÀNH NGHỀ (2)
Chọn đúng nghề
 Chọn đúng nghề là chọn một nghề tương thích với
mình
 Nghề mình thích
 Mình tương hợp với yêu cầu của nghề: phẩm chất và
năng lực
 Làm sao để biết mình có tương hợp với nghề hay
không?
 Trải nghiệm thực tế
 Trắc nghiệm khách quan
26
1. CHỌN NGÀNH NGHỀ (3)
Trắc nghiệm hướng nghiệp
 Chẩn đoán và phát hiện những đặc điểm, tư chất của cá
nhân đối với nghề nghiệp
 Là cơ sở khoa học để tư vấn hướng nghiệp
 Các hình thức:





IQ: chỉ số thông minh
EQ: chỉ số cảm xúc
AQ: chỉ số vượt khó
CQ: chỉ số sáng tạo
….
27
1. CHỌN NGÀNH NGHỀ (4)
Trắc nghiệm hướng nghiệp
 Trang web trắc nghiệm hướng nghiệp
 www.tuvanhuongnghiep.vn
 http://aad.vnuhcm.edu.vn/huongnghiep
28
1. CHỌN NGÀNH NGHỀ (5)
 Ba câu hỏi đặt ra trước khi chọn nghề:
1. Tôi thích nghề gì?
(sở thích)
2. Tôi làm được nghề gì?
(sở trường, tính cách, năng lực, năng
khiếu, thái độ, sức khoẻ,…)
3. Tôi cần làm nghề gì?
(nhu cầu xã hội)
29
1. CHỌN NGÀNH NGHỀ (6)
 Không nên:
 Chọn theo phong trào
 Chọn do bị tác động bởi bạn bè, người thân
 chọn lầm nghề
 học chán nản, học đối phó, kết quả học tập
không tốt
30
1. CHỌN NGÀNH NGHỀ (7)
Trắc nghiệm sở thích theo phân loại của TS. Hollan
Để xác định sở thích nghề nghiệp nổi trội, mời bạn làm theo các
bước sau:
 Bước 1: thử làm bài test. Ở mỗi nhóm sở thích nghề nghiệp (F, I,
A, S, E, C) đều có 12 nội dung, nội dung nào đúng với mình thì
đánh vào cột chọn của nhóm sở thích tương ứng
 Bước 2: đếm xem có bao nhiêu “nội dung” mà bạn đã chọn cho
từng nhóm sở thích
 Bước 3: xác định nhóm sở thích nghề nghiệp nào có số nội dung
mà bạn chọn cao nhất. Ứng với mỗi nhóm sở thích sẽ có một số
ngành nghề tương ứng.
 Bước 4: trả lời bảng trắc nghiệm sở thích
31
1. CHỌN NGÀNH NGHỀ (8)
Trắc nghiệm sở thích theo phân loại của TS. Hollan
1. Nhóm R (Realistic): là người có khả năng về kỹ
thuật, công nghệ, hệ thống; thích làm việc với đồ vật,
máy móc, động, thực vật hoặc làm các công việc
ngoài trời.
 Ngành nghề phù hợp: các ngành về kiến trúc, an
toàn lao động, xây dựng, thuỷ sản, kỹ thuật, máy tàu
thuỷ, lái xe, huấn luyện viên, nông - lâm nghiệp, cơ
khí (chế tạo máy, luyện kim, tự động...), điện - điện
tử, địa lý - địa chất (đo đạc, vẽ bản đồ địa chính),
dầu khí, hải dương học,...
32
1. CHỌN NGÀNH NGHỀ (9)
Trắc nghiệm sở thích theo phân loại của TS. Hollan
2. Nhóm I (Investigative): là người có khả năng về
quan sát, học hỏi, khám phá, phân tích đánh giá
và giải quyết các vấn đề.
 Ngành nghề phù hợp: các ngành thuộc lĩnh vực
khoa học tự nhiên (toán, lý, hóa, sinh, địa lý, địa
chất...); khoa học xã hội (nhân học, tâm lý, địa
lý...); y - dược; khoa học công nghệ (CNTT, môi
trường, điện, vật lý kỹ thuật, xây dựng...), nông lâm (nông học, thú y...)
33
1. CHỌN NGÀNH NGHỀ (10)
Trắc nghiệm sở thích theo phân loại của TS. Hollan
3. Nhóm A (Artistic): là người có khả năng về nghệ
thuật, về trực giác, khả năng tưởng tượng, sáng tạo
cao, thích làm việc trong các môi trường mang tính
ngẫu hứng, không khuôn mẫu, cứng nhắc để có thể sử
dụng sức tưởng tượng và tính sáng tạo của cá nhân
 Ngành nghề phù hợp: các ngành về văn chương; báo
chí (bình luận viên, dẫn chương trình...); điện ảnh;
sân khấu; mỹ thuật; ca nhạc; múa; kiến trúc; thời
trang, hội hoạ, giáo viên dạy Anh văn, bảo tàng, bảo
tồn...
34
1. CHỌN NGÀNH NGHỀ (11)
Trắc nghiệm sở thích theo phân loại của TS. Hollan
4. Nhóm S (Social): dành cho tuýp người xã hội, là
người có khả năng về ngôn ngữ, thích làm những
việc như giáo viên/giảng viên, cung cấp thông tin,
chăm sóc, giúp đỡ, hoặc huấn luyện cho những người
khác.
