Sinh viên:V Nữ Anh
Download
Report
Transcript Sinh viên:V Nữ Anh
VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
VỀ BẢO HIỂM Y TẾ
Những vấn đề cần quan tâm trong
tổ chức thực hiện
Vụ Bảo hiểm y tế - Bộ Y tế
Lâm Đồng 10 - 11/9/2009
NỘI DUNG
Luật bảo hiểm y tế
Nghị định số 62/2009/NĐ-CP ngày 27/7/2009 của
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của Luật bảo hiểm y tế
Thông tư liên tịch số 09/2009/TTLT-BYT-BTC
ngày 14/8/2009 liên Bộ Y tế - Tài chính hướng
dẫn thực hiện BHYT.
Thông tư số 10/2009/TT-BYT ngày 14/8/2009
hướng dẫn đăng ký KCB ban đầu và chuyển
tuyến KCB bảo hiểm y tế.
1. ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BHYT
25 nhóm đối tượng tham gia BHYT
HSSV thực hiện BHYT từ 1/1/2010
Trẻ em dưới 6 tuổi thực hiện BHYT từ 1/10/2009
Các phòng khám nhi, khoa nhi, bệnh viện nhi, lưu ý:
- Tổ chức KCB
- Quyền lợi trong phạm vi quy định
- Thanh toán theo quy định của BHYT
2. MỨC ĐÓNG BHYT từ 01/01/2010
Bằng 4,5% mức tiền lương, tiền công, tiền lương hưu,
tiền trợ cấp, mất sức lao động, mức lương tối thiểu.
HSSV: bằng 3% mức lương tối thiểu
Ngân sách nhà nước bảo đảm cho một số đối tượng:
Người nghèo, người có công, người cao tuổi...
NSNN hỗ trợ tối thiểu 50% mức đóng đối với người
thuộc hộ cận nghèo, tối thiểu 30% mức đóng đối với
HSSV và người thuộc hộ nông nghiệp, lâm, ngư, diêm
nghiệp có mức sống trung bình.
Giảm mức đóng khi tham gia BHYT theo hộ gia đình
TRÁCH NHIỆM ĐÓNG
1. Do người lao động và người sử dụng lao động đóng:
lao động làm việc theo hợp đồng lao động, cán bộ,
công chức, viên chức...
2. Do quỹ BHXH đóng: hưu trí, mất sức lao động...
3. Do NSNN đảm bảo: TE dưới 6 tuổi, người có công,
cựu chiến binh, bảo trợ xã hội, người nghèo, người
cao tuổi trên 85 tuổi...
4. Cá nhân tự đóng và NSNN hỗ trợ mức đóng: cận
nghèo, HSSV, nông dân.
5. Cá nhân tự đóng: thân nhân người lao động, xã viên
HTX, hộ kinh doanh cá thể và các đối tượng khác.
3. MỨC HƯỞNG BHYT
3.1 KCB đúng quy định, có 3 mức thanh toán
100% chi phí đối với:
- Trẻ em dưới 6 tuổi, người có công
- Lực lượng công an nhân dân
- Khám chữa bệnh tại tuyến xã và chi phí cho 1 lần
KCB thấp hơn 15% mức lương tối thiểu (97.500)
95% chi phí đối với:
- Hưu trí, trợ cấp mất sức, dân tộc thiểu số
- Bảo trợ xã hội, người nghèo
80% chi phí đối với các đối tượng còn lại
Sử dụng dịch vụ KT cao chi phí lớn:
- 100% chi phí đối với trẻ em< 6 tuổi; Một số đối tượng
người có công, lực lượng Công an nhân dân
- 100% Một số đối tượng người có công nhưng không
quá 40 tháng lương tối thiểu
- 95% đối với đối tượng Hưu trí, MSLĐ; Bảo trợ xã hội;
người nghèo nhưng không quá 40 tháng lương tối
thiểu
- 80% đối với các đối tượng khác nhưng không quá 40
tháng lương tối thiểu
3.2 KCB không đúng quy định
70% chi phí đối với trường hợp KCB tại cơ sở
khám chữa bệnh hạng III; 50% chi phí đối với cơ
sở khám chữa bệnh hạng II; 30% chi phí đối với
cơ sở khám chữa bệnh hạng I, hạng Đặc biệt
Mức thanh toán không quá 40 tháng lương tối
thiểu cho mỗi lần sử dụng DVKT cao, chi phí lớn.
