Phuong Phap Xay Dung Dinh Muc Lao Dong

Download Report

Transcript Phuong Phap Xay Dung Dinh Muc Lao Dong

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
SỞ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG
ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG
Có 2 phương pháp xây dựng ĐMLĐ:
I. Xây dựng ĐMLĐ theo đơn vị sản phẩm. ( hoặc SP
quy đổi)
-Áp dụng cho những DN trả lương cho NLĐ theo đơn
vị sản phẩm.
-Xây dựng ĐMLĐ để tính đơn giá tiền lương trả cho
NLĐ.
Để xây dựng ĐMLĐ tổng hợp cho đơn vị SP, tiến hành
các bước sau:
-Phân loại lao động
-Chuẩn bị tài liệu tính mức LĐ tổng hợp
-Xác định ĐVSP tính mức LĐ tổng hợp
-Tính mức LĐ tổng hợp cho ĐVSP
1- Phân loại LĐ:
a/ Lao động công nghệ: Là những LĐ trực tiếp thực
hiện nhiệm vụ SX theo quy trình công nghệ nhằm
biến đổi đối tượng LĐ để SX ra SP.
b/ LĐ phụ trợ, phục vụ: Là những LĐ không trực tiếp
thực hiện nhiệm vụ của quá trình công nghệ nhưng có
nhiệm vụ phục vụ cho LĐ công nghệ để hoàn thành
quá trình làm ra SP.
c/ LĐ quản lý gồm:
- Phó Tổng GĐ, Phó GĐ, kế toán trưởng và viên chức
chuyên môn nghiệp vụ thuộc bộ máy điều hành của
Cty.
- Thành viên ban kiểm soát ( không kể Trưởng ban
kiểm soát)
-Viên chức giúp việc Ban quản trị
-Cán bộ chuyên trách làm công tác Đảng, đoàn thể do
Cty trả lương.
2-Xác định đơn vị SP tính ĐMLĐ tổng hợp
-SP tính mức LĐ tổng hợp là SP hàng hóa, có đơn vị
đo ( tấn, m, kg, M3 . )
-Đối với Cty SX nhiều loại SP hoặc bán thành phẩm
có đơn vị đo không đồng nhất thì có thể quy đổi đồng
nhất về một loại SP hàng hóa.
3- Chuẩn bị tài liệu tính ĐMLĐ tổng hợp:
-Các tài liệu về kỹ thuật, công nghệ, nhiêm vụ SXKD,
các định mức vật tư, nguyên, nhiên vật liệu . . .
4- Tính mức LĐ tổng hợp cho đơn vị SP.
Công thức: Tsp= Tcn +Tql +Tpv
Trong đó:
- Tsp: Thời gian tiêu hoa để làm ra 01 đơn vị sản
phẩm, tính bằng: giây, phút, giờ, ngày . . ..
- Tcn: Thời gia tiêu hao của công nhân Sx chính ( CN
trực tiếp làm ra SP) cũng tính bằng giây, phút, giờ,
ngày . . .
-Tql: Thời gian của bộ phận quản lý doanh nghiệp,
được phâm bổ vào trong Tsp, cũng tính bằng giây,
phút, giờ, ngày . . .
- Tpv : Thời gian của bộ phận phục vụ, được phâm bổ
vào trong Tsp, cũng tính bằng giây, phút, giờ, ngày . .
Cách tính các loại thời gian như sau:
*Tính Tcn:
Sld x Tca
Tcn=
SP
-Trong đó:
+ Tcn: Thời gian công nghệ để SX ra 01 đơn vị
SP ( giờ người/ SP)
+ Sld: Tổng số lao động làm việc trong ca.
+ Tca: Thời gia làm việc thực tế trong ca làm
việc.( 7,5 giờ hay 7 giờ . . .)
+ SP: Tổng số sản phẩm làm ra trong 01 ca.
EX:
-Tổng số lao động làm việc theo ca là: 300 người/ca
-Thời gian làm việc trong ca là: 7,5 giờ/ca
-Tổng số sản phẩm làm trong 01 ca là: 400 sản phẩm.
300 người x 7,5 giờ
Vậy Tcn=
400 sp
*Tính Tql: Có 2 cách tính.
- Cách 1: Tính theo tỷ lệ giữa tổng số cán bộ quản lý
và tổng số công nhân trực tiếp sản xuất ra SP.
EX:
- Tổng số cán bộ quản lý của DN là: 80 người
-Tổng số công nhân trực tiếp SX là: 600 người
Vậy tỷ lê Tql: 80 người : 600 người = 13,3%
- Cách 2: Tính theo tỷ lệ giữa tổng quỹ lương của cán
bộ quản lý và tổng quỹ lương của công nhân trực tiếp
sản xuất.
EX: -Tổng quỹ lương cán bộ quản lý của DN là:
65.000.000 triệu/ năm
+ (Tổng quỹ lương cán bộ quản lý = Tổng số cán bộ QL
(x) hệ số lương và phụ cấp bình quân (x) mức lương tối
thiểu DN áp dụng (x) 12 tháng.
+ Mức lương tối thiểu DN áp dụng = MLTT vùng x ( 1+
K)
+K là hệ số tiền lương tăng thêm ( từ 0-2 lần, tùy thuộc
vào W, P và các khoản NNS của DN)
-Tổng quỹ lương của công nhân trực tiếp SX là:
800.000.000 triệu/ năm
Vậy tỷ lệ Tql là: 65.000.000 : 600.000.000 = 10,8%
( Thường là 2 cách tính này tỷ lệ % xấp xỷ bằng nhau).
*Tính pv: Tương tự như cách tính Tql.
EX:
- Cách 1 :
- Tổng số lao động phục vụ của DN là: 30 người
-Tổng số công nhân trực tiếp SX là: 600 người
Vậy tỷ lệ Tpv là: 30 người : 600 người = 5%
- Cách 2: Tính theo tỷ lệ giữa tổng quỹ lương của bộ phận
phục vụ và công nhân trực tiếp sản xuất.
-Tổng quỹ lương bộ phận phục vụ của DN là: 30.000.000
triệu/ năm.
-Tổng số công nhân trực tiếp SX là: 800.000.000 triệu/
năm
Vậy tỷ lê Tql là: 25.000.000 : 600.000.000 = 4,2%
Tổng hợp lại ta có :
Tsp = 5,6 +( 5,6 x 13,3%) + (5,6 x 5%) = 5,6 + 0,7
+ 0,28 = 6,58 giờ/SP
*Tính đơn giá tiền lương/Sp.
- Lấy thời gian sản xuất ra 01 sản phẩm ( giả sử
đơn vị tính bằng giờ) ( x) tiền lương 01 giờ :
EX :
-Tiền lương giờ : 25.000đ
+Tiền lương giờ = Tiền lương tháng chia cho số
ngày làm việc thực tế, chia cho số giờ làm việc
thực tế của doanh nghiệp.
++ : Tiền lương tháng = Hệ số lương bình quân ( x) mức
lương tối thiểu đơn vị áp dụng.
- Thời gia làm ra 01 SP là : 6,58 giờ
Vậy đơn giá 01 SP là : 6,58 x 25.000 đ =164.500 đồng/SP.
II. Xây dựng ĐMLĐ theo định biên :
1-Công thức: Lđb = Lch + Lpv + Lbs + Lql
Trong đó :
+ Lđb : Lao động định biên của DN ( tính bằng người)
+ Lch : Lao động chính định biên
+ Lpv : Lao động phụ trợ, phục vụ
+ Lbs : Lao động bổ sung định biên để thực hiện chế độ
ngày, giờ nghỉ theo chế độ của pháp luật lao động đối với
người lao động chính và lao động phụ trợ, phục vụ.
+ Lql Lao động quản lý định biên .
2-Cách tính các loại lao động Lch , Lpv , Lbs , Lql như sau :
a- Lao động chính (Lch): được tính theo số lao động chính định biên
hợp lý của từng bộ phận tổ, đội, phân xưởng, chi nhánh, cửa hàng . .
.hoặc tổ chức tương đương trong đơn vị thành viên của DN. LĐ
chính định biên của từng bộ phận được xác định trên cơ sở nhiệm vụ
SXKD, khối lượng công việc cân đối với các điều kiện về tổ chức
SX và tổ chức lao động.
b- Lao động phụ trợ, phục vụ Lpv : được tính theo số lao động phụ
trợ, phục vụ định biên của từng bộ phận tổ đội . . . trên cơ sở khối
lượng công việc phục vụ, phụ trợ. Lpv : có thể tính bằng tỷ lệ %
hoặc định biên so với (Lch).
c- Lao động bổ sung (Lbs): để bổ sung thực hiện chế độ ngày, giờ
nghỉ theo quy định của pháp luật lao động.
-Đối với DN không làm vào ngày lễ, tết và ngày nghỉ hàng tuần thì
LĐ bổ sung định biên được tính như sau :
Lbs = ( Lch
+ L pv ) x Số ngày nghỉ chế độ theo quy định
( 365- 60 )
Số ngày nghỉ theo chế độ, bao gồm :
+ Số ngày nghỉ hàng năm được hưởng lương tính bình
quân trong năm cho 1 lao động chính và phụ trợ, phục
vụ định biên.
+Số ngày nghỉ việc riêng được hưởng lương tính bình
quân trong năm cho 1 lao động chính và phụ trợ, phục
vụ định biên theo thống kê kinh nghiệm của năm
trước liền kề.
+Thời gian nghỉ thai sản tính bình quân trong năm cho 1
lao động chính và phụ trợ, phục vụ định biên.
Lbs = ( Lch
X
Số ngày nghỉ chế độ Số LĐ định biên làm
nghề, CV phải làm
theo quy định
X
+ Lpv) X
việc vào ngày lễ, tết và
(360-60)
ngày nghỉ hàng năm
60
(360-60)
-Lao động quản lý ( Lql) : được tính bằng tổng số lao động quản lý
định biên của Cty (thường là 15-17%/LĐ trực tiếp sản xuất.
-Hàng năm Cty phải đánh giá tình hình thực hiện mức lao động để
hoàn thành và nâng cao chất lượng mức. Nếu mức lao động thực
hiện thấp hơn mức 5% hoặc cao hơn 15% so với mức được giao thì
trong thời gian 3 tháng Cty phải xem xét để điều chỉnh lại mức phù
hợp.
XIN CẢM ƠN SỰ CHÚ Ý!