Khử trùng - Boston Public Health Commission

Download Report

Transcript Khử trùng - Boston Public Health Commission

CÁCH TUÂN THỦ VỚI
CÁC QUY ĐỊNH MỚI CHO
TIỆM LÀM MÓNG CỦA BOSTON
Uỷ Ban Sức Khoẻ Công Cộng Boston
Dự Án Tiệm Làm Móng An Toàn
617-534-2667
MỤC ĐÍCH CỦA CÁC QUY ĐỊNH CHO
TIỆM LÀM MÓNG
Để
cải thiện sức khoẻ và sự an
toàn cho nhân viên và khách
hàng
Định
nghĩa và thi hành quy định
về cách làm vệ sinh và an toàn
thích hợp của các tiệm làm móng
ĐÒI HỎI VỀ
TÀI LIỆU TIỆM
LÀM MÓNG
PHẢI CÓ
CÁC TÀI LIỆU PHẢI CÓ

Tiệm làm móng cần có các tài liệu sau đây:





Một bản sao giấy phép sử dụng và chứng cư ngụ của
tiệm làm móng (từ Ban Dịch Vụ Kiểm Tra Boston)
Một bản sao giấy phép của Uỷ Ban Các Chuyên Viên
Thẩm Mỹ đã đăng ký ở Massachusetts của tiệm làm móng
Bản sao giấy phép hành nghề của từng người cung cấp
dịch vụ tại tiệm của quý vị (các giấy phép này không cần
phải niêm yết, nhưng phải để sẵn để duyệt xét khi nhân
viên kiểm tra yêu cầu)
Giấy Phép Hoạt Động của BPHC và Thông Báo Sức
Khoẻ Công Cộng
Các Tờ Dữ Liệu An Toàn (SDS)
CÁC TỜ DỮ LIỆU AN TOÀN (SDS)

Trước kia được gọi là Tờ Dữ Liệu An Toàn Vật
Liệu (MSDS)

Các tờ an toàn sản phẩm được cung cấp miễn
phí từ tiệm bán mỹ phẩm hoặc nhà chế tạo
sản phẩm

Quý vị có thể tìm thấy SDS trên trang mạng của
công ty

SDS phải có sẵn và để nơi thuận tiện cho các
nhân viên của tiệm xem bất cứ lúc nào

Vị trí tốt nhất là giữ các SDSs trong một tập
bìa cứng hoặc tập hồ sơ tại một nơi rõ rệt
Phần 1: Nhận Dạng Sản
Phẩm Hoá Chất và
Công Ty. Cho biết tên
của các vật liệu và cung
cấp địa chỉ gửi thư và số
điện thoại cho nhà chế
tạo/cơ sở phân phối (hữu
dụng trong trường hợp
cấp cứu).
Phần 3: Nhận Dạng
Nguy Hiểm. Cách hoá
chất đi vào cơ thể (như
hít, nuốt hoặc qua da) và
các vấn đề có thể xảy ra
cho sức khoẻ.
THÔNG BÁO
SỨC KHOẺ
CÔNG CỘNG
THÔNG BÁO
SỨC KHOẺ CÔNG CỘNG
Mọi tiệm làm móng sẽ phải trưng
bày một thông báo sức khoẻ công
cộng theo một cách và tại một nơi
dễ thấy cho nhân viên, khách
hàng, hoặc khách thăm viếng tiệm
khi bước vào.
THÔNG BÁO
SỨC KHOẺ CÔNG CỘNG

Thông báo sức khoẻ công cộng phải được niếm yết một
nơi cố định và:





được làm bằng vật liệu bền;
ít nhất 8.5 in-sơ x 11 in-sơ về kích cỡ;
có chữ in khổ 12 point hoặc lớn hơn
có chữ thật tương phản trên nền sáng (thí dụ, chữ đen trên
nền trắng hoặc vàng, chữ trắng trên nền xanh đen hoặc đỏ,
v.v.) để cho dễ đọc; và
một bản sao có nội dung chính xác đúng như nội dung
mẫu thông báo về sức khoẻ công cộng của Uỷ Ban Sức
Khoẻ Công Cộng Boston.
THÔNG BÁO
SỨC KHOẺ CÔNG CỘNG
Có thể lấy thông báo mẫu của thông báo sức khoẻ công cộng
đã được chấp thuận từ:
Boston Public Health Commission
Office of Environmental Health
1010 Massachusetts Avenue
Boston, MA 02118.
CÁC ĐÒI HỎI VỀ
THIẾT BỊ TẠI
TIỆM LÀM MÓNG
THÙNG ĐỰNG RÁC CÓ NẮP ĐẬY
 Phải
đặt tại tất cả các trạm làm
móng tay
 Phải đổ rác ít nhất một lần mỗi ngày
 Điều này sẽ giữ cho hoá chất không
bay vào trong không khí và cải thiện
không khí trong tiệm
 Quý vị cũng có thể cho bông gòn và
các vật dụng thấm hoá chất trong
các bao nhựa kín hoặc các chai đựng
vặn kín
CẦN CÓ CÁC TRẠM RỬA MẮT

