Bài 4. Gi*i và M&E

Download Report

Transcript Bài 4. Gi*i và M&E

Bài 4. Giới và M&E
Trung tâm nghiên cứu chính sách và phát triển (DEPOCEN)
Giảng viên: Nguyễn Phương Mai
Giới

Giới là một thuật ngữ dùng để chỉ vai trò của các bé gái,
phụ nữ, bé trai và nam giới trong xã hội. Vai trò giới
được hình thành mang tính xã hội, chịu ảnh hưởng bởi
các yếu tố môi trường như: kinh tế-xã hội, chính trị, văn
hóa, chủng tộc, giai cấp, các tiêu chuẩn và giá trị văn
hóa khác. Vì vậy, họ học được cách ứng xử và phải tuân
theo các nhóm đối chiếu, thiết chế, áp lực đồng đẳng và
các nhóm khác trong xã hội.

Bình đẳng giới là sự bình đẳng trong việc trao quyền,
tham gia và hiện diện của các giới tính khác nhau trong
tất cả các khía cạnh cuộc sống của họ.
Tại sao lại lồng ghép vấn đề giới trong những dự án phát triển





Phụ nữ đại diện cho phần lớn những người nghèo ở nông thôn (lên
đến 70%), đặc biệt là những trường hợp mà người phụ nữ là phải
gánh trách nhiệm chủ gia đình khi có cuộc hôn nhân không bền
vững, góa chồng
Phụ nữ luôn đóng vai trò quan trọng trong những chính sách an sinh,
an ninh lương thực và kinh tế hộ gia đình nông thôn ở mọi vùng
miền.
Hỗ trợ phụ nữ thường là những bằng chứng chứng minh những
thành công của dự án và công cuộc giảm nghèo.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng cải thiện sự tiếp cận của phụ nữ đối với
các nguồn lực, giáo dục, quyền nắm giữ tài chính và giảm gánh nặng
thời gian của phụ nữ sẽ tạo ra sự hiệu quả và tăng phúc lợi xã hội
Tăng hiệu quả kinh tế của người nghèo ở nông thôn phần lớn là để
phụ nữ nhận ra tiềm lực kinh tế xã hội của họ một cách đầy đủ hơn,
cải thiện quyền sở hữu của phụ nữ và nâng cao chất lượng đời sống
gia đình họ
Sự khác nhau giữa nữ giới và nam giới

Phụ nữ và nam giới:
Khác nhau về vai trò và trách nhiêm;
Khác nhau trong khả năng tiếp cận các cơ hội và
nguồn lực
Nhận được cách thức hỗ trợ khác nhau.

Nhu cầu của phụ nữ và nam giới thường khác nhau, đối
mặt với những khó khăn khác nhau trong việc xóa đói
giảm nghèo. Các biện pháp can thiệp khác nhau có tác
động đến đến phụ nữ và nam giới theo những cách khác
nhau, hơn nữa nhận thức của họ về các hoạt động can
thiệp của dự án cũng khác nhau vì họ có những ưu tiên
khác nhau.
Hoạt động theo dõi và đánh giá và lồng ghép vấn đề giới

Nếu hoạt động theo dõi, đánh giá không nắm bắt được
những khác biệt về giới
 Có thể dẫn đến các tác động tiêu cực đến phụ nữ
 Có thể không đạt được kết quả mong muốn vì chúng ta không
giải quyết được các khó khăn của nam giới và nữ giới một
cách thích hợp.
 Có thể khiến cho một trong hai giới không hài lòng với dự án,
vì họ cảm thấy nhu cầu của họ bị bỏ qua.
 Có thể bỏ qua các khác biệt giới gây tổn thương và đánh giá
thấp tác động của áp lực bên ngoài đối với phụ nữ và đàn ông.

