30 6 13 chế độ ăn đái tháo đường ppt

Download Report

Transcript 30 6 13 chế độ ăn đái tháo đường ppt

CHẾ ĐỘ ĂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
TS.BS TRẦN BÁ THOẠI
ỦY VIÊN BCH HỘI NỘI TIẾT-ĐTĐ VIỆT NAM
CHẾ ĐỘ ĂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
TS. BS TRẦN BÁ THOẠI
Ô VUÔNG THỨC ĂN
QUY TẮC CHUNG




Đái tháo đường cũng phải ăn uống để đảm bảo đủ
năng lượng cho cơ thể hoạt động
Chế độ ăn đái tháo đường cũng cần phải bảo đảm
đủ cả về số lượng lẫn chất lượng, người đái tháo
đường cũng cần phải ăn đủ no và cũng có quyền
được ăn ngon, ăn hợp khẩu vị miễn là phải theo
đúng chế độ riêng của bệnh.
Không cần kiêng khem quá đáng và tuyệt đối
không được nhịn hoặc bỏ bữa ăn
Nguyên tắc bắt buộc trong điều trị đái tháo đường
là "có ăn cơm mới được dùng thuốc".
7 QUY ĐỊNH PHẢI THEO



1. Thành phần thức ăn nên tuân theo tỷ lệ:
15% chất đạm, 35% chất béo, 50% chất đường
bột (starchy carbohydrate).
2. Ngưng (cấm) toàn bộ các thức ăn, thức uống có
đường ngọt (sugary carbohydrate)
3. Cần ăn đủ lượng đường bột (tinh bột) cần thiết
để đảm bảo đủ năng lượng. Thức ăn đường bột trong
ngày nên chia nhỏ vào 3 bữa ăn; nếu cảm thấy đói
giữa 2 bữa ăn chính, có thể dùng thêm 1 bữa ăn nhẹ.
Nên thay đổi thức ăn nhóm đường bột bằng cách
dùng xen kẽ các loại bột củ rễ, ngũ cốc.




4. Giảm đến mức tối thiểu lượng thức ăn chứa
nhiều chất béo như:
các loại thịt nguội làm từ thịt heo, thịt mỡ, phó mát,
dầu, khoai tây chiên..
5. Nên ăn cá 2-3 lần trong tuần
vì cá đạm nhiều nhưng chất béo lại ít.
6. Hạn chế tối đa uống rượu, bia.
7. Ăn thêm các thức ăn có các chất xơ
như rau, củ, trái cây không ngọt...
2 ĐiỀU CẦN TRÁNH


1. Quá kiêng kem, quá lo lắng phải nhịn ăn, giảm
uống một cách vô lý.
2. Quá " bất cần" coi thường bệnh không tuân theo
chế độ ăn qui định.
*Đây là những nguyên tắc quy định khái quát chung.
*Mỗi bệnh nhân đều cần nghiên cứu để điều chỉnh,
sắp đặt một chế độ ăn đúng cho riêng mình để đảm
bảo điều trị bệnh thành công.
CÂU ĐỐ
1.Loại đường gì ăn không thấy ngọt ?
2.Loại gì ăn ngọt nhưng không phải là đường?
3.Người ĐTĐ ăn được loại nào trong hai thứ trên?
Đường bột (tinh bột, bột ngũ cốc).
Chất tạo ngọt (đường hóa học).
ĐTĐ ăn được cả hai thứ trên.
PHỤ LỤC
TNT & 3 CHẾ ĐỘ ĐiỀU TRỊ



Để đạt kết quả tốt, bệnh nhân ĐTĐ cần tuân thủ
1. Chế độ ăn uống
(không ngọt, giảm béo, kiêng bia, rượu)
2. Chế độ vận động
(tăng vận động nhẹ, giảm ngồi bàn, chơi vi tính…)
3. Chế độ thuốc men
(theo toa bác sĩ, không tự ý theo mách miệng…)
CHỈ SỐ ĐƯỜNG HUYẾT (GI)

