Tổ 1 tải về tại đây

Download Report

Transcript Tổ 1 tải về tại đây

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LỚP NGỮ VĂN VIỆN PHẬT HỌC
MÔN HỌC: VĂN HỌC TRUNG ĐẠI YÊU NƯỚC
ĐỀ TÀI THUYẾT TRÌNH: GIÁ TRỊ NHÂN ĐẠO
TRONG TRUYỀN KỲ MẠN LỤC
THUYẾT TRÌNH: TỔ 1
Giáo viên hướng dẫn: Đoàn Thị Thu Vân
THÀNH VIÊN TỔ 1
•
•
•
•
•
•
•
•
•
•
•
1. Phạm Hùng
2. Lâm Văn Liêm
3. Nguyễn Đức Bửu
4. Lê Đại Hành
5. Trần Văn Bé
6. Lê Chí Lực
7. Ngô Đức Thọ
8. Bìu Minh Nhựt
9. Nguyễn Thiện Hậu
10. Trần Tấn Tâm
11. Tăng Minh Hoàng
1. DẪN NHẬP
•
•
- Người phụ nữ trong nền văn học Trung Đại Việt Nam
- Truyền Kỳ Mạn Lục và thân phận người phụ nữ.
II. Nội dung
•
1. Giới thiệu về thể loại truyền kỳ và truyền trong nền văn học Việt Nam
•
Truyền kỳ là thể loại truyện ngắn cổ điển của văn học Trung Quốc
thịnh hành ở đời Đường. Kỳ nghĩa là kỳ ảo, kỳ lạ, nhấn mạnh tính
chất hư cấu. Thoạt đầu là chí quái thời Lục triều, sau phát triển độc
lập thành truyền kỳ. Có loại miêu tả cuộc đời biến ảo như mộng...
Có loại ca ngợi tình yêu nam nữ... Có loại miêu tả hào sỹ hiệp
khách. Từ đời Đường trở về trước, tiểu thuyết Trung Quốc về cơ
bản mới chỉ là mầm mống, tuy ở thời Hán Ngụy, Lục triều có chút
ít phát triển, nhưng vô luận nhìn từ góc độ khắc họa nhân vật hay
miêu tả tình tiết hãy còn đơn giản, chưa đạt đến mức độ thành thục.
•
Văn học Việt Nam thời trung đại là nền văn học chịu sự
ảnh hưởng rất lớn từ nền văn học Trung Quốc; mà thể
loại truyền kỳ là một thí dụ điển hìnhỞ Việt Nam, thuật
ngữ truyền kỳ lần đầu tiên được xuất hiện trong đầu đề
tập truyện Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ. Sau đó là
Truyền kỳ tân phả của Đoàn Thị Điểm Tân truyền kỳ
lục của Phạm Quý Thích.
•
Ngay từ khi mới ra đời thể loại truyện ngắn truyền kỳ đã
đạt được những thành tựu rực rỡ và là đỉnh cao của văn
xuôi dân téc nh Thánh tông di thảo, Truyền kỳ mạn lục.
Ngày nay, nhìn lại quá trình phát triển của văn học Việt
Nam trung đại, chúng ta thấy Truyền kỳ mạn lục là đỉnh
cao, trước và sau đó không có tác phẩm truyền kỳ nào
sánh bằng.
2. Nguyễn Dữ và Truyền kỳ mạn lục
Những tài liệu mà chúng ta có về Nguyễn Dữ không nhiều. Tuy nhiên
những tài liệu cũng không cung cấp cho chóng ta một cách chính xác về thân thế và
sự nghiệp của ông. Những tài liệu lâu nay được các nhà nghiên cứu giới thiệu về
Nguyễn Dữ cho thấy: Nguyễn Dữ là người xã Đoàn Lâm, huyện Gia Phúc (nay là
Thanh Miện – Hải Dương). Năm sinh và năm mất chưa rõ, chỉ biết ông là con trai
của Thượng thư Nguyễn Tường Phiêu- đậu Tiến sĩ thời Hồng Đức, năm 1496 – tức
là năm cận cuối cùng của nhà Lê niên hiệu này. Nguyễn Dữ học rộng, tài cao, có thể
là một trong những học trò giỏi của Nguyễn Bỉnh Khiêm, cũng có thể là bạn đồng
học của Phùng Khắc Khoan . Nguyễn Dữ đã đậu hương tiến, thi hội tróng tam
trường, có làm tri huyện Thanh Tuyền một năm rồi cáo quan về, lấy lý do phải phụng
dưỡng mẹ già cho tròn đạo hiếu.