Có thể mất đi cơ hội trao quyền cho phụ nữ (cải thiện sự
tự tin,lòng tự trọng, nâng cao năng lực tổ chức và lãnh
đạo) bởi vì chúng ta không xác định được các khả năng
có thể dẫn đến sự trao quyền cho họ.
Hoạt động theo dõi và đánh giá và lồng ghép vấn đề giới


Giúp đo lường mức độ mà một dự án đã giải quyết
những nhu cầu khác nhau của nữ giới và nam giới, tác
động đến đời sống của họ và tổng thể nền kinh tế xã hội.
Giúp cải thiện sự tham gia của dự án trong suốt quá trình
thực hiện, cho phép điều chỉnh giữa kì và có thể là bài
học cho các dự án trong tương lai
Bài 4.
Các công cụ thực hiện M&E
 Các phương pháp định lượng đo lường kết quả và tác động
 Phương pháp đánh giá tác động định tính





Nghiên cứu định lượng là hệ thống điều tra thực nghiệm về
những yếu tố định lượng và hiện tượng và các mối quan hệ của
chúng.
Phương pháp nghiên cứu định lượng là kỹ thuật nghiên cứu
được dùng để thu thập dữ liệu định lượng – những thông tin liên
quan đến con số và những thứ có thể đo lường được.
Phương pháp định lượng trả lời những câu hỏi như: Cái gì? Bao
nhiêu? Khi nào? Những phương pháp này rất hữu ích để xác
định số lượng và đưa ra những con số tổng hợp.
Phương pháp định tính mang lại những hiểu biết sâu sắc về hành
vi con người và những nguyên nhân dẫn đến những hành vi ấy.
Phương pháp định tính được sử dụng để tìm hiểu tại sao và như
thế nào, không chỉ là cái gì, ở đâu, khi nào.
Phương pháp định lượng
Phương pháp định tính
Sử
Để đo lường về số lượng
Để phân tích định tính “như thế
dụng
“ai, cái gì, ở đâu, bao nhiêu, nào và tại sao”
bao nhiêu lần”
Tiêu chuẩn hóa các cuộc
Phỏng vấn tự do có hướng dẫn
phỏng vấn, điều tra bằng
(bao gồm cả nhóm tập trung); các
cách sử dụng các câu hỏi
cuộc điều tra sử dụng câu hỏi mở,
đóng, có sự quan sát.
sự quan sát và phân tích tài liệu.
Phương pháp định lượng
Phương pháp định tính
Ưu điểm:

Cung cấp thông tin định lượng một số vấn đề tồn
tại một cách chính xác và có“dữ liệu cứng” để

tới những biến đổi xã hội

chứng minh

Cung cấp sự hiểu biết toàn diện về bối cảnh của
chương trình/dự án nhằm giải thích các dữ liệu định
Có thể kiểm tra mối quan hệ thống kê giữa một
vấn đề và các nguyên nhân của nó một cách rõ
Hữu ích khi lập kế hoạch chương trình có liên quan
lượng

Cung cấp một cái nhìn sâu về thái độ, niềm tin, động
ràng
cơ và hành vi của một mẫu dân cư (gia đình, cộng

Cung cấp cái nhìn bao quát về toàn bộ dân số
đồng)

Cho phép có sự so sánh

Thiết lập những thông tin cơ bản có thể được sử
dụng để đánh giá kết quả định lượng (thay đổi trong
dụng để đánh giá tác động.
kiến thức, thái độ, hành vi, quy trình thể chế…)


Thiết lập những thông tin cơ bản có thể được sử
Hữu ích trong trường hợp có khó khăn về tiền bạc và
thời gian

Hữu ích trong việc tiếp nhận phản hồi từ các bên liên
quan
Phương pháp định lượng
Phương pháp định tính
Nhược điểm:
 Chính xác nhưng không đo lường được
những dự định
 Không thể giải thích được những
nguyên nhân cơ bản của các vấn đề
 Không cung cấp những thông tin về bối
cảnh
 Tốn kém (lượng mẫu lớn)
 Thường không mang tính đại diện,
không cho phép khái quát
 Dễ bị ảnh hưởng bởi thành kiến của
người phỏng vấn, quan sát và người
cung cấp thông tin.
 Thông tin được thu thập khó được tổng
hợp, phân tích
Công cụ định lượng
Tập hợp dữ liệu từ nhân viên/văn phòng dự án hoặc người
cung cấp dịch vụ
- Khuyến nghị thực hiện để giám sát hoạt động (đầu ra)
- Có thể cung cấp thông tin về toàn bộ người thụ hưởng
- Cung cấp thông tin cơ bản về hiệu quả công việc
- Là nguồn thông tin quan trọng cho mục đích giải trình (ví dụ:
cho biết ngân sách được dùng vào việc gì)

