QUÁ TRÌNH GLEY HÓA

Download Report

Transcript QUÁ TRÌNH GLEY HÓA

QUÁ TRÌNH GLEY HÓA

Bản chất của quá trình Gley hóa

Tác hại của quá trình gley hóa
Bản chất của quá trình Gley hóa
 Xảy ra ở những vùng đất ngập nước lâu ngày mà trong đất
chứa nhiều hữu cơ hơn nữa, thành phần cơ giới là đất thịt
nặng hay đất sét.
 Dấu hiệu nhận biết của gley là màu đất xám xanh hoặc xám
đen, mùi tanh nồng khó chịu hoặc hôi thối.
 Bản chất của quá trình này là sự khử sắt xảy ra khi sự phân
giải chất hữu cơ trong điều kiện môi trường yếm khí, có cả
sự tham gia khuẩn yếm khí.
 Bản thân nó là một quá trình khử sinh vật mà chất tham gia:
xác hữu cơ + sắt + vi sinh vật.
 Giai đoạn đầu của quá trình gley khi ngập nước mất oxy
nhanh chóng, do sự hô hấp của vi sinh vật háo khí (trong vài
ngày),
 Sau đó là quá trình khử nitrat: NO3 => NO2 => NO, N2O và
N2.
 Sau giai đoạn này là giai đoạn hình thành khí metan (CH4) vì
đã có sự chuyển hóa gốc methyl của acid acetic và một phần
từ gốc CO32-.
 Đồng thời với quá trình nitrat là quá trình khử Fe3+ => Fe2+.
 Sự khử của Fe là kết quả lên men hô hấp của vi sinh vật. Kết
quả của các quá trình sản sinh ra CH4, H2, H2S, acid hữu cơ
và các acid mùn.
 Hợp chất Fe(CHO3)2 sẽ xuất hiện và dễ dàng xảy ra phản
ứng, nó sẽ phân ly thành Fe2+ và HCO3-. Fe2+ cùng với silicat
và khoáng sét tái tổng hợp ra silicat thứ sinh hóa trị 2.
 Khoáng này biểu hiện màu xám xanh, xanh lơ hay xanh
thẩm. Quá trình gley hoàn tất. Sự xuất hiện của các chất hữu
cơ dễ thối rửa với Fe và vi sinh vật cùng với sự hô hấp của
chúng đã tạo ra H2S đó là một chất rất độc và FeS.
 Quá trình khử Mn2+ xuất hiện sau quá trình khử nitrat: theo
nghiên cứu thì khi thêm Mn4+ vào môi trường đất thì quá
trình khử Fe3+ và SO42- chậm lại.
Quá trình khử trong môi trường sinh thái đất yếm
khí:
 Giảm dần O2 => khử nitrat (1) => khử magan => khử
SO42-.
=> khử Fe3+
(2)
 (1) và (2) Tạo ra nhiều chất độc trong môi trường. (Quá
trình gley hóa kết thúc)
 Quá trình hình thành khí Metan trong môi trường đất yếm
khí và gley hóa: là kết quả của sự hô hấp vi sinh vật yếm khí.
 Các chất hữu cơ cao phân tử biến đổi và phân giải trở thành
các acid hữu cơ như acetic, bactylic và sau đó thành CH4
nhờ vi khuẩn bacteria methane.
 Lượng metan không chỉ phụ thuộc vào các chất hữu cơ có
trong đất mà còn phụ thuộc vào lượng Fe3+.
Tác hại của quá trình gley hóa
Ngoài một vài cái lợi về sự phân giải hữu cơ thì quá
trình gley gây hủy hoại môi trường sinh thái đất:
 Mất đạm do khử nitrat thành N2 bay đi.
 Tạo phản ứng môi trường chua hơn vì nhóm acid
hữu cơ và phân giải yếm khí.
 Sản sinh chất độc H2S là ngộ độc rễ thực vật nhất là
rễ lúa, giết chết động vật và một số vi sinh háo khí
trong môi trường đất.
 Quá trình giải phóng các chất khí CH4, NO2, NO,
CO2 đã đóng góp vào 15% hiệu ứng nhà kính.