Axit linoleic
Download
Report
Transcript Axit linoleic
GV hướng dẫn: Tôn Nữ Minh
Nguyệt
Thành viên: Huỳnh Hoàng Tú
Nguyễn Bích Thùy Dương
Giới thiệu khái quát về axit béo
Axit Oleic
Axit Linoleic
Axit α-Linolenic
Axit Decosahexanoic
Axit Eicosapentaenoic
Axit Arachidonic
1) Sự cần thiết của axit béo không thay thế
- Các axít béo thiết yếu đóng vai trò rất quan trọng đối với các chức năng
sinh lý của cơ thể, như ngăn cản sự mất nước qua da của cơ thể hay ngăn
cản sự kích thích quá mức của hệ thần kinh.
- Các axit béo thiết yếu rất quan trọng trong việc hình thành cấu trúc
màng tế bào.
- Axit Eicosapentaenoic, axit béo không no chuỗi dài thuộc nhóm Ω-3 và
axit decosahexaenoic (còn gọi là DHA) có thể làm giảm các chứng sưng
viêm và ngăn ngừa nguy cơ ảnh hưởng từ bệnh mạch máu vành tim.
- Axit Decosahexaenoic (còn gọi là DHA) và Axit Arachidonic (còn gọi
là ARA) rất quan trọng với thai nhi, đặc biệt là khoảng thời gian trước
khi sinh, vì khả năng sản xuất các axit béo không no chuỗi dài như DHA
và ARA không đủ với nhu cầu của cơ thể. DHA và ARA sẽ được cung
cấp qua sữa mẹ.
2) Nguồn cung cấp các axit béo
- Cá và hải sản.
- Hạt lanh.
- Dầu gai, dầu dậu nành và dầu hạt cải.
- Hạt nho, hạt bí ngô và hạt hoa hướng dương.
- Rau lá.
- Quả óc chó.
- Axít Eicosapentaenoic (EPA) và Axít Docosahexaenoic (DHA) hiện diện trong dầu cá.
3) Quá ít lượng axít béo trong cơ thể
-Sự thay đổi về da và sự phát triển chậm lại của
cơ thể có thể bắt nguồn từ chế độ dinh dưỡng cho bé
sơ sinh quá nghèo các axit béo thuộc nhóm Omega 6
trong 2-3 tháng đầu đời.
-Việc không có đủ lượng axit béo không no chuỗi
dài trong máu có thể gây ra tính hiếu động thái hóa ở
trẻ em.
Axit oleic (tiếng Anh: Oleic acid) là một axit béo có một nối đôi
omega-9 được tìm thấy trong nhiều động và thực vật. Công thức: C18H34O2
(hay CH3(CH2)7CH=CH(CH2)7COOH . Theo IUPAC, tên của axit oleic là
axit cis-9-octadecenoic (cis-9-octadecenoic acid), và tên ngắn gọn là 18:1
cis-9.
Tính chất vật lý
-
Bề ngoài: Chất lỏng như dầu màu vàng nhạt hay vàng hơi nâu.
-
Có mùi giống mỡ lợn.
-
Độ hòa tan: Không hoà tan trong nước
- Nhiệt độ nóng chảy: 13-14°C
-
Nhiệt độ sôi: 360°C (760mm Hg)
-
Không tan trong nước; tan trong etanol, ete.
-
Hiđro hoá thành axit stearic (chất xúc tác niken).
-
Lượng AO trong tự nhiên thường lớn hơn các axit béo khác.
TÁC DỤNG ĐỐI VỚI CƠ THỂ:
- Chế độ ăn giàu dầu ô liu, chứa lên đến 80% acid oleic, có thể làm
giảm huyết áp.
- Omega 9 (acxit oleic) có nhiều trong sữa mẹ (khoảng 35% axit
béo trong sữa mẹ), là thành phần chính của chất myelin bao quanh sợi trục
tế bào thần kinh, giúp dẫn truyền tín hiệu thần kinh, cần thiết cho sự trưởng
thành chức năng phản xạ, học hỏi, tư duy của bé.
- Kích hoạt một thụ thể protein ở não, tạo ra cảm giác no - từ đó sẽ
khởi dẫn một loạt sự kiện sinh lý đưa đến kích hoạt dây thần kinh ở ruột tín hiệu từ ruột sẽ được gửi trở lại não “báo cáo: đã no!”.
NGUỒN CUNG CẤP:
Dầu/chất béo
% Oleic acid
Dầu/chất béo
% Oleic acid
Dầu/chất béo
% Oleic acid
Dầu ôliu
80%
Dầu lạc/dầu phộng
49%
Dầu đậu tương
24%
Dầu canola
62%
Dầu cọ
38%
Dầu hoa
dương
Bơ sữa trâu lỏng, 32%
bơ lọc
Dầu cám gạo
47%
Dầu Diacyglycerol
37%
Bơ
Dầu
tinh)
Dầu bắp
25%
30%
vừng
(chưa 43%
hướng 20%
AXIT LINOLEIC: CH3(CH2)4CH= CHCH2CH = CH(CH2)7COOH hay C17H31COOH.
