Tải file đính kèm - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc

Download Report

Transcript Tải file đính kèm - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc

Vĩnh Yên, ngày 07-09/10/2014
Hoạt động 1: So sánh đánh giá định kì theo
Thông tư 32 và Thông tư 30 (10 phút)
Nội dung
Nhớ lại và chia sẻ việc ĐG định kì mà thầy cô
đã thực hiện theo Thông tư 32.
So sánh với đánh giá định kì theo thông tư 30
về các mặt sau:
1. Các môn kiểm tra định kì
2. Thời điểm, số lần đánh giá định kì
3. Hình thức kiểm tra định kì
4. Sử dụng kết quả kiểm tra định kì
Cách hoạt động
Bước 1: HĐ theo nhóm
Lớp chia thành nhóm, mỗi
nhóm 10 thành viên.
Cùng nhau chia sẻ các nội
dung đã nêu ra.
Thời gian : 4 phút
Bước 2:
Chia sẻ trước lớp của các
nhóm (4 phút)
Bước 3:
Giảng viên tổng kết (2 phút)
Thông tin phản hồi Hoạt động 1
Thông tư 32
Thông tư 30
Các môn đánh giá định kì
Các môn đánh giá định kì
1. Bao gồm tất cả các môn học ở
1. Bao gồm các môn: Toán, Tiếng Việt, Khoa
tiểu học được quy định theo
học, Lịch sử và Địa lí, Ngoại ngữ, Tiếng dân
từng khối lớp.
tộc, Tin học.
2. Được chia thành 2 loại:
- Các môn đánh giá bằng điểm số
kết hợp với nhận xét (Toán,
Tiếng Việt, Khoa học, Lịch sử
và Địa lí, Ngoại ngữ, Tiếng dân
tộc, Tin học).
- Các môn đánh giá bằng nhận xét
(các môn còn lại)
Thời điểm, số lần đánh giá
Thời điểm, số lần đánh giá
- 04 lần (GKI, CKI; GKII, CN) đối - 02 lần (Cuối kì I và Cuối năm) với Toán, Tiếng
với các môn Toán và Tiếng Việt.
Việt, Khoa, LS&ĐL, NN, Tiếng DT, Tin.
- 02 lần (CKI; CN) với các môn N2,
Khoa, LS&ĐL, Tiếng DT, Tin.
Thông tin phản hồi Hoạt động 1
Thông tư 32
Thông tư 30
Hình thức kiểm tra đánh giá
Hình thức kiểm tra đánh giá
- Bài kiểm tra: Tự luận hoặc kết
hợp tự luận với trắc nghiệm.
- Kiến thức trong đề bài không chia
thành 3 mức độ nhận thức của HS.
- Đối với môn Tiếng Việt: 02 bài
kiểm tra (Đọc, Viết)/1 lần KTĐK.
- Bài kiểm tra: Tự luận hoặc kết hợp tự luận với
trắc nghiệm.
- Đề bài gồm các câu hỏi, bài tập được thiết kế
theo 3 mức độ (đề ma trận): Nhận biết, mô tả;
kết nối, sắp xếp các KT, KN đã học để giải
quyết tình huống, vấn đề mới; vận dụng KT, KN
hoặc những phản hồi hợp lí.
- Đối với môn Tiếng Việt, Khoa học, LS&ĐL,
Tiếng Anh, Tin học: Hiện nay chưa có hướng
dẫn cụ thể của Bộ GD&ĐT.
Sử dụng kết quả kiểm tra
Sử dụng kết quả kiểm tra
- Xếp loại học lực môn học.
- Xét lên lớp, HTCT TH.
- Xét các danh hiệu: HSG, HSTT.
- Không xếp loại học lực môn học.
- Xét hoàn thành hay chưa hoàn thành môn học;
Xét HTCT lớp học; Xét HTCT TH.
- Không xét các danh hiệu: HSG, HSTT.
Hoạt động 2: Nghiên cứu tài liệu
(10 phút)
Nội dung
Thầy (cô) hãy cùng nghiên cứu: Thông tư 30, sổ
theo dõi chất lượng giáo dục và cho biết những
điểm mới về đánh giá định kì kết quả học tập của
học sinh, cách ghi điểm KTĐK vào sổ theo dõi
chất lượng giáo dục với các nội dung sau:
1. Vai trò của Hiệu trưởng.
2. Vai trò của giáo viên.
3. Cấu trúc và nội dung đề kiểm tra định kì.
4. Cách ghi điểm KTĐK vào sổ theo dõi chất
lượng giáo dục như thế nào?
Cách hoạt động
Bước 1: Làm việc cá nhân
Lớp chia thành nhóm, mỗi
nhóm 6 – 8 thành viên.