 Ngành nghề phù hợp: sư phạm; giảng viên, huấn
luyện viên; tư vấn - hướng nghiệp; công tác xã hội,
sức khoẻ cộng đồng, thuyền trưởng, thư viện, bác sỹ
chuyên khoa, marketing và nghiên cứu thị trường,
kinh tế gia đình, tuyển dụng nhân sự, cảnh sát, xã hội
học...
35
1. CHỌN NGÀNH NGHỀ (12)
Trắc nghiệm sở thích theo phân loại của TS. Hollan
5. Nhóm E (Enterprise): là người có khả năng về kinh
doanh, mạnh bạo, dám nghĩ dám làm, có thể gây ảnh
hưởng, thuyết phục người khác; có khả năng diễn
thuyết, lãnh đạo hoặc quản lý.
 Ngành nghề phù hợp: các ngành về quản trị kinh
doanh (quản lý khách sạn, quản trị nhân sự, quản lý
công nghiệp...), thương mại, marketing, kế toán-tài
chính, luật sư, dịch vụ khách hàng, tiếp viên hàng
không, thông dịch viên, kỹ sư công nghiệp (ngành kỹ
thuật hệ thống công nghiệp), bác sĩ cấp cứu, quy
hoạch đô thị, bếp trưởng (nấu ăn), báo chí (phóng
viên, biên tập viên...)...
36
1. CHỌN NGÀNH NGHỀ (13)
Trắc nghiệm sở thích theo phân loại của TS. Hollan
6. Nhóm C (Conventional): là người có khả năng
về số học, thích thực hiện những công việc chi
tiết, thích làm việc với dữ liệu, theo chỉ dẫn của
người khác hoặc làm công việc văn phòng.
 Ngành nghề phù hợp: các ngành về hành chính,
quản trị văn phòng, kế toán, kiểm toán, thư ký,
thống kê, thanh tra ngành, người giữ trẻ, điện
thoại viên...
37
2. CHỌN TRƯỜNG THI (1)
 Trường có những ngành nghề mà mình hứng thú, phù
hợp với đặc điểm, khả năng của bản thân không?
 Chất lượng đào tạo của trường này tốt không?
 Tốt nghiệp ra trường có việc làm không?
 Học lực các môn thuộc khối thi mình chọn ở
mức nào?
 Điểm chuẩn trường này các năm trước?
 Điều kiện kinh tế, hoàn cảnh gia đình có phù hợp để
bạn học trường này không?
 tự lượng sức mình
38
2. CHỌN TRƯỜNG THI (2)
 Tự lượng sức mình
 Làm thế nào để lựa chọn trường dự thi “vừa sức”
của mình.
 Phần trắc nghiệm xác định học lực của TS.Lê Thị
Thanh Mai - Phó trưởng ban ĐH - sau ĐH, ĐH
Quốc gia TP.HCM sẽ góp phần giúp bạn xác định
đúng năng lực học tập của bản thân, qua đó có định
hướng chọn trường dự thi phù hợp
39
2. CHỌN TRƯỜNG THI (3)
Trắc nghiệm xác định học lực
Bước 1: xác định điểm học tập ở bậc THPT
Khối
Môn
Điểm lớp
10
Điểm lớp
11
Điểm lớp
12
Trung bình
môn (*)
Điểm học tập của
khối (**)
Toán
A
Lý
Hoá
Toán
B
Hoá
Sinh
Văn
C
Sử
Địa
Toán
D
Văn
Ngoại ngữ
40
2. CHỌN TRƯỜNG THI (4)
Trắc nghiệm xác định học lực (1)
Bước 2: ước đoán khả năng làm bài thi tuyển sinh của
khối thi tương ứng (hệ số K)
Tự đánh giá khả năng sẽ làm được bài thi tuyển sinh, hoặc
thử giải đề thi tuyển sinh của 2 năm gần nhất, rồi lấy tổng
điểm của 3 môn ở 2 năm chia cho 60
Hệ số K (0 ≤ K ≤ 1)
Bước 3: xác định điểm ước đạt trong kỳ thi tuyển sinh
Lấy điểm học tập của khối nhân cho hệ số K
41
2. CHỌN TRƯỜNG THI (5)
Trắc nghiệm xác định học lực (2)
Ví dụ: thi khối A
• Xác định hệ số K
Làm thử đề bộ Làm thử đề Tổng cộng điểm thi
Hệ số K (tổng
Khối A thi đại học bộ thi đại học của 6 môn trong
điểm chia cho 60)
2 năm
năm 2010
năm 2011
Toán
5
4
38
Lý
8
8
38 : 60 = 0.63
Hoá
6
7
Cộng
19
19
42
2. CHỌN TRƯỜNG THI (6)
Trắc nghiệm xác định học lực (3)
Điểm trung bình học tập của khối A trong 3 năm
Khối
A
Trung bình môn
Điểm TB học tập
của 3 năm (*)
của khối (**)
Điểm
lớp 10
Điểm
lớp 11
Điểm lớp 12
Toán
7
6
8
7
Lý
6
7
7
6.66
Hoá
8
8
7
7.66
Môn
7.1
Xác định điểm ước đạt được trong kỳ thi
Điểm TB 6 môn trong 3 năm (1)
Hệ số K (2) (0 ≤ K ≤ 1)
Điểm ước đạt ((1) x (2))
7.1
0.63
7.1 x 0.63 = 4.47
43
2. CHỌN TRƯỜNG THI (7)
Trắc nghiệm xác định học lực (4)
Bước 4: chọn trường, chọn ngành phù hợp với