Công cụ định lượng
Tập hợp dữ liệu về người thụ hưởng:
- Tốt nhất khi người thụ hưởng được lập thành các nhóm (nếu dự án
thực hiện với từng hộ gia đình thì sẽ rất phức tạp)
- Hiệu quả cho việc giám sát kết quả và tác động (VD: yêu cầu các
nhóm thụ hưởng lưu trữ thông tin về sản xuất nông nghiệp/chăn
nuôi; số lượng nông sản, thu nhập, v.v...)
- Có thể giám sát toàn bộ hoặc một bộ phận những người thụ hưởng
nói chung
- Có thể cho biết những thông tin mang tính định tính
- Là một công cụ tốt cho việc giám sát tác động nhưng chi phí cao
- Đòi hỏi vấn đề quản trị nguồn nhân lực và Hệ thống quản trị thông
tin của dự án – MIS

Công cụ định lượng

Điều tra định lượng
- Là phương pháp hiệu quả để nắm bắt thông tin về một
lượng mẫu nhỏ, mang tính đại diện của nhóm thụ hưởng.
- Có thể thay thế việc giám sát toàn bộ nhóm thụ hưởng
- Cho phép theo dõi các kết quả và tác động
- Tốt nhất nếu sử dụng nhiều lần
- Yêu cầu kỹ năng chọn mẫu và quản lý điều tra viên
Nghiên cứu định tính

Các nghiên cứu định tính nhằm tập hợp những tìm hiểu sâu về hành
vi của con người và những lý do dẫn đến những hành vi đó. Do đó,
phương pháp định tính đi sâu tìm hiểu tại sao và thế nào, không chỉ
là cái gì.

Phương pháp này hiệu quả trong việc giải thích những khuynh
hướng, nguyên nhân thành công hay thất bại, tác động của những
yếu tố bên ngoài trong quá trình thực hiện dự án; cũng như thấu
hiểu nhận thức, cảm xúc, suy nghĩ và mối quan tâm của những
người thụ hưởng. Phương pháp này sẽ hữu hiệu nhất khi kết hợp
với điều tra định lượng vì sẽ giúp diễn giải các phát hiện trong khảo
sát định lượng.
Phỏng vấn đối tượng chủ chốt




Định nghĩa: Nghiên cứu đối tượng chủ chốt là một nghiên cứu sâu
về một đối tượng cụ thể (ví dụ: một người, một nhóm hoặc một sự
kiện) tập trung nhấn mạnh các –nhân tố liên quan đến vấn đề đang
nghiên cứu
Đối tượng phỏng vấn chủ chốt: là một người có thể cung cấp thông
tin chi tiết và quan điểm về một chủ đề nhất định dựa trên kiến thức
đã có
Cách thức tiến hành: Người thu thập thông tin sẽ tiến hành phỏng
vấn đối tượng chủ chốt dựa trên hướng dẫn phỏng vấn (đã được xây
dựng từ trước)
Đây là phương pháp này tốt nhất trong trường hợp thông tin có tính
nhạy cảm và bí mật
Phỏng vấn đối tượng chủ chốt

-



Lợi ích:
Hiệu quả trong việc tìm những giải pháp, đề nghị, những ý tưởng
mới
Dễ thực hiện, tốn ít chi phí nhưng đòi hỏi kỹ năng thuyết phục.
Hạn chế:
Thông tin thu được có thể bị sai lệch nếu như đối tượng chủ chốt
không được lựa chọn đúng.
Thông tin thu thập có thể không đủ bằng chứng về mặt số lượng 
cần sử dụng phương pháp này kết hợp với khảo sát diện rộng
Phỏng vấn đối tượng chủ chốt
tin mở thường khó và mất nhiều thời gian để
tổng hợp và để có được kết quả rõ ràng. Đồng thời,
phương pháp này cũng khó để giữ cho cuộc phỏng vấn đi
đúng trọng tâm, do đó khó so sánh giữa các cuộc phỏng
vấn với nhau một cách chính xác
 Thông
 Phỏng
vấn đối tượng chủ chốt cũng thường khó thực hiện
và cần nhiều kỹ năng của người phỏng vấn. Người phỏng
vấn cần chuẩn bị kỹ để có thể thu được nhiều thông tin
nhất từ cuộc phỏng vấ
Thảo luận nhóm chuyên sâu