Chỉ số đường huyết (GI) là gì?
Thức ăn khi vào cơ thể được tiêu hóa thành những
phân tử nhỏ rồi được hấp thu vào máu về gan và đến
các cơ quan trong cơ thể, tất cả mọi loại thức ăn đều
làm tăng đường máu ít hay nhiều.
Chỉ số đường huyết GI (glycemic index) là khả năng
làm gia tăng đường huyết của một loại thực phẩm.
Chỉ số đường huyết càng cao đồng nghĩa thực phẩm
tiêu hóa, hấp thu nhanh và làm tăng glucose máu
nhanh và ngược lại.
Phân loại thức ăn theo chỉ số đường huyết GI
Với chuẩn là đường glucose có GI chuẩn là 100.
-Thực phẩm có GI ≤ 55 là chỉ số đường thấp.
Ví dụ: Nước táo, Đậu trắng, Đậu nành, Đậu phộng,
Cà rốt, Fructose (có nhiều trong trái cây ít ngọt như
Nho, Táo. Bưởi, Xoài..).
-Thực phẩm có GI 56- 69 chỉ số đường trung bình.
Ví dụ: Khoai tây nướng, Bánh sừng trâu, Dứa
(thơm), Mỳ sợi, Cam, Sữa chua…..
-Thực phẩm có GI ≥ 70 là chỉ số đường cao.
Ví dụ: Chà là, Mạch nha, Mật ong, Nước mía, Chuối,
Bánh quy ngọt, Bánh mì trắng, Bánh gạo trắng….

XANH ĂN, ĐỎ BỎ, VÀNG CHẦN CHỪ
Nhà sản xuất “sơn màu” thức ăn
MÀU XANH
GI ≤ 55 là chỉ số đường huyết thấp.
MÀU VÀNG
GI từ 56- 69 chỉ số đường huyết trung bình.
MÀU ĐỎ
GI ≥ 70 là chỉ số đường huyết cao.
ĂN CHAY VÀ ĐTĐ

Bốn cách ăn chay
(1) chay tuyệt đối hoàn toàn thực vật (vegans),
(2) chay có sữa (lacto-vegetarians),
(3) chay có sữa và trứng (lacto-ovo-vegetarians) và
(4) chay linh hoạt hay chay tương đối (flexitarians,
semivegetarians) cho phép ăn thêm thịt, cá...

Ăn chay tốt cho ĐTĐ hay không?
*ĐTĐ là bệnh rối loạn chuyển hóa bột đường.
*ĐTĐ liên quan mật thiết đến bệnh thừa cân, béo phì
và tăng huyết áp.
*Do đó ăn chay đúng cách là một chế độ ăn hợp lý,
“tuyệt vời”: vừa dinh dưỡng vừa hỗ trợ điều trị.
*NCKH 2006 ở Hoa Kỳ: 43% bệnh nhân ĐTĐ2
khi chuyển sang chế độ ăn chay tuyệt đối đều có
giảm lượng thuốc men điều trị và giảm cân. Trong
thức ăn chay thực vật nhờ có nhiều chất xơ, chất sợi,
nhiều khoáng và vitamin... nên có thêm khả năng
giảm các biến chứng của đái tháo đường, đặc biệt
biến chứng tim mạch và thận.
ĂN CHAY “ĐÚNG SÁCH”


Một là thức ăn chay chỉ đóng vai trò thực phẩm hỗ
trợ hay thực phẩm chức năng, không phải là thuốc
nên không thể thay thuốc chữa bệnh.
Hai là khi ăn chay cơ thể có nguy cơ thiếu một số
chất vi lượng cần thiết như vitamin B12, thiếu
vitamin D và canxi, thiếu chất sắt và kẽm (các axít
phytic, oxalic, tannic... trong thực vật sẽ ngăn cản sự
hấp thu sắt). Người ăn chay dễ dàng khắc phục bằng
thực phẩm chay có trứng sữa, chay linh hoạt hoặc bổ
sung các vitamin và khoáng chất này.