Tính chất vật lý:
-Là dịch lỏng nhờn, không màu; nóng chảy ở 5 - 5,2 oC.
-Thường gặp ở dạng glixerit trong dầu lanh, dầu bông,
dầu vừng (mè) và các loại dầu thực vật khác (còn gọi là dầu không no).
Vai trò:
-Axit linoleic cần thiết cho sự phát triển của não bộ, đặc
biệt cần thiết ở trẻ nhỏ. Trẻ nhỏ thiếu AL sẽ chậm phát triển và da sần sùi.
-Hàm lượng axit linoleic là tiêu chuẩn quan trọng để
đánh giá giá trị sinh học của chất béo .
Tác dụng đối với cơ thể:
- Nam giới có thể tránh xa bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư
tuyến tiền liệt nhờ axit linoleic - một axit béo không bão hòa có trong
rau quả.
- Axit linoleic (một loại axit béo) đươc tìm thấy rất nhiều trong
sữa, các sản phẩm làm từ sữa, thịt bò và các loại thịt khác có thể giúp
trẻ em mắc bệnh béo phì hoặc thừa cân giảm cân hiệu quả.
- Có thể chống lão hóa, giúp hấp thụ vitamin E và C, tăng
cường linh hoạt của sự tuần hoàn hệ thống và chống tia UV, bảo
vệ collagen trong da để cải thiện viêm sưng. Hỗ trợ giảm thiểu
triệu chứng viêm khớp tự miễn, làm giảm tính viêm sưng.
Nguồn gốc:
Tên
%LA
Tên
%LA
Tinh dầu rum
78%
Đậu tương
51%
Tinh dầu nho
73%
Dầu đậu phộng
48%
Dầu hướng dương
68%
Dầu mè
45%
Dầu gai
60%
Cám gạo
39%
Tinh dầu bắp
59%
Dầu hạt lanh
15%
Mầm lúa mì
55%
Lòng đỏ trướng
15%
Nhu cầu:
- Axit linoleic cần ít nhất là 2,7-8% và tối đa là 21 - 35% tổng lượng
axit béo.
Axit α-linolenic: CH 3CH2(CH =
CHCH2)3(CH2)7COOH.
Tính chất:
-Trọng lượng phân tử là 278.43 g/mol,
-Tồn tại dạng lỏng ở điều kiện chuẩn
-Không tan trong nước tan trong dung
môi hữu cơ.
-Khối lượng riêng là 0.9141 g/cm3.
Nhiệt độ nóng chảy là -9.5oC. Nhiệt
độ bay hơi là 443oC.
Vai Trò:
- Gia tăng 1% lượng ALA liên kết với việc giảm 40% trong nguy cơ gây
tử vong bệnh tim mạch vành.
- ALA có thể có tác dụng bảo vệ trong các rối loạn viêm như viêm khớp
dạng thấp
- ALA trong hạt lanh đã cho thấy có tác dụng tích cực đến chức năng miễn
dịch
- ALA làm giảm đáng kể các dấu hiệu lâm sàng của hội chứng khô mắt.
Nguồn gốc:
-Có nhiều trong dầu thực vật như dầu đậu tương, dầu hạt cải...
-Có trong sữa mẹ. Trong sữa mẹ AL chiếm 0,5-1% tổng lượng axit
béo.
-Chiết xuất từ dầu gan cá của các loại cá sống ở vùng biển sâu.
Nhu cầu:
- Lượng AL cần thiết là 1,7 - 4% tổng lượng axit béo.
- Cần duy trì sự cân bằng tương đối giữa axit Linoleic (LA) và axit
alpha-linolenic (ALA), tỷ lệ LA/ALA nên ở mức 5/6 đến 15/16.
Acid docosahexaenoic (DHA)
CH3(CH2-CH=CH)6(CH2)2COOH
Tính chất:
-Trọng lượng phân tử của DHA là
328,6g/mol và điểm nóng chảy là -440C
- Ở điều kiện chuẩn, DHA tồn tại
dạng lỏng, không tan trong nước, tan trong
dung môi không phân cực.
Tác dụng đối với cơ thể
-Sự thiếu DHA làm giảm hoạt động thần kinh của võng mạc, làm
giảm độ nhạy của thị giác, làm thay đổi những phản ứng hành vi và gây ra
những cơn khát bất thường, và cả những phản ứng bất thường về thính giác và
khứu giác.
- DHA làm giảm huyết áp bằng cách giảm hàm lượng cortisol trong
máu.
- DHA có tác dụng ngăn ngừa tiểu huyết cầu dính với nhau, và còn có
tác dụng ngăn các mảng vụn bám vào vách mạch máu do đó giúp mạch máu
khỏi bị nghẽn, tránh được nguy cơ nhồi máu cơ tim.
Nhu cầu:
-Các chuyên gia khuyên nên bổ sung ít nhất 100-150mg DHA mỗi ngày cho
trẻ, nhưng trên thực tế chúng ta chỉ cung cấp được 20-50mg DHA mỗi ngày.
-Thực phẩm tự nhiên giàu DHA:
Sữa mẹ.
