Nâng cao hiệu quả của NGO và các dự án phát triển tại cộng đồng

Download Report

Transcript Nâng cao hiệu quả của NGO và các dự án phát triển tại cộng đồng

Nâng cao hiệu quả của NGO
và các dự án phát triển
tại cộng đồng
WAPI: Working group for Advocacy and
Promoting Indigenous Initiatives
Trung tâm vì sự phát triển bền vững miền núi (CSDM)
Trung tâm Hỗ trợ Phát triền vì Phụ nữ và trẻ em (DWC)
Trung tâm Nghiên cứu & Phát triển Vùng cao (CERDA)
Phần 1
Làm thế nào để người
dân làm chủ dự án phát
triển?
Đảm bảo tính
hiệu quả, hiệu suất và
bền vững
Hiện trạng
 Các
dự án từ trên xuống, người dân
dường như chỉ là đối tượng tiếp nhận
 Các can thiệp nghiêng về “từ thiện” chứ
không phải là “phát triển”
 Người dân và chính quyền cấp xã “thừa
lệnh” cấp trên, tính chủ động không cao,
hiếu nhạy cảm giới
 Hoạt động nâng cao năng lực rất hạn chế
về hiệu quả do thiếu kỹ năng
 Đầu tư chưa đúng nhu cầu
 Giải pháp can thiệp chưa phù hợp
HẬU QUẢ
 Lãng
phí về nguồn lực (tài chính, nhân lực
và thời gian)
 Hạn chế huy động nội lực của địa phương
(ngân sách nhà nước, doanh nghiệp trên
địa phương, người dân …)
 Gây tính ỷ lại cho Chính quyền cấp xã, cán
bộ cấp thôn và người dân
 Người dân bị dán nhãn xã hội “dân trí
thấp”
 Giảm lòng tin của người dân (nghi ngờ có
tham nhũng) do thiếu cơ chế công khai,
minh bạch và trách nhiệm giải trình
Cách can thiệp của WAPI
trong các dự án tại cộng đồng
Các mô hình/phương pháp quản lý
cộng đồng :
 CM - Quản lý cộng đồng (DWC, do SDC
hỗ trợ)
 Tổ tự quản và mạng lưới TTQ (CERDA, do
ICCO tài trợ)
 Thôn phát triển (CSDM, do ICCO tài trợ)
 Câu lạc bộ phụ nữ/Câu lạc bộ cộng đồng
(DWC, do ICCO và BfdW tài trợ)
Các cách tiếp cận
 Dựa
vào cộng đồng: Nhu cầu
và nguồn lực nội tại, người dân
tham gia và ra quyết định vào
toàn bộ các giai đoạn của Chu
trình quản lý dự án: xác định
nhu cầu và ưu tiên, xây dựng
dự án, thực hiện và giám sát,
đánh giá rút kinh nghiệm…
Cách tiếp cận (tiếp)
Dựa trên quyền
 Người dân hiểu nghĩa vụ cộng dân, hiểu
đúng và đủ chủ trương, chính sách, pháp
luật, các quy định của địa phương, có trách
nhiệm xã hội, thực hiện quyền và đòi quyền
một cách hợp pháp, tận dụng các chính sách
sẵn có của Chính phủ
 Chính quyền địa phương hiểu rõ và hoàn
thành trách nhiệm để đáp ứng quyền của
người dân
 Chú ý đặc biệt tới các đối tượng thiệt thòi
Chiến lược
 Nâng
cao nhận thức cho cán bộ chính
quyền và người dân về các cách tiếp cận
của phát triển, chủ trương chính sách pháp
luật của Nhà nước (Pháp lệnh dân chủ,
cách tiếp cận dựa trên quyền, xây dựng dự
án, lập kế hoạch, thực hiện và giám sát,
đánh giá dự án, thay đổi tư duy “tiêu tiền”
sang tư duy “làm phát triển” để tạo sự
THAY ĐỔI, tư duy “hiệu quả, hiệu xuất,
bền vững và bình đẳng giới”
Chiến lược (tiếp)
Trang
bị kỹ năng để đưa ý tưởng
vào thực tiễn: thúc đẩy huy động
sự tham gia, lập kế hoạch theo
khung logic, giám sát dựa vào chỉ
số KẾT QUẢ, đánh giá rút ra bài
học kinh nghiệm và nhân rộng kết
quả tốt
Phương pháp lồng ghép giới vào
các hoạt động phát triển kinh tế,
xã hội
Chiến lược (tiếp)
 Đối
thoại công khai dân chủ giữa chính
quyền và người dân để họ hiểu nhau
hơn và có trách nhiệm hơn, người dân
có tiếng nói vào quá trình ra quyết
định.
 Người dân thực sự được và chủ động
tham gia vào quá trình lập KH phát
triển KTXH của địa phương đảm bảo KH
phản ánh đúng nhu cầu, quan tâm và
ưu tiên của người dân
Chiến lược (tiếp)
Thay
vì cho không cá nhân, chuyển
ngân sách vào các Quỹ để cộng đồng
tự quản lý với CƠ CHẾ công khai,
mọi người đều biết
Trang bị cho người dân nòng cốt
(được dân bầu và có năng lực, tâm
huyết, thời gian) về các kỹ năng
quản lý quỹ một cách công khai
minh bạch, hiệu quả, hiệu suất
Chiến lược (tiếp)
Thúc
đẩy liên kết hợp tác trong nội
bộ cộng đồng và chủ động tương tác
với bên ngoài:dịch vụ công, công ty…
Hình thành cấu trúc cộng đồng hợp
lý về năng lực và chi phí (tiền và
thời gian)
Nâng cao năng lực để người dân chủ
động và tự tin hội nhập thị trường
Chiến lược (tiếp)
Sử
dụng các hệ thống và chủ trương
có sẵn của Nhà nước để nâng cao
hiệu quả và hiệu suất: PLDC, Cuộc
vận động toàn kết xây dựng đời
sống văn hoá ở Khu dân cư …. =>
Giúp chính quyền và đoàn thể hoạt
động hiệu quả hơn, có trách nhiệm
giải trình, dân thực thi quyền tốt
hơn, đảm bảo bền vững.
Một số kết quả của Mô hình Quản lý cộng đồng
và Các Câu lạc bộ cộng đồng (DWC)
 Các
nhóm cộng đồng tự hình thành, tự huy
động nguồn nội lực, tự giải quyết được các bức
xúc (thu nhập, cơ sở hạ tầng, kênh mương, rác
thải, nước thải, nước sạch, đèn chiếu sáng, nhà
văn hóa, thể thao, khuyến học…);
 Mối quan hệ giữa người dân và Chính quyền
được cải thiện: lắng nghe, tính trách nhiệm,
tạo môi trường thuận lợi, tham gia thực sự,
quyết định sáng suốt, tin tưởng…
 Giảm khiếu kiện vượt cấp; giảm tệ nạn xã hội;
 Các hoạt động phát triển: hiệu quả, hiệu suất,
tiết kiệm.
Một số kết quả của Mô hình Tổ tự quản
(CERDA)
 Các
tổ tự quản do người dân tự thành lập và
phát triển về số lượng: tự quản, hợp tác giải
quyết các khó khăn trong cả 3 lĩnh vực – xã hội
– kinh tế - môi trường. Phát huy được nội lực,
tham gia được thị trường. Người dân chủ động
hơn thông qua thể chế cộng đồng hợp lý – TTQ.
 Đội ngũ nông dân nòng cốt được đào tạo có khả
năng làm đòn bảy thúc đẩy cộng đồng phát triển
 Liên kết mạng lưới tổ tự quản sản xuất hàng hoá
 Cộng đồng tiếp cận và tận dụng chính sách nhà
nước tốt hơn, tăng hiệu quả của chính sách
 Hợp tác giữa Chính quyền và người dân tốt hơn.
 Mô hình được huyện nhân rộng
Một số kết quả của Mô hình Thôn tự
quản (CSDM)




