- Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử

Download Report

Transcript - Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử

CHUYÊN ĐỀ 3
KỸ NĂNG BIÊN SOẠN
BỘ CÂU HỎI, BẢNG HỎI
CÂU HỎI THEO NỘI DUNG
1. Câu hỏi đề cập đến lĩnh vực về kinh tế, văn hóa, giáo
dục, dân số, quản lý, chính trị…những lĩnh vực có thể
chia thành nhóm nhỏ  câu hỏi về nông nghiệp, dịch
vụ, lưu thông, thương mại, công nghiệp…(câu hỏi về
kinh tế); câu hỏi về mức tử, di dân, giới tính, tuổi
tác…(câu hỏi về dân số).
2. Câu hỏi theo nội dung chia thành 02 nhóm:
a) Câu hỏi về sự kiện đã, đang tồn tại theo thời
gian, không gian, ảnh hưởng diễn biến của quá trình xã
hội.
Ví dụ 1: Hôm qua, quý vị có xem phim trên VTV3
không?
b) Câu hỏi thể hiện sự đánh giá, mong muốn của
cá nhân hay tập hợp người.
Ví dụ 2: Theo quý vị, bộ phim phát trên chương trình
VTV3 tối qua có thu hút được khán giả Việt Nam không?
CÂU HỎI THEO NỘI DUNG (tt)
4. Thông tin thu được từ câu hỏi về sự kiện có độ tin cậy
cao hơn câu hỏi đánh giá, mong muốn (do thái độ thường thay
đổi, mang đậm dấu chủ quan)  quan tâm cách đặt câu hỏi, từ
ngữ, hình thức câu hỏi phù hợp hoàn cảnh, đối tượng đặt câu
hỏi.
Ví dụ 3: Khi hỏi về diện tích đất ở (chiều rộng, bề ngang).
CÂU HỎI MỞ
a) Là câu hỏi không kèm câu trả lời chuẩn bị trước. Người
được hỏi sẽ trả lời theo cách họ thấy, cảm thấy, mong muốn.
Nội dung trả lời tùy thuộc vào trình độ văn hóa, ý thức cá nhân,
trình độ hiểu biết và tâm trạng tại thời điểm trả lời.
Ví dụ: Theo quý vị, đặc điểm nổi bật của sinh viên hiện nay
là gì?
b) Ưu điểm:
- Người trả lời không bị ảnh hưởng câu trả lời chuẩn bị trước;
CÂU HỎI MỞ (tt)
- Thu thập được nhiều khía cạnh của vấn đề nghiên cứu (có
nội dung trả lời mà người nghiên cứu không ngờ đến hoặc
không dự đoán được)  thường sử dụng khi nghiên cứu
những hiện tượng mới nảy sinh trong xã hội; để kiểm tra tính
đầy đủ và chất lượng câu hỏi đóng; nghiên cứu định tính để
biết kỹ, tỉ mỉ vấn đề nghiên cứu.
c) Hạn chế:
- Thông tin nhận được khác nhau về nội dung, có nhiều nghĩa
khác nhau  khó khăn để xử lý thống kê;
- Nếu có nhiều câu hỏi mở trong bảng hỏi thì sẽ có câu hỏi mở
bị bỏ trống (người trả lời mất thời gian và trí tuệ hơn).
d) Trình bày câu hỏi mở trong bảng hỏi phải chứa khoảng
trống cần thiết sau câu hỏi để người trả lời có thể ghi đầy đủ ý
kiến của mình.
CÂU HỎI ĐÓNG
a) Là câu hỏi có các câu trả lời được chuẩn bị trước. Có 02
loại: câu hỏi đóng lựa chọn và câu hỏi đóng tùy chọn.