sở thích nghề nghiệp và năng lực của bản thân
Sau khi xác định được:
- Điểm ước đạt
- Sở thích nghề nghiệp
Bạn hãy tham khảo điểm chuẩn tuyển sinh ĐH, CĐ ở
các năm trước để quyết định trường dự thi thích hợp
44
2. CHỌN TRƯỜNG THI (8)
 Nếu yêu thích một ngành học nào đó nhưng chưa
tự tin vào học lực của mình, bạn có thể mạnh dạn
chọn một trường có điểm chuẩn thấp hơn (các
trường ĐH ngoài công lập, ĐH vùng, trường địa
phương, …) hoặc nhắm đến bậc học cao đẳng,
TCCN sau đó học liên thông
 Nếu có điều kiện về tài chính, các bạn nên quan
tâm đến các trường của nước ngoài không thi
tuyển theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
45
2. CHỌN TRƯỜNG THI (9)
 Thường xuyên theo dõi thông tin qua báo đài,
internet để có thể nắm bắt những thông tin mới
nhất về tuyển sinh (chủ trương mới của Bộ Giáo
dục, trường ĐH, CĐ mới thành lập, …)
 Lưu giữ tất cả các tờ gấp, brochure, cẩm nang
tuyển sinh của các trường ĐH, CĐ, TCCN, Trung
cấp nghề để tham khảo
 Địa chỉ các trang web giáo dục
46
2. CHỌN TRƯỜNG THI (10)
 Địa chỉ các trang web giáo dục:
 Cổng thông tin thi và tuyển sinh của Bộ Giáo dục
và đào tạo: www.ts.edu.net.vn
 Bộ Giáo dục và Đào tạo: www.moet.gov.vn
 Báo Thanh niên: www.thanhnien.com.vn
 Báo Tuổi trẻ: www.tuoitre.com.vn
47
48
1. TÌM HIỂU HỆ THỐNG ĐÀO TẠO CĐ, ĐH (1)
 Tầm quan trọng: đào tạo đội ngũ kỹ sư, nhà khoa học, nhà kinh
doanh giỏi để đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước trong xu
thế hội nhập
 Nhiệm vụ:
 Các trường ĐH: đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ khoa
học kỹ thuật, nghiệp vụ, đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ
ĐH và trên ĐH, có năng lực chỉ đạo nhiệm vụ chuyên môn,
có khả năng giải quyết những vấn đề thực tiễn thuộc phạm vi
nghề nghiệp của mình.
 Các trường cao đẳng: đào tạo và bồi dưỡng cán bộ có trình
độ CĐ về kỹ thuật, kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế,… góp
phần đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và giáo viên các trường
TCCN và cơ sở đào tạo nghề và giáo viên kỹ thuật các
trường phổ thông.
49
1. TÌM HIỂU HỆ THỐNG ĐÀO TẠO CĐ, ĐH (2)
 Phân loại:
 Theo hình thức sở hữu: công lập và ngoài công lập
 Theo lĩnh vực và ngành: 4 loại
• ĐH đa lĩnh vực
• ĐH đa ngành cùng 1 hoặc 2 lĩnh vực
• ĐH mở
• Các trường cao đẳng theo chuyên ngành và đa ngành
 Theo khối trường: có 9 khối: công nghiệp, nông lâm ngư
nghiệp, kinh tế, pháp lý, khoa học cơ bản, y tế, thể dục thể
thao, văn hoá nghệ thuật, sư phạm
50
1. TÌM HIỂU HỆ THỐNG ĐÀO TẠO CĐ, ĐH (3)
Hình thức đào tạo
1. Đào tạo chính quy
 Là hình thức đào tạo tập trung tại trường
 Đối tượng: học sinh THPT, cán bộ, nhân viên,
công nhân, nông dân, bộ đội xuất ngũ,… có bằng
tốt nghiệp THPT, TCCN có đủ sức khoẻ
 Thời gian đào tạo:
 Cao đẳng: 3 năm
 Đại học: 4 - 6 năm, tuỳ ngành học
51
1. TÌM HIỂU HỆ THỐNG ĐÀO TẠO CĐ, ĐH (4)
2. Đào tạo không chính quy
 Là hình thức đào tạo dành cho người vừa làm vừa học
 Đối tượng: cán bộ, công nhân, nhân viên có trình độ
chuyên môn sơ cấp, trung cấp; tốt nghiệp THPT hoặc
tương đương; có ít nhất 1 năm kinh nghiệm làm việc
 Hình thức: hệ vừa làm vừa học (tại chức cũ), hệ đào tạo
từ xa
 Văn bằng tốt nghiệp được nhà nước công nhận có giá trị
tương đương văn bằng tốt nghiệp chính quy
52
2. TÌM HIỂU HỆ THỐNG ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG (1)
Liên thông từ TCCN lên Cao đẳng, đại học (1):
 Là hình thức đào tạo tập trung tại trường
 Đối tượng: những người đã có bằng tốt nghiệp TCCN
hoặc CĐ có nhu cầu học tập lên trình độ CĐ hoặc ĐH
 Hình thức tuyển sinh: thi tuyển