Các thành viên nghiên cứu
tài liệu độc lập (2 phút)
Thảo luận (3 phút)
Bước 2: Chia sẻ trước lớp
của các nhóm (3 phút)
Bước 3: Giảng viên tổng
kết (2 phút)
Thông tin phản hồi Hoạt động 2
1. Vai trò của Hiệu trưởng
- Chỉ đạo việc đánh giá định kì kết quả các môn học, mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ
năng theo chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học vào cuối học kì I và cuối
năm học.
2. Vai trò của GV
- Sửa lỗi, nhận xét những ưu điểm và góp ý những hạn chế, cho điểm theo thang
điểm 10 (mười), không cho điểm 0 (không) và điểm thập phân.
3. Cấu trúc và nội dung đề kiểm tra định kì
- Phù hợp với chuẩn KT, KN.
- Các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo 3 mức độ: Mức 1 (Nhận biết; mô tả KT,
KN); Mức 2 (Kết nối, sắp xếp KT, KN); Mức 3 (Vận dụng KT, KN) (Điều 10. 2).
4. Cách ghi điểm KTĐK vào sổ theo dõi chất lượng giáo dục
- Đối với GVCN lớp: Kết quả và nhận xét bài KTĐK được ghi vào phần “Nhận xét
thường xuyên” của tháng kết thúc học kì I và cuối năm học.
- Đối với GV bộ môn: Kết quả được ghi ở trang 24. Nếu cần lưu ý về giải pháp giúp
đỡ HS thì ghi vào phần “Nhận xét thường xuyên” của tháng kết thúc HKI và cuối
năm học.
Hoạt động 3: Cấu trúc bài kiểm tra định kì
(10 phút)
Nội dung
Thầy (cô) nghiên cứu ví dụ minh họa
về kiểm tra định kì môn Toán cuối
năm học lớp 5 và cho biết:
1. Yêu cầu cần đạt được về các mạch
kiến thức.
2. Các căn cứ để xây dựng các mức
độ nhận thức.
Cách hoạt động
Bước 1: Làm việc theo nhóm
Lớp chia thành nhóm, mỗi
nhóm 6 – 8 thành viên, mỗi
nhóm thực hiện cho 1 phân
môn.
Thảo luận và ghi ý kiến vào
bảng (3 phút)
Bước 2: Chia sẻ trước lớp của
các nhóm (2 phút)
Bước 3: Giảng viên tổng kết (2
phút)
Thông tin phản hồi Hoạt động 3
1. Yêu cầu cần đạt về các mạch kiến thức
1. Số học: Chiếm khoảng 50% (củng số về STN, PS, tập trung vào STP và các phép
tính với STP).
2. Đại lượng và đo đại lượng: Chiếm khoảng 27% (tập trung vào bảng đơn vị đo
diện tích, một số đơn vị đo thể tích, số đo thời gian, vận tốc, củng cố về đo độ
dài, đo khối lượng).
3. Yếu tố hình học: Chiếm khoảng 23% (Hình tam giác, hình thang, tính diện tích
tam giác, hình thang; chu vi và diện tích hình tròn; hình hộp chữ nhật, hình lập
phương, hình trụ, hình cầu; diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích
hình hộp chữ nhật, hình lập phương).
Giải toán có lới văn (giải bài toán có đến 4 bước tính, trong đó có các bài toán
liên quan đến tỉ lệ, toán chuyển động, các bài toán có nội dung hình học) được
tích hợp trong mạch kiến thức thuộc 3 mức độ khác nhau, chủ yếu ở mức độ vận
dụng.
Thông tin phản hồi Hoạt động 3
2. Các căn cứ để xây dựng các mức độ nhận thức
1. Mức độ quan trọng của chuẩn KT, KN cần đánh giá trong chương trình môn Toán
lớp 5.
2. Quy định đánh giá, xếp loại HSTH theo TT30
3. Căn cứ tình hình cụ thể của mỗi nhà trường để đưa ra tỉ lệ ở các mức độ cho phù
hợp.
GIỚI THIỆU VỀ MA TRẬN ĐỀ
Mạch KT, KN
Số TN, PS, STP và
các phép tính với
chúng
Đại lượng và đo đại
lượng: độ dài, khối
lượng, thời gian,
diện tích, thể tích.
Số câu
và số
điểm
TNKQ
Mức 2
TL
TNKQ
Mức 3
TL
TNKQ
Tổng
TL
TNKQ
TL
Số câu
2
1
1
3
1
Số điểm
2,0
1,0
2,0
3,0
2,0
Số câu
1
1
1
1
Số điểm
1,0
2,0
1,0
2,0
Yếu tố hình học:
Số câu
chu vi, diện tích, thể
tích các hình đã
Số điểm
học.