Các Trạm Rửa Mắt Có Thể Chấp Nhận Được:
 Một trạm làm việc nối với hệ thống ống nước của
toà nhà và có khả năng hoạt động liên tục hoặc là một
hệ thống cô lập được thiết kế đặc biệt và được tiếp thị
để dùng cho trạm rửa mắt. Nước phải âm ấm (nhiệt
độ phòng), khử trùng, chảy liên tục trong ít nhất
mười lăm phút.

Một trạm cô lập được thiết kế làm thành một trạm
rửa mắt bởi nhà chế tạo. Đầu vòi phải giữ cho sạch,
thông thoáng và nước cần phải được thay thường
xuyên. Việc tuân thủ với lịch trình thay thế nước hoặc
nước muối theo đề nghị của nhà chế tạo cũng như
ngày hết hạn cần phải được làm theo.
NHỮNG NƠI SAU ĐÂY KHÔNG ĐƯỢC PHÉP
DÙNG LÀM TRẠM RỬA MẮT
Bồn rửa tay
 Trạm rửa mắt không thể để trong phòng vệ sinh

BỒN RỬA TAY

Ít nhất một bồn rửa tay phải đặt
trong khu vực của tiệm

Bồn rửa tay phải được giữ trong
tình trạng sạch sẽ và hợp vệ sinh

Nước nóng và lạnh, xà bông nước
và các khăn lau bằng giấy dùng
một lần phải được cất tại mỗi bồn
rửa tay
TRONG TIỆM PHẢI CÓ MỘT BỘ SƠ CỨU CÓ ĐẦY
ĐỦ DỤNG CỤ VÀ VẬT LiỆU

Bộ sơ cứu phải được đặt nơi thuận tiện cho nhân viên của tiệm và
chuyên viên vào mọi lúc và phải có các vật dụng sau đây:















Một băng gạc thấm 32 in-sơ vuông (không có cạnh nào nhỏ hơn 4 in sơ)
Bốn miếng đắp khử trùng (3 in-sơ x 3 in-sơ)
Một băng hình tam giác (40 in-sơ x 40 in-sơ x 56 in-sơ)
Mười sáu băng dán 1 in-sơ x 3 in-sơ
Năm thước tây băng keo dán
Kem/dầu thoa khử trùng – ít nhất 10 lần thoa mỗi lần 0.5g (0.14 ao-sơ chất
dịch)
Kem/dầu thoa để trị phỏng– ít nhất 6 lần thoa mỗi lần 0.5g (0.14 ao-sơ
chất dịch)
Hai đôi bao tay y khoa (tốt hơn là dùng loại nitrile)
Các miếng đắp tẩm cồn
Thuốc rửa tay có chất cồn
Một cuộn băng gạc (chiều rộng 2 in-sơ)
Gói trườm đá tức thời
Kéo cắt băng
Thuốc acetaminophen và/hoặc aspirin và/hoặc ibuprofen (ít nhất hai loại
trong số này)
Nhiệt kế hoặc que đo sốt dùng một lần
CÁC ĐÒI HỎI
VỀ SỰ
THÔNG KHÍ
CÁC ĐÒI HỎI MỚI VỀ THÔNG KHÍ
Bất cứ tiệm làm móng nào mới mở hoặc tiệm đã làm đơn
xin giấy phép lần thứ nhất sau ngày 17 tháng 10, 2013
phải tuân thủ về các chỉ tiêu kỹ thuật tối thiểu đã được
nêu trong Bộ Luật Cơ Khí Quốc Tế phối hợp cùng với
Bộ Luật Toà Nhà Tiểu Bang tại 780 CMR 28 và 271
CMR 6, như đã được sửa đổi
 Bất cứ tiệm thẩm mỹ nào đã làm đơn xin giấy phép trước
ngày 17 tháng 10, 2013 sẽ có 5 năm để hoàn tất việc
tuân thủ

ĐIỀU NÀY CÓ NGHĨA LÀ GÌ?

