Lý do hình thành tổ tự quản - Mô hình quản lý cộng đồng/Trang chủ

Download Report

Transcript Lý do hình thành tổ tự quản - Mô hình quản lý cộng đồng/Trang chủ

Kết quả ban đầu
MÔ HÌNH CỘNG ĐỒNG TỰ QUẢN
- TỔ TỰ QUẢN VÀ
MẠNG LƯỚI TỔ TỰ QUẢN
Nhóm tác giả
Chu Thế Học – Chủ tịch UBND xã Minh Khai,
Hoàng Đăng Phù – Bí thư Đảng ủy xã Tô Hiệu
Bình Gia, Lạng Sơn, tháng 03/2010
Dự án
“Tăng cường sự tham gia của
người dân hướng tới sự phát triển
bền vững tại cộng đồng dân tộc
thiểu số tỉnh Lạng Sơn và Lào Cai”
Giai đoạn: 11/2008-10/2011.
Nhà tài trợ: ICCO (Hà Lan)
Kết quả bước đầu
Mô hình cộng đồng tự quản
thông qua việc hình thành và
phát triển tổ tự quản và mạng
lưới tổ tự quản tại cộng đồng
dân cư
Một trong những giải pháp và cách tiếp
cận của dự án để giải quyết hiện trạng
khó khăn của địa phương là:
Phát triển các thể chế cộng đồng thích hợp,
xây dựng nguồn nhân lực để huy động được
sự tham gia tốt nhất của người dân, phụ nữ
và nam giới vào tiến trình phát triển hướng
tới sự tự lực của cộng đồng
Phát triển Tổ tự quản và mạng lưới; Nâng cao
nhận thức và Xây dựng năng lực



Hình thành Tổ tự quản và mạng lưới Tổ tự quản
Áp dụng cách tiếp cận huy động sự tham gia của
người dân, phát huy nội lực, thúc đẩy thực hiện dân
chủ cơ sở
Nâng cao nhận thức và xây dựng năng lực thể chế,
xây dựng năng lực mạng lưới, xây dựng năng lực
kỹ thuật cho cán bộ địa phương, nông dân nòng cốt
và tổ chức của họ thông qua các hình thức khác
nhau: hoạt động đào tạo, hội thảo, thăm quan, thực
hiện các sáng kiến do cộng đồng tự đề xuất
Những khó khăn ban đầu khi bắt đầu triển
khai dự án, hình thành tổ tự quản

Khó tìm được nông dân nòng cốt tự nguyện
dẫn dắt tổ tự quản. Nguyên nhân là do người
dân thiếu tự tin và đã quen sự chỉ đạo từ cấp
trên xuống mà không chủ động và phát huy
sự sáng tạo
Những yếu tố thúc đẩy người dân
tự nguyện tham gia và thành lập
tổ tự quản
•
Có sự thảo luận cặn kẽ với người dân về những khó
khăn đang gặp phải, nguyên nhân của những khó
khăn là gì ? Lợi ích của sự tham gia, lợi ích của tự
quản cộng đồng.
•
Người dân hiểu được vai trò của sự tham gia, vai trò
của tổ tự quản và hiểu rõ chính quyền địa phương hỗ
trợ cho việc hình thành các tổ tự quản
Nguyên tắc tham gia và duy trì TTQ
*
*
*
Nguyên tắc tham gia Tổ tự quản dựa trên sự
tự nguyện.
Nguyên tắc hoạt động chính: bàn bạc dân
chủ, công khai, minh bạch, tôn trọng lẫn nhau,
tuân thủ nội quy và pháp luật, đẩy mạnh
tương tác giữa người dân với chính quyền địa
phương ….
Hoạt động dựa trên khung pháp lý : Pháp lệnh
dân chủ cơ sở, Cuộc vận động toàn dân đoàn
kết xây dựng đới sống VH tại khu dân cư
Xu thế phát triển TTQ sau 1 năm
tại 2 xã dự án thuộc tỉnh Lạng Sơn
Số lượng tổ tự quản tăng sau 1 năm thực
hiện: từ 3 đến 14 tổ (Minh Khai), 6 đến 16 tổ
(Tô Hiệu)
Số lượng thành viên/hộ gia đình:
Minh Khai: Từ 42 hộ (3 tổ) đến 191 (14 tổ)
Tô Hiệu: Từ 159 (6 tổ) đến 329 (16 tổ)
Những tác động tích cực ban đầu của
TTQ về các mặt KT, XH và MT
1. Tác động về mặt kinh tế

Hợp tác sản xuất tạo ra được những thu
nhập mới (dong giềng, lợn nái, khoai tây,
dịch vụ đầu vào nông nghiệp tại chỗ)

Liên kết sản xuất hàng hóa với số lượng lớn,
tiếp cận được với các công ty ngoài địa
phương thực hiện các hợp đồng tiêu thị sản
phẩm với số lượng lớn (khoai tây, sản xuất
bột dong giềng…)

Đáp ứng tốt hơn thị trường địa phương (lợn
giống, đực giống, hạt giống lúa …)
Những tác động tích cực của TTQ về các
mặt KT, XH và MT (tiếp)
1. Tác động về mặt kinh tế (tiếp)

Người dân được áp dụng kiến thức về khoa học kỹ thuật
tạo ra những thay đổi trên thực tiễn (IPM, chăn nuôi lợn
nái, chăn nuôi lợn thịt, sử dụng phân vi sinh cải tạo đất,
giảm sử dụng phân hóa học …)

Tổ chức cung cấp được dịch vụ tại chỗ (Men vi sinh, hạt
giống rau, lợn giống, đực giống …)

Chủ động thử nghiệm các giống mới

Liên kết được bốn nhà trong sản xuất (với vai trò cầu nối
xúc tác ban đầu, hỗ trợ kỹ thuật của dự án, tổ chức phi
chính phủ)
Những tác động tích cực của TTQ về
các mặt KT, XH và MT (tiếp)
2. Tác động về mặt xã hội
 Người dân chủ động tự bàn bạc, chủ động
đóng góp và thực hiện được những công
trình mà trước đây thôn không thực hiện
được (đập nước, cầu, đường …)
 Đóng góp được nhiều ý kiến cho thôn xã
 Chia sẻ thông tin trong tổ có hiệu quả
 Tạo ra được tính tiên phong và gương mẫu
tại cộng đồng
Những tác động tích cực của TTQ về các
mặt KT, XH và MT (tiếp)
3. Tác động về mặt xã hội (tiếp)
 Người dân tham gia vào công việc chung tốt
hơn, ý thức tốt hơn.
 Đi họp đông đủ hơn, cuộc họp hiệu quả hơn
 Người dân hiểu được quyền và nghĩa vụ, thực
hiện nghĩa vụ tốt hơn
 Người dân làm việc, phản ánh ý kiến với chính
quyền tự tin hơn, tích cực hơn
 Chính quyền triển khai chủ trương, chính sách
nhanh hơn, dễ hơn
Những tác động tích cực của TTQ về
các mặt KT, XH và MT (tiếp)
3. Tác động về mặt xã hội (tiếp)
Đoàn kết cộng đồng cao hơn,
 Hỗ trợ giúp đỡ nhau nhiều hơn
 Hiểu biết về luật pháp và thực hiện pháp
luật tốt hơn
 Trong tổ bàn bạc dân chủ, áp dụng Pháp
lệnh dân chủ cơ sở tốt hơn

Những tác động tích cực của TTQ về các
mặt KT, XH và MT (tiếp)
3. Tác động về mặt xã hội (tiếp)
 Giảm tính ỷ lại và trông chờ vào sự hỗ trợ và chỉ đạo
từ cấp trên

Quen dần với bàn bạc dân chủ (kế hoạch sản xuất,
phân công vệ sinh môi trường, giúp đỡ những trường
hợp khó khăn, sử dụng Quỹ phát triển, sáng kiến cộng
đồng, an ninh …)

Tệ nạn xã hội giảm (trộm cắp, cờ bạc, …)

Người dân được sống trong môi trường thân thiện và
an toàn hơn
Những tác động tích cực của TTQ về các mặt
KT, XH và MT (tiếp)
Tác động của Tổ tự quản về mặt xã hội (tiếp)





TTQ là nơi khâu nối, đoàn kết có hiệu quả và lâu dài
bền vững (các xung đột nội bộ được hòa giải, giải
quyết triệt để tận gốc)
Hợp tác tương trợ trong cộng đồng tốt hơn (đổi công,
trợ giúp khi có khó khăn …)
Cộng đồng có nhiều niềm tin và hy vọng hơn
Có tác động cải tiến thực hiện chính sách mang lại lợi
ích cho người dân nhiều hơn (Mô hình sản xuất cây
lâm nghiệp tại chỗ)
Triển khai chính sách dễ dàng hơn. Chính quyền làm
việc hiệu quả hơn, giảm bớt giải quyết sự vụ nhỏ
Những tác động tích cực của TTQ về các mặt
KT, XH và MT (tiếp)
3. Tác động của Tổ tự quản về mặt môi trường
 Vệ sinh công cộng trong thôn tốt hơn. Đường làng
ngõ xóm vệ sinh và an toàn hơn
 Rác thải tự quản lý tốt hơn
 Vệ sinh môi trường trong từng hộ gia đình được cải
thiện, cách sắp xếp bố trí trong gia đình ngăn nắp
hơn
 Tài nguyên thiên nhiên được khôi phục và bảo vệ
tốt hơn (cải tạo đất ruộng vườn, bảo vệ sinh thái
rừng – liên kết trồng và bảo vệ rừng…)
Yếu tố tạo nên thành công
1.
2.
3.
Có sự thay đổi nhận thức: Cán bộ và người
dân nhận thức được vai trò của sự tham gia
của người dân và sự hợp tác của cộng đồng
trong phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi
trường
Quy mô tổ tự quản vừa đủ nhỏ dễ bàn bạc, dễ
thống nhất, nhưng đủ lớn để tạo ra được sức
mạnh của tập thể
Áp dụng cách tiếp cận dân chủ, bàn bạc, công
khai, minh bạch, có trách nhiệm giải trình và
cách tiếp cận trao quyền cho người dân tự
quyết định vấn đề của họ
Yếu tố tạo nên thành công (tiếp)
4.
5.
6.
7.
8.
Xây dựng nguồn nhân lực tại chỗ và phát
triển thể chế cộng đồng được đặt lên hàng
đầu trong can thiệp dự án
Xây dựng được lòng tin giữa các bên tham
gia
Vai trò gương mẫu của các nông dân nòng
cốt – cán bộ tổ tự quản
Cách tư vấn của dự án phù hợp với trình
độ và nhu cầu của người dân và cán bộ
Sự vào cuộc thật sự của Đảng ủy, Chính
quyền, Mặt trận và các đoàn thể
Tính bền vững của tổ tự quản và mạng lưới
Bền vững vì những lý do gì:

Bền vững về tổ chức, do quy mô TTQ vừa đủ nhỏ nên chi phí về thời
gian và tài chính để duy trì thấp, tự trang trải được, không cần chi phí
quản lý tổ

Mạng lưới tạo cơ hội tập trung được nhiều sáng kiến và liên kết sản
xuất hàng hóa với số lượng lớn,

Phát triển TTQ sẽ được đưa vào thành nghị quyết của Đảng ủy, và
TTQ hoạt động theo điều lệ của mặt trận và hướng dẫn của UBND xã

Mặt trận tổ quốc sẽ tiếp nhận để duy trì và phát triển tổ tự quản từ cấp
huyện đến cấp xã
Đề xuất

Mô hình TTQ và mạng lưới TTQ là một thể chế
cộng đồng huy động sự tham gia của người
dân, liên kết cộng đồng, thực hiện quyền dân
chủ tham gia dưới hình thức tự quản, nhất là tổ
chức sản xuất hàng hóa số lượng lớn thông
qua ký kết hợp đồng với các công ty, liên kết 4
nhà – Đây là cách tiếp cận mới do vậy cần có
thời gian để người dân và cán bộ địa phương
dần làm quen và học tập để tiến tới tự chủ
Đề xuất


Nhà nước cần có chương trình đào tạo cho
cán bộ địa phương, đặc biệt là cho các nông
dân nòng cốt để họ đủ năng lực trở thành tác
nhân phát triển ngay tại cộng đồng và phát
triển hệ thống TTQ và mạng lưới
Có định hướng mở rộng mô hình tổ tự quản
và mạng lưới ở các địa phương với Mặt trận
tổ quốc Việt Nam tại các cấp là cơ quan chủ
trì.
Xin trân trọng cám ơn Quý vị
và Kính chúc sức khỏe!