Ba là nếu ăn chay tuyệt đối, tránh sát sinh, với thực
phẩm hoàn toàn là chất đường bột, cơ thể sẽ không
thích ứng được với chế độ ăn “méo mó” này và bệnh
đái tháo đường tăng lên. GS.TS Nguyễn Hải Thủy
và cộng sự nghiên cứu trên 328 nhà tu hành đạo
Phật, những vị này ăn trường chay, loại chay tuyệt
đối (vegans) với những thức ăn toàn thực vật như
ngũ cốc, đậu phụ, các loại rau, trái cây, nấm... thấy tỉ
lệ bệnh đái tháo đường ở các nhà tu hành này cao
gấp hai lần người bình thường. Kết quả được giải
thích: do chế độ ăn chay không cân đối, toàn thực
vật, không kiêng giảm chất đường bột là nguyên
nhân gốc rễ gây ra bệnh đái tháo đường.
THỰC PHẨM CHỨC NĂNG VÀ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

Thực phẩm chức năng là gì
Thực phẩm chức năng (functional foods) còn gọi
là dinh dưỡng bổ sung (dietary supplement) là thực
phẩm có liên quan, hỗ trợ cho công việc chữa bệnh,
hỗ trợ cho thuốc hay dinh dưỡng, nâng cao thể trạng
trong khi chữa bệnh, còn bản thân lại không phải là
thuốc.
Rối rắm xảy ra khi trong thiên nhiên có khá nhiều
chất mà ranh giới giữa thực phẩm và dược phẩm
không rõ ràng, ví dụ: bia, rượu vang, một số loại
nấm, vitamin, khoáng chất….

Nguồn gốc của thực phẩm chức năng có thể là:
1. Các thực phẩm có chứa những yếu tố có lợi với hàm
lượng lớn: dầu gan cá omega 3, vitamin A; thực vật
nhiều chất xơ, rong biển có nhiều iode …
2. Những thực phẩm ít hoạt chất, nhờ công nghệ sinh
học “chế biến” ra thực phẩm chức năng được gọi là
thực phẩm thuốc (alicaments, medical foods) hay
dược phẩm dinh dưỡng (nutraceutics)...



Hội đồng Khoa học và Sức khỏe Hoa Kỳ đã chia
thực phẩm chức năng ra 3 mức: đáng tin cậy nhất,
đủ độ tin cậy và chưa đủ tin cậy cần nghiên cứu
thêm.
Tại Việt Nam theo Thứ trưởng Cao Minh Quang
đã có hơn 3.000 loại thực phẩm chức năng được
cấp đăng ký và Cục Quản lý dược cấp đăng ký.
Theo dự báo, thức ăn thế kỷ XXI sẽ là những thực
phẩm chức năng. Nguyên liệu vào từ thiên nhiên,
nhờ công nghệ mới: sinh tổng hợp, enzym, công
nghệ gien …tạo ra thức ăn cũng chính là vị thuốc
để bảo vệ sức khỏe.

Bộ Y Tế đã có 3 định nghĩa rõ ràng:
(1) Thuốc: là chất hoặc hỗn hợp các chất dùng cho
người nhằm mục đích phòng bệnh, chữa bệnh, chẩn
đoán bệnh hoặc điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể
bao gồm thuốc thành phẩm, nguyên liệu làm thuốc,
vắc xin, sinh phẩm y tế. Thuốc Tây (tân dược) hay
thuốc Nam (đông dược) đều phải được sản xuất tại
các nhà sản máy sản xuất thuốc đạt tiêu chuẩn
GMP-WHO (sản xuất thuốc tốt - chuẩn Tổ chức Y
Tế Thế giới ). Thuốc không phải là thực phẩm, nên
phải cẩn trọng khi dùng, phải đúng liều đúng lượng,
(2) Mỹ phẩm: một chất hoặc chế phẩm được sử dụng
để tiếp xúc với những bộ phận bên ngoài cơ thể con
người (da, hệ thống lông tóc, móng tay, móng chân,
môi và cơ quan sinh dục ngoài) hoặc răng và niêm
mạc miệng với mục đích chính là để làm sạch, làm
thơm, thay đổi diện mạo, hình thức, điều chỉnh mùi
cơ thể, bảo vệ cơ thể hoặc giữ cơ thể trong điều kiện
tốt. Mỹ phẩm không hề có tác dụng chữa bệnh hoặc
thay thế thuốc chữa bệnh và
(3) Thực phẩm chức năng: là thực phẩm dùng để hỗ
trợ chức năng của các bộ phận trong cơ thể người.
Thực phẩm chức năng có tác dụng dinh dưỡng, tăng
sức đề kháng, hổ trợ cho thuốc điều trị. Cũng như
mỹ phẩm, thực phẩm chức năng chỉ hổ trợ và hoàn
toàn không có tác dụng chữa bệnh hoặc thay thế
thuốc.
C¸ c g i a i ®o ¹ n c ñ a ®¸ i t h ¸ o ®- ê n g t y pe 2




