Transcript - Trang chủ
Cuộc thi khoa học, kĩ thuật
dành cho học sinh trung học
Tháng 8/2014
Tại sao lại tổ chức Cuộc thi
KHKT dành cho học sinh trung
học?
• Hướng dẫn và thu hút nhiều học sinh phổ
thông tham gia nghiên cứu khoa học kỹ thuật
(Chương trình hành động số 20/CTr/TU ngày 20/4/2014
của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết TW 8 (khóa XI) về
đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo)
• Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học
trong học sinh
(QĐ 2653/QĐ-BGDĐT ngày 25/7/2014 của Bộ GD&ĐT ban
hành Kế hoạch hành động của ngành giáo dục triển khai
Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị
quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo
dục và đào tạo)
• Phát động sâu rộng, nâng cao hiệu quả cuộc
thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh
trung học
(Chỉ thị 3008 /CT-BGDĐT ngày 18/8/2014 của Bộ về nhiệm
vụ trọng tâm năm học 2014-2015).
• Tổ chức tốt và động viên học sinh tích cực
tham gia Cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ
thuật học sinh trung học
(Công văn 4099/BGDĐT-GDTrH ngày 05/8/2014 của Bộ về
Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục Trung học năm
học 2014-2015).
Chủ trương của Bộ GDĐT
• Thi KHKT dành cho học sinh trung học là cuộc
thi quốc gia chính thức, hằng năm của Bộ
GDĐT, bên cạnh kỳ thi chọn HSG quốc gia các
môn văn hóa hiện nay.
• Bộ qui định về tổ chức Cuộc thi quốc gia; các
đơn vị dự thi tổ chức cuộc thi tại địa phương.
Chủ trương của Bộ GDĐT
Mục đích:
- Góp phần thúc đẩy đổi mới PPDH, KTĐG, phát triển
năng lực HS, nâng cao chất lượng GDTrH;
- Khuyến khích HS trung học nghiên cứu, sáng tạo
KH-KT, vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết
những vấn đề thực tiễn cuộc sống;
- Tạo cơ hội để HS trung học giới thiệu kết quả
nghiên cứu, sáng tạo KH-KT của mình;
- Tăng cường trao đổi, giao lưu văn hóa, giáo dục
giữa HS và GV các địa phương trong cả nước và
hội nhập quốc tế.
Lợi ích đối với HS tham gia cuộc thi KHKT
Tự tin hơn vào bản thân, say mê hơn với NCKH;
Gặp gỡ bạn bè cùng chí hướng;
Tận mắt chứng kiến những công trình KH;
Học được cách chấp nhận mạo hiểm;
Học được cách thức truyền đạt những ý tưởng KH;
Cơ hội nghề nghiệp, cơ hội nhận được học bổng/
kinh phí học tập.
Lợi ích đối với HS tham gia cuộc thi KHKT
Học sinh đạt giải trong Cuộc thi Khoa học, Kỹ thuật
cấp quốc gia được hưởng các quyền lợi giống như
học sinh đạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc
gia:
Học sinh đoạt giải được cấp Giấy chứng nhận và
được khen thưởng;
Được tuyển thẳng vào đại học, cao đẳng (đối với
học sinh THPT - Thông tư số 06);
Được tuyển thẳng vào THPT (đối với học sinh THCS
- Thông tư số 11).
Tình hình triển khai
Số đơn vị, dự án và học sinh dự thi
- Đơn vị dự thi:
+ 2013:
05
+ 2014:
10
- Dự án dự thi:
+ 2013:
17
+ 2014:
30
- Số học sinh dự thi:
+ 2013:
35
+ 2014:
57
Kết quả Cuộc thi quốc gia tại Cần Thơ
của Đoàn Khánh Hòa
- Số dự án dự thi:
04
- Số dự án đạt giải:
03
+ 3 giải theo lĩnh vực thi: 01 Nhì, 01 Ba, 01 KK.
+ 01 dự án đạt giải 3 toàn Cuộc thi.
Cuộc thi năm học 2014-2015
• Căn cứ Quy chế Cuộc thi cấp quốc gia tổ chức cuộc
thi cấp tỉnh, cấp cơ sở.