3.3 Mức hưởng trong một số trường hợp
a) Khám chữa bệnh tại cơ sở y tế không ký hợp
đồng KCB BHYT; không đủ thủ tục; khám chữa
bệnh ở nước ngoài:
- Quỹ BHYT thanh toán theo chi phí thực tế nhưng
mức tối đa không vượt quá theo mức chi phí bình
quân theo tuyến CMKT (Phụ lục 2)
- Căn cứ dịch vụ kỹ thuật được cung cấp, tuyến CMKT
và chứng từ hợp lệ BHXH thanh toán trực tiếp cho
người bệnh
3.3 Mức hưởng trong một số trường hợp
b) Thanh toán chi phí vận chuyển:
Từ tuyến huyện trở lên trong trường hợp cấp cứu
hoặc đang điều trị nội trú chuyển viện:
Đối tượng: Người có công, Bảo trợ xã hội, người
nghèo, cận nghèo và trẻ em <6 tuổi;
Mức thanh toán bằng 0,2 lít xăng/Km (cả đi và về)
tính theo địa giới hành chính;
Cơ sở y tế nơi chuyển bệnh nhân thanh toán sau
đó thanh toán với BHXH hoặc thanh toán trực tiếp
đối với một số trường hợp.
3.3 Mức hưởng trong một số trường hợp
c) Sử dụng thuốc điều trị ung thư và chống thải
ghép ngoài danh mục:
- Đối tượng:Người tham gia BHYT liên tục từ đủ 36
tháng trở lên; trẻ em < 6 tuổi; các đối tượng thuộc
lực lượng QP, CA, Ban Cơ yếu Chính phủ khi nghỉ
hưu, chuyển công tác khác đang tham gia BHYT
- Quỹ thanh toán 50% chi phí theo mức hưởng khi
KCB đúng quy định, không đúng quy định
3.3 Mức hưởng trong một số trường hợp
d) Tai nạn giao thông:
- Thanh toán đối với trường hợp không vi phạm PL
- Trường hợp chưa xác định được là có vi phạm pháp
luật về giao thông hay không thì người bị TNGT tự
thanh toán chi phí điều trị với cơ sở y tế.
- Không thanh toán đối với trường hợp TNGT do vi
phạm pháp luật về giao thông và trường hợp người bị
TNGT nhưng thuộc phạm vi thanh toán theo quy định
của pháp luật về tai nạn lao động
đ) Tai nạn lao động: Không thanh toán đối với
trường hợp tai nạn lao động theo quy định của Bộ luật
Lao động.
3.3 Mức hưởng trong một số trường hợp
e) Khám chữa bệnh ngoài giờ hành chính ngày
nghỉ, ngày lễ
Khi cơ sở y tế quá tải
Quỹ BHYT thanh toán chi phí khám chữa bệnh
theo phạm vi quyền lợi BHYT như trong ngày làm
việc.
Bộ Y tế, Sở Y tế phối hợp với BHXH chỉ đạo thực
hiện phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị.
4. TỔ CHỨC KHÁM, CHỮA BỆNH
Cơ sở y tế công lập và tư nhân
Điều kiện tham gia khám, chữa bệnh BHYT
đối với CSYT tư nhân (Có trụ sở và tư cách
pháp nhân, giấy phép hoạt động, đủ nhân
lực, trang thiết bị…)
Sở Y tế quy định TYT xã đủ điều kiện về
nhân lực, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, phạm
vi chuyên môn để tổ chức KCB BHYT
5. HỢP ĐỒNG KCB BHYT
a) Tại Trạm y tế xã:
Ký hợp đồng: Bệnh viện huyện, Bệnh viện ĐKKV hoặc
TTYT có Bệnh viện
Trung tâm y tế, BV có trách nhiệm cung ứng thuốc,
hóa chất, VTYT; theo dõi, giám sát và tổng hợp chi phí
sử dụng tại TYT xã để thanh toán với BHXH.