Định nghĩa: thảo luận nhóm chuyên sâu là phương pháp
thu thập thông tin định tính chi tiết từ nhóm người có
cùng chung đặc điểm nào đó
Đối tượng thảo luận nhóm chuyên sâu: Là các nhóm
người có sự hiểu biết về vấn đề đang cần thảo luận
Cách thức tiến hành: Người tổ chức thảo luận sẽ là
người nêu ra các vấn đề (đã liệt kê và nêu trong hướng
dẫn thảo luận được xây dựng từ trước) để nhóm người
cùng thảo luận, đưa ra ý kiến. Người thu thập thông tin
cần ghi chép những nội dung thảo luận một cách chắt lọc
và không bỏ sót thông tin
Thảo luận nhóm chuyên sâu

-

-
Lợi ích:
Cho phép tìm hiểu sâu xa bên trong hành vi, thái độ, cảm
xúc, nhận thức và quan điểm của những người thụ hưởng
từ dự án
Tương đối dễ tổ chức và chi phí thấp, giảm nguy cơ về
định kiến phỏng vấn nhiều người có tính đại diện
Hạn chế:
Có thể bị chi phối bởi một số người có tiếng nói hơn.
Người tổ chức cần có khả năng điều phối và ghi chép
Xây dựng hướng dẫn cho phỏng vấn sâu
và thảo luận nhóm
1.
Xác định rõ thông tin cần thu thập
Xác định chủ đề phỏng vấn/ thảo luận
 Nghiên cứu khung dự án
 Lựa chọn phạm vi, các vấn đề chủ chốt và
xây dựng chủ đề
2.
Xây dựng hướng dẫn cho phỏng vấn sâu
và thảo luận nhóm
3.


4.

Xác định đối tượng phỏng vấn và thành viên nhóm thảo
luận chuyên sâu
Xác định các nhóm liên quan đến hoạt động của dự án
Tham khảo ý kiến của trưởng thôn, cán bộ địa phương
để giúp chọn đối tượng chủ chốt hoặc nhóm đối tượng
tham gia thảo luận
Thử nghiệm hướng dẫn phỏng vấn
Để đảm bảo các câu hỏi là thích hợp và chính xác, và
các câu hỏi này có ích trong các phân tích
Thực hành phỏng vấn sâu/thảo luận nhóm
Chia thành 5 nhóm (5 người/nhóm)
 Đóng vai:
- 1 cán bộ dự án: người phỏng vấn (Anh/Chị Bỉ)
- 1 người dân: người được phỏng vấn (Anh/Chị Dân)
- 1 cán bộ chính quyền địa phương (người được phỏng
vấn) (Anh/Chị Tớ)
- 1 tổ trưởng/trưởng thôn (người được phỏng vấn)
(Anh/Chị Trưởng)
- 1 người quan sát, hỗ trợ (Anh/Chị Phó)

Định tính HAY Định lượng
Các phương pháp định lượng dựa trên những con số có tính khách
quan trong khi phương pháp định tính thì khám phá bản chất của
vấn đề và có tính chủ quan.
 Thông tin định tính có thể được sử dụng một cách định lượng (hoặc
phương pháp định tính có thể được chuyển hoá thành thông tin định
lượng)
 Cả hai phương pháp đều cần dữ liệu/ thông tin có hiệu lực/ đáng tin
cậy.
 Mặc dù số lượng mẫu nhỏ, các phương pháp định tính vẫn có thể
tạo ra những thông tin có tính đại diện và do vậy có thể tạo ra
những thông tin tổng hợp (mẫu đại diện)
 Tất cả dữ liệu định tính có thể được mã hoá một cách định lượng
 Nhiều dữ liệu định lượng thực ra lại là những phán đoán mang tính
định tính của người trả lời phỏng vấn (Vd. Câu hỏi “Việc thay đổi
thủ tục công chứng có hiệu quả như thế nào?” có thể có hiểu khác
nhau ở những thời điểm khác nhau)


Cả hai phương pháp có thể được sử dụng một cách
kết hợp (chẳng hạn Phương pháp thảo luận nhóm
chuyên sâu có thể được tổ chức cùng với một cuộc
điều tra định lượng), hoặc cũng có thể “mượn’ một
số yếu tố của phương pháp khác. Ví dụ như khi:
- Dùng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên và chọn
mẫu theo cụm để xác định nên tổ chức Thảo luận
nhóm chuyên sâu ở xã nào.
- Phỏng vấn người chủ chốt hoặc thảo luận nhóm
chuyên sâu để ước lượng thay đổi định lượng
Phân tích, xử lý kết quả nghiên cứu định lượng