Tốt nghiệp TCCN, CĐ loại khá trở lên: được tham gia thi
tuyển ngay sau khi tốt nghiệp
Tốt nghiệp TCCN, CĐ thấp hơn loại khá: phải có ít nhất 1
năm kinh nghiệm làm việc.
 Môn thi:


Đối tượng có bằng TCCN: thi 3 môn: 2 môn cơ bản và 1 môn
cơ sở ngành
Đối tượng có bằng cao đẳng: thi 2 môn: 1 môn cơ sở ngành
và 1 môn kiến thức ngành
53
2. TÌM HIỂU HỆ THỐNG ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG (2)
Liên thông từ TCCN lên Cao đẳng, đại học (2):
 Thời gian đào tạo:
 Đối với người tốt nghiệp cùng ngành đào tạo
• TCCN liên thông lên CĐ: 1,5 – 2 năm
• TCCN liên thông lên ĐH: 2,5 – 4 năm
• CĐ liên thông lên ĐH:
1,5 – 2 năm
 Đối với người tốt nghiệp khác ngành đào tạo, cùng một khối
ngành: phải học bổ sung một khối lượng kiến thức trước khi
dự tuyển (thời gian học không tính vào thời gian đào tạo liên
thông)
 Một số trường phía Nam có đào tạo liên thông từ TCCN lên
đại học: Mở, Tôn Đức Thắng, Kỹ thuật Công nghệ, Hồng
Bàng, …
54
2. TÌM HIỂU HỆ THỐNG ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG (3)
Liên thông từ TC nghề, CĐ nghề lên CĐ, ĐH:
 Đối tượng được liên thông là những người có
bằng tốt nghiệp trung cấp nghề và cao đẳng nghề
cùng ngành nghề đào tạo, được dự thi tuyển sinh
đào tạo liên thông lên trình độ CĐ và ĐH.
 Điều kiện cụ thể để thi hoặc xét liên thông: chưa
có chỉ đạo cụ thể của Bộ GD & ĐT.
 Thời gian đào tạo:
 TC nghề liên thông lên CĐ:
1,5 – 2 năm
 CĐ nghề liên thông lên ĐH: 3 – 4 năm
55
56
1. TÌM HIỂU HỆ THỐNG ĐÀO TẠO TCCN (1)
 Nhiệm vụ: đào tạo cán bộ có trình độ trung cấp về kỹ
thuật, kinh tế, văn hoá, nghệ thuật, giáo dục, y tế,…
gắn học tập với lao động sản xuất theo ngành nghề,
với nghiên cứu và thực nghiệm khoa học
 Phân loại:
 Theo cấp quản lý: trung ương & địa phương
 Theo hình thức sở hữu: công lập & ngoài công lập
 Theo ngành: các khối: công nghiệp, xây dựng,
nông - lâm ngư - nghiệp, giao thông - bưu điện,
kinh tế - dịch vụ, văn hoá - nghệ thuật, y tế - thể
dục thể thao, sư phạm, khối khác
57
1. TÌM HIỂU HỆ THỐNG ĐÀO TẠO TCCN (2)
Hình thức đào tạo:
Chính quy: đào tạo tập trung tại trường
 Đối tượng tuyển sinh: tốt nghiệp THPT, THCS
 Thời gian đào tạo: từ 1  4 năm năm tuỳ theo
ngành nghề và trình độ của người học
 Hình thức tuyển sinh: xét tuyển
Không chính quy: đào tạo không tập trung,
thường dành cho cán bộ, công nhân viên đang
làm việc (vừa làm vừa học), thường học buổi tối,
học từ xa
58
2. TÌM HIỂU HỆ THỐNG ĐÀO TẠO TRUNG CẤP NGHỀ (1)
 Nhiệm vụ: đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ công nhân
và nhân viên kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ lành nghề
phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước.
 Phân loại:
 Theo cấp quản lý: trung ương & địa phương
 Theo hình thức sở hữu: công lập & ngoài công lập
 Theo ngành: các khối: công nghiệp, xây dựng,
nông - lâm ngư - nghiệp, giao thông - bưu điện,
kinh tế - dịch vụ, văn hoá - nghệ thuật, y tế - thể
dục thể thao, sư phạm, khối khác
59
2. TÌM HIỂU HỆ THỐNG ĐÀO TẠO TRUNG CẤP NGHỀ (2)
Hình thức đào tạo:
Hệ đào tạo dài hạn (hệ chính quy): đào tạo tập trung
tại trường
 Đối tượng tuyển sinh: tốt nghiệp THPT, THCS
 Thời gian đào tạo: từ 1  4 năm tuỳ theo ngành
nghề và trình độ của người học
 Hình thức tuyển sinh: tuỳ ngành nghề
Hệ đào tạo ngắn hạn: đào tạo không tập trung, theo
nhu cầu của người học.
60
61
1. NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ TUYỂN SINH CĐ, ĐH (1)
 Điểm sàn, điểm tối thiểu là gì?
Điểm sàn/ điểm tối thiểu là mức điểm xét
tuyển tối thiểu để các trường nhận đơn xét
tuyển của thí sinh thi theo đề thi chung đại
học/ cao đẳng của Bộ GD&ĐT
62
1. NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ TUYỂN SINH CĐ, ĐH (2)
 Điểm sàn 2010
 Đại học:
• Khối A, D:
• Khối B, C:
 Cao đẳng:
• Khối A,D:
• Khối B,C:
13 điểm
l4 điểm
10 điểm
11 điểm
 Các khối khác Bộ GD&ĐT không qui định điểm sàn