Ñöôø
ng
huyeát luùc
ñoùi

Taêng Glucose huyeá
t
Dung naïp glucose baát
thöoø
ng
Dung naïp
glucose
Nhaïy caû
m
vôùiInsulin
Giaûm nhaïy caûm
vôùiInsulin
Baø
i tieát
Insulin
Bình thöôø
ng
Taêng Insulin maùu,
sau ñoùlaøsuy teábaø
o
Giaû
m dung naïp G
ÑTÑ tyù
p2
CÁC CHẾ ĐỘ ĂN
1. Kiểu châu Âu, giàu có: “Bia- Bơ-Thịt ”
nhiều Tăng huyết áp - Béo phì - Đái tháo đường
2. Kiểu Địa Trung Hải “Rượu chát-Dầu ôliu-Hải sản”
ít Tăng huyết áp - Béo phì - Đái tháo đường hơn
3. Kiểu các nước châu Á: “Trà - Cơm”
ít Tăng huyết áp - Béo phì, nhiều Đái tháo đường
4. Chế độ ăn Việt Nam đề nghị
ngũ cốc + dầu thực vật +cá và hải sản+rau xanh
giảm Huyết áp - Béo phì - Đái tháo đường
CHẾ ĐỘ “NỘI ĐỊA” ĐẨY LÙI ĐTĐ
1.Đúng chế độ ĐTĐ
* 15% chất đạm, 35% chất béo, 50% chất đường bột
* giảm tối đa thức ăn chứa chất béo.
* ăn cá 2-3 lần trong tuần.
* ăn nhiều thức ăn chưa chất xơ và
* hạn chế tối đa rượu, bia và thức uống có cồn.
2.Thứ tự món ăn
Nên dùng cá và rau trước sau đó dùng chất bột.



Tài liệu tham khảo:
American Diabetes Association. Standards of
medical care in diabetes—2012. Diabetes Care
2012;35(Suppl. 1):S11– S63
David R. Whiting et al. IDF Diabetes Atlas: Global
estimates of the prevalence of diabetes for 2011 and
2030. Diabetes research and clinical practice 2011,
94:311 – 321
InzucchiSE, BergenstalRM, BuseJB, et al.
Management of hyperglycemia in type 2 diabetes: a
patient-centered approach. Position statement of the
American Diabetes Association (ADA) and the lth
and Clinical Excellence, 2009




European Association for the Study of Diabetes
(EASD). Diabetes Care 2012;35:1364–1379
Michael J. Fowler. Diabetes Treatment: Oral
Agents. Clinical Diabetes 2010, 28 (3): 132-136
Nathan DM, Buse JB, Davidson MB, et al.
Management of hyperglycemia in type 2 diabetes: A
consensus algorithm for the initiation and
adjustment of therapy. A consensus statement from
the American Diabetes Association and the
European Association for the Study of Diabetes.
Diabetes Care 2006; 29:1963–72
NICE. Type 2 Diabetes: The Management of Type 2
Diabetes: NICE Clinical Guideline 87. National
KHUYẾN CÁO 2012
ADA VÀ EASD
VỀ ĐTĐ