Việc ghi chép đầy đủ trong quá trình phỏng vấn sẽ hỗ trợ cho việc
phân tích. Ngay sau mỗi cuộc phỏng vấn nên viết ra giấy những suy
nghĩ của bạn: tóm tắt nội dung, ấn tượng của bạn về cảm xúc của
người được phỏng vấn, và bất cứ thứ gì khác có liên quan từ cuộc
phỏng vấn.
Do kết quả của mỗi cuộc phỏng vấn thường là các bản viết tay dài,
nên bước đầu tiên là chuẩn bị các bản tóm tắt dưới dạng văn bản
điện tử để chắt lọc thông tin theo các phần, vấn đề và khuyến nghị.
Các bản tóm tắt này chỉ nêu những ý chính, quan điểm chính và
những đề xuất của từng đối tượng chủ chốt.
Đồng thời, có thể thêm vào những mã mô tả ở bên lề của bản viết
nội dung phỏng vấn. Điều này giúp bạn có thể truy tìm lại những
thông tin chi tiết liên quan đến một chủ đề cụ thể hoặc có thể tìm
những câu trích dẫn chính xác phát biểu của người được phỏng vấn.
Ví dụ, nếu một câu hỏi phụ cứ lặp đi lặp lại trong các câu hỏi chính
là “việc tiếp cận thông tin của người nghèo” thì có thể viết mã mô
tả là “ Người nghèo-TCTT) bằng tay bên lề của bản ghi nội dung
phỏng vấn khi nó xuất hiện trong tài liệu.
Phân tích, xử lý kết quả nghiên cứu định lượng



Bước tiếp theo là tổng hợp các tóm tắt nội dung phỏng vấn. Lập
một báo cáo ngắn (2-3 trang) cho mỗi chủ để phỏng vấn, trình bày
những yếu tố quan trọng nhất mà các nhà quản trị dự án cần quan
tâm. Những quan điểm thống nhất, cũng như những quan điểm trái
ngược cần được nhấn mạnh.
Nếu có thể, hãy trình bày bằng những công cụ hình ảnh (bảng, biểu,
hộp) để truyền đạt kết quả một cách hiệu quả hơn.
Nếu cùng một chủ đề được thảo luận trong thảo luận nhóm tập
trung và Phỏng vấn đối tượng chủ chốt, thì hãy kết hợp các kết quả
vào một báo cáo. Nếu hai phương pháp này được thực hiện cùng
với điều tra định lượng, thì bạn có thể xây dựng một báo cáo
trường hợp.
Phân tích và viết báo cáo thảo luận nhóm


Người phụ trách phân tích dữ liệu sẽ chuẩn bị trước bản
tóm tắt thảo luận, các bản tóm tắt thảo luận này sau đó
phải được tổng hợp để đưa ra một bức tranh toàn diện
về các chủ đề/đề tài khác nhau đã thảo luận.
Người phân tích (hoặc người chịu trách nhiệm viết bản
báo cáo) có thể là một người khác, không phải là điều
phối viên thảo luận nhóm chuyên sâu. Người đó có thể
không quen thuộc với ngôn ngữ của các cuộc thảo luận.
Do đó, điều rất quan trọng là các điều phối viên và
người phân tích ngồi lại với nhau để có được bản báo
cáo với ngôn ngữ phù hợp.
Làm thế nào để sắp xếp thông tin dạng mở giúp cho việc
phân tích dễ dàng
 Viết một bài tóm tắt ngắn về những điểm chính được đề cập
bởi mỗi người trả lời cho mỗi câu hỏi
 Xem qua các câu trả lời. Khi bạn đã xem xét khoảng 25%
các câu trả lời, lưu ý các nội dung thường xuyên được đề cập
nhất. Sau đó, đọc tất cả các câu trả lời và phân chia các câu
trả lời thành những câu "ủng hộ" hoặc "phản đối" một vấn đề
nhất định, hoặc theo mức độ nhiệt tình về một vấn đề.
 Rút ra những trích dẫn quan trọng nhằm nhấn mạnh các điểm
nhất định và làm cho bài phân tích sinh động hơn
 Hãy yêu cầu những người khác xem qua các câu trả lời để
tránh những định kiến của riêng bạn trong cách bạn giải thích
các câu trả lời
 Dựa trên danh sách các điểm bạn đã liệt kê, đánh số các điểm
chính. Thông qua hệ thống mã số, ưu tiên, tóm tắt và sau đó
phân tích các thông tin.

Thực hành
Viết báo cáo kết quả phỏng vấn/thảo luận
nhóm đã thực hiện