Quỹ BHYT thanh toán:
- Tiền giường lưu không quá 3 ngày
- Điều trị nội trú không quá 5 ngày
- Giao tối thiểu 10% tổng quỹ
Giám đốc Sở Y tế quy định việc điều trị nội trú tại TYT
xã thuộc vùng khó khăn theo QĐ số 30/2007/QĐ-TTG
6. THỦ TỤC KHÁM CHỮA BỆNH
a) Khi đi khám chữa bệnh:
- Xuất trình thẻ BHYT có ảnh, trường hợp thẻ BHYT chưa có
ảnh thì xuất trình thẻ BHYT và giấy tờ tùy thân khác có ảnh
- Thêm hồ sơ chuyển viện (nếu chuyển tuyến điều trị)
- Thêm giấy hẹn khám lại (nếuđến khám lại theo yêu cầu)
b) Trẻ em dưới 6 tuổi:
- Xuất trình thẻ BHYT
- Chưa có thẻ BHYT: Xuất trình Thẻ KCB miễn phí, giấy khai
sinh hoặc chứng sinh, đối với trẻ sơ sinh thì thủ trưởng cơ sở
y tế, cha (hoặc mẹ), người giám hộ ký chịu trách nhiệm vào
hồ sơ bệnh án.
6. THỦ TỤC KCB
c) Trường hợp cấp cứu:
- Xuất trình thẻ BHYT trước khi ra viện để được hưởng quyền lợi.
- Tại cơ sở y tế không ký HĐ KCB BHYT cơ sở y tế có trách
nhiệm xác nhận tình trạng bênh, chứng từ hợp lệ để người bệnh
thanh toán với cơ quan BHXH.
d) Khi đi công tác, làm việc lưu động hoặc đến tạm trú tại địa
phương khác:
- Người bệnh được KCB tại cơ sở y tế tương đương với sơ sở y
tế đăng ký KCB ban đầu
- Người bệnh phải xuất trình thẻ BHYT, giấy cử đi công tác hoặc
giấy tạm trú để được hưởng BHYT.
7. GIÁM ĐỊNH BHYT
1. BHXH thực hiện việc giám định và chịu trách nhiệm
trước kết quả giám định theo quy định pháp luật
2. Nội dung:
a) Kiểm tra thủ tục, giải quyết vướng mắc về thủ tục,
quyền lợi, đề xuất về cải cách thủ tục hành chính giảm
phiền hà cho người bệnh.
b) Kiểm tra, đánh giá việc chỉ định điều trị, sử dụng dịch
vụ, thuốc, VTYT, sử dụng giường bệnh phù hợp; tiếp
xúc với người bệnh tại các khoa phòng đẻ giám sát,
đánh giá chất lượng phục vụ người bệnh.
7. GIÁM ĐỊNH BHYT
c) Kiểm tra:Việc lập phiếu thanh toán, bảng kê chi phí
khám chữa bệnh
3. Việc giám định đồng thời hoặc sau khi người bệnh ra
viện, kết quả giám định được lập thành văn bản thông
báo cho cơ sở y tế.
4. Kết quả giám định được thống nhất giữa BHXH và cơ
sở KCB, trường hợp chưa thống nhất thì báo cáo cấp
trên để giải quyết
5. BHXH Việt Nam hướng dẫn cụ thể nội dung, quy trình
giám định BHYT.
8. THANH TOÁN CHI PHÍ KCB
3 phương thức thanh toán:
Thanh toán theo định suất
Thanh toán theo Giá dịch vụ
Thanh toán theo trường hợp bệnh
Thanh toán theo định suất
1. Nguyên tắc:
- Thanh toán theo định mức chi phí BQ tính trên mỗi thẻ theo
các nhóm đối tượng (suất phí) trong thời gian đăng ký KCB
tại cơ sở y tế.
- Tổng quỹ định suất là số tiền tính theo số thẻ và suất phí đã
được xác định.
- Cơ sở y tế chủ động sử dụng nguồn kinh phí đã được xác
định hàng năm, cơ sở y tế có trách nhiệm cung cấp các
DVYT và không được thu thêm bất kỳ khoản nào khác trong
phạm vi quyền lợi người bệnh BHYT.
Thanh toán theo định suất
2. Nhóm đối tượng
- Nhóm 1: Người lao động trong các tổ chức, cơ quan,
đơn vị; lực lượng công an nhân dân và ĐBQH, HĐND
các cấp đương nhiệm.