Hải sản vùng nước lạnh, đặc biệt là cá hồi, cá mòi, cá trích, cá trồng.
Tim, gan, não, thận, trứng của động vật.
Các loại tảo.
-Theo tính toán, 100 gam cá hồi cung cấp 700mg DHA, đủ để cung cấp DHA
trong 1 tuần cho trẻ. Tuy nhiên, hiện nay các sinh vật ở đại dương dễ bị ô
nhiễm bởi thủy ngân, chúng ta không nên dùng nhiều các loại cá đại dương,
tảo biển... mà nên ưu tiên nhiều loại thực phẩm khác nhau để cung cấp đủ nhu
cầu DHA cho trẻ.
CH3(CH=CH=CH)5(CH2)3COOH
Tính chất;
-Trọng lượng phân tử của EPA là
302.451 g/mol. EPA
-Tồn tại dạng lỏng ở điều kiện
chuẩn, có điểm nóng hảy là -53.5oC và bay
hơi ở 439oC, khối lượng riêng 0.943g/cm3.
Tác dụng đối với cơ thể:
- EPA được biết đến như một chất làm tăng lưu lượng máu vận
chuyển lên não, làm tăng hiệu quả hoạt động của não bộ, đồng thời tác dụng
tích cực lên hệ miễn dịch, cân bằng hoormon và thậm chí cải thiện tâm trạng.
- EPA tác dụng tích cực đối với bệnh tim. Nó cũng có thể giảm nguy
cơ phát triền bệnh. EPA được tìm thấy trong dầu cá giúp giảm lượng chất béo
trong máu, giảm huyết áp, đồng thời giảm cải thiện sức khỏe của động mạch
và giảm xơ vữa động mạch (là nguyên nhân làm hẹp động mạch và gây ra
bệnh tim).
Nguồn cung cấp:
-Các nguồn thực phẩm giàu nhất của EPA là các loại dầu từ cá nước
lạnh như cá hồi, cá thu, cá trích, cá mòi, và động vật biển khác.
-Một số sản phẩm thương mại cũng có thể chứa vitamin E để duy trì
độ tươi. Đối với bổ sung, hãy làm theo các chỉ dẫn trên nhãn sản phẩm để biết
liều dùng cả hai và lưu trữ các yêu cầu, một số sản phẩm có thể yêu cầu lạnh.
Không sử dụng các sản phẩm vượt quá ngày hết hạn của chúng.
Nhu cầu:
-Tiêu thụ hàng ngày của EPA cho người lớn cần ít nhất 220 mg / ngày.
-Chế độ ăn uống: 2-3 phần ăn cá béo mỗi tuần, tương ứng với 1.250
mg EPA cộng DHA / ngày.
-Dầu cá bổ sung: 3.000 đến 4.000 mg dầu cá tiêu chuẩn / ngày. Số tiền
này tương ứng với 2-3 phần ăn cá béo mỗi tuần.
CH3(CH2)4(CH=CHCH2)4(CH2)2COOH
Tính chất:
-Trọng lượng phân tử là 304.467
g/mol.
-Dạng lỏng ở điều kiện chuẩn,
không tan trong nước.
- Khối lượng riêng là 0.9245
g/cm3.
-Nhiệt độ nóng chảy là 49oC.
Nhiệt độ bay hơi 407oC.
Tác dụng đối với cơ thể:
-Arachidonic acid có vai trò trong sự tái tạo và phát triển của các mô
cơ, mô xương. Arachidonic acid là chất điều khiển quá trình viêm và cảm giác
đau ở cơ đồng thời là chất trung tâm kiểm soát cường độ hoạt động của các
mô cơ, xây dựng lại phản ứng của cơ đối với trọng lượng.
-Duy trì tính lưu hóa của màng tế bào.
-ARA cũng kích hoạt syntaxin-3 (STX-3), một loại protein tham gia
vào sự tăng trưởng và tái tạo các tế bào thần kinh.
-Ở người lớn, việc hấp thụ quá nhiều ARA trong tế bào não có thể gây
ra các triệu chứng rối loạn về thần kinh như bệnh trầm cảm, bệnh
Alzheimer…
Nguồn cung cấp:
-Cơ thể có thể tự tổng hợp được ARA từ acid Linoleic tuy nhiên khả
năng này bị hạn chế ở trẻ sơ sih và trẻ sinh non.
-Có trong sữ mẹ.
-Ly trích từ dầu gan cá của các loài cá vùng biển sâu.
Nhu cầu:
- Trẻ nhỏ: nhu cầu về ARA rất cao, trong khi khả năng tự tổng hợp
của trẻ còn rất hạn chế, nên trẻ cần được cung cấp thêm AA từ các nguồn
khác như sữa mẹ và các loại thực phẩm khác.
- Ở trẻ sinh non hay sinh nhẹ cân: cần phải được bổ sung thêm 34%ARA vào trong khẩu phần hàng ngày.
-Ở người lớn bình thường nên có 2-3 phần ăn cá béo mỗi tuần tức
tương ứng với 1250mg EPA+DHA/ngày