63
1. NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ TUYỂN SINH
 Điểm sàn năm 2011
 Đại học:
• Khối A,D:
• Khối B,C:
13 điểm
14 điểm
 Cao đẳng:
• Khối A,D:
• Khối B,C:
10 điểm
11 điểm
• Các khối khác Bộ GD&ĐT không qui định điểm sàn
64
1. NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ TUYỂN SINH (1)
 Điểm chuẩn là gì?
 Là mức điểm trúng tuyển của từng trường, từng ngành
 Cao hơn hoặc bằng điểm sàn/điểm tối
 Bên cạnh 4 khối thông thường là A, B, C, D còn có 7
khối thi khác được gọi là khối thi đặc biệt gồm: V, T,
M, N, H, R, K. Các môn thi của các khối này cũng rất
khác so với khối thi thông thường.
 Hầu hết, các khối thi đặc biệt đều có môn nhân hệ số 2
(trừ khối K, M) nên điểm chuẩn đầu vào của những
khối này thường cao vọt hơn hẳn điểm chuẩn của các
khối thông thường.
65
1. NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ TUYỂN SINH (2)
 Các khối thi đặc biệt:
• Khối V: Toán, Lý (đề thi khối A), Vẽ mỹ thuật (nhân hệ số 2).
• Khối T: Sinh, Toán (đề thi khối B), Năng khiếu TDTT (nhân hệ số 2).
• Khối M: Văn, Toán (đề thi khối D), Năng khiếu (nhân hệ số 2, thi môn
hát, kể chuyện, đọc diễn cảm).
• Khối N: Văn (đề thi khối C), 2 môn năng khiếu nhạc (nhân hệ số 2, thi
môn Thẩm âm - Tiết tấu và Thanh nhạc).
• Khối H: Văn (đề thi khối C), môn Năng khiếu - Mỹ thuật (nhân hệ số 2,
thi môn Hình hoạ chì, Vẽ trang trí màu).
• Khối R: Văn, Sử (đề thi khối C), môn Năng khiếu (nhân hệ số 2).
• Khối K: Toán, Lý, môn Kỹ thuật nghề.
66
1. NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ TUYỂN SINH CĐ, ĐH (3)
 Áp dụng phương pháp 3 chung: ngày thi chung, đề thi
chung, và sử dụng kết quả xét tuyển chung
 4 môn thi trắc nghiệm: Lý, Hóa, Sinh, Ngoại ngữ.
Thời lượng: 90 phút
 Các môn còn lại thi tự luận. Thời lượng: 180 phút
 Nội dung đề thi ra theo hướng kiểm tra kiến thức cơ bản,
bám sát chương trình THPT, chủ yếu là lớp 12, không quá
khó, không quá phức tạp, không đánh đố, phù hợp với thời
gian làm bài, có khả năng phân loại thí sinh
67
1. NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ TUYỂN SINH CĐ, ĐH (4)
 Các năm trước đề thi gồm 2 phần: phần chung (bắt buộc)
và phần riêng (tự chọn)  Đối với phần riêng, thí sinh tự
chọn 1 trong 2, nếu làm cả 2 phần tự chọn thì bị coi là phạm
quy và bị điểm 0 phần tự chọn
 Điểm ưu tiên chênh lệch giữa các nhóm đối tượng là 1.0
điểm và giữa các khu vực là 0.5 điểm
 Thí sinh dự thi vào trường nào thì làm hồ sơ đăng ký dự thi
vào trường đó
 Thí sinh đã trúng tuyển vào một trường (hoặc một ngành)
thì không được xét tuyển vào trường khác (ngành khác)
68
1. NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ TUYỂN SINH CĐ, ĐH (5)
 TS có NV1 học tại trường CĐ, ĐH không tổ chức thi hoặc hệ
CĐ của trường ĐH thì phải nộp hồ sơ và dự thi tại 1 trường
ĐH tổ chức thi có cùng khối thi để lấy kết quả tham gia xét
tuyển vào trường có nguyện vọng học (NV1)  photo mặt
trước phiếu đăng ký dự thi số 1 nộp cho trường có nguyện
vọng học.
 Sửa chữa, bổ sung những nhầm lẫn, sai sót trong phiếu đăng
ký dự thi và nộp giấy chứng nhận học sinh đạt giải quốc gia,
giấy chứng nhận đẳng cấp thể dục thể thao, năng khiếu vào
ngày làm thủ tục dự thi nhưng vẫn phải thi tuyển
69
1. NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ TUYỂN SINH CĐ, ĐH (6)
CÁC MỐC THỜI GIAN
 Năm nay Bộ Giáo dục và đào tạo không phát hành quyển
“Những điều cần biết về tuyển sinh Cao đẳng, Đại học”.
Thí sinh xem thông tin tại www.thi.moet.gov.vn hoặc
www.ts.edu.net.vn
 Nộp hồ sơ đăng ký dự thi theo qui định của Bộ: từ ngày
10/03/2012 - 10/04/2012
 Thí sinh nộp muộn và thí sinh tự do, thí sinh vãng lai thì có
thể nộp trực tiếp tại các trường CĐ, ĐH sẽ dự thi: từ ngày
11/04/2012 - 17/04/2012
70
1. NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ TUYỂN SINH CĐ, ĐH (7)
CÁC MỐC THỜI GIAN
Ngày thi:
Năm nay có sự thay đổi như sau:




Đợt 1: thi Đại học khối A, A1 và V: ngày 07 - 08/07/2012
Đợt 2: thi Đại học khối B, C, D và các khối năng khiếu: ngày
14-15/7/2012
Đợt 3: thi Cao đẳng ngày 21-22/7/2012
Đối với các môn năng khiếu, ngày thi theo lịch riêng của từng
trường
71
1. ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ TUYỂN SINH CĐ, ĐH (8)
CÁC MỐC THỜI GIAN
 Công bố điểm sàn/điểm tối thiểu: hạn chót 10/08
 Công bố điểm trúng tuyển NV1: hạn chót 20/08/2012
 Xét tuyển:

Về thời gian xét tuyển, năm nay Bộ GD-ĐT không quy
định số đợt, số nguyện vọng, thời gian mỗi đợt xét tuyển;
không quy định điểm trúng tuyển đợt sau phải cao hơn
điểm trúng tuyển đợt trước.
72
1. NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ TUYỂN SINH CĐ, ĐH (9)
Thí sinh sẽ có nhiều nguyện vọng xét tuyển:

NV1 là nguyện vọng vào trường ghi trực tiếp trên hồ sơ đăng
ký dự thi cho dù trường đó có tổ chức thi hay không

Nếu không trúng tuyển NV1, TS sẽ được trường cấp cho 1
phiếu chứng nhận kết quả dùng để xét tuyển vào các trường.

Lưu ý: trường chỉ cấp 1 phiếu chứng nhận kết quả khi thí sinh
đạt điểm sàn cao đẳng trở lên. Thí sinh cần photocopy ra nhiều
bản để nộp đăng ký xét tuyển. Khi nào trúng tuyển, thí sinh
làm thủ tục nhập học thì nộp bản chính cho trường.
73
1. NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ TUYỂN SINH CĐ, ĐH (10)
Cách thức đăng ký các nguyện vọng

Mỗi TS chỉ có thể ghi 1 nguyện vọng của mình (NV1) vào mục 2
của hồ sơ đăng ký dự thi nếu trường mà TS muốn theo học có tổ
chức thi

Đối với thí sinh có NV1 học tại các trường ĐH, CĐ không tổ chức
thi tuyển hoặc hệ CĐ của trường ĐH, thì phải ghi hồ sơ như sau:

Mục 2: ghi tên trường, ký hiệu trường, khối thi của trường mà TS thi
nhờ (không ghi mã ngành)

Mục 3: ghi tên trường, ký hiệu trường, khối thi, mã ngành của trường
không tổ chức thi hoặc của hệ CĐ của trường ĐH mà TS có nguyện
vọng học (NV1)
74
1. NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ TUYỂN SINH CĐ, ĐH (11)
Cách thức đăng ký các nguyện vọng

Sau khi có kết quả thi, TS sẽ rơi vào 1 trong 2 tình huống sau:

Trúng tuyển NV1: nhận giấy báo trúng tuyển (không được tham
gia xét tuyển)  chuẩn bị hồ sơ nhập học

Không trúng tuyển NV1, kết quả thi thấp hơn điểm sàn CĐ: nhận
phiếu báo điểm, không được xét tuyển vào ĐH, CĐ, chỉ được xét
vào các trường TCCN, cao đẳng nghề và trung cấp nghề

Không trúng tuyển NV1, điểm thi cao hơn hoặc bằng điểm sàn
CĐ: nhận được 1 giấy chứng nhận kết quả thi  dùng giấy chứng
nhận kết quả thi (bản photocopy) đăng ký xét tuyển (gởi qua
đường bưu điện hoặc trực tiếp tại trường theo thời gian do trường
qui định)
75
1. NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ TUYỂN SINH CĐ, ĐH (12)
Cách thức đăng ký các nguyện vọng
Có 3 điều kiện bắt buộc để TS có thể tham gia xét tuyển


Không trúng tuyển NV1

Kết quả thi trên hoặc bằng điểm sàn CĐ, ĐH vào những
ngành, những trường có cùng khối thi với NV1