- Nhóm 2: Hưu trí, MSLĐ, hưởng trợ cấp; người có
công; cựu chiến binh; người trực tiếp tham gia kháng
chiến chống Mỹ; Bảo trợ xã hội; thân nhân người có
công, sỹ quan trong lực lượng quân đội, Công an, Ban
cơ yếu; người đã hiến mô tạng; người lao động nghỉ
việc đang hưởng chế độ ốm đau theo quy định của
BHXH.
Thanh toán theo định suất
- Nhóm 3: Đối tượng là người nghèo, cận nghèo
- Nhóm 4: Trẻ em dưới 6 tuổi
- Nhóm 5: Học sinh, sinh viên
- Nhóm 6: Đối tượng hộ gia đình làm nông, lâm, ngư
nghiệp, diêm nghiệp; thân nhân người lao động; thành
viên xã viên HTX, hộ kinh doanh cá thể
Thanh toán theo định suất
Không tính vào quỹ định suất: chi phí vận chuyển,
chạy thận nhân tạo, ghép bộ phận cơ thể người, phẫu
thuật tim, bệnh hemophilia, bệnh ung thư và phần chi
phí cùng chi trả của người bệnh.
Tổng quỹ định suất giao cho các cơ sở y tế trong tỉnh
không vượt quá tổng quỹ KCB.
Hệ số k=1,10 và liên Bộ Y tế, Bộ Tài chính xem xét,
điều chỉnh khi có biến động liên quan đến KCB,
Định kỳ hàng quý, BHXH có trách nhiệm thông báo cho
cơ sở y tế về số thẻ BHYT và tổng quỹ định suất được
sử dụng khi có sự thay đổi
Thanh toán theo định suất
3. Công thức tính quỹ
Quỹ định
suất của
nhóm đối
tượng
Tổng chi phí KCB BHYT
của nhóm đối tượng năm
trước trên địa bàn tỉnh
=
x
Tổng số thẻ BHYT của
nhóm đối tượng trong
toàn tỉnh năm trước
Tổng số thẻ
BHYT của
nhóm đối
tượng đăng kí
trong năm
xk
4. Sử dụng quỹ định suất
Thanh toán chi phí KCB cho người bệnh có BHYT đăng
ký KCB ban đầu tại CSYT (KCB tại TYT, tại CSYT khác
và thanh toán trực tiếp).
Có kết dư: Sử dụng như nguồn thu của đơn vị sự
nghiệp, tối đa không quá 20% quỹ định suất, phần còn
lại tính vào quỹ KCB năm sau; CSYT trích một phần kết
dư theo tỷ lệ số thẻ đăng ký cho TYT xã.
Thiếu hụt do nguyên nhân khách quan: thanh toán tối
thiểu 60% chi phí vượt quỹ. Do nguyên nhân bất khả
kháng…, BHXH tỉnh thống nhất với Sở Y tế để xem xét
thanh toán bổ sung
Thanh toán theo định suất
5. Lộ trình thực hiện:
Sở y tế chủ trì phối hợp với BHXH tỉnh chỉ đạo áp
dụng thanh toán theo định suất theo lộ trình :
- Đến 2011 có ít nhất 30% cơ sở y tế
- Đến 2013 có ít nhất 60% cơ sở y tế
- Đến 2015 tất cả cơ sở y tế đăng ký KCB ban đầu
tại địa phương thực hiện phương thức này.
Thanh toán theo giá dịch vụ
1. Áp dụng trong trường hợp:
- Cơ sở y tế chưa áp dụng thanh toán theo định suất
- Người có thẻ BHYT không đăng ký ban đầu tại cơ sở đó
- Chi phí vận chuyển, thận nhân tạo, ghép bộ phận cơ thể
người, phẫu thuật tim, chi phí điều trị bệnh hemophilia,
bệnh ung thư.
2. Cơ sở thanh toán:
- Giá DVKT được tính theo Bảng giá DVKT cấp thẩm
quyền phê duyệt; Giá thuốc, VTYT được tính theo giá mua
vào của cơ sở y tế; giá máu, chế phẩm máu theo quy định
của Bộ Y tế.
