Transcript - Công ty cổ phần Lilama 69-1
TỔNG CÔNG TY LẮP MÁY VIỆT NAM CÔNG TY CỔ PHẦN LILAMA69-1 ----***----
TUYỂN TẬP CÁC QUY CHẾ, QUY ĐỊNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN LILAMA 69-1
Bắc Ninh, tháng 12 năm 2012
QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ NGHỈ PHÉP, NGHỈ LÀM VIỆC CỦA CBCNV CÔNG TY CỔ PHẦN LILAMA69-1
I. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH QUY ĐỊNH, MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA
1.
Sự cần thiết ban hành quy định:
Do đặc thù sản xuất của Công ty là phân tán, xa nhà và lưu động nhiều. Trong khi đó nhu cầu được giải quyết công việc gia đình, thăm nom, chăm sóc người thân của Người lao động là chính đáng. Nhưng hiện nay nhiều người lao động còn nghỉ tự phát, không những làm ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của Công ty mà còn ảnh hưởng đến quyền lợi được hưởng và uy tín của chính Người lao động đó.
Quy định này nhằm giải quyết
hài hòa hơn
những nguyện vọng, nhu cầu trên của Người lao động một cách hợp pháp, đúng Luật, đúng Nội quy, Thỏa ước Lao động tập thể và đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho Người lao động.
2. Mục đích
Nhằm đảm bảo quyền cơ bản của Người lao động về quyền làm việc và quyền nghỉ ngơi theo qui định của Bộ luật Lao động, phù hợp với điều kiện thực tế của Công ty.
-
Để người lao động hiểu rõ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cũng như trách nhiệm, nghĩa vụ của mình trong việc thực hiện những qui định về thời gian làm việc và nghỉ ngơi trong Nội qui lao động và Thoả ước lao động tập thể.
-
Nhằm hướng tới xây dựng mối quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ trong Công ty; giảm thiểu việc nghỉ không lý do của Người lao động cũng như đảm bảo kế hoạch sản xuất kinh doanh và sự phát triển bền vững của Công ty
3. Ý nghĩa:
Đáp ứng được nhu cầu tình cảm và nghỉ ngơi chính đáng, hợp pháp của Người lao động.
Tạo ra môi trường làm việc lành mạnh, minh bạch, công bằng với tất cả mọi người. Người lao động chủ động sắp xếp quỹ thời gian nghỉ ngơi để giải quyết công việc riêng, từ đó tự giác tuân thủ kỷ luật và Nội qui lao động.
Là căn cứ để đơn vị sản xuất cũng như Công ty chủ động trong công tác bố trí, sắp xếp và lập kế hoạch điều động nhân lực .
II.Đối tượng áp dụng, thời gian làm việc và nghỉ ngơi:
1. Đối tượng:
Quy định này áp dụng cho mọi Người lao động trong Công ty cổ phần LILAMA 69-1.
Thời gian làm việc và nghỉ ngơi: Trích chương III Thỏa ước lao
động tập thể Công ty cổ phần LILAMA 69-1.
Điều 9: Thời gian làm việc.
-
Làm việc 8 giờ/ngày (là thời gian tác nghiệp thực tế từ khi nhận nhiệm vụ cho đến khi rời khỏi vị trí làm việc trong ngày), 6 ngày/tuần và mỗi tháng 26 ngày. Nếu có thay đổi về thời gian làm việc sẽ điều chỉnh theo quy định của Nhà nước.
-
Nếu làm đêm, làm ca 3, độc hại được trả phụ cấp theo chế độ đã quy định. Ngoài ra do đặc điểm của ngành, cần hoàn thành gấp khối lượng và tiến độ; có thể làm thêm giờ, nhưng không quá 4 giờ/người/ngày; 200 giờ/người/năm.
Điều 10: Thời gian nghỉ ngơi.
10.1-
Nghỉ cuối tuần: Ngày chủ nhật.
10.2-
Người lao động được nghỉ làm việc hưởng nguyên lương những ngày lễ sau: Tết dương lịch: 01 ngày (ngày 01/01 Dương lịch) Tết âm lịch: 04 ngày (01 ngày cuối năm và 03 ngày đầu năm Âm lịch) Ngày chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 Dương lịch).
Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 Dương Lịch).
Ngày Quốc khánh: 01 ngày (ngày 02 tháng 9 Dương lịch).
Ngày giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 Âm lịch).
Nếu những ngày nghỉ trên trùng với ngày nghỉ hàng tuần thì người lao động được nghỉ bù vào những ngày tiếp theo. Do yêu cầu công việc không thể bố trí nghỉ bù được thì được trả lương theo quy định của Bộ luật Lao động.
Điều 11: Nghỉ phép năm được hưởng nguyên lương.
Người lao động làm việc tại Công ty đủ 12 tháng thì được nghỉ phép hàng năm là 12 ngày làm việc. Đối với công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thời gian nghỉ phép là 14 ngày làm việc và 16 ngày làm việc đối với Người lao động làm việc trong môi trường đặc biệt độc hại nguy hiểm.
Số ngày nghỉ hàng năm tăng theo thâm niên làm việc, cứ 5 năm làm việc tại Công ty được tăng thêm một ngày.
Phép năm có thể nghỉ thành nhiều lần, trường hợp do yêu cầu nhiệm vụ sản xuất và yêu cầu của Người sử dụng lao động thì được gộp số ngày nghỉ của hai năm để nghỉ một lần, nếu nghỉ gộp ba năm một lần thì phải được Người sử dụng lao động đồng ý.
Điều 12: Nghỉ việc riêng có lương và nghỉ không hưởng lương.
a. Nh ững ngày nghỉ việc riêng Người lao động được hưởng nguyên lương: Kết hôn nghỉ 05 ngày.
- Con kết hôn nghỉ 03 ngày.
Bố mẹ (cả hai bên vợ và chồng) mất, vợ hoặc chồng mất, con mất nghỉ 05 ngày.
Người lao động làm việc ở công trình xa được cộng thêm thời gian đi đường (khoảng cách từ công trường về quê trên 300 km được nghỉ thêm 02 ngày, trên 400 km được nghỉ thêm 04 ngày).
Đối với lao động là nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi, mỗi ngày được nghỉ 60 phút để cho con bú.
b. Ng ười lao động muốn nghỉ việc riêng không hưởng lương phải có đơn xin phép Người sử dụng lao động và được sự đồng ý của Người sử dụng lao động mới được nghỉ.
3.
Các chế độ nghỉ ngơi:
3.1.
Người lao động được nghỉ phép năm:
lao Người động đang làm việc tại Công ty cổ phần LILAMA 69-1 có HĐLĐ từ 12 tháng trở lên.
3.2.
Người lao động không được nghỉ phép năm:
Người lao động đang làm việc tại Công ty Cổ phần Lilama 69-1 có HĐLĐ mùa vụ.
4.
Chế độ động viên, khuyến khích Người lao động của Công ty:
Để Người lao động có điều kiện về nhà thăm gia đình, giải quyết công việc riêng, nghỉ ngơi bồi dưỡng sức khỏe ... cũng như nhằm động viên, khuyến khích người lao động tâm huyết, nhiệt tình trong công việc.
Bổ sung (ngoài qui định trong Nội qui lao động) về thời gian nghỉ ngơi như sau:
4.1.Thời gian làm và nghỉ tại công trường: Người lao động ý thức tốt, hoàn thành nhiệm vụ được giao làm việc tại công trường liên tục sẽ được nghỉ số ngày tương thích theo bảng dưới đây:
Thời gian làm việc liên tục tại công trường.
Quãng đường từ nơi làm việc đến nơi đăng ký nghỉ.
Dưới 100 km
Số ngày được nghỉ (kê cả thời gian đi đường)
4 ngày Từ 100 – 250 km 5 ngày
Từ 2,5 đến 3,5 tháng
Từ 250 – 400 km Trên 400 km 6 ngày 7 ngày
Từ 3,5 tháng trở lên
Dưới 100 km Từ 100 – 250 km Từ 250 – 400 km 6 ngày 7 ngày 8 ngày Trên 400 km 9 ngày
4.3.