• Bộ đã ban hành công văn số: 2410/BGDĐT-GDTrH
ngày 13/5/2014 về việc Hướng dẫn tổ chức Cuộc thi
KHKT học sinh trung học năm học 2014-2015.
• Sở đã ban hành công văn số: 650/SGDĐTQLKH&CTHSSV ngày 29/5/2014 về việc Hướng
dẫn triển khai Cuộc thi KHKT học sinh trung học
năm học 2014-2015.
Cuộc thi năm học 2014-2015
Thời gian và địa điểm tổ chức Cuộc thi
- Cấp quốc gia: Tổ chức tại TP. Cao Lãnh (Đồng
Tháp) từ ngày 13/3/2015 đến ngày 15/3/2015;
- Cấp tỉnh: Tổ chức tại Thành phố Nha Trang, dự
kiến đầu tháng 01/2015;
- Cấp cơ sở: Cuộc thi cấp trường, cấp huyện, thị xã,
thành phố phải hoàn thành trước 10/12/2014.
Cuộc thi năm học 2014-2015
• Đối tượng dự thi: HS đang học lớp 8, 9 cấp
THCS và HS đang học cấp THPT; hạnh kiểm, học
lực học kỳ từ khá trở lên
• Sản phẩm dự thi: Kết quả dự án, đề tài nghiên
cứu KHKT (gọi chung là dự án) đáp ứng các quy
định của Cuộc thi (Thông tư số 38).
• Dự án có thể của 01 học sinh (gọi là dự án cá
nhân) hoặc của 02 học sinh (gọi là dự án tập thể).
Cuộc thi năm học 2014-2015
• Người hướng dẫn: Mỗi dự án dự thi có 01 người
hướng dẫn nghiên cứu do thủ trưởng đơn vị ra
quyết định cử.
Một người hướng dẫn được hướng dẫn tối đa 02
dự án NCKH của học sinh trong cùng thời gian
• Đơn vị dự thi: Mỗi phòng Giáo Dục và Đào tạo,
mỗi trường Trung học phổ thông là một đơn vị dự
thi (đối với Cuộc thi cấp tỉnh).
Đăng ký dự án dự thi
• Số lượng dự án đăng ký dự thi: Mỗi đơn vị được
gửi không quá 06 dự án dự thi; riêng trường THPT
chuyên Lê Quý Đôn và các phòng Giáo dục và
Đào tạo được gửi không quá 12 dự án dự thi
• Thời hạn đăng ký dự thi: Các đơn vị đăng ký dự
án dự thi bằng cách gửi file Đăng ký dự thi về địa
chỉ email [email protected] trước
ngày 15/12/2014
Hình thức dự thi
• Trưng bày kết quả, sản phẩm
• Trình bày dự án và trả lời phỏng vấn của
BGK
Nộp hồ sơ dự thi
• Hồ sơ dự thi bao gồm
- Quyết định của Thủ trưởng đơn vị dự thi cử các dự
án tham dự Cuộc thi.
- Phiếu báo xếp loại hạnh kiểm và học lực của thí
sinh có xác nhận của Hiệu trưởng nhà trường.
- Hồ sơ dự án đăng ký dự thi.
- Báo cáo kết quả nghiên cứu.
• Thời gian nộp hồ sơ dự thi: Các đơn vị nộp hồ
sơ dự thi cấp tỉnh về Sở Giáo dục và Đào tạo (qua
Phòng QLKH&CTHSSV) trước ngày 25/12/2014
Thi cấp cơ sở (trường/Phòng GD)
• Tổ chức thi theo thời gian quy định của Sở
– Trước 10/12/2014
• Chọn dự án thi cấp tỉnh
- Đăng ký trước 15/12/2014
- Nộp hồ sơ trước 25/12/2014
Các hoạt động cần quan tâm tổ chức
1/ Chỉ đạo tổ chức tuyên truyền rộng rãi mục đích,
ý nghĩa, nội dung Cuộc thi đến CBQL, GV, HS,
CMHS và cộng đồng.
2/ Tổ chức tìm hiểu, phổ biến Quy chế, quy định,
hướng dẫn của Bộ, Sở về Cuộc thi.
3/ Chỉ đạo và tổ chức tổng kết, đánh giá Cuộc thi
năm học 2013-2014, khen thưởng HS, GV
hướng dẫn.