Những ngành/trường mà TS đăng ký xét tuyển phải có
thông báo xét tuyển (các trường không tổ chức thi, hay
những trường có tổ chức thi nhưng không đủ chỉ tiêu tuyển
sinh)
76
2. HƯỚNG DẪN LÀM HỒ SƠ TUYỂN SINH (1)
a) Hồ sơ đăng ký dự thi (theo mẫu của Bộ Giáo
dục và đào tạo) gồm có:
 Một túi hồ sơ và 2 phiếu ĐKDT có đánh số 1 và 2
 Ba ảnh 4x6cm có ghi họ, tên và ngày, tháng, năm sinh của thí sinh ở mặt sau
(01 ảnh dán trên túi đựng hồ sơ, 02 ảnh nộp cho trường).
 Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận là đối tượng ưu tiên (nếu có).
 Ba phong bì đã dán sẵn tem và ghi rõ địa chỉ liên lạc của thí sinh
hoặc mua tại nơi nộp hồ sơ với giá 6.500 đồng.
 Lệ phí tuyển sinh: ngay khi nộp hồ sơ ĐKDT, thí sinh phải nộp
luôn lệ phí tuyển sinh, tổng cộng 80.000 đồng/hồ sơ gồm:
• Lệ phí ĐKDT: 50.000 đồng
• Lệ phí dự thi: 30.000 đồng
77
2. HƯỚNG DẪN LÀM HỒ SƠ TUYỂN SINH (2)
b) Hồ sơ đăng ký xét tuyển gồm có:
 Giấy chứng nhận kết quả thi do các trường tổ chức
thi cấp (bản photocopy).
 Một phong bì đã dán sẵn tem và ghi rõ địa chỉ liên
lạc của thí sinh để trường thông báo kết quả xét
tuyển.
 Lệ phí xét tuyển năm 2011 là 15.000đ
78
2. HƯỚNG DẪN LÀM HỒ SƠ TUYỂN SINH (3)
c) Thủ tục nộp hồ sơ lệ phí đăng ký dự thi
 Nộp hồ sơ, lệ phí ĐKDT và cước phí vận chuyển hồ sơ tại nơi
tiếp nhận theo quy định của Sở GD&ĐT.
 Khi hết thời hạn nộp hồ sơ, lệ phí ĐKDT theo quy định của
Sở GD&ĐT, thí sinh có thể nộp trực tiếp tại trường.
 Sau khi nộp hồ sơ ĐKDT, nếu phát hiện có nhầm lẫn, sai sót,
thí sinh phải thông báo cho trường trong ngày làm thủ tục dự
thi để kịp sửa chữa, bổ sung.
 Học sinh đạt giải cấp quốc gia THPT; đạt giải hoặc đẳng cấp
thể dục thể thao, nghệ thuật  nộp thêm giấy chứng nhận đạt
giải hoặc giấy chứng nhận đẳng cấp trong ngày làm thủ tục dự
thi.
79
2. HƯỚNG DẪN LÀM HỒ SƠ TUYỂN SINH (4)
d) Thủ tục nộp hồ sơ và lệ phí đăng ký xét tuyển
 Thí sinh nộp hồ sơ và lệ phí đăng ký xét tuyển qua
đường bưu điện chuyển phát nhanh hoặc trực tiếp
tại các trường
80
2. HƯỚNG DẪN LÀM HỒ SƠ TUYỂN SINH (5)
Phiếu ĐKDT (mặt trước)
81
2. HƯỚNG DẪN LÀM HỒ SƠ TUYỂN SINH (5)
Phiếu ĐKDT (mặt trước)
82
2. HƯỚNG DẪN LÀM HỒ SƠ TUYỂN SINH (6)
Phiếu ĐKDT (mặt trước)
83
2. HƯỚNG DẪN LÀM HỒ SƠ TUYỂN SINH (7)
Khi ghi hồ sơ đăng ký dự thi CĐ, ĐH, cần lưu ý:
 Mục 2: trường đăng ký dự thi
 Ghi đầy đủ, chính xác mã trường, khối thi, mã ngành
 Mục 3: trường xét tuyển NV1
 Nếu có NV học vào trường đăng ký dự thi thì không cần
ghi mục 3
 Mục 8: đối tượng (2 nhóm ưu tiên, 7 đối tượng)
 Điểm ưu tiên chênh lệch 1.0 điểm
 Người có nhiều diện ưu tiên theo đối tượng chỉ được
hưởng một diện ưu tiên cao nhất.
 Mục 11: khu vực (4 KV)
 Điểm ưu tiên chênh lệch 0.5 điểm
84
3. NHỮNG THAY ĐỔI TRONG KỲ TUYỂN SINH NĂM 2012 (1)
Theo chủ trương của Bộ GD & ĐT, phương
án tuyển sinh ĐH - CĐ 2012 về cơ bản giữ
ổn định theo giải pháp “3 chung”, nhưng kỳ
thi tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy
năm 2012, có 6 thay đổi lớn so với các năm
trước, cụ thể:
85
3. NHỮNG THAY ĐỔI TRONG KỲ TUYỂN SINH NĂM 2012 (2)
1. Bộ GD-ĐT bổ sung khối thi A1:
Bộ GD-ĐT bổ sung khối thi A1 (Toán,
Lý, Tiếng Anh) để đáp ứng tốt hơn yêu
cầu kiểm tra năng lực đầu vào của các
ngành đào tạo, tạo sự linh hoạt trong xét
tuyển của các trường và tăng cơ hội
đăng ký dự thi của thí sinh.
86
4. NHỮNG THAY ĐỔI TRONG KỲ TUYỂN SINH NĂM 2012 (3)
2.Bổ sung chính sách tuyển thẳng đại học, cao
đẳng đối với học sinh đạt giải trong kỳ thi chọn
học sinh giỏi quốc gia, cụ thể:
Tuyển thẳng học sinh giỏi quốc gia đạt giải nhất, nhì, ba vào đại học
và giải khuyến khích vào cao đẳng các ngành đúng hoặc ngành gần