- Câu hỏi đóng lựa chọn: người trả lời chỉ được chọn một trong
các câu trả lời được đưa ra;
CÂU HỎI ĐÓNG (tt)
- Câu hỏi đóng tùy chọn: người trả lời có thể chọn một hay
nhiều câu trả lời được đưa ra.
b) Ưu điểm:
- Câu trả lời chuẩn bị trước sẽ giải thích và làm rõ nghĩa câu
hỏi;
- Dễ trả lời; người trả lời mất ít thời gian, không bị căng thẳng;
- Trong bảng hỏi, hầu hết câu hỏi đóng đều được trả lời 
thuận lợi cho xử lý thống kê.
c) Hạn chế:
- Bó hẹp tư duy, suy nghĩ người trả lời. Nếu nhiều câu hỏi đóng
liền nhau làm người trả lời “lười” suy nghĩ đi rất nhiều.
- Hạn chế để định tính vấn đề nghiên cứu.
d) Yêu cầu đặt câu hỏi đóng:
- Câu trả lời phải là một hệ thống đầy đủ.
Ví dụ: Xin anh (chị) cho biết trình độ học vấn của mình:
a) Hết tiểu học
□
b) Hết phổ thông cơ sở
□
CÂU HỎI ĐÓNG (tt)
-
-
c) Hết phổ thông trung học □
d) Hết đại học, cao đẳng □
e) Trên đại học
□
Ví dụ này thiếu 2 yếu tố: chưa hết tiểu học hay mù
chữ; tốt nghiệp trung cấp.
Phải có mức độ đồng nhất với nhau theo sự phân lớp;
Trong câu hỏi đóng lựa chọn, các câu trả lời dứt khoát
phải loại trừ lẫn nhau;
Xếp đặt trật tự câu trả lời phải lưu ý tâm lý người trả
lời: nếu câu trả lời nhiều hoặc từ ngữ khó hiểu sẽ chọn
câu trả lời cuối cùng; câu trả lời diễn đạt dài dòng, rắc
rối thì chọn câu trả lời đầu tiên;
Số lượng câu trả lời của 01 câu hỏi phụ thuộc yêu cầu,
mục tiêu nghiên cứu.
CÂU HỎI ĐÓNG LỰA CHỌN
a) Là câu hỏi có các câu trả lời được chuẩn bị trước,
người trả lời chỉ được chọn một câu trả lời. Câu trả lời
đưa ra phải rõ ràng, cụ thể. Các câu trả lời dứt khoát
loại trừ lẫn nhau.
Ví dụ 1: Quý vị có hài lòng về mức tiền lương của mình
nhận hay không?
a) Rất hài lòng
□
b) Hài lòng
□
c) Khó nói
□
d) Không hài lòng
□
e) Hoàn toàn không hài lòng
□
Ví dụ 2: Ngày chủ nhật vừa qua, quý vị hút bao nhiêu
điếu thuốc?
a) Trên 20 điếu
□
b) Từ 10 - 20 điếu
□
c) Dưới 10 điếu
□
d) Không hút
□
CÂU HỎI ĐÓNG LỰA CHỌN
b) Khi sử dụng câu trả lời có - không, cần chú ý cách đặt câu
hỏi (nếu không sẽ gây ra việc chọn câu trả lời dịch chuyển theo
cách đặt câu hỏi lệch về phía đó; trong các loại câu hỏi về
mong muốn, đánh giá như: “anh, (chị) có muốn…không”, “anh
(chị) có hài lòng…không”; loại câu hỏi có - không dạng phủ
định dễ gây tính đa nghĩa trong câu trả lời). Tốt nhất là đặt câu
hỏi đóng lựa chọn có sự cân bằng.
Ví dụ 3: Câu hỏi có - không dạng khẳng định
Quý vị có hút thuốc lá không?
a) Có
□
b) Không
□
Ví dụ 4: Cách đặt câu hỏi tạo ra câu trả lời đa nghĩa (theo
nghĩa thực tế người trả lời và nghĩa logic của câu hỏi).