Chế độ thanh toán:
Những trường hợp nghỉ phép được thanh toán theo tiền lương theo chế độ, những ngày đi đường (của thời gian nghỉ phép) chỉ được tính một lần vào đợt nghỉ cuối cùng trong năm và được tính bằng lương cơ bản.
Những trường hợp nghỉ bù ngày chủ nhật, nghỉ có lý do không được thanh toán lương (cả ngày nghỉ và ngày đi đường).
4.4.
Người lao động được phép nghỉ phải thực hiện các thủ tục sau:
Nộp đơn xin phép nghỉ theo mẫu 01- ĐXN/TCLĐ cho cán bộ tổ chức hành chính (TCHC) của đơn vị trước 7 ngày (trường hợp gia đình có việc đột xuất cũng phải có đơn và ý kiến nhất trí của Thủ trưởng đơn vị).
Được cán bộ TCHC và Thủ trưởng đơn vị xác nhận đồng ý về thời gian nghỉ vào đơn.
Tổ chức hành chính của đơn vị phải báo cáo về phòng tổ chức lao động công ty sau khi văn bản.
Thủ trưởng đơn vị đồng ý giải quyết cho người lao động nghỉ bằng Trường hợp CBCNV có đơn xin nghỉ với thời gian nhiều hơn số ngày qui định trên, cán bộ TCHC và Thủ trưởng đơn vị phải có văn bản gửi về phòng Tổ chức lao động công ty và phải được sự chấp thuận của Tổng giám đốc hoặc người được uỷ quyền.
III. Khái niệm nghỉ phép, nghỉ có lý do, nghỉ không lý do và nghỉ chờ việc: 1.
Nghỉ phép: P
Người lao động có hợp đồng lao động từ 12 tháng trở lên với Công ty được nghỉ phép hàng năm, hưởng nguyên lương. Số ngày nghỉ theo qui định trong Nội qui lao động và Thoả ước lao động tập thể.
2.
Nghỉ có lý do: Ro
Là những ngày nghỉ của Người lao động có lý do chính đáng được Trưởng đơn vị xác nhận, có báo cáo bằng văn bản về phòng TCLĐ công ty (Số ngày nghỉ theo quy định về thẩm quyền được phép cho nghỉ của Công ty).
3.
Nghỉ không lý do: R1
Là những ngày Người lao động nghỉ không xin phép, báo cáo lý do hoặc có báo cáo, xin phép nghỉ nhưng chưa được Trưởng đơn vị, Công ty cho phép (bằng văn bản).
Là những ngày Người lao động nghỉ quá số ngày được Trưởng đơn vị, Công ty cho phép nghỉ.
4.
Nghỉ chờ việc: CV
Là những ngày Người lao động được Công ty cho phép nghỉ do điều kiện việc làm của Công ty, hoặc Người lao động có lý do chính đáng, đặc biệt được Công ty cho nghỉ.
IV. THẨM QUYỀN PHÊ DUYỆT
1.
Thủ trưởng các đơn vị có quyền giải quyết cho Người lao động thuộc đơn vị mình quản lý nghỉ phép(P) nghỉ bù, nghỉ tự túc (Ro) với thời gian nghỉ theo qui định tại mục II. 4.1.
2.
Tổng giám đốc hoặc người được uỷ quyền xem xét, giải quyết đối với những trường hợp xin nghỉ phép(P), nghỉ bù, nghỉ tự túc (Ro) có thời gian lớn hơn qui định tại mục II.4-1.
Trường hợp đặc biệt
(bất khả kháng)
đối với trường hợp đã hết phép, đã hết ngày nghỉ được Thủ trưởng đơn vị và Công ty cho nêu rõ lý do trình đơn vị báo cáo Công ty xét duyệt (Tổng giám đốc).
phép. Thời gian nghỉ thêm Người lao động phải làm đơn
V.Tổ chức thực hiện, xử lý vi phạm
1.
Đơn vị sản xuất:
Có trách nhiệm tiếp nhận, tổng hợp đơn xin nghỉ của Người lao động từ ngày 01-05 và 15-20 hàng tháng, thông báo kết quả cho Người lao động chậm nhất sau 3 ngày kể từ ngày nhận đơn xin nghỉ.