Thanh toán theo giá dịch vụ
3. Xác định quỹ sử dụng tại cơ sở đăng ký
KCB ban đầu :
Cơ sở KCB ngoại trú, nội trú: 90% quỹ để KCB và
10% quỹ còn lại để điều chỉnh bổ sung
Cơ sở KCB ngoại trú: 45% quỹ để KCB và 5%
quỹ còn lại để điều chỉnh bổ sung
Quỹ KCB được sử dụng tại cơ sở y tế để chi KCB
tại cơ sở, chuyển tuyến, cấp cứu, KCB theo yêu
cầu riêng và chi phí vận chuyển người bệnh.
Thanh toán theo giá dịch vụ
4. Xác định quỹ đối với CSYT từ tuyến tỉnh
trở lên:
Từ năm 2010, tổng mức thanh toán cho CSYT đối
với trường hợp người bệnh chuyển tuyến điều trị:
Không vượt quá chi phí bình quân thực tế một đợt
điều trị nội trú, một lượt KCB ngoại trú năm trước
nhân với số lượt KCB trong năm, nhân với hệ số
điều chỉnh hằng năm là 1,10.
Liên Bộ xem xét điều chỉnh khi chi phí KCB có biến
động lớn về thay đổi chính sách viện phí, cơ cấu
bệnh tật, áp dụng kỹ thuật mới…
Tạm ứng, thanh toán, quyết toán
* Bảo hiểm xã hội có trách nhiệm tạm ứng kinh
phí hàng quý cho cơ sở KCB tối thiểu bằng
80% chi phí KCB thực tế của quý trước đã
được quyết toán.
* Đối với cơ sở KCB lần đầu ký hợp đồng KCB
BHYT thì mức tạm ứng lần đầu tối thiểu bằng
80% mức kinh phí KCB BHYT của một quý
theo hợp đồng đã ký.
Thanh toán theo trường hợp bệnh
- Thanh toán trọn gói đảm bảo KCB cho trường hợp
bệnh đã được chẩn đoán xác định
- Cơ sở phân loại, xác định chẩn đoán cho từng
trường hợp bệnh thực hiện theo quy định của Bộ Y tế
về thống kê, phân loại bệnh.
- Chi phí trọn gói của từng trường hợp bệnh, nhóm
bệnh dựa trên quy định về thu viện phí hiện hành.
- Bộ Y tế hướng dẫn thí điểm thực hiện thanh toán
theo phương thức này.
Thanh toán trực tiếp
1. Thủ tục:
- Hồ sơ đề nghị thanh toán: Giấy đề nghị thanh toán; thẻ
BHYT, Giấy ra viện hoặc hồ sơ bệnh án và các chứng từ
thu viện phí hợp lệ khác.
- KCB ở nước ngoài: Giấy tờ quy định như trên, giấy xác
định tình trạng bệnh, hướng điều trị của CSYT tuyến tỉnh
trở lên; trường hợp đi công tác ở nước ngoài phải có quyết
định của cấp thẩm quyền cử đi công tác.
2. Thời gian thanh toán:
40 ngày sau khi nhận đủ thủ tục thanh toán đối với KCB
trên địa bàn tỉnh, TP và 60 ngày đối với KCB tại tỉnh khác.
9. Quỹ BHYT: Phân bổ ?
Tổng số thu BHYT
100%
90%
Lập quỹ KCB do
BHXH tỉnh quản lý
Chi KCB
Chuyển
12% quỹ
cho
HSSV
10%
Lập quỹ do BHXH Việt
Nam quản lý
Chi phí
quản lý
Quỹ dự
phòng
9. Quỹ BHYT: Sử dụng ?
Quỹ KCB do BHXH
tỉnh quản lý (90%)
Trong năm
không sử
dụng hết
Được sử dụng
60% phục vụ
KCB BHYT
Trong năm
bội chi
40% chuyển
BHXHVN bổ sung
quỹ dự phòng
BHXH tỉnh Báo
cáo BHXH VN để
xử lý
Sử dụng 60% kết dư
Mua sắm, bảo dưỡng trang thiết bị y tế cần thiết
cho các cơ sở y tế tại địa phương;
Tập huấn nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ
y tế, các ngành liên quan đến thực hiện chính
sách BHYT tại địa phương;
Hỗ trợ công tác thanh tra, kiểm tra liên ngành,
khen thưởng cho tập thể, cá nhân thực hiện tốt
chính sách khám chữa bệnh BHYT.