Quý vị không hút thuốc lá phải không?
a) Đúng
□
b) Không đúng □
CÂU HỎI ĐÓNG LỰA CHỌN (tt)
Ví dụ 5: Câu hỏi đóng lựa chọn có sự cân bằng hơn
- Với câu hỏi: Quý vị có hài lòng với tiền lương của
mình hiện nay không?
a) Có
□
b) Không
□
Có thể chuyển thành câu hỏi tạo sự cân bằng:
Trong cơ quan chúng ta có một số người hài lòng
với tiền lương hiện nay của mình, một số khác không
hài lòng, còn quý vị thế nào?
a) Tôi hài lòng
□
b) Tôi không hài lòng
□
- Với câu hỏi: Quý vị có xem chương trình thời sự
các buổi tối trên ti vi không?
a) Có
□
b) Không
□
Có thể chuyển thành câu hỏi tạo sự cân bằng:
Quý vị thường xuyên hay ít khi xem chương trình
thời sự các buổi tối trên ti vi?
CÂU HỎI ĐÓNG LỰA CHỌN (tt)
a) Thường xuyên (hàng ngày)
b) Thỉnh thoảng (1, 2, 3 tối/ tuần)
c) Ít khi xem (vài lần trong tháng)
d) Không xem
□
□
□
□
CÂU HỎI ĐÓNG TÙY CHỌN
Các câu trả lời đưa ra không nhất thiết loại trừ lẫn
nhau. Đôi khi câu hỏi đóng tùy chọn chỉ cho phép
lựa chọn số lượng nhật định câu trả lời. Có trường
hợp câu hỏi với các câu trả lời làm người trả lời chỉ
có thể chọn 1 câu trả lời, nhưng câu trả lời sau có
thể chứa câu trả lời trước, trừ câu trả lời cuối cùng.
Ví dụ 1: Lương của quý vị trong tháng vừa qua:
a) Dưới 1 triệu đồng
□
b) Dưới 2 triệu đồng
□
c) Dưới 3 triệu đồng
□
d) Dưới 4 triệu đồng
□
e) Trên 4 triệu đồng
□
CÂU HỎI HỖN HỢP
Là loại câu hỏi không phải hoàn toàn mở và cũng không phải
hoàn toàn đóng. Loại câu hỏi này có số lượng nhất định phương
án trả lới (đóng) nhưng luôn có phương án: “còn cái khác, ý kiến
khác; xin chỉ ra” (mở).
Ví dụ 1: Xin cho biết yếu tố nào làm cho quý vị thích con trai?
a) Theo yêu cầu của họ hàng
□
b) Theo yêu cầu của bố mẹ quý vị
□
c) Theo ý thích của quý vị
□
d) Theo phong tục địa phương
□
e) Còn gì khác: (xin quý vị chỉ
ra………………………………….)
Ví dụ 2: Là hộ nghèo, quý vị đã được cho vay vốn từ nguồn
nào?
a) Ngân hàng chính sách xã hội
□
b) Ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn
□
c) Hội nông dân
□
d) Hội phụ nữ
□
e) Nguồn khác:…………………………………………………..
CÂU HỎI GHÉP
Ghép một số câu hỏi đơn lẽ vào một câu hỏi. Loại
câu hỏi này hữu ích, tiết kiệm, nhẹ bảng hỏi.
Ví dụ 1: Sáng hôm nay, quý vị đã đọc loại báo nào
trong các loại sau:
a) Báo Nhân dân
□
b) Báo Quân đội nhân dân
□
c) Báo Hà Nội mới
□
d) Báo Tuổi trẻ
□
e) Không đọc báo nào
□
Ví dụ 2: Xin cho biết đánh giá của quý đại biểu về
phần trình bày của báo cáo viên đối với từng chuyên đề
theo thang điểm từ 1 đến 5 (điểm cao nhất là 5).