Phê duyệt thời gian nghỉ cho Người lao động theo thẩm quyền. Thông báo bằng văn bản về phòng TCLĐ Công ty danh sách Người lao động được nghỉ trong tháng và những trường hợp xin nghỉ không thuộc thẩm quyền phê duyệt của đơn vị.
Căn cứ vào số ngày chưa nghỉ ghi trong quyết định điều động của phòng TCLĐ để giải quyết chế độ nghỉ phép cho Người lao đông.
Mẫu Đơn xin nghỉ làm theo mẫu 01/ĐXN/TCLĐ do phòng Tổ chức lao động phát hành được coi là hợp lệ.
-
2.Phòng TCLĐ:
Có trách nhiệm tiếp nhận, soát xét, kiểm tra, cập nhật các báo cáo danh sách Người lao động các đơn vị đã giải quyết cho nghỉ và đơn xin nghỉ của Người lao động có thời gian xin nghỉ vượt quá thẩm quyền giải quyết của đơn vị, tham mưu đề xuất ý kiến trình Tổng giám đốc giải quyết.
Phối hợp với các đơn vị theo chức năng của phòng để giải quyết những vấn đề vướng mắc đối với Người lao động.
Hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến và kiểm tra giám sát việc thực hiện Quy định này đối với các đơn vị trong Công ty.
Phòng TCLĐ khi làm quyết định điều động phải ghi số ngày nghỉ phép còn lại của Người lao đông.
Phát hành và cung cấp cho các đơn vị mẫu đơn xin nghỉ 01 /ĐXN/TCLĐ.
3.Xử lý vi phạm:
Những trường hợp vi phạm Qui định này xử lý theo các điều khoản ở Chương III “ Kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất” thuộc Nội qui lao động Công ty cổ phần LILAMA 69-1.
Mức nhẹ nhất bị khấu trừ lương năng suất theo quyết định của Thủ trưởng đơn vị và/hoặc phòng Tổ chức Lao động (theo tính toán 292.000 đồng là số tiền làm thiệt hại cho Công ty trên 1 ngày vi phạm).
Người lao động ý thức tốt, hoàn thành nhiệm vụ được giao làm việc tại công trường liên tục từ 2,5 đến 3,5 tháng (có nhu cầu xin nghỉ) được nghỉ tối đa 7 ngày đối với những trường hợp có thời gian đi đường cả về và đi từ 3 ngày trở lên; được nghỉ tối đa 5 ngày đối với những trường hợp có thời gian đi đường cả về và đi dưới 3 ngày.
Đối với Người lao động làm việc liên tục trên 3,5 tháng trở lên được nghỉ tối đa 9 ngày đối với trường hợp có thời gian đi đường cả về và đi từ 3 ngày trở lên, được nghỉ tối đa 7 ngày đối với những trường hợp có thời gian đi đường cả về và đi đưới 3 ngày. Thời gian nghỉ này là nghỉ bù những ngày chủ nhật đã làm việc, hoặc trừ vào phép năm.
Nếu không còn phép năm và ngày nghỉ bù thì được nghỉ tự túc có lý do.
Những trường hợp nghỉ đúng quy định này thì những ngày nghỉ và những ngày đi đường được tính lương cơ bản,không được thanh toán tiền tầu xe. (thời gian đi đường từ nơi làm việc về gia đình tính theo đi bằng phương tiện ô tô, tàu hoả, tàu thuỷ)
Trên đây là quy định về Chế độ nghỉ phép, nghỉ bù, nghỉ tự túc đối với Người lao động trong Công ty Cổ phần LILAMA 69-1.
Yêu cầu tất cả các cá nhân, đơn vị nghiêm túc thực hiện quy định này.
QUY ĐỊNH NÀY KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH ĐÃ ĐƯỢC TỔNG GIÁM ĐỐC DUYỆT VÀ GỬI ĐẾN TẤT CẢ CÁC ĐƠN VỊ TRONG TOÀN CÔNG TY THỰC HIỆN
MỌI THẮC MẮC XIN LIÊN HỆ: Phòng Tổ Chức Lao Động.
Công ty Cổ phần Lilama69-1 SĐT: 0241.3.821.212/ SML: 103 hoặc 109 ---*---