•
Chính vì còn có điều không rõ nên đã từng có hai giả thuyết về thân thế tác
giả Truyền kỳ mạn lục.
•
- Giả thuyết thứ nhất dùa theo lời của Nguyễn Phương Đề trong “ Công dư
tiệp kí”, Lê Quý Đôn trong “Kiến văn tiểu lục”, Bùi Huy Bích trong “
Hoàng Việt thi tuyển” cho rằng Nguyễn Dữ là học trò của Nguyễn Bỉnh
Khiêm. Giả thuyết này hiện đang tồn tại trong Giáo trình của Đại học Sư
phạm Hà Nội và Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
•
- Giả thuyết thứ hai mà Lại Văn Hùng dẫn theo Trần Ých Nguyên trong “
Nghiên cứu so sánh Tiễn đăng tân thoại và Truyền kỳ mạn lục” lại cho rằng
Nguyễn Dữ là người đồng thời với Nguyễn Bỉnh Khiêm.
•
Lại Văn Hùng dự đoán “ Nguyễn Dữ sinh vào khoảng thập niên cuối thế kỉ
XV và mất khoảng thập niên thứ tư thế kỉ XVI, thọ 50 tuổi” và không thể
là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm
3. VÀI NÉT VỀ TRUYỀN KỲ MẠN LỤC
•
Truyền kỳ mạn lục là tác phẩm duy nhất của Nguyễn Dữ. Sách
gồm 20 truyện, chia làm 4 quyển, được viết theo thể truyền kỳ.
Cốt truyện chủ yếu lấy từ những câu chuyện lưu truyền trong
dân gian, nhiều trường hợp xuất phát từ các vị thần mà đền thờ
hiện vẫn còn (đền thờ Vũ Thị Thiết ở Hà Nam, đền thờ Nhị
Khanh ở Hưng Yên và đền thờ Văn Dĩ Thành ở làng Gối, Hà
Nội). Truyện được viết bằng văn xuôi chữ Hán có xen những
bài thơ, ca, từ, biền văn, cuối mỗi truyện (trừ truyện 19 Cuộc
nói chuyện thơ ở Kim Hoa) đều có lời bình của tác giả.
•
Truyền kỳ mạn lục ra đời vào nửa đầu thế kỷ XVI (khoảng
những năm 20 – 30). Sở dĩ có kết luận như vậy là vì các nhà
nghiên cứu dựa vào thời điểm mà Hà Thiện Hán viết lời tựa
cho Truyền kỳ mạn lục năm 1547 và kết hợp với tư liệu cuộc
đời Nguyễn Dữ. Như vậy, Truyền kỳ mạn lục ra đời vào lúc
triều đại nhà Lê trên đà suy vi với các ông vua nổi tiếng hoang
dâm tàn bạo (như đã trình bày ở phần trên). Những đau thương
của một thời đại cũng đã in đậm dấu trong một số truyện của
Truyền kỳ mạn lục.
4. Nội dung cơ bản của TKML
•
Nếu gạt bỏ những yếu tố hoang đường kỳ ảo ta sẽ thấy một bức tranh
xã hội rất rõ ràng. Đấy là một xã hội mà giai cấp thống trị thì tranh
giành quyền lực, chém giết lẫn nhau. Tất cả đều giả dối, vô đạo, tham
lam, độc ác và đều có kết cục hoặc bị trừng phạt, hoặc bị phủ nhận,
hoặc bị lên án chê cười. Đấy là một xã hội mà các tầng lớp khác đặc
biệt là người phụ nữ là nạn nhân đau khổ nhất của thiết chế xã hội,
của quan niệm nho giáo, của hiện thực cuộc sống. Trong số đó, có
người được lên xem tiên cảnh, được thành tiên, được giải oan vì đức
độ, vì trung thực, vì những phẩm chất tốt đẹp. Cũng có người phải
ngậm ngùi đau khổ vì chính những hành động của mình.