CÂU HỎI GHÉP (tt)
Chuyên đề
Giới thiệu chung về tham vấn nhân dân
Các hình thức tham vấn nhân dân
Đoàn ĐBQH với tham vấn nhân dân
Kỹ năng của đại biểu dân cử trong tham vấn
Kỹ năng của cán bộ Văn phòng trong tham
vấn
Thang điểm
1 2 3 4 5
CÂU HỎI GHÉP (tt)
Ví dụ 3: Câu hỏi ghép bất hợp lý, không sử dụng được:
Bố mẹ bạn có phải là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam
không?
- Có
□
- Không
□
b) Tối hôm qua, quý vị có xem phim trên VTV3 và có thích nó
không?
- Có
□
- Không
□
CÂU HỎI CHỨC NĂNG
Loại câu hỏi cho thông tin rất ít hoặc không trực tiếp đáp ứng
mục tiêu nghiên cứu, nhưng chúng giúp hoàn thành chức năng
khác nào đó:
a) Câu hỏi chức năng tâm lý: có chức năng giải tỏa sự căng
thẳng, mệt mỏi của người trả lời hoặc để chuyển tiếp từ nội
dung này sang nội dung khác trong bảng hỏi (Thường dùng ở
bảng hỏi có nhiều câu hỏi).
CÂU HỎI CHỨC NĂNG (tt)
b) Câu hỏi lọc: có chức năng phân chia người trả lời thành
các nhóm khác nhau để sau đó có những câu hỏi dành riêng
cho từng nhóm. (Thường dùng ở phỏng vấn, đối thoại, thảo
luận nhóm…).
Ví dụ:
Xin cho biết quý vị đang ở:
Nội trú
□
Ngoại trú
□
Bạn ở nội trú xin trả lời các câu hỏi
sau:……………………….
c) Câu hỏi kiểm tra: có chức năng kiểm tra người trả lời có hiểu
biết đến vần đề nghiên cứu hoặc kiểm tra độ xác thực của
thông tin thu nhận được.
Ví dụ: Kiểm tra mức độ hài lòng đối với công việc của người trả
lời:
Hỏi: Quý vị có muốn chuyển sang làm công việc khác
không?
Nếu vì lý do nào đó phải tạm ngưng công việc này thì thời
gian sau quý vị có quay trở lại với công việc đó không?
YÊU CẦU CHUNG CHO CÁC CÂU HỎI
Mỗi loại câu hỏi có đặc điểm riêng, mặt mạnh yếu riêng,
cho những khả năng nhận thức riêng  cần nắm vững để sử
dụng phù hợp từng trường hợp cụ thể và đạt kết quả.
1. Câu hỏi phải đáp ứng yêu cầu, mục tiêu nghiên cứu;
nhằm thu thập thông tin. Loại bỏ: câu hỏi không cung cấp thông
tin giá trị; làm nặng nề bảng hỏi; câu hỏi không mang lại câu trả
lời chính xác, khách quan.
Ví dụ 1: Quý vị có quan tâm đến việc học tập của con cái
mình?(câu hỏi sẽ mang lại câu trả lời không chính xác)
Có
□
Không
□
Nên đặt câu hỏi là: Do phải bận rộn với các công việc xã
hội, công việc ở cơ quan, việc kiếm sống mà nhiều người
không đủ thời gian quan tâm đến việc học tập của con cái
mình. Quý vị có ở trong trường hợp đó không?
Có
□
Không
□
2. Câu hỏi luôn ở thái độ trung lập, vô tư (không thiên vị, không
mớm lời)
YÊU CẦU CHUNG CHO CÁC CÂU HỎI (tt)
Ví dụ 2: Không hỏi:
- Quý vị có ý kiến nào với hiện tượng mại dâm xấu xa, đồi trụy
hiện nay?
- Quý vị hài lòng với công việc của mình chứ?
4. Câu hỏi dễ hiểu với mọi cá nhân trả lời, từ ngữ thích hợp (có
đa nghĩa không? Có phù hợp từ ngữ thông dụng của người trả
lời?). Hạn chế sử dụng thuật ngữ chuyên môn, khoa học hoặc
không xác định được (một vài, tương đối, ít khi, nhiều, ít…)
Ví dụ 3: từ: rộng - bề ngang (miền Nam)
5. Đặt câu hỏi gián tiếp (thay vì trực tiếp) khi câu hỏi đụng
chạm quan hệ cá nhân, đến vấn đề tế nhị và nhạy cảm.
