File: Lập kế hoạch giáo dục

Download Report

Transcript File: Lập kế hoạch giáo dục

LẬP KẾ HOẠCH GIÁO DỤC
Nội dung:
I- Khái niệm lập kế hoạch
II- Lợi ích của lập KH
III- Tìm hiểu về các loại KH
IV- Các bước lập KH
 Lập KH giáo dục là một trong các năng lực giáo dục được quy
định trong điều 7, tiêu chuẩn 4 của “Chuẩn NNGV trung học”.
Trong đó tiêu chí 16 đã nêu rõ: “KH các hoạt động G.Dục được
xây dựng thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục
bảo đảm tính khả thi, phù hợp với đặc điểm HS, phù hợp với hoàn
cảnh và điều kiện thực tế, thể hiện khả năng hợp tác, cộng tác với
các lực lượng G.Dục trong và ngoài nhà trường ”
 Đánh giá tiêu chí 16 có 4 mức:
- Mức 1đ: KH thể hiện được MT, các HĐ chính, tiến độ thực hiện.
- Mức 2đ: KH thể hiện mục tiêu, các HĐ chính phù hợp với đối
tượng GD, tiến độ thực hiện khả thi
- Mức 3đ: KH thể hiện rõ mục tiêu, các HĐ được thiết kế cụ thể
phù hợp với từng đối tượng HS theo hướng phát huy tính tự chủ,
độc lập, sáng tạo ở HS, tiến độ thực hiện khả thi
- Mức 4đ: KH thể hiện tính liên kết, phối hợp giữa các lực lượng
GD trong và ngoài nhà trường.
I- KHÁI NIỆM

Kế hoạch là một tập hợp những hoạt động
được sắp xếp theo lịch trình, có thời hạn, nguồn lực,
ấn định những mục tiêu cụ thể và xác định biện pháp
tốt nhất… để thực hiện một mục tiêu cuối cùng đã
được đề ra