Tất cả các tiệm làm móng sẽ bắt buộc phải có các hệ
thống thông khí bằng cơ khí và/hoặc các bàn làm móng
với hệ thống thông khí gắn vào đó
TẠI SAO CHÚNG TA CẦN CÓ
NHỮNG THAY ĐỔI NÀY?
Các sản phẩm dùng trong các tiệm làm móng có thể có
các hoá chất độc hại cho sức khoẻ của quý vị.
 Nếu không có sự thông khí thích hợp, các nhân viên tiệm
làm móng và các khách hàng phải bị tiếp xúc với các hoá
chất hăng nồng này trong một khoảng thời gian lâu.



Sự tiếp xúc có thể “càng lúc càng nhiều” đặc biệt khi nhiều
sản phẩm được dùng cùng một lúc hoặc khi sản phẩm được
dùng từ ngày này qua ngày khác.
Các quy định mới này sẽ giúp làm giảm lượng thời gian
tiếp xúc mà các nhân viên và khách hàng phải trực diện.
ĐÂY KHÔNG PHẢI LÀ CÁC DẠNG
THÔNG KHÍ CHẤP NHẬN ĐƯỢC
Quạt không loại bỏ được hơi bốc ra, bụi
bặm hoặc đem không khí trong lành vào
ĐÂY KHÔNG PHẢI LÀ CÁC DẠNG
THÔNG KHÍ CHẤP NHẬN ĐƯỢC
Các máy lọc không khí bằng ozone không bao giờ được sử dụng vì
chúng thực sự tạo ra sự ô nhiễm không khí bên trong nhà có thể
làm hại đến những người bị suyễn
ĐÂY KHÔNG PHẢI LÀ CÁC DẠNG
THÔNG KHÍ CHẤP NHẬN ĐƯỢC
Nên tránh dùng các dụng cụ tạo mùi thơm trong không khí vì
chúng thêm hoá chất vào không khí trong tiệm của quý vị
và có thể gây kích thích cho những người bị suyễn
KHÔNG ĐƯỢC DÙNG NHANG, ĐÈN CẦY,
HOẶC LỬA NGỌN
Có nhiều hoá chất dễ cháy trong tiệm của quý vị.
Vì lý do này, không được phép dùng các vật dụng sau đây:
 Nhang
 Đèn cầy
 Lửa ngọn
DỤNG CỤ
BẢO VỆ CÁ NHÂN
CHO NHÂN VIÊN
TIỆM LÀM MÓNG
DỤNG CỤ BẢO VỆ CÁ NHÂN

Các nhân viên tiệm làm móng có quyền dùng dụng cụ
bảo vệ cá nhân (PPE) để bảo vệ cho bản thân họ tại nơi
làm việc
BẢO VỆ HÔ HẤP

Khẩu trang bằng giấy chắn bụi N-95


Bảo vệ cho khỏi bị bụi bặm, nhưng sẽ không
bảo vệ cho khỏi bị hoá chất
Khẩu trang N-95 chống mùi hôi
Bảo vệ cho khỏi bị bụi bặm và MỘT SỐ hoá chất
 Khẩu trang có van thở ra làm cho dễ thở hơn


Bình thở lọc không khí

Là khẩu trang duy nhất bảo vệ cho khỏi bị nhiễm tất cả các
hoá chất
BẢO VỆ CHO DA

Sử dụng bao tay nitrile.


Tránh dùng bao tay latex.



Thường có màu xanh hoặc tím và sẽ bảo vệ cho quý vị
khỏi bị hoá chất
Không bảo vệ cho quý vị khỏi bị hoá chất
Một số người có thể bị dị ứng với latex
Băng lại những chỗ bị cắt nào mà quý vị có thể có trên bàn
tay mình.

Các chỗ đứt tạo sự dễ dàng hơn cho hoá chất, vi khuẩn, vi rút,
và/hoặc nấm đi vào cơ thể của quý vị.
BÀN LÀM MÓNG
VÀ BỒN NGÂM CHÂN
PHẢI SẠCH SẼ VÀ
ĐƯỢC KHỬ TRÙNG
SAU KHI LÀM XONG
CHỖ MỖI THÂN CHỦ
VÀ VÀO CUỐI NGÀY
CHÙI RỬA VÀ KHỬ TRÙNG
BÀN LÀM MÓNG (BƯỚC 1)
 Tất
cả các bàn làm móng và các bề mặt cùng dụng
cụ tương tự, phải được chùi rửa và khử trùng sau khi
làm cho mỗi khách hàng và trước khi sử dụng cho
khách hàng kế tiếp theo tiến trình 3 bước sau đây:
Bước 1
Dùng khăn giấy dùng một lần thấm ẩm để chùi
toàn bộ bề mặt, lau sạch bụi bậm, vụn móng và
các vụn vãi khác.
 Vứt khăn này vào thùng rác.
CHÙI RỬA VÀ KHỬ TRÙNG
BÀN LÀM MÓNG (BƯỚC 2)
 Chùi
toàn bộ bề mặt của bàn bằng khăn giấy ẩm
có thấm một cho các phương pháp sau đây:




hỗn hợp thuốc tẩy 10% trong nước máy (chuẩn bị
nước sạch mỗi ngày mà không có thêm hoá chất
nào khác vào hỗn hợp này),
HOẶC cồn isopropyl 100% (cồn thoa),
HOẶC một chất khử trùng đã đăng ký với EPA
(dùng theo các chỉ dẫn của nhà chế tạo).
Vứt khăn giấy đã dùng rồi vào thùng rác có nắp
đậy.
CHÙI RỬA VÀ KHỬ TRÙNG
BÀN LÀM MÓNG (BƯỚC 3)
 Nếu
dùng chất cồn 100%, không cần làm các
bước nào khác.
 Cho bất cứ khử trùng nào khác, chùi sạch bề
mặt lần sau cùng bằng một khăn giấy ẩm dùng
một lần thấm nước máy để lau đi bất cứ cáu cặn
nào của chất khử trùng.
 Lau khô vào một khăn giấy thứ hai.
 Cả hai khăn giấy này cần được vứt vào thùng rác
có nắp đậy.
TẤT CẢ CÁC BỒN NGÂM CHÂN PHẢI ĐƯỢC CHÙI
RỬA SAU KHI LÀM XONG
CHO MỖI KHÁCH HÀNG






Tháo hết nước ra khỏi bồn ngâm chân hoặc chậu và gỡ bỏ bất cứ
vụn vãi nào thấy được.
Chùi sạch các bề mặt của bồn ngâm chân bằng xà bông và thuốc
tẩy.
Rửa lại bằng nước sạch và tháo nước ở bồn ngâm chân ra ngoài.
Khử trùng các bề mặt bằng thuốc khử trùng dùng trong bệnh
viện có đăng ký với EPA chiếu theo các chỉ dẫn của nhà chế tạo
trên nhãn hiệu.
Các bề mặt phải được giữ cho ướt bằng thuốc khử trùng trong
mười phút hoặc trong khoảng thời gian đề nghị trên nhãn sản
phẩm, tùy theo thời gian nào lâu hơn.
Hỗn hợp nước tẩy 10% và nước (nhưng không được có hoá chất
nào khác) có thể được sử dụng làm chất khử trùng thay thế.
TẤT CẢ CÁC BỒN NGÂM CHÂN PHẢI ĐƯỢC CHÙI
RỬA SAU KHI LÀM XONG
CHO MỖI KHÁCH HÀNG
Đối với các bồn ngâm chân whirlpool, bồn có nước xịt mạnh,
bồn ngâm chân "không có đường ống" và các bồn ngâm chân
luân chuyển khác:



Đổ nước vào bồn và mức lượng thuốc lỏng khử trùng thích
hợp (hoặc dung dịch nước tẩy 10%) và mở máy lên để luân
chuyển nước thuốc khử trùng trong ít nhất mười phút.
Tháo nước ở bồn ngâm chân ra ngoài và rửa lại bằng nước
sạch.
Đối với bồn ngâm chân luân chuyển, đổ đầy nước nóng, mở
máy lên để luân chuyển nước trong ít nhất một phút và tháo
nước ra khỏi bồn này.
CHÙI RỬA BỒN NGÂM CHÂN
KHÔNG LUÂN CHUYỂN MỖI TỐI
1.
2.
3.
4.
5.
6.
Tháo nước ra khỏi bồn và rửa sạch các vụn vãi nào thấy
được.
Cọ sát vào chậu bằng bàn chải sạch và xà bông hoặc
chất khử trùng (theo các chỉ dẫn về chùi rửa).
Rửa lại bằng nước nóng và tháo nước ra ngoài.
Khử trùng các bề mặt của bồn bằng thuốc khử trùng
dùng trong bệnh viện có đăng ký với EPA theo đúng chỉ
dẫn của nhà chế tạo hoặc với dung dịch nước tẩy 10%.
Các bề mặt phải được giữ cho ướt bằng thuốc khử
trùng trong mười phút hoặc trong khoảng thời gian
đề nghị trên nhãn hiệu, làm theo thời gian nào lâu
hơn.
Tháo nước ra khỏi bồn, rửa lại bằng nước nóng, sạch,
và để khô ngoài không khí.
CHÙI RỬA CÁC BỒN NGÂM CHÂN WHIRLPOOL, BỒN
CÓ NƯỚC XỊT MẠNH VÀ BỒN SPA LUÂN CHUYỂN
KHÁC MỖI ĐÊM
1.
2.
3.
4.
Tháo lưới lọc, đầu phun bên trong và tất cả các bộ
phận có thể tháo ra được khác ra khỏi bồn và chùi
rửa bất cứ vụn vãi nào còn kẹt lại phía sau hoặc bên
trong.
Sử dụng bàn chải, cọ sát bộ phận này bằng xà bông
hoặc chất khử trùng (làm theo các chỉ dẫn về chùi
rửa).
Rửa các bộ phận đã được tháo ra bằng nước sạch và
đặt trở lại vào đáy bồn.
Đổ đầy bồn bằng nước nóng, sạch và thêm vào chất
khử trùng loại dùng trong bệnh viện đã đăng ký với
EPA, theo các chỉ dẫn trên nhãn.
CHÙI RỬA CÁC BỒN NGÂM CHÂN WHIRLPOOL,
BỒN CÓ NƯỚC XỊT MẠNH VÀ BỒN NGÂM CHÂN
LUÂN CHUYỂN KHÁC MỖI ĐÊM (TIẾP THEO)
5. Mở máy lên và luân chuyển hệ thống cùng với chất khử
trùng trong mười phút hoặc theo khoảng thời gian đề
nghị trên nhãn hiệu, làm theo thời gian nào lâu hơn.
6. Bộ phận whirlpool của bồn phải hoạt động trong toàn
thời gian khử trùng để đường ống và các bộ phận bên
trong có vi khuẩn được khử trùng.
7. Tháo nước ra ngoài, rửa lại bằng nước nóng và để khô
ngoài không khí.
TIẾN TRÌNH LÀM
VỆ SINH CHO
DỤNG CỤ VÀ
THIẾT BỊ
CẤT DỤNG CỤ ĐÃ KHỬ TRÙNG

Phải cất giữ các dụng cụ đã được khử trùng trong một
ngăn kéo vệ sinh, sạch sẽ, tủ kệ, hoặc hộp nơi mà các
dụng cụ sẽ được bảo vệ cho khỏi bị bụi bậm, các hạt li ti
hoặc vụn vãi
CÁC DỤNG CỤ DÙNG MỘT LẦN
 PHẢI
vứt bỏ sau khi dùng cho một khách
hàng.

Các dụng cụ dùng một lần KHÔNG cần có
thùng rác riêng. Nếu không, điều này này có
thể khiến cho người khác nghĩ là các dụng
cụ này sẽ được tái dụng.
 Không
thể khử trùng thích hợp giữa các lần
phục vụ cho khách hàng vì chúng được làm
bằng vật liệu xốp/có thể ngấm hoặc đã bị
giảm cấp sau khi dùng cho một khách hàng.
THÍ DỤ VỀ
CÁC DỤNG CỤ DÙNG MỘT LẦN








Dũa móng / Miếng dũa nhám
Bộ phận đánh bóng
Đá bọt
Đĩa đánh bóng bằng giấy nhám trên các dũa bằng điện
Các que bằng gỗ để đẩy biểu bì
Các thìa dẹp hoặc đũa thoa sáp
Các vật ngăn cách ngón chân
Dép cao su
KHÔNG BAO GIỜ ĐƯỢC TÁI DỤNG
ĐÁ BỌT
CÁC DỤNG CỤ ĐA DỤNG
Dụng Cụ Đa Dụng là món đồ được làm
bằng các vật liệu cứng với các bề mặt
không xốp trơn láng như kim loại, thuỷ
tinh, hoặc nhựa có thể được dùng cho
nhiều khách hàng. Từ ngữ này bao gồm
nhưng không giới hạn bởi các món đồ như
đồ cắt móng, kéo, lược, kìm cắt, các chậu
làm móng tay và một số dũa móng tay.
MỘT SỐ THÍ DỤ VỀ
CÁC DỤNG CỤ ĐA DỤNG
 Đồ
cắt móng tay
 Kéo cắt móng
 Tô làm móng tay
 Cắt dũa móng tay bằng kim loại
CÁC QUY ĐỊNH MỚI CHO VIỆC
KHỬ TRÙNG CÁC DỤNG CỤ ĐA DỤNG
Tất cả các tiệm thẩm mỹ nhận giấy phép lần đầu tiên sau
ngày 17 tháng 10, 2013 phải lắp đặt và sử dụng một nồi
hấp hoặc một bộ phận khử trùng bằng nhiệt độ cao khô
đã đăng ký với FDA của Hoa Kỳ.
 Tất cả các tiệm thẩm mỹ nào đã làm đơn xin giấy phép
trước ngày 17 tháng 10, 2013 sẽ có 2 năm để đáp ứng
yêu cầu này.