đúng theo môn học sinh đạt giải.Học sinh không sử dụng quyền tuyển
thẳng hoặc không đăng ký vào học đúng nhóm ngành theo môn đạt
giải, nếu dự thi đại học, cao đẳng thì được ưu tiến theo hướng: Dự thi
đủ số môn quy định, kết quả thi đạt điểm sàn đại học trở lên, không có
môn nào bị điểm 0, thì các trường tuyển thẳng vào đại học. Dự thi đủ
số môn quy định, kết quả thi từ điểm sàn cao đẳng đến dưới điểm sàn
đại học, không có môn nào bị điểm 0, thì các trường tuyển thẳng vào
cao đẳng.
87
5. NHỮNG THAY ĐỔI TRONG KỲ TUYỂN SINH NĂM 2012 (4)
3. Điều chỉnh lịch thi kỳ thi tuyển sinh năm 2012
 Kỳ thi tuyển sinh năm 2012 vẫn tổ chức 3 đợt thi vào các
ngày thứ bày, chủ nhật của 3 tuần đầu tháng 7. Cụ thể như
sau:
Đợt 1, ngày 7-8/7/2012 thi đại học khối A,A1 và V.
 Đợt 2, ngày 14-15/7/2012, thi khối B,C,D và các khối
năng khiếu
 Đợt 3, ngày 21-22/7/2012, thi cao đẳng tất cả các khối như
năm 2011.
88
6. NHỮNG THAY ĐỔI TRONG KỲ TUYỂN SINH NĂM 2012 (5)
4.Bổ sung cụm thi Hải phòng và cho phép
thí sinh dự thi tại cụm Vinh đăng ký học
tại các trường ĐH đóng tại TPHCM.
 Bổ sung thêm cụm thi, ngoài tổ chức 3 cụm thi tại Vinh, Quy Nhơn và Cần Thơ
như những năm trước, năm nay bổ sung thêm cụm thi Hải Phòng, do trường ĐH
Hàng Hải làm trưởng cụm thi, tổ chức thi cho thí sinh có hộ khẩu thường trú tại
TP Hải Phòng và Quảng Ninh, có nguyện vọng học tại trường ĐH Hàng Hải và
các trường đại học đóng trên địa bàn thành phố Hà Nội.
 Cho phép thí sinh dự thi tại cụm Vinh đăng ký học các trường ĐH đóng tại
TPHCM.
 Cho phép thí sinh có hộ khẩu thường trú tại 4 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng
Bình, Quảng trị có nguyện vọng học tại trường ĐH Vinh hoặc các trường ĐH
đóng tại Hà Nội như những năm trước và các trường ĐH đóng tại TPHCM được
dự thi tại cụm thi Vinh, do trường ĐH Vinh làm trưởng cụm thi.
89
7. NHỮNG THAY ĐỔI TRONG KỲ TUYỂN SINH NĂM 2012 (6)
5.Các trường tự chủ, tự chịu trách nhiệm xét tuyển:
 Căn cứ điểm sàn, chỉ tiêu tuyển sinh đã xác định, các trường tự chủ và
tự chịu trách nhiệm trong xét tuyển. Điểm trúng tuyển không thấp hơn
điểm sàn. Không quy định số đợt, số nguyện vọng, thời gian mỗi đợt
xét tuyển; không quy định điểm trúng tuyển đợt sau phải cao hơn điểm
trúng tuyển đợt trước…
 Sau khi xét tuyển và triệu tập thí sinh trúng tuyển nhập học đối với thí
sinh đăng ký dự thi vào trường, nếu còn chỉ tiêu, các trường thông báo
công khai trên trang thông tin điện tử của trường và các phương tiện
thông tin đại chúng khác điều kiện xét tuyển: Thời gian nhận hồ sơ
đăng ký xét tuyển; thời gian công bố điểm trúng tuyển và danh sách thí
sinh trúng tuyển; chỉ tiêu cần tuyển; ngành và khối xét tuyển; mức điểm
nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển; nguồn tuyển…
90
8. NHỮNG THAY ĐỔI TRONG KỲ TUYỂN SINH NĂM 2012 ()
6.Năm 2012, Bộ không in và phát hành cuốn
Những điều cần biết về tuyển sinh như những
năm trước.
 Các thông tin tuyển sinh như chuyên ngành đào tạo, chỉ tiêu tuyển
sinh phân bổ cho từng ngành, môn thi năng khiếu, môn nhân hệ số,
học phí, số chỗ ký túc xá, các trường công bố công khai trên trang
thông tin điện tử của trường, các phương tiện thông tin đại chúng
khác và chịu trách nhiệm về các thông tin do trường công bố.
 Thí sinh tìm hiểu thông tin liên quan đến tuyển sinh tại địa chỉ:
http://thi.moet.gov.vn hoặc www.ts.edu.net.vn
91
TÓM LẠI
 Chọn ngành nghề phù hợp sở thích và năng lực
của bản thân
 Đánh giá đúng sức học của mình và chọn trường
dự thi vừa sức
 Nắm vững cách ghi hồ sơ đăng ký dự thi và hồ
sơ đăng ký xét tuyển
 Thường xuyên đọc sách báo để cập nhật thông
tin mới nhất về tuyển sinh
92
GiỚI THIỆU
TRƯỜNG ĐẠI HỌC
NGUYỄN TẤT THÀNH
93