Tổng
Mức 1
1
1
1
1
1,0
1,0
1,0
1,0
Số câu
4
1
1
1
1
5
3
Số điểm
4,0
1,0
1,0
2,0
2,0
5,0
5,0
GIỚI THIỆU VỀ MA TRẬN ĐỀ
Mạch KT, KN
Số TN, PS, STP và
các phép tính với
chúng
Đại lượng và đo đại
lượng: độ dài, khối
lượng, thời gian,
diện tích, thể tích.
Số câu
và số
điểm
TNKQ
Mức 2
TL
TNKQ
Mức 3
TL
TNKQ
Tổng
TL
TNKQ
TL
Số câu
2
1
1
3
1
Số điểm
2,0
1,0
2,0
3,0
2,0
Số câu
1
1
1
1
Số điểm
1,0
2,0
1,0
2,0
Yếu tố hình học:
Số câu
chu vi, diện tích, thể
tích các hình đã
Số điểm
học.
Tổng
Mức 1
1
1
1
1
1,0
1,0
1,0
1,0
Số câu
4
1
1
1
1
5
3
Số điểm
4,0
1,0
1,0
2,0
2,0
5,0
5,0
GiỚI THIỆU MA TRẬN CÂU HỎI ĐỀ KIỂM TRA MÔN
TOÁN CUỐI NĂM HỌC
TT Chủ đề
Mức 1
Mức 2
Mức 3
Cộng
02
01
01
4
1, 2
3
8
Số câu
01
01
Câu số
5
7
Số câu
1
Số học
Đại lượng và đo đại
lượng
2
Yếu tố hình học
3
TS
Câu số
Số câu
Câu số
TS câu
2
02
4, 6
5
2
1
8
GIỚI THIỆU ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ
 ĐỀ KIỂM TRA CUỐI NĂM HỌC LỚP 5 MÔN TOÁN
(Thời gian làm bài: 40 phút)
1. (1 điểm) Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
Số liền sau của số 99099 là:
A. 99098
B. 99010
C. 99100
D. 100000
2. (1 điểm) Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
Phân số 15 viết dưới dạng số thập phân là:
A. 1,5
B. 2,0
C. 0,02
D. 0,2
3. (1 điểm) Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
Giá trị của biểu thức 90 - 22,5 : 1,5 x 8 là: ...................................
GIỚI THIỆU ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ
 ĐỀ KIỂM TRA CUỐI NĂM HỌC LỚP 5 MÔN TOÁN
(Thời gian làm bài: 40 phút)
4. (1 điểm) Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
Thể tích của hình lập phương có cạnh 0,5m là:
A. 0,25m3
B. 0,125m2
C. 0,125m3
D. 1,5m3
5. (1 điểm) Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
3km 50m = ............. km
6. (1 điểm) Em tính chu vi của mặt đồng hồ hình tròn có đường kính
0,3dm.
...............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
GIỚI THIỆU ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ
 ĐỀ KIỂM TRA CUỐI NĂM HỌC LỚP 5 MÔN TOÁN
(Thời gian làm bài: 40 phút)
7. (2 điểm) Một người đi xe máy từ A lúc 8 giờ 30 phút và đến B
lúc 9 giờ 42 phút. Quãng đường từ A đến B dài 60km. Em hãy tính
vận tốc trung bình của xe máy đó với đơn vị đo là km/giờ.
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
8. (2 điểm) Nhân dịp đầu năm học mới, một cửa hàng giầy dép đã
giảm giá 1 so với giá ban đầu. Mẹ mua cho Minh và bố của Minh
4
tại cửa hàng đó mỗi người một đôi giầy hết tất cả là 672 000 đồng.
Em hãy tính tổng giá tiền ban đầu của hai đôi giầy đó.
...............................................................................................................
...............................................................................................................
GIỚI THIỆU ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I LỚP 5 MÔN TIẾNG VIỆT
(Thời gian làm bài: 60 phút)
A. Đọc thầm bài văn sau:
CON RỒNG CHÁU TIÊN
Ngày xửa ngay xưa, ở miền đất Lạc Việt, có vị thần tên là Lạc Long Quân. Thần
mình rồng, sức khỏe vô địch, lại có nhiều phép lạ. Bấy giờ, ở vùng núi cao có nàng Âu
Cơ xinh đẹp tuyệt trần, nghe vùng đất Lạc Việt có nhiều hoa thơm cỏ lạ bèn tìm đến
thăm. Hai người gặp nhau, kết thành vợ chồng. Đến kì sinh nở, Âu Cơ sinh ra một cái
bọc trăm trứng. Kì lạ thay, trăm trứng nở ra một trăm người con đẹp đẽ, hồng hào và lớn
nhanh như thổi.