•
•
Hệ thống nhân vật của Truyền kỳ mạn lục đa dạng phong phú bao
gồm đủ mọi loại từ vua, quan như Hạng Vương, Hồ Tông Thốc,
Nguyễn Trung Ngạn, Trụ quốc họ Thân… Đến cả những con người
bình thường như Vũ Thị Thiết, Thị Nghi… Phần lớn các nhân vật
trong Truyền kỳ mạn lục là những con người thuộc tầng lớp bình
dân, trí thức bình dân hoặc phụ nữ … “ Nếu Lê Thánh Tông hướng
văn học vào việc phản ánh con người, lấy con người làm đối tượng
trung tâm phản ánh thì, Nguyễn Dữ đi xa hơn một bước: phản ánh
số phận con người, chủ yếu là số phận bi kịch của người phụ nữ.
Nhờ đó mà Nguyễn Dữ đã mở đầu cho chủ nghĩa nhân văn trong văn
học Việt Nam thời trung đại
•
•
Về nội dung, cụ Bùi Kỷ cho rằng Truyền kỳ mạn lục đã đề cập đến vấn đề
người phụ nữ và xác định:
+ Truyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu, Người con gái Nam Xương
có chủ đề: Tả rõ phụ nữ ở xã hội cũ dù ăn ở thuỷ chung với chồng thế nào
cũng chịu một thân phận hèn kém: Một đằng vì thua bạc mà gán vợ, một
đằng vì ngờ vực hão huyền mà vợ phải quyên sinh. Cái
thuyết “tòng phu” đã làm hại bao nhiêu bạn quần thoa trong bao nhiêu thế
kỷ!
•
+ Truyện đối tụng ở Long cung, có chủ đề: “bài xích quỷ thần, quỷ
thần mà lại cướp vợ người khác”
•
+ Truyện Từ Thức lấy vợ tiên có chủ đề: “ Cõi trần đáng chán làm
sao, để cho người đời phải tưởng tượng ra một cõi tiên chăng?”
•
+ Các Truyện Nàng Thuý Tiêu và Lệ Nương có chủ đề: “ tả nông nỗi
luân lạc của người phụ nữ, một đằng vì tên cường quyền chiếm đoạt làm rẽ
•
thuý chia uyên, một đằng vì bọn ngoại xâm áp bức, làm cho bình rơi trâm
gãy, nhưng Thuý Tiêu lại trở về được với Nhuận Chi, Lệ Nương cam chịu
•
quyên sinh để trọn nghĩa với Phật Sinh, càng rõ ái tình chân chính không
có thế lực nào khuất phục được”
•
+ Truyện Cuộc nói chuyện thơ ở Kim Hoa có chủ đề: “xem
•
Nhưhai câu thơ nói đùa Kim Hoa nữ sĩ làm cho bà phải
•
mang tpận đến suối vàng…”
•
+ Truyện Cây gạo, Kỳ ngộ ở Trại Tây và Yêu quái ở Xương Giang
•
Có chủ đề: “ bài xích thói đắm đuối trong vòng sắc dục của bọn
•
thiếu niên”
•
+ Truyện Nghiệp oan của Đào Thị: “ vạch trần những hành động bất
•
bình của bọn đội lốt đạo sỹ, nhà chùa”
•
•
Thông qua số phận các nhân vật, Nguyễn Dữ
đi tìm giải đáp xã hội: Con người phải sống ra
sao để có hạnh phúc ? Làm thế nào để nắm bắt
hạnh phúc ? Hạnh phúc tồn tại ở thế giới nào ?
( Thiên tào, cõi tiên, cõi trần, thế giới bên
kia?). Nguyễn Dữ đưa ra rất nhiều giả thiết,
nhưng tất cả đều bế tắc.
5. Giá trị nhân đạo
của một tác phẩm văn chương
•
Giá trị nhân đạo là giá trị cơ bản của một tác phẩm văn học chân
chính được tạo nên bởi niềm cảm thông sâu sắc của nhà văn với nỗi
đau của những con người, những cảnh đời bất hạnh trong cuộc sống.
Đồng thời nhà văn còn thể hiện sự nâng niu, trân trọng với những nét
đẹp trong tâm hồn và niềm tin khả năng vươn lên của con người du
trong bất kỳ hoàn cảnh nào của cuộc đời.