Ví dụ 4: Phải chăng mọi người trong cơ quan quý vị cho
rằng thủ trưởng cơ quan là một người không có khả năng quản
lý?
Theo quý vị, dư luận xã hội đánh giá thế nào về tình hình
hoạt động của tổ chức Đoàn Thanh niên hiện nay?
YÊU CẦU CHUNG CHO CÁC CÂU HỎI (tt)
Ví dụ 5: Thay vì hỏi: Quý vị có chơi bài ngày nghỉ
không?
Hỏi: Quý vị làm gì vào ngày nghỉ cuối tuần vừa qua?
a) Thăm bạn bè cũ
□
b) Đi picnic
□
c) Chơi bài
□
d) Những việc khác (xin chỉ ra)………………………
6. Sử dụng thang 5 mức độ (Hoàn toàn đồng ý - Đồng
ý - Không có ý kiến - Hoàn toàn không đồng ý) thường
hiệu quả hơn thang 3 mức độ (Đồng ý - Không có ý
kiến - Không đồng ý) vì thang 3 mức độ dễ dịch chuyển
sang khả năng trả lời “Không có ý kiến”.
Ví dụ 6: Quý vị cho ý kiến của mình về các nhận
định:
YÊU CẦU CHUNG CHO CÁC CÂU HỎI (tt)
Những nhận định
1. Ly hôn cần được giải
quyết theo ý muốn chỉ của
một người (vợ hoặc chồng).
2. Ly hôn chỉ được giải
quyết khi có sự đồng ý của cả
hai vợ chồng.
3. Ly hôn không được giải
quyết khi trong gia đình có
trẻ nhỏ.
4. Ly hôn nói chung cần
phải ngăn chặn
Đồng ý
Không có ý
kiến
Không đồng
ý
YÊU CẦU CHUNG CHO CÁC CÂU HỎI (tt)
Các phương án trả lời được sắp xếp theo thang đo có
hệ thống từ mối quan hệ giữa chúng:
Ví dụ 7: Rất hài lòng - Hài lòng - Khó nói - Không
hài lòng - Hoàn toàn không hài lòng.
Ví dụ 8: Quý vị có nhu cầu được đào tạo đại học ở:
a) Hệ đào tạo tại chức
□
b) Hệ đào tạo chính quy
□
c) Hệ đào tạo từ xa
□
Ví dụ 9: Hai thang đo từ hai thành phần:
a) Cả bố và mẹ đều là đảng viên
□
b) Bố là đảng viên, mẹ không là đảng viên
□
c) Mẹ là đảng viên, bố không là đảng viên
□
d) Cả bố và mẹ không là đảng viên
□
YÊU CẦU CHUNG CHO CÁC CÂU HỎI (tt)
7. Số lượng câu hỏi phụ thuộc vào phương pháp thu thập
thông tin. Số lượng câu hỏi câu hỏi theo nguyên tắc “Thà ít mà
tốt”. Tốt nhất nên dài 1 - 3 trang, không quá 7 trang. Trong một
cuộc điều tra nhanh; tốt nhất là tổng số câu hỏi được trình bày
trên 1 -2 trang giấy khổ A4. Không sử dụng quá 5 câu hỏi mở
cho 1 cuộc điều tra nhanh.
Ví dụ: Số lượng câu hỏi trong hội nghị tham vấn có thể
không cùng số lượng câu hỏi của phiếu lấy ý kiến (tại hội nghị
tham vấn).
8. Nên sử dụng đại từ nhân xưng trung tính và trân trọng là
“Quý vị” để đặt câu hỏi. Có thể không sử dụng đại từ “ông/bà;
anh/chị; đồng chí” vì có khả năng không phù hợp với tất cả các
loại đại biểu, đối tượng lấy ý kiến.