THỦ TỤC KHỬ TRÙNG MỚI
việc cần làm:
1. Chùi sạch các mảnh nhỏ da, móng, hoặc bất
cứ vụn vãi nào nhìn thấy được trên dụng cụ
bằng cách dùng xà bông và nước cùng với chà
bằng bàn chải. Nước bẩn phải đổ xuống cống
sau mỗi lần chùi rửa và không được dùng cho
bất cứ dụng cụ nào khác.
2. Dùng nồi hấp hoặc bộ phận khử trùng bằng
nhiệt độ cao khô theo các chỉ dẫn của nhà chế
tạo hoặc các quy định của FDA Hoa Kỳ.
 Hai
NỒI HẤP
Nồi hấp dùng một tiến trình diệt mọi dạng vi khuẩn (bao
gồm các bào tử, vi rút và vi khuẩn) bằng cách dùng nhiệt
độ cao và áp lực.
 Nồi hấp phải chạy trong ít nhất 30 phút ở nhiệt độ 270 độ
Fahrenheit (°F)
 Nồi này phải được sử dụng và bảo trì theo các chỉ tiêu kỹ
thuật của nhà chế tạo.

BỘ PHẬN KHỬ TRÙNG BẰNG
NHIỆT ĐỘ CAO KHÔ
Các bộ phận khử trùng bằng nhiệt độ cao khô hoạt động đúng
như tên gọi. Diệt mọi dạng vi khuẩn (bao gồm các phân tử,
vi rút, nấm và vi khuẩn) bằng cách dùng nhiệt độ cao khô.
 Các bộ phận khử trùng bằng nhiệt độ cao khô cần phải chạy
trong bao lâu tuỳ theo nhiệt độ. Thí dụ:

340 độ Fahrenheit trong 60 phút
 320 độ Fahrenheit trong 120 phút
 300 độ Fahrenheit trong 150 phút


Bộ phận khử trùng bằng nhiệt độ cao khô phải được bảo trì
theo các tiêu chuẩn kỹ thuật của nhà chế tạo.
CÁC LOẠI HỘP UV BỊ CẤM:
KHÔNG ĐƯỢC DÙNG
Kể từ ngày 17 tháng Mười, 2013, Hộp UV bị cấm không
được sử dụng ở Thành Phố Boston.
 Các hộp đèn tia cực tím không khử trùng và không được
sử dụng như là một phương pháp chùi rửa, khử trùng,
hoặc không thể được dùng như một phương pháp chùi
rửa, làm vệ sinh, hoặc khử trùng các dụng cụ đa dụng.

CÁC GÓI KHỬ TRÙNG SO VỚI
KHỬ TRÙNG RIÊNG TỪNG MÓN

Các dụng cụ đa dụng có thể được đặt trong
nồi hấp hoặc dùng bộ phận khử trùng bằng
nhiệt độ cao khô trong các gói khử trùng có
chứa một dấu chỉ là đã được khử trùng.

Phải chắc chắn là gói đã được thiết kế cho dụng
cụ được sử dụng

Các gói dùng nồi hấp sẽ không có tác dụng trong bộ
phận khử trùng bằng nhiệt độ cao khô và ngược lại.
Có một dấu chỉ bên trong để xác nhận rằng
dụng cụ đã được khử trùng thành công.
 Đây là phương pháp thích hợp vì các dụng cụ
có thể được cất giữ trong các gói này và mở ra
trên một bề mặt sạch sẽ trước mặt khách hàng
ngay trước khi sử dụng.