•
Do vậy, khi phân tích giá trị nhân đạo của một tác phẩm cần phải
phân tích các khía cạnh sau:
Tố cáo
•
Đây chính là cái hoàn cảnh chung mà ở đó nhân vật bị
đẩy vào các hoàn cảnh bi đát đau khổ. Thông thường ở
phương diện tố cáo này, các nhà văn thưởng thể hiện
quan điểm lên án, phê phán các tầng lớp thống trị,
những kẻ ăn trên ngồi trước, ỷ mạnh hiếp yếu, chà đạp
lên cuộc sống con người và làm băng hoại giá trị đạo
đức, đạo lý xã hội.
Ca ngợi
•
Có thể ca ngợi một truyền thống tốt đẹp nào
đó hoặc ca ngời những phẩm chất tốt đẹp
của một con người, một lớp người trong xã
hội. Đây chính là những vẻ đẹp bị lấp vùi bởi
sự thống trị đàn áp
Thương cảm, bênh vực
•
Xuất phát từ việc phát hiện, khám phá được những nét đẹp tiềm
ẩn của nhân vật, hoặc nhận thức được hoàn cảnh đã đẩy những
người tốt đẹp, lương thiện vào đường cùng, hoặc đẩy họ vào
con đường tội lỗi nên các nhà văn bày tỏ niềm thương cảm với
họ, tạo ra những tình huống hoặc xây dựng những nhân vật
phụ để làm chỗ dựa, bênh vực, che chở cho họ, giúp họ vượt
qua những khó khăn, thách thức và vươn lên khẳng định bản
thân, khẳng định niềm tin, ước mơ và khát vọng cuộc sống.
Chỉ ra con đường, lối thoát cho nhân vật
•
Đặc điểm này không hoàn toàn có trong tất cả tác phẩm.
Nó phụ thuộc vào nhận thức và khả năng dự đoán trước
hiện thực của nhà văn. Nhờ đó nhà văn chỉ ra được con
đường giải quyết những bế tắc của số phận nhân vật,
hoặc tạo ra những chi tiết viễn tưởng kỳ ảo như một lối
thoát cho nhân vật mà mọi nẻo đường thực tại hay ở
chốn nhân gian đều không có khả năng thay đổi được
hoàn cảnh.
•
6. Giá trị nhân đạo qua
một số truyện trong
Truyền Kỳ Mạn Lục
1.Truyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu,
Người con gái Nam Xương
•
Nội dung:
•
Người phụ nữ ở xã hội cũ dù ăn ở thuỷ chung với chồng thế nào
cũng chịu một thân phận hèn kém: Một đằng vì thua bạc mà gán vợ,
một đằng vì ngờ vực hão huyền mà vợ phải quyên sinh.
•
Nho giáo phong kiến với Tam tòng tứ đức đã làm hại bao nhiêu bạn
quần thoa trong bao nhiêu thế kỷ.
dù sống theo kiểu nào thì người phụ nữ cũng bất hạnh, cái chết
oan khốc là kết cục cuộc đời của hầu hết các phụ nữ.
2. Truyện đối tụng ở Long cung
•
•
Nội dung: bài xích quỷ thần, quỷ thần mà lại
cướp vợ người khác”
3. Truyện Từ Thức lấy vợ tiên
•
•
•
Nội dung: Cõi trần thật chán làm
sao, đến nỗi con người phải tưởng tượng
ra một cõi tiên để có thể tồn tại.
4.Truyện Cây gạo, Kỳ ngộ ở Trại Tây và Yêu
quái ở Xương Giang
•
Lên án, phê phán thói tham
đắm sắc dục của bọn thiếu niên
•
Với nội dung phong phú, mang tính hiện thực cao, với thủ pháp
nghệ thuật đặc sắc, Truyền kỳ mạn lục thực sự trở thành một
“thiên cổ kỳ bút” và trở thành cái đích không dễ dàng vượt qua
đối với các tác phẩm sau này. Chắc rằng, càng nghiên cứu
Truyền kỳ mạn lục chóng ta sẽ càng phát hiện ra giá trị muôn
mặt của nó và cũng từ đó càng hiểu hơn những điều mà
Nguyễn Dữ gửi gắm với bao thế hệ hậu sinh.