ADA (HỘI ĐÁI THÁO ĐƯỜNG HOA KỲ)
American Diabetes Association
EASD (HỘI NGHIÊN CỨU ĐTĐ CHÂU ÂU)
European Association for the Study of Diabetes
A Patient - Centered Approach
* ADA và EASD đã thành lập nhóm chuyên trách để
đánh giá và phát triển khuyến cáo điều trị bệnh nhân
ĐTĐ2 không phải ĐTĐ trong thai kỳ.
* Khuyến cáo của 2 hiệp hội này đã được áp dụng
rộng rãi ở Hoa Kỳ, Châu Âu và nhiều nước khác.
* Chăm sóc tập trung vào bệnh nhân là cách tiếp cận,
cung cấp những phương cách, thông tin đúng nhu
cầu, hợp sở thích của từng bệnh nhân để họ có
những quyết định tích cực.
1. Những điểm chính




Mức glucose máu đích và điều trị hạ glucose máu
phải được cá nhân hóa (phù hợp từng người).
Chế độ ăn, tập luyện và giáo dục luôn được thiết lập
cho bất kỳ chương trình điều trị ĐTĐ2 nào.
Trừ trường hợp bị chống chỉ định, metformin luôn
là thuốc chọn lựa đầu tiên, tối ưu cho việc điều trị.
Sau metformin, việc điều trị kết hợp với 1-2 thuốc
uống hoặc chích insulin thêm vào là hợp lý nhằm
hạn chế tác dụng phụ.



Cuối cùng, nhiều bệnh nhân cũng sẽ cần điều trị
insulin đơn thuần hoặc kết hợp với những thuốc
dạng uống khác nhằm ổn định mức glucose máu.
Nếu có thể, tất cả sự chọn lựa, quyết định điều trị
nên dựa vào bệnh nhân, theo sự ưa thích, nhu cầu và
các giá trị cá nhân khác của họ.
Cần lưu ý việc giảm các yếu tố nguy cơ tim mạch
trong tiến trình điều trị tích cực bệnh ĐTĐ 2.
2. Mức đường huyết đích


ADA khuyến cáo hạ HbA1c < 7% trong hầu hết
bệnh nhân, nhằm làm giảm tần suất bị các biến cố
mạch máu nhỏ.
Điều này có thể đạt được với đường huyết trung
bình 150-160 mg/dl, đường huyết đói và trước ăn
lý tưởng nên duy trì < 130 mg/dl và đường huyết
sau ăn < 180 mg/dl.


Mức đích HbA1c kiểm soát chặt hơn (6 - 6..5%)
có thể được xem xét cho một số bệnh nhân nếu
không gây hạ đường máu hoặc tác dụng phụ khác
của điều trị (như thời gian mắc bệnh ngắn, đời sống
mong đợi dài, không có bệnh tim mạch có ý nghĩa..).
Ngược lại, mức đích HbA1c ít chặt hơn (7.5-8%)
hoặc hơi cao hơn sẽ thích hợp cho những bệnh nhân
có tiền sử bị hạ đường máu nặng, đời sống mong đợi
bị giới hạn, nhiều biến chứng, nhiều bệnh kèm và ở
những người mức đích khó đạt được mặc dù đã tích
cực giáo dục việc tự chăm sóc.
3.Khuyến cáo chung về điều trị

Điều trị sẽ khởi đầu với thay đổi lối sống, trong hầu hết
các bệnh nhân, metformin đơn trị cần thêm vào tại thời
điểm chẩn đoán hoặc sớm ngay sau chẩn đoán (trừ khi
có chống chỉ định).
*Nếu mức đích HbA1c không đạt được sau 3 tháng, xem
xét lựa chọn 1 trong 5 thuốc kết hợp với metformin đó là :
sulfonylurea, TZD, ức chế DPP-4, đối kháng thụ thể GLP-1,
hoặc chích insulin nền.
*Những thuốc kích thích chế tiết insulin tác dụng nhanh
(meglitinides) có thể sử dụng thay thế cho sulfonylureas.
Những thuốc khác (ức chế α-glucosidase, colesevelam,
đồng vận dopamine, pramlintide) có thể sử dụng trên một
số bệnh nhân chọn lọc, tuy nhiên hiệu quả lại kém hơn
và/hoặc có các tác dụng phụ.

Với những bệnh nhân không dung nạp hoặc bị
chống chỉ định dùng metformin, có thể chọn lựa
thuốc đầu tay từ các nhóm khác.
Trong trường hợp này, dù những thử nghiệm lâm
sàng đã được đăng tải còn thiếu, nhưng việc xem xét
kết hợp 3 thuốc khác ngoài metformin cũng được
cho phép. Insulin hiệu quả hơn hầu hết các thuốc
khác và được xem như là thuốc lựa chọn hàng thứ 3,
đặc biệt khi HbA1c rất cao ≥ 9%.
Cần có chế độ điều trị insulin nền trước khi quyết
định chuyển sang chế độ insulin phức tạp. Có thể
điều trị tích cực, nhanh hơn bằng cách chuyển trực
tiếp từ chế độ đơn trị hoặc kết hợp 2 thuốc sang chế
độ insulin nhiều liều một ngày ở những bệnh nhân
có tăng đường huyết nặng HbA1c ≥ 10-12%.

Điều trị kết hợp 2 thuốc có thể sử dụng ngay từ
đầu ở những bệnh nhân có HbA1c ≥ 9%.
Thuốc tác dụng nhanh kích thích chế tiết insulin
không phải sulfonylureas (meglitinide) cần xem
xét ở những bệnh nhân có chế độ ăn uống không
đều đặn, giờ ăn không ổn định hoặc ở những bệnh
nhân có hạ đường huyết muộn sau ăn khi điều trị
với nhóm thuốc sulfonylureas.

Trong điều trị kết hợp 3 thuốc, chế độ insulin sử
dụng là insulin nền (Glargine, bán chậm NPH) kết
hợp với các thuốc uống khác.
Chế độ này có thể dùng ngay từ đầu với những
bệnh nhân có tăng đường huyết nặng ≥ 300-350
mg/dl, HbA1c ≥ 10-12% có hoặc không những
đặc điểm của tình trạng rối loạn chuyển hóa (sụt
cân, nhiễm toan ceton….).
4.Chiến lược dùng insulin trong ĐTĐ2



Insulin nền đơn thuần là chế độ ban đầu tối ưu,
nên bắt đầu với liều 0.1-0.2 UI/Kg tùy thuộc vào
mức độ tăng đường huyết.
Thường dùng kết hợp với chế độ có 1-2 thuốc uống.
Ở những bệnh nhân cần hơn 1 liều insulin mỗi ngày
hoặc những người có HbA1c cao ≥ 9%, có thể xem
xét chế độ insulin hỗn hợp (mixtard) được pha sẵn
trước dùng 2 lần/ngày hoặc chế độ insulin nền kết
hợp với insulin trước bữa ăn (3 nhanh 1 chậm).
Khi insulin nền đã điều chỉnh đến mức đường máu
đói ổn định nhưng HbA1c còn cao hơn mức đích,
cần xem xét dùng chế độ insulin nền kết hợp với 3
liều insulin nhanh ngay trước bữa ăn.


Thuốc uống vẫn có thể tiếp tục điều trị kết hợp
ngoại trừ những thuốc kích thích tiết insulin
(sulfonylureas, meglitinide) phải ngưng một khi chế
độ insulin sử dụng đã vượt qua giai đoạn chỉ dùng
insulin nền đơn thuần.
Việc giáo dục về cách tự theo dõi đường huyết, chế
độ ăn, vận động, tránh và nhận biết để xử trí nhanh
hạ đường huyết rất quan trọng cho tất cả bệnh nhân
ĐTĐ đang được điều trị bằng insulin liệu pháp.
Nguồn tham khảo



Diabetes Care April 19, 2012
suckhoe.vn
dema-cvn.com