CÁC GÓI KHỬ TRÙNG SO VỚI
KHỬ TRÙNG RIÊNG TỪNG MÓN

Các dụng cụ đa dụng cũng có thể được cho vào nồi hấp hoặc bộ phận khử trùng
bằng nhiệt độ cao khô từng cái một.
 Một miếng băng nồi hấp hoặc qu
 e khử trùng nhiệt độ cao khô cần được bao gồm với mỗi mẻ dụng cụ để xác
nhận nhiệt độ thích hợp đã được đạt đến.
 Phải chắc chắn là dùng băng hoặc que đúng cho dụng cụ hiện đang được
sử dụng.
 Băng nồi hấp không có tác dụng trong bộ phận khử trùng bằng nhiệt độ
cao khô và các que khử trùng bằng nhiệt độ cao khô không có tác dụng
trong một nồi hấp
 Các dụng cụ sau đó có thể được đặt trong một túi cất giữ sạch sẽ hoặc hộp
đựng bằng nhựa sạch.
 Các dụng cụ dơ bẩn KHÔNG BAO GIỜ được bỏ trong cùng hộp đựng với
các dụng cụ sạch.
Băng nồi hấp
Que khử trùng nhiệt độ cao khô
TÀI LIỆU THÍCH HỢP VỀ KHỬ TRÙNG
Một tiệm làm móng phải xác nhận và ghi lại là nồi hấp
hoặc bộ phận khử trùng dùng nhiệt độ cao khô hoạt động
thích hợp.
 Có 2 cách thích hợp để ghi lại điều này.

CÁCH SỐ 1


Ít nhất mỗi lần một ngày, một que thử nghiệm có dấu chỉ "băng
nồi hấp" phải được khử trùng cùng với bất cứ dụng cụ nào hiện
đang được khử trùng.
Dùng sổ ghi về các thử nghiệm hàng ngày. Sổ này cần có:








Ngày và giờ của mỗi thử nghiệm đã được thực hiện
Loại phương pháp xử lý (Nhiệt độ cao khô so với nồi hấp)
Kiểu và số sê ri của dụng cụ được sử dụng
Nhãn hiệu và tên sản phẩm của que thử được sử dụng
Tên viết chữ in và chữ ký của người làm thử nghiệm
Que thử hoặc băng thực sự cần được ghi trong sổ ghi hàng ngày
Các kiểm tra viên BPHC sẽ xem sổ ghi này trong khi thực hiện
cuộc kiểm tra tiệm làm móng.
Các sổ ghi phải được giữ ít nhất 1 năm, tốt hơn là nên giữ lâu
hơn.
CÁCH SỐ 2
Một phòng thí nghiệm độc lập thử cho các cơ sở thương
mãi có hợp đồng với tiệm có thể thực hiện việc thử
nghiệm về phân tử sinh học hàng tháng của nồi hấp
hoặc bộ phận khử trùng nhiệt độ cao khô.
 Nếu dụng cụ không đạt đúng kết quả thử nghiệm, một
điều khoản trong hợp đồng phải được đặt ra để phòng thí
nghiệm thông báo ngay cho BPHC biết.
 Nhân viên kiểm tra BPHC sẽ duyệt qua các báo cáo này
trong thời gian làm các cuộc thử nghiệm.
 Các tiệm làm móng phải giữ các báo cáo hàng tháng
trong ít nhất một năm.

CÁC ĐIỀU KIỆN SAU ĐÂY VỀ VIỆC
KHỬ TRÙNG CÁC DỤNG CỤ ĐA DỤNG
CHỈ ÁP DỤNG CHO CÁC TIỆM LÀM
MÓNG ĐÃ LÀM ĐƠN XIN GIẤY PHÉP
TRƯỚC NGÀY 17 THÁNG 10, 2013
CÁC DỤNG CỤ ĐA DỤNG PHẢI ĐƯỢC KHỬ TRÙNG
việc cần làm để khử trùng:
1. Chùi sạch các mảnh nhỏ , móng, hoặc vụn vãi
nào nhìn thấy được trên dụng cụ bằng cách
dùng xà bông và nước cùng với chà bằng bàn
chải. Nước bẩn phải đổ xuống cống sau mỗi
lần chùi rửa và không được dùng cho bất cứ
dụng cụ nào khác.
2. Sau khi chùi rửa, khử trùng các dụng cụ kim
loại bằng 1 trong 3 cách sau đây:
 Hai
CÁCH KHỬ TRÙNG SỐ 1
 Ngâm/nhúng/rửa
(các) dụng cụ trong một chất
khử trùng diệt khuẩn, diệt nấm, và diệt vi rút có
đăng ký với EPA, theo các chỉ dẫn của nhà chế
tạo cho việc khử trùng các đồ vật.
 Sau đó rửa thật kỹ bằng nước máy sạch và lạnh.
 (Các) dụng cụ sau đó có thể được lau khô bằng
khăn giấy dùng một lần.
 Không được dùng formalin/formaldehyde làm
chất khử trùng.
CÁCH KHỬ TRÙNG SỐ 2
Ngâm trong mười phút trong một hỗn hợp thuốc tẩy
chlorine 10% và nước máy được pha mới mỗi ngày.
 Sau khi ngâm, cần rửa thật kỹ bằng nước máy lạnh,
sạch.
 Các dụng cụ sau đó có thể được lau khô bằng khăn
giấy dùng một lần.
 Không bao giờ được pha nước tẩy với bất cứ nước
gì ngoài nước lã, vì việc này có thể tạo ra hơi ga nguy
hiểm cho quý vị, bạn đồng nghiệp và khách hàng.