4/ Phát động triển khai NCKH và tham gia Cuộc thi
năm học 2014 - 2015
Các hoạt động cần quan tâm tổ chức
5/ Tổ chức hội thảo, tập huấn bồi dưỡng cho
CBQLGD, GV, HS về PP NCKH, về tổ chức
hoạt động NCKH.
6/ Tạo điều kiện để HS, GV tham gia hội nghị,
hội thảo khoa học và triển khai áp dụng kết quả
nghiên cứu vào thực tiễn.
Các hoạt động cần quan tâm tổ chức
7/ Phát huy đội ngũ GV, đặc biệt GV có kinh nghiệm
NCKH, đã thực hiện đề tài NCKH.
8/ Đưa nội dung triển khai NCKH của HS vào sinh
hoạt của tổ bộ môn.
9/ GV tổ chức trao đổi, thảo luận trong giờ sinh hoạt
lớp, chào cờ, ngoại khóa để định hướng hình
thành ý tưởng về dự án nghiên cứu cho học sinh.
Các hoạt động cần quan tâm tổ chức
10/ Phối hợp với:
Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh huyện,
thị xã, thành phố, hội khuyến học, các nhà khoa
học, cha mẹ học sinh, nhà hảo tâm… trong việc
hướng dẫn và đánh giá các đề tài KHKT của
học sinh; tạo điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị
cho học sinh NCKH và tham gia Cuộc thi KHKT
các cấp
Các hoạt động cần quan tâm tổ chức
11/ Tổ chức các Cuộc thi cấp cơ sở phù hợp với
điều kiện thực tế; tích cực chuẩn bị và tham gia
Cuộc thi cấp tỉnh.
12/ Gắn kết với các cuộc thi ý tưởng sáng tạo; Thi
hùng biện tiếng Anh; Thi sáng tạo của thanh thiếu
niên và nhi đồng; Thi vận dụng kiến thức liên môn
để giải quyết tình huống thực tiễn; Thi TN-TH...
13/ Có chế độ ưu tiên, khuyến khích phù hợp cho
GV, người hướng dẫn, HS đoạt giải cấp cơ sở;
người tham gia tổ chức Cuộc thi, có nhiều đóng
góp tích cực, có thành tích trong Cuộc thi.
Các hoạt động cần quan tâm tổ chức
14/ Cuộc thi phải được đưa vào trong kế hoạch hoạt
động của các đơn vị và phải được tổ chức từ cấp
trường lên cấp huyện, thị xã, thành phố.
Căn cứ vào các quy định, hướng dẫn về Cuộc thi
KHKT cấp tỉnh, các đơn vị tổ chức Cuộc thi KHKT
học sinh THCS và THPT ở cơ sở phù hợp với
điều kiện thực tế; chọn cử và tích cực chuẩn bị
các dự án tham gia cuộc thi KHKT cấp tỉnh
Thi sáng tạo của thanh thiếu niên và nhi đồng
Sở đã có công văn 398/SGDĐT-QLKH&HSSV ngày
03/6/2014
- Đối tượng: Tất cả các em thanh, thiếu niên, nhi
đồng trong tỉnh từ 6 đến 19 tuổi (Từ tiểu học đến
THPT)
- Thời gian gởi hồ sơ: đến hết ngày 31/3/2015
- Nơi nhận hồ sơ: Liên Hiệp Các Hội Khoa Học
Kỹ Thuật Tỉnh Khánh Hòa
- Các sản phẩm tham gia Cuộc thi sáng tạo thanh,
thiếu niên, nhi đồng tỉnh Khánh Hoà có thể tham
gia Cuộc thi khoa học kỹ thuật
Yêu cầu về công tác tổ chức
Phải tổ chức Cuộc thi như thế nào để:
+ Đạt được mục đích, yêu cầu của Cuộc thi;
+ Tạo ra sân chơi trí tuệ, vui tươi, đảm bảo tính
khoa học, công bằng, khách quan;
+ Phát huy khả năng sáng tạo của các địa phương,
tạo sự đa dạng trong các hình thức tổ chức;
+ Tạo sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào NCKHKT tới đông đảo HS.
Trân trọng cám ơn!