Các qui ước thôn bản được người dân tham gia
xây dựng và thực hiện nghiêm túc
Người dân nhận thức được quyền và nghĩa vụ:
an ninh, môi trường, cùng nhau sảnxuất, đoàn
kết
Cán bộ và người dân tin tưởng lẫn nhau
Cán bộ hiểu và thực hiện tốt hơn trách nhiệm
của mình theo PL DCCS
Phần 2
Chính phủ tạo môi trường
thuận lợi để các tổ chức
nhân dân dễ dàng hơn khi
tham gia vào quá trình phát
triển kinh tế xã hội tại các
địa phương
Hiện trạng và bất cập
•
•
•
Các tổ chức NGO chưa có hành lang chính
thống để tiếp cận với địa phương khi có dự
án: tốn nhiều thời gian, quan hệ “xin xỏ” để
được làm việc và giúp dân
Chu trình phê duyệt dự án : quá nhiều bước
(huyện, tỉnh, trung ương), quá nhiều giấy tờ,
quá nhiều bên liên quan
Về nghị định 93: đã cởi mở về hạn mức tài
trợ, nhưng quy trình phức tạp và bất khả thi
– lỡ mất cơ hội xin tài trợ vì bản thân Nhà tài
trợ có áp lực giải ngân hoặc tổ chức NGO bỏ
không xin phê duyệt dự án
Đề xuất
 Thể
chế hoá các cách tiếp cận của các dự
án phát triển đã nêu trên để người dân
thực sự là chủ nhân (làm chủ) chương
trình phát triển
 Có quy định cụ thể cấp chính phủ để các
NGO được quyền và có khung pháp lý hỗ
trợ làm việc tại các địa phương một cách
chính thống, địa phương đồng trách với
các dự án của NGO
 Rút ngắn quy trình phê duyệt dự án theo
NĐ 93: các dự án chỉ nên phê duyệt bởi
cơ quan quản lý trực tiếp tại cấp Trung
ương.
Xin trân trọng
cám ơn các Quý vị đã
chú ý lắng nghe
và
Kính chúc sức khoẻ!