9. Khi làm xong bảng hỏi, cần rà soát từng câu hỏi theo 3
vấn đề:
a) Tại sao lại cần có câu hỏi này? Nó có ích cho việc làm rõ
nghĩa đề tài, mục tiêu nghiên cứu? Thông tin nào sẽ nhận
được qua câu hỏi này?
YÊU CẦU CHUNG CHO CÁC CÂU HỎI (tt)
b) Tại sao câu hỏi được trình bày theo cách này? Từ ngữ
được sử dụng có phù hợp không? Hình thức câu hỏi có đáp
ứng được nội dung không? Nó có thể được trình bày theo cách
khác tốt hơn không?
c) Tại sao câu hỏi lại đặt ở chỗ này? Liệu có tốt hơn nữa
nếu chuyển câu hỏi lên phía trên hay phía dưới chỗ đó?
10. Về hình thức bảng hỏi:
a) In ấn rõ, sạch; dạng chữ, khổ chữ phù hợp;
b) Các câu hỏi đặt tách biệt nhau, tránh nhầm lẫn cho
người trả lời;
c) Câu hỏi đóng với phương án trả lời không in chuyển
sang trang giữa chừng;
d) In ấn lời chú thích sao cho người đọc dễ nhận thấy nhất
(Ví dụ 4 - câu hỏi đóng lựa chọn).
B. Xếp đặt câu hỏi trong bảng hỏi cần lưu ý:
1. Theo trật tự:
- Từ đơn giản đến cái phức tạp;
YÊU CẦU CHUNG CHO CÁC CÂU HỎI (tt)
- Từ cái chung đến cái riêng;
- Khách quan trước, chủ quan sau;
- Theo thứ tự thời gian.
Ví dụ: Ảnh hưởng giữa 2 câu hỏi: (theo trật tự 1  2)
1. Quý vị có ủng hộ tăng thuế để chi phí cho giáo dục
không?
2. Quý vị có ủng hộ việc tăng thuế không?
(Nếu đặt theo thứ tự 2  1?)
2. Tránh gây mệt mỏi, căng thẳng: sau hàng loạt câu hỏi nhận
xét, đánh giá, cần đặt câu hỏi chức năng tâm lý đúng vị trí.
3. Loại câu hỏi về đặc tính cá nhân (giới tính, tuổi tác, con cái,
nghề nghiệp, giáo dục, gia đình…) đặt ở cuối bảng hỏi (tránh
cảm giác xoi mói cá nhân).
4. Bảo đảm tính liên tục câu hỏi theo yêu cầu xử lý thông tin:
- Câu hỏi lọc để xem người được hỏi có hiểu biết vần đề, có
nghĩ đến vấn đề;
YÊU CẦU CHUNG CHO CÁC CÂU HỎI (tt)
- Câu hỏi mở để xem thái độ người được hỏi về vấn
đề;
- Câu hỏi đóng để thu nhận những câu trả lời về
những điều cụ thể của vấn đề;
- Câu hỏi hỗn hợp để tìm hiểu nguyên nhân của các
quan điểm của người được hỏi;
- Câu hỏi đóng để tìm hiểu mức độ của những quan
điểm này, hành vi (sẵn sàng giải quyết vấn đề thế
nào);
- Câu hỏi tâm lý để đi ra khỏi cuộc tiếp xúc, tỏ thái độ
quan tâm, tôn trọng ý kiến người trả lời. (Anh - chị còn
ý kiến gì nữa không?...)