Sống với nhau được ít lâu, Lạc Long Quân bảo vợ:
- Ta vốn là nòi rồng ở miền nước thẳm, nàng là dòng tiên ở chốn non cao. Kẻ trên
cạn, người dưới nước, tập quán khác nhau, khó mà ở cùng nhau lâu dài được. Nay ta đem
năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các
phương, khi có việc thì giúp đỡ lẫn nhau, đừng quên lời hẹn.
Một trăm người con của Lạc Long Quân và Âu Cơ sau này trở thành tổ tiên của
người Việt Nam ta. Cũng bởi sự tích này mà người Việt Nam thường tự hào xưng là con
Rồng cháu Tiên và thân mật gọi nhau là đồng bào.
(Nguyễn Đổng Chi, theo Tiếng Việt 5, tập 1)
GIỚI THIỆU ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I LỚP 5 MÔN TIẾNG VIỆT
(Thời gian làm bài: 60 phút)
 B. Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng:
1. Nội dung của đoạn 1 nói gì?
a. Kể về tài nghệ, phép lạ của vị thần Lạc Long Quân.
b. Kể về Lạc Long Quân và Âu Cơ cùng 100 người con của họ.
c. Miêu tả vẻ đẹp của nàng Âu Cơ.
2. Trước khi đưa 50 người con xuống biển, Lạc Long Quân căn dặn Âu Cơ điều gì?
a. Lạc Long Quân nòi rồng ở miền biển, Âu Cơ dòng tiên quen ở chốn non cao.
b. Tập quán thói quen hai người khác nhau, khó ở cùng nhau lâu dài.
c. Mỗi người cùng 50 người con cai quản các phương, khi có việc thì giúp đỡ lẫn nhau.
3. Em hiểu thế nào vè lời dặn của Lạc Long Quân: “Khi có việc thì giúp đỡ lẫn nhau, đừng quên
lời hẹn”.
a. Mỗi khi ai có khó khăn thì những người ở nơi khác cần hợp sức giúp đỡ lẫn nhau.
b. Nếu ai ở đâu gặp chuyện buồn thì những người khác cần chia sẻ.
c. Cả hai ý nêu trên.
GIỚI THIỆU ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I LỚP 5 MÔN TIẾNG VIỆT
(Thời gian làm bài: 60 phút)
 B. Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng:
4. Chọn cách giải nghĩa đúng từ Tổ tiên:
a. Những người thuộc thế hệ đầu tiên của một dân tộc hoặc một dòng họ qua đời đã
rất lâu, trong quan hệ với những người đang sống.
b. Chỗ ở đầu tiên của một dòng họ xưa kia.
c. Nơi, chỗ sinh sống đầu tiên của một dòng họ từ xa xưa .
5. Ý nghĩa của câu chuyện là gì?
a. Kể lại chuyện Âu Cơ và Lạc Long Quân cùng 100 người con của họ
b. Giải thích tại sao người Việt Nam tự xưng mình là “Con rồng cháu tiên”.
c. Hai ý nêu ở câu a và b.
6. Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ đồng nghĩa với từ thân mật?
a. Thân thiết, thân yêu, thân quen, thân tình.
b. Thân quen, quen thuộc, quen biết, thân sinh.
c. Thân ái, thân phụ, thân hữu, thân thuộc.
GIỚI THIỆU ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I LỚP 5 MÔN TIẾNG VIỆT
(Thời gian làm bài: 60 phút)
B. Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng:
7. Cai quản có nghĩa là gì?
a. Quản lý, sử dụng.
b. Trông coi, điều khiển và chịu trách nhiệm.
c. Được quyền sử dụng.
8. Trong câu: Ta vốn nòi rồng ở miền nước thẳm, nàng là dòng tiên ở chốn non
cao. Dấu phảy có tác dụng gì
a. Ngăn cách giữa trạng ngữ và bộ phận chính của câu.
b. Ngăn cách hai vế câu ghép.
c. Ngăn cách chủ ngữ với vị ngữ.
9. Trong câu “Một trăm người con của Lạc Long Quân và Âu Cơ sau này trở
thành tổ tiên của người Việt Nam ta”. Bộ phận nào là chủ ngữ?
a. Một trăm người con.
b. Một trăm người con của Lạc Long Quân.
c. Một trăm người con của Lạc Long Quân và Âu Cơ.
10. Trong các từ ngữ sau đây, từ nào có viết sai chính tả?
a. Xinh đẹp
b. Xinh xắn
c. Sinh tươi
GIỚI THIỆU ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I LỚP 5 MÔN TIẾNG VIỆT
(Thời gian làm bài: 60 phút)
C. Tập làm văn:
Tả một buổi bình minh trên quê hương em. (Yêu cầu trình bày đẹp)
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….
MÃ ĐÁO THÀNH CÔNG!