Công bằng sức khỏe - Trung tâm nghiên cứu Hệ thống Y tế

Download Report

Transcript Công bằng sức khỏe - Trung tâm nghiên cứu Hệ thống Y tế

Công bằng sức khỏe
Khái niệm và đo lường
Trần Hùng Minh
CCIHP
Nội dung trình bày
1.
2.
3.
4.
5.
Giới thiệu chung
Sơ lược lịch sử về Công bằng sức khỏe
Định nghĩa Công bằng sức khỏe
Đo lường công bằng sức khỏe
Kết luận
Giới thiệu

Tại sao bàn luận về công bằng sức khỏe?
 Công bằng sức khỏe là một phạm trù của
công bằng xã hội và được toàn thế giới quan
tâm.
 Công bằng là một trong 5 quan điểm chỉ đạo
của Đảng và là một trong 3 mục tiêu phát
triển hệ thống chăm sóc sức khỏe của Việt
Nam
 Các tài liệu, báo cáo khoa học viết về công
bằng sức khỏe ở Việt Nam còn tản mạn
 Các chỉ số về công bằng sức khỏe chưa
được thể hiện rõ ràng
Giới thiệu (tiếp)

Mục tiêu bài trình bày:
 Cung cấp một góc nhìn toàn diện hơn về định
nghĩa và chỉ số liên quan đến công bằng sức
khỏe đang được sử dụng trên thế giới và
trong nước

Phương pháp:
 Tổng quan, tra cứu tài liệu từ các nguồn khác
nhau: internet, thư viện, báo cáo điều tra,
nghiên cứu, thống kê

Hạn chế:
 Tập trung vào phương pháp định lượng để đo
lường công bằng sức khỏe nên không trình
bày các phương pháp định tính khác
Lịch sử: các xu thế
và cơ hội
Định
nghĩa
đầy đủ
vế sức
khỏe và
đặt mục
tiêu sức
khỏe
cho mọi
người
Chiến
tranh
lạnh,
bùng nổ
kỹ thuật,
tập trung
bệnh
viện,
chương
trình dọc
Hội nghị
Alma Ata
với triết lý
CSSKBĐ
thể hiện
công bằng
sức khỏe và
các yếu tố
ảnh hưởng
1948
2005
2002
2001
2000
1993
1980
1978
1950
Chủ nghĩa
tự do mới
và cơ chế
thị trường,
cải tổ hệ
thống, cắt
giảm chi
tiêu công
Những năm
1990: hình thái
y tế “tư nhân"
là vấn đề nổi
bật; biểu tình
phản đối, giảm
nợ cho nước
nghèo, tái đầu
tư công
Những năm
2000: “khuynh
hướng xen kẽ"
và cơ hội hành
động mới
2005 Ủy ban về
các yếu tố xã
hội ảnh hưởng
tới sức khỏe
Phân biệt khái niệm

Bình đẳng (equality): là sự ngang bằng nhau
về một tình trạng nào đó, ví dụ; ngang bằng về
địa vị, kinh tế, chính trị, thể lực, trí lực.

Công bằng (Equity): là một khái niệm được xây
dựng dựa trên những đánh giá về chuẩn mực
đạo đức, nó thể hiện tính phù hợp và sự cân đối
giữa Nhu cầu với các yếu tố khác như Năng lực,
Nguồn lực, Dịch vụ, Sản phẩm và Chất lượng.
Tính phức tạp của khái niệm
Công bằng sức khỏe




Theo triết lý xã hội: bàn luận về công bằng
xã hội
Theo quan điểm kinh tế: bàn về sự phân
phối phúc lợi và tái đầu tư sản xuất
Theo quan điểm y tế công cộng: bàn về
các yếu tố tác động lên sức khỏe
Theo dịch tễ học: bàn về sự phân bố hiện
trạng sức khỏe (mức độ bệnh tật)
Định nghĩa công bằng sức khỏe
1.
Theo trường phái Công bằng trong
phân phối nguồn lực (Resource based
Principles), Công bằng sức khỏe
(health equity) được thể hiện dưới góc
độ Công bằng y tế (equity in health
care). Sự phân bố nguồn lực cho y tế,
tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế phải
dựa trên nhu cầu chăm sóc sức khỏe
chứ không phụ thuộc vào khả năng chi
trả.
Định nghĩa công bằng sức khỏe
Có 2 khái niệm:
 Công bằng theo chiều ngang
(horizontal equity): Những người có
nhu cầu sức khỏe giống nhau sẽ được
chăm sóc như nhau