TÓM LẠI VỀ CÂU HỎI
* Nguyên tắc đặt câu hỏi:
Theo nguyên tắc SMART và các nguyên tắc sau:
a) Đạt mục tiêu thu thập thông tin;
b) Ngắn gọn;
c) Chính xác;
d) Dễ hiểu (Không lập lờ, đa nghĩa, phù hợp người trả
lời, tự đặt mình là người được hỏi có trả lời được
không?)
e) Khách quan, cân bằng;
g) Theo trật tự; có hệ thống;
Nguyên tắc SMART: S (Specific): cụ thể, rõ ràng
M (Measurable): đo lường được; A (Achieveable): khả
thi
R (Realistie): thực tế; T (Time set): thời gian làm xong
XÂY DỰNG BỘ CÂU HỎI
Mỗi hình thức TV có bộ câu hỏi khác nhau
Bộ câu hỏi cần bám sát nội dung TV
-Cụ
thể, rõ ràng
-Khuyến khích người trả lời
-Câu hỏi chính ? Câu hỏi phu
Các câu hỏi cần -Có ý kiến của thành viên, sư
phê duyệt của lãnh đạo
-In và cung câp trước cho TV,
Ban chủ tọa
Không nên xây dựng một câu hỏi về nhiều vấn đề
MINH HỌA XD BỘ CÂU HỎI
Bảng hỏi TV ý kiến ND về kết quả tổ chức thực
hiện NQ của HĐND về CT hổ trợ trâu bò cho hộ
nghèo
+ Chia theo nhóm vấn đề ?

+ Đối với người dân
1-Ông/bà đã nhận đủ tiền hổ trợ theo CS để
Tìm hiểu kết quả thực
mua trâu/ bò chưa?
Hiện CS.Những thuận lợi, 2- Ông/ Bà có được vay thêmvốn từ NHCS để
khó khăn? Nguyên nhân? đủ tiền mua trâu/ bò không?
=> Câu hỏi gợi ý
+ Đối với cán bô
-Có bao nhiêu hộ nghèo đã tiếp nhận CS hổ trợ
mua trâu/ bò?
- Có bao nhiêu hộ đã được hổ trợ trồng cỏ?
MINH HỌA XD BỘ CÂU HỎI (tt)
Tìm hiểu về công tác
tuyên truyền, phổ biến CS
=> Câu hỏi gợi ý
-Ông/bà biết được CS hổ trợ mua trâu/bò
chongười nghèo bằng cách nào? (PT,TH…)
-Các tổ chức, cơ quan nào đã bình xét ,
hướng dẫngiúp đỡ gia đình phát triển chăn
nuôi trâu/ bò??
+Theo chức năng, nhiệm vụ được giao ông/bà đã phổ biếnkịp thời các
CĐ,CS cho các hộ nghèo để họ được xem xét hổ trợ mua trâu/bò?
+Chính quyền ĐP có tạo điều kiện cho người dân tham gia thảo luận
CS, bình xét đối tượng thụ hưởng không?
VÍ DỤ: XÂY DỰNG BỘ CÂU HỎI VỀ XÃ HỘI
HÓA GIAO THÔNG NÔNG THÔN
A)Nhóm vấn đề 1: Mức độ thực hiện xã hội hóa giao thông
nông thôn tại địa phương trong 5 năm qua như thế nào?
Câu hỏi gợi ý:
- Theo Ông (Bà), việc triển khai xã hội hóa giao thông nông
thôn tại địa phương trong 5 năm qua có những khó khăn và
thuận lợi gì? Nguyên nhân của những khó khăn và thuận lợi đó
là gì? Đánh giá của Ông (Bà) về mức độ thực hiện xã hội hóa
giao thông nông thôn trong 5 năm qua (thực hiện tốt, khá, trung
bình, kém)?
B) Nhóm vấn đề 2: Giải pháp nào để phát triển xã hội hóa
giao thông nông thôn trong thời gian đến trở thành một
phong trào?
Câu hỏi gợi ý:
- Làm thế nào để phát động xây dựng phát triển giao thông
nông thôn thành phong trào ở địa phương? Những biện pháp
để khắc phục những khó khăn hiện nay là gì?
