Đề xuất hỗ trợ công tác truyền thông giáo dục sức khỏe tại Việt Nam

Download Report

Transcript Đề xuất hỗ trợ công tác truyền thông giáo dục sức khỏe tại Việt Nam

Đề xuất hỗ trợ
công tác truyền thông giáo
dục sức khỏe tại Việt Nam
Nội dung trình bày
I. Giới thiệu về mạng lưới TTGDSK của
ngành y tế
II. Thực trạng hoạt động của mạng lưới
TTGDSK hiện nay: Chức năng, vị trí, vai
trò, những đòi hỏi của công tác TTGDSK
III. Những khó khăn, thách thức đối với công
tác TTGDSK
IV. Đề xuất hỗ trợ
I. MẠNG LƯỚI TTGDSK
Cơ cấu tổ chức TT GDSK ở các tuyến
Bé Y tÕ
Vụ Pháp chế
Trung t©m TTGDSKTW
Së Y tÕ
TT TTGDSK TØnh/TP
TRUNG TÂM Y TẾ
HUYỆN
PHÒNG/TỔ TRUYỀN
THÔNG
TRẠM Y TẾ
CÁN BỘ Y TẾ CƠ SỞ/ NHÂN
VIÊN Y TẾ THÔN BẢN
3
II. Thực trạng hoạt động TTGDSK hiện nay:
1. Các chức năng chính:
_ Truyền thông vận động: nhóm lãnh đạo Đảng, chính quyền, các
nhà hoạch định chính sách quan tâm, ủng hộ cơ chế chính sách
tăng cường đầu đầu tư nguồn lực cho công tác TTGDSK.
– Tuyên truyền đường lối của Đảng, các chủ trương, chính sách, pháp luật
của Nhà nước, của ngành Y tế về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức
khoẻ nhân dân.
– Thực hiện GDSK đối với người dân thuộc các nhóm đối tượng khác nhau
nhằm nâng cao kiến thức và hướng dẫn thực hành vệ sinh, phòng bệnh,
sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và chăm sóc y tế, nâng cao sức
khỏe.
– Truyền thông giáo dục tư tưởng, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ y tế, thực
hiện tốt quy tắc ứng xử; là một phương tiện để tiếp nhận thông tin, phản biện xã
hội về chủ trương, chính sách của Y tế đối với xã hội góp phần tạo sự đồng thuận
của xã hội qua việc thực hiện chính sách an sinh xã hội về y tế
2. Các nhóm hoạt động chính:
– Cung cấp thông tin về đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng
và Nhà nước, của ngành Y tế về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao
sức khoẻ nhân dân, các hoạt động và thành tựu của y tế và y học
Việt Nam và của thế giới. Phối hợp với các cơ quan thông tin đại
chúng thực hiện truyền thông về các nội dung này.
– Biên soạn và sản xuất các loại tài liệu truyền thông GDSK phục
vụ cho việc nâng cao kiến thức và hướng dẫn thực hành cho
người dân để phòng bệnh, nâng cao sức khỏe và chữa bệnh.
– Tổ chức thực hiện GDSK đối với người dân với nhiều hình thức
trên nhiều kênh truyền thông, đặc biệt truyền thông trực tiếp qua
đội ngũ cán bộ truyền thông, tư vấn sức khỏe tại cộng đồng.
– Tổ chức đào tạo, đào tạo lại, đào tạo nâng cao về nghiệp vụ, về
kỹ năng, về xây dựng kế hoạch, về tổ chức thực hiện các hình
thức TTGDSK, về theo dõi giám sát hoạt động TTGDSK… cho
các cán bộ làm công tác TTGDSK ở các cấp
– Tiến hành các nghiên cứu khoa học về hành vi sức khoẻ của
cộng đồng, các phương pháp truyền thông giáo dục sức khoẻ…
nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động TTGDSK.
– Các hoạt động quản lý, chỉ đạo tuyến đối với mạng lưới TTGDSK
3. Vị trí, vai trò của công tác TTGDSK
• Được coi là rất quan trọng, là giải pháp cơ bản
nhất giúp người dân phòng chống bệnh tật,
nâng cao sức khỏe
• Là phương tiện quan trọng cung cấp thông tin,
vận động sự ủng hộ và huy động sự tham gia
của các cấp lãnh đạo, các ban ngành, các tổ
chức trong và ngoài nước đối với Ngành y tế
• Là nhiệm vụ của cả cán bộ quản lý y tế (cục, vụ,
sở, đơn vị y tế) và của cán bộ chuyên trách
truyền thông (thuộc mạng lưới y tế)
• Đã được coi là một trong 7 nhiệm vụ trọng tâm
của ngành Y tế trong giai đoạn tới
4. Đòi hỏi đối với công tác TTGDSK trong tình hình