Công bằng theo chiều dọc (vertical
equity) Người có nhu cầu sức khỏe
cao hơn sẽ nhận được nhiều chăm
sóc hơn
Định nghĩa công bằng sức khỏe
2.
Theo trường phái Công bằng Phúc lợi
(Welfare based principles) cho rằng
Công bằng sức khỏe được thể hiện
chính ở sự công bằng về Tình trạng
sức khỏe (equal health outcomes). Do
vậy, sự Công bằng y tế chỉ có giá trị khi
thực sự mang lại sự công bằng về tình
trạng sức khỏe.
Định nghĩa công bằng sức khỏe
3.
Hiện nay, cách nhìn về Công bằng sức
khỏe đã mở rộng hơn, đó chính là mô
hình “Các yếu tố xã hội ảnh hưởng lên
sức khỏe và công bằng sức khỏe”
(Social Determinants of Health and
health equity).
Định nghĩa công bằng sức khỏe


“Công bằng sức khỏe là tình trạng không
còn sự khác biệt (chỉ bao gồm những khác
biệt có thể phòng tránh được hoặc chịu sự
tác động của chính sách) về sức khỏe và
các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe giữa
các nhóm khác nhau trong xã hội”
[Braveman, 2006]
Định nghĩa công bằng sức khỏe

Để giám sát, Công bằng sức khỏe được thể hiện trong
5 lĩnh vực cơ bản sau:
1. Công bằng trong phân bổ nguồn lực và tài chính cho
y tế
2. Công bằng về khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ
y tế
3. Công bằng trong chất lượng dịch vụ và chăm sóc y tế
4. Công bằng trong các số yếu tố cơ bản ảnh hưởng
đến sức khỏe như: nước sạch vệ sinh môi trường,
dinh dưỡng, môi trường sống, làm việc, giáo dục và
các yếu tố liên quan đến hành vi nguy cơ.
5. Công bằng về tình trạng sức khỏe
Các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe

Ở Việt Nam, các tài liệu chủ yếu bàn luận
về Công bằng trong chăm sóc sức khỏe
(equity in health care), tức là tập trung vào
giải quyết các vấn đề liên quan đến: phân
bổ nguồn lực, tiếp cận, sử dụng dịch vụ y
tế, chất lượng dịch vụ y tế và đóng góp/chi
trả dịch vụ y tế. Còn 2 lĩnh vực lớn chưa
được đề cập một cách rõ ràng đó là: công
bằng về tình trạng sức khỏe và các yếu tố
nguy cơ
Đo lường công bằng sức khỏe
NHÓM 1: CHỈ SỐ ĐO LƯỜNG VỀ SỰ PHÂN BỔ
NGUỒN LỰC VÀ TÀI CHÍNH CHO Y TẾ

Để phân tích công bằng tài chính y tế
theo chiều dọc, cách truyền thống là đo
lường độ lũy tiến (Progressivity). Một chỉ
số thường được sử dụng là chỉ số
Kakwani (Kakwani’s index). Khi chỉ số
Kakwani nhận giá trị dương, nghĩa là
người nghèo phải chi trả ít hơn so với
người giàu. Ngược lại, khi chỉ số
Kakwani nhận giá trị âm, nghĩa là người
nghèo phải chi trả y tế nhiều hơn
Nhóm 1 (tiếp)

Việc đo lường công bằng tài chính y tế
theo chiều ngang ít được quan tâm hơn.
Phương pháp của Aronson và cộng sự đo
lường sự khác nhau về chi phí y tế trong
nhóm những người có mức thu nhập
ngang nhau trước khi phát sinh chi phí y
tế. Nếu không có sự khác nhau về chi phí
y tế nghĩa là không có sự bất công bằng
theo chiều ngang [Wagstaffs et al. 1998].
Nhóm 1 (tiếp)

Chỉ số chi phí y tế thảm họa
(Catastrophic health payment): đo lường
tỷ lệ hộ gia đình có mức chi phí trực tiếp
cho y tế (out of pocket payment) bằng
hoặc cao hơn 40% so với khả năng chi trả
của hộ gia đình (capaciy to pay hay còn
gọi là Non-subsistence expenditures)
[WHO 2005, Distribution of health
payments and catastrophic expenditures]
Nhóm 1 (tiếp)

Chỉ số bị nghèo hóa do chi phí y tế
(Impoverisment): đo lường tỷ lệ hộ gia
đình có tình trạng: mức chi phí của hộ gia
đình bằng hoặc cao hơn mức chi phí cơ
bản tối thiểu nhưng sau khi trừ đi các chi
phí trực tiếp cho y tế thì lại trở nên thấp
hơn mức chi phí cơ bản tối thiểu
NHÓM 2: CHỈ SỐ ĐO LƯỜNG KHẢ NĂNG TIẾP
CẬN VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ Y TẾ

Tiếp cận: Một số chỉ số đánh giá khả năng
tiếp cận dịch vụ đơn thuần thường được sử
dụng bao gồm: Có bảo hiểm y tế hay không;
Mức kinh tế hộ gia đình và Khả năng tiếp cận
đến cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu (bao
gồm: khoảng cách, thời gian đi lại và ngôn
ngữ).

Sử dụng dịch vụ y tế: Chỉ số Không công
bằng theo chiều ngang (index of horizontal
inequity). Nếu chỉ số này bằng 0 tức là đã đạt
công bằng, nếu >0: xu hướng phục vụ người
giàu
NHÓM 3: CHỈ SỐ ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG
DỊCH VỤ VÀ CHĂM SÓC Y TẾ

Theo cách phân loại của ‘Joint
Commission on the Accreditation of
Healthcare Organizations’ [JCAGO 1996]
và ‘Institute of Medicine’ [IOM 2001] sử
dụng các chỉ số đo lường:
Tính phù hợp của dịch vụ
Hiệu quả
Sự có sẵn
An toàn
Tính liên tục
Thời gian chờ đợi
Sự hài lòng
NHÓM 4: CHỈ SỐ ĐO LƯỜNG MỘT SỐ YẾU TỐ
XÃ HỘI CƠ BẢN ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHỎE
Nội dung
Chỉ số (ví dụ)
Môi trường sống
Nước sạch
Công trình vệ sinh
Nhà ở
Ô nhiễm môi trường
Giáo dục
Tỷ lệ đi học ở các cấp
Tỷ lệ bỏ học
Hành vi
Hút thuốc lá
Uống rượu bia
Bạo hành
NHÓM 5: CHỈ SỐ ĐO LƯỜNG VỀ TÌNH TRẠNG
SỨC KHỎE
Nội dung
Tuổi thọ và tử vong
Bệnh
Chức năng
Chỉ số (ví dụ)
Tử vong sơ sinh
Tử vong theo lứa tuổi
Tuổi thọ
Tỷ lệ hiện mắc
Tỷ lệ mới mắc
Rối loạn chức năng
Tàn tật
DALY (disability adjusted DALY = Số năm bị mất đi do tử
life year)
vong (Years of lost life: YLL) + Số
năm bị mất đi do chất lượng cuộc
sống bị suy giảm do bệnh tật (Years
lost to disability: YLD)
Thách thức

Khó khăn trong việc xác định Nhu cầu chăm
sóc sức khỏe: để xác định được Horizontal
equity (có nhu cầu giống nhau sẽ được chăm
sóc như nhau) thì cần phải chuẩn hóa các
Nhu cầu chăm sóc sức khỏe. Nhưng nhu cầu
này lại phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố.

Không phải sự khác biệt về sức khỏe nào
cũng là thiếu công bằng

Sử dụng chỉ số tổng hợp hay dùng nhiều chỉ
số nhỏ để đo lường tình trạng sức khỏe?
Sử dụng đơn vị đo lường nào khi muốn so sánh
giữa các nhóm để tìm ra sự chênh lệch về
sức khỏe?
•Source: John Lynch and Sam Harper 2003. Measuring Health Disparities –
University of Michigan School of Public Health
Thách thức (tiếp)

So sánh nhóm nào với nhóm nào?

Đo lường và so sánh sự chênh lệch sức
khỏe theo thời gian

Nguồn thông tin/cách thu thập thông tin
Kết luận

Có nhiều định nghĩa khác nhau về Công bằng
sức khỏe – Công bằng y tế. Mô hình do WHO
đưa ra gần đây mang tính toàn diện hơn và
dung hòa được các quan điểm của các trường
phái trước đây.

Với mô hình của WHO, có 5 nhóm chỉ số để
đo lường Công bằng sức khỏe. Một số nhóm
chỉ số đã có những phương pháp, công cụ đo
lường rất cụ thể. Trong khi đó có những nhóm
chỉ số khác chưa đạt được sự thống nhất
chung về phương pháp và công cụ đo lường,
ví dụ: đo lường tiếp cận dịch vụ và chất lượng
dịch vụ y tế
Kết luận (tiếp)

Theo các tài liệu hiện có, dường như Việt
Nam vẫn đang áp dụng định nghĩa về
Công bằng y tế. Tuy nhiên, hệ thống chỉ
số và phương pháp đo lường Công bằng
y tế cũng chưa được thể hiện rõ ràng
trong hệ thống báo cáo của ngành y tế
TRÂN TRỌNG CẢM ƠN!