CÁCH KHỬ TRÙNG SỐ 3
Ngâm trong vòng mười phút trong một dung
dịch có chất cồn isopropyl từ 70% trở lên pha
với nước được pha mới mỗi ngày.
 Sau khi ngâm, cần rửa thật kỹ bằng nước máy
lạnh, sạch.
 (Các) dụng cụ sau đó có thể được lau khô
bằng khăn giấy dùng một lần.
 Không bao giờ được pha hỗn hợp bước rửa
này với chất hóa học nào khác, vì việc này
có thể tạo ra hơi ga nguy hiểm cho quý vị, bạn
đồng nghiệp và khách hàng.

BÁO CÁO
KHI CÓ
THƯƠNG TÍCH
BÁO CÁO KHI CÓ THƯƠNG TÍCH
Nếu khách hàng hoặc chuyên viên làm
móng bị thương tích hoặc bị nhiễm
trùng, biến chứng hoặc bệnh tật do
làm dịch vụ trong tiệm làm móng, chủ
tiệm phải nộp một bản báo cáo cho
BPHC và người bị thương tích trong
vòng 5 ngày làm việc.
BẢN BÁO CÁO KHI CÓ THƯƠNG TÍCH
BAO GỒM:
Tên của khách hàng hoặc chuyên viên làm móng bị
thương
 Tên và địa chỉ của bác sĩ của khách hàng hoặc chuyên
viên làm móng bị thương (nếu có)
 Tên và địa chỉ của tiệm làm móng liên quan
 Tính chất của sự nhiễm trùng, thương tích, biến chứng
hoặc căn bệnh
 Bất cứ thông tin nào khác có liên quan

THỰC THI
QUY ĐỊNH
THỰC THI QUY ĐỊNH
Uỷ Ban Sức Khoẻ Công Cộng Boston sẽ bắt
buộc các tiệm làm móng tuân thủ quy định
bắng cách:
 Kiểm
tra trước khi cấp giấy phép hoặc gia hạn
 Điều
tra các than phiền của láng giềng, khách
hàng và những người khác
 Thực
hiện những cuộc kiểm tra bất ngờ
VI PHẠM
Nếu tiệm làm móng vi phạm một hay nhiều
quy định, chủ tiệm hoặc các quản lý phải:
 sửa
sai ngay (các) vi phạm
 thực
hiện tất cả các bước hợp lý để bảo đảm
là sự vi phạm không tái diễn
 trả
mọi tiền phạt vì vi phạm trong vòng 21
ngày
LỆ PHÍ VÀ HẬU QUẢ CỦA SỰ VI PHẠM
theo tính chất của sự vi phạm, tiệm làm móng có thể
bị tạm thời được lệnh đóng cửa cho tới khi sự vi phạm
được chỉnh đốn
 Tùy
 Chủ
tiệm làm móng nếu bị khám phá là đã vi phạm bất cứ
điều khoản nào trong quy định có thể bị phạt tiền không
quá:
a.
b.
c.
$100 cho vi phạm lần đầu
$200 cho vi phạm lần hai trong một thời gian 12 tháng
$300 cho lần ba và tất cả các vi phạm khác trong thời gian 12
tháng
QUÝ VỊ CÓ QUYỀN KHÁNG CÁO
Quý vị có thể kháng cáo tất cả các giấy phạt và
tiền phạt được đưa ra chiếu theo Quy định chiếu
theo Thủ Tục Kháng Cáo Hành Chánh của Uỷ
Ban Sức Khoẻ Công Cộng Boston.
Tài liệu về các thủ tục này có trên trang mạng của
Uỷ Ban tại www.bphc.org, hoặc tại
Văn Phòng Sức Khoẻ Môi Trường.
CÓ THẮC MẮC?
THÔNG TIN BỔ TÚC DÀNH CHO CHỦ TIỆM
CÁCH TUÂN THỦ CÁC
QUY ĐỊNH MỚI CHO
TIỆM LÀM MÓNG
CỦA BOSTON