Lập kế hoạch là xác định các hành động cần
thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu đề ra, là việc
ra quyết định mang tính đón đầu trước khi thực hiện
hành động nhằm đạt một tương lai mong muốn.
II- Lợi ích của việc lập kế hoạch
Trước khi thực hiện một công việc nào đó, việc lập kế
hoạch sẽ giúp chúng ta:
- Chủ động thực hiện công việc
- Theo dõi và đánh giá kết quả công việc
- Chuẩn bị và sử dụng một cách tối ưu các nguồn lực để
thực hiện công việc
- Lựa chọn được các hình thức tổ chức thực hiện phù hợp,
hiệu quả
- Tận dụng được thời gian có sẵn một cách tốt nhất.
- Sẵn sàng ứng phó với những thay đổi của môi trường bên
ngoài
III- TÌM HIỂU VỀ CÁC LOẠI KẾ HOẠCH
Tính chất/
Mức độ chi tiết
Loại kế hoạch
Thời
gian
KH dài hạn
(KH chiến lược)
10 năm
hoặc hơn
Đề ra đường hướng chung mang tính tổng quát,
định hướng
KH trung hạn
3-5 năm
Hình thành chiến lược thực hiện
Đề ra các mục tiêu, chỉ tiêu có thể đo lường được
Đề ra các ưu tiên, phác thảo cách thực hiện
KH ngắn hạn
Dưới 3
năm
Đề ra các chương trình KH hành động cụ thể
KH hành động
Đề ra các chi tiết thực hiện:
Các hành động/hoạt động
Lịch trình thời gian
Ngân sách, nguồn lực cần thiết
Cách thức tổ chức triển khai: người thực hiện,
người chịu trách nhiệm, giám sát đánh giá
PHÂN LOẠI KẾ HOẠCH GIÁO DỤC
Tên kế hoạch giáo dục
Đặc điểm
Kế hoạch cấp sở
Mô tả những vấn đề chung mang tính tổng quát có tính
đến những đặc trưng của cơ sở giáo dục
Kế hoạch cấp phòng
Chi tiết hóa các vấn đề chung của cấp sở thành những
kế hoạch cụ thể có tính đến các điều kiện thực hiện của
địa phương
Kế hoạch cấp trường
Trên cơ sở các yêu cầu của cấp phòng, mỗi trường xây
dựng kế hoạch giáo dục phù hợp với các hoạt động giáo
dục của từng trường
Kế hoạch cấp bộ môn
Tùy theo đặc trưng của bộ môn cần xây dựng kế hoạch
giáo dục đáp ứng các yêu cầu sau:
-Phù hợp với kế hoạch giáo dục cấp trường
-Gắn liền với chức năng của tổ chuyên môn
-Nội dung giáo dục phải thiết thực và cụ thể
-Yêu cầu phải đạt được các tiêu chí đề ra trong mục đích
giáo dục
IV- CÁC BƯỚC LẬP KẾ HOẠCH
Kế hoạch trung hạn
1. Phân tích thực trạng
2. Xác định mục tiêu/ chỉ tiêu
3. Đánh giá mức độ khả thi của mục tiêu/ chỉ tiêu
4. Đề ra kế hoạch hành động
5. Đề ra chỉ số giám sát đánh giá.
CÁC BƯỚC LẬP KẾ HOẠCH TRUNG HẠN
1. Phân tích thực trạng
- Các mục tiêu cơ bản được đề ra trong KH giai đoạn trước đó
là gì?
- Các kết quả nào đã đạt được? Các chỉ số nào thể hiện kết
quả đó?
- Những mục tiêu nào chưa đạt được? Vì sao?
- Các tác nhân chính có ảnh hưởng đến hoạt động của cơ
quan/đơn vị trong thời gian sắp tới? Dưới ảnh hưởng của các
tác nhân đó, thách thức hay yêu cầu gì đặt ra buộc cơ
quan/đơn vị phải giải quyết?
CÁC BƯỚC LẬP KẾ HOẠCH TRUNG HẠN
2. Xác định mục tiêu/chỉ tiêu
Xác định mục tiêu/chỉ tiêu là chỉ ra điều mong muốn cần đạt
trong tương lai.
a) Mục tiêu (tổng quát): Là cái đích cần đạt được trong một
khoảng thời gian nhất định. Chúng thường được diễn tả dưới
dạng các thuật ngữ định tính. Là tuyên bố chung chung về điều
mong muốn đạt được trong tương lai.
Ví Xác
dụ về
xácchỉ
định
mục tiêu:
2.
định
tiêu
1. “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển
b) Chỉ tiêu (Mục tiêu cụ thể): Là các mức độ lượng hóa của
toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề
mục tiêu cần đạt được trong một thời gian nhất định, là một phần
nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã
cụ thể của mục tiêu mà việc đạt được nó sẽ góp phần thực hiện
hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực
được mục tiêu đề ra.
của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo
Nguyên
xác2 định
chỉ tiêu:
vệ *Tổ
quốc.” tắc
- Điều
Luật Giáo
dục – 2005.
- Phải
cụ phong
thể
2. Mục
tiêu
trào xây dựng trường học thân thiện,
HS tích- cực:
Đo lường được
a) Huy
động
sức
hợp của các lực lượng trong và
- Vừa
sức,
có mạnh
thể đạttổng
được
ngoài nhà
trường
- Thực
tế để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân
thiện, hiệu
phù hợp với điều kiện của địa phương và đáp
- Có quả,
thời hạn
ứng
nhu đặc
cầu xã
hội.của chỉ tiêu:
* Các
điểm
b) Phát
- Gắnhuy
với tính
mục chủ
tiêu động, tích cực, sáng tạo của học sinh
trong học
tậpthi,
và có
cácthể
hoạt
động
hội một cách phù hợp và hiệu
- Khả
thực
hiệnxã
được.
quả. - Cụ thể, đo lường được
Chỉ thị 40/CT-BGDDT, ngày 22/7/2008.
CÁC BƯỚC LẬP KẾ HOẠCH TRUNG HẠN
3. Đánh giá mức độ khả thi của mục tiêu/chỉ tiêu
Các câu hỏi thường đặt ra khi đánh giá mức độ khả thi của MT/CT:
-Các MT/CT đề ra đã được bàn bạc, tham vấn với các đối tác chưa?
-Các MT/CT đề ra đã bao quát hết vấn đề cần giải quyết hay chưa?
-Các MT/CT đề ra có thể đạt được không?
+ Các hoạt động đề ra liệu có thể thực hiện được để hoàn thành
các MT/CT đã xác định hay không?
+ Các nguồn lực cần thiết như dự báo trong KH có thể huy động
được hay không?
+ Các MT/CT liệu có thể đạt được trong khuôn khổ thời gian dự
tính không?
+ Kết quả thực hiện các MT/CT có thể đo được không? Có cách
gì để đánh giá tiến độ đạt được các MT/CT không?
CÁC BƯỚC LẬP KẾ HOẠCH TRUNG HẠN
4. Kế hoạch hành động
- Liệt kê hoạt động và các nguồn lực cần thiết phục vụ triển khai
thực hiện
- Người/bộ phận chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện và quyền
hạn
- Thời gian thực hiện
- Các chỉ số giám sát cho phép theo dõi kết quả thực hiện
- Cách thức báo cáo (cá nhân/bộ phận cấp trên sẽ nhận báo cáo
về kết quả thực hiện)
5. Xác định chỉ số giám sát đánh giá
Các chỉ số giám sát đánh giá: là kết quả có thể đo được của
hành động đã thực hiện về phương diện số lượng, thời gian.
Các kết quả này sau đó được so với các chỉ tiêu đã đề ra nhằm
xác định mức độ cải thiện, cũng như những gì cần tiếp tục hoàn
thiện hay điều chỉnh.
KẾ HOẠCH NGẮN HẠN
CẤU TRÚC:
1. Phân tích thực trạng
2. Mục tiêu, yêu cầu
3. Nội dung công việc
4. Thời gian, địa điểm, người thực hiện
5. Cách thức thực hiện
6. Phương pháp giám sát, kiểm tra
7. Nguồn lực
8. Dự kiến tình huống phát sinh đột xuất: Thời tiết,
nhân lực thay đổi, rủi ro khác…
Bài tập: Lập kế hoạch tổ chức cuộc thi KHKT
dành cho HS trung học của đơn vị mình (thưc
hiện công văn số 462/SGDĐT-GDTrH, ngày
06/8/2013 của Giám đốc sở GDĐT).
TRÂN TRỌNG CẢM ƠN!