VÍ DỤ: XÂY DỰNG BỘ CÂU HỎI VỀ XÃ HỘI
HÓA GIAO THÔNG NÔNG THÔN (tt)
C) Nhóm vấn đề 3: Nội dung giải pháp về vốn nên thực hiện
để triển khai xây dựng 1 công trình giao thông nông thôn
theo phương thức xã hội hóa
Câu hỏi gợi ý:
- Theo Ông (Bà) thời gian đến nên tập trung đầu tư xây dựng loại
đường nào (đường trong khu dân cư, đường liên thôn, đường
giao thông nội đồng…)? Tỉ lệ phần trăm (%) ngân sách nhà nước
hỗ trợ cho mỗi công trình bao nhiêu là phù hợp? Nhà nước nên hỗ
trợ bằng tiền hay vật liệu?
- Theo Ông (Bà) nên huy động đóng góp của người dân như thế
nào (bằng tiền, bằng vật liệu hiện có, bằng ngày công hay bằng
cách khác)? Các đối tượng nào cần được miễn giảm đóng góp
(hộ nghèo, hộ cận nghèo, đối tượng khác )? Việc hiến đất của
người dân để làm đường nên thực hiện như thế nào?
D) Nhóm vấn đề 4: Quy trình tổ chức thực hiện 1 công trình
giao thông nông thôn theo phương thức xã hội hóa như thế
nào là phù hợp để đảm bảo phát huy quyền làm chủ của nhân
dân, chất lượng công trình và sự hướng dẫn của chính quyền
địa phương?
XÂY DỰNG BẢNG HỎI (PHIẾU LẤY Ý KIẾN)




Cấu trúc một bảng hỏi có 3 phần:
Phần mở đầu: Giới thiệu tổ chức, mục tiêu của cuộc
khảo sát; chỉ dẫn cách trả lời, nêu nguyên tắc đảm bảo
khuyết danh, bảo mật, tự nguyện.
Phần nội dung:
- Một hoặc một số câu hỏi chung.
- Một số câu hỏi cụ thể tập trung vào đề tài.
- Các câu hỏi về người trả lời ( tuổi, giới tính, học vấn.)
- Phần kết thúc : Thường là câu hỏi mở. Vd: Quí vị có
YK gì khác không? Ghi nhận sự hợp tác và cảm ơn
Nên bắt đầu bằng câu hỏi gây hứng thú; xếp các câu
hỏi liên quan thành từng cụm; bố trí câu hỏi khó, nhạy
cảm vào cuối bảng hỏi. Bảng hỏi nên ngắn gọn, tốt
nhất từ 1-3 trang.Dài nhất không quá 7 trang.
THỰC HIỆN CUỘC ĐIỀU TRA





Quan trọng nhất là sử dụng bảng hỏi để thu
thập dữ liệu.
Khảo sát bằng bảng hỏi là đưa bảng hỏi đến
từng người được chon vào mẫu khảo sát.
Để làm tốt cần chú ý công tác truyền thông;
tập huấn cộng tác viên; tổ chức sự phối hợp
giữa các lực lượng, phương tiện.
Chú ý cách tiếp cận người dân phù hợp đặc
điểm KT-XH; tập quán , mặt bằng dân trí; tạo
không khí hợp tác,thân thiện.
Khi GS, đánh giá cần kiểm tra việc hỏi và trả lời
có đúng cách không?có đúng đối tượng không?
Có sai sót không?
BÀI TẬP
Hãy nhận xét cách đặt hai câu hỏi sau:
Câu 1: Ông (bà) có ủng hộ dự án xây dựng đường sắt cao tốc
Bắc Nam không?
1. Có
□
2. Không
□
3. Khó trả lời □
Câu 2: Ông (bà) có ủng hộ dự án xây dựng đường sắt cao tốc
Bắc Nam không?
1. Rất ủng hộ
□
2. Ủng hộ
□
3. Vừa có vừa không ủng hộ □
4. Không ủng hộ
□
5. Khó trả lời
□
Với nội dung này, nên đặt câu hỏi thế nào?