Sở y tế chủ trì trình UBND tỉnh phê duyệt
Quỹ CSSK ban đầu cho HSSV
Tại các nhà trường:
- Quỹ KCB được xác định bằng tổng số học sinh
của trường (cả số HS,SV theo đối tượng BHYT khác)
nhân với mức đóng theo quy định nhân 90%
- Căn cứ quỹ KCB, BHXH trích 12% để chuyển
cho nhà trường thực hiện CSSKBĐ cho HSSV.
- Việc sử dụng, thanh quyết toán nguồn kinh phí
CSSKBĐ cho HSSV thực hiện theo Thông tư số
14/2007/TT-BTC ngày 08/3/2007 của Bộ Tài chính.
10. Giai đoạn chuyển tiếp
1. Tham gia BHYT trước khi Luật có hiệu lực:
Thẻ phát hành trước 1/10/2009 có thời hạn sử dụng đến hết
thời gian ghi trên thẻ; phạm vi, quyền lợi thực hiện theo quy
định của Nghị định 63, các văn bản liên quan đến hết
31/12/2009.
Từ 1/01/2010 thực hiện theo quy định của Luật BHYT và văn
bản hướng dẫn liên quan;
Thẻ BHYTTN đã đóng cả năm có thời gian sau ngày
1/01/2010 thì không phải truy thu, phân bổ quỹ theo quy định
Nghị định 63; nếu chưa đóng đủ mức đóng thì từ ngày
1/01/2010 thu theo mức đóng quy định mới.
2. Đối với trẻ em dưới 6 tuổi
- Từ 01/10/2009 và chuyển sang thực hiện KCB BHYT.
- BHXH tạm ứng, thanh toán chi phí KCB BHYT (kể cả
trường hợp vào viện trước 1/10/2009 còn đang điều trị,
chưa được cơ sở y tế thanh toán)
- Quỹ BHYT thanh toán chi phí sử dụng thuốc trong
danh mục quy định kể cả thuốc có dạng dùng khác…
- Cơ sở y tế có trách nhiệm lập báo cáo quyết toán kinh
phí do NSNN cấp chi KCB cho TE năm 2009.
- Sở Tài chính chủ trì phối hợp với Sở Y tế và Sở
LĐTBXH dự trù số TE tính đến 1/10/2009 xác định kinh
phí đóng BHYT, chuyển về quỹ BHYT
11. Trách nhiệm của các đơn vị
Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Hướng dẫn quy trình, thủ tục cấp mới, cấp lại và
đổi thẻ BHYT.
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội
- Xác định tiêu chí cho người thuộc hộ nghèo, cận
nghèo, hộ gia đình làm nông, lâm, diêm nghiệp và
ngư nghiệp mà có mức sống trung bình.
Sở Y tế
Tổ chức nghiên cứu, phổ biến và triển khai thực
hiện Luật bảo hiểm y tế, Nghị định số 62 của Chính
phủ và các Thông tư hướng dẫn thực hiện BHYT:
Chủ trì, phối hợp với BHXH phổ biến, chỉ đạo cơ
sở y tế thực hiện khám chữa bệnh cho người có
thẻ BHYT.
Chỉ đạo xây dựng bảng giá DVKT, cung ứng thuốc,
VTYT; quản lý giá thuốc, VTYT theo quy định
Chủ trì, phối hợp với BHXH chỉ đạo cơ sở y tế áp
dụng thanh toán theo định suất theo quy định.
Các cơ sở y tế
Tổ chức đón tiếp, thực hiện các thủ tục hành chính
khi người bệnh vào KCB
Cung ứng thuốc, hóa chất, VTYT
Chỉ định sử dụng thuốc, DVKT hợp lý, an toàn, hiệu
quả
Tích cực chủ động trong áp dụng sử dụng CNTT
trong khám chữa bệnh BHYT
Xây dựng trình cấp thẩm quyền phê duyệt danh
mục dịch vụ, giá DVKT; trường hợp DVKT chưa có
trong danh mục thì trình cấp thẩm quyền phê duyệt.
Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ban Cơ yếu
Chính phủ
Chủ trì, phối hợp với Bộ y tế, Bộ Tài chính
hướng dẫn thực hiện BHYT đối với các đối
tượng thuộc quyền quản lý
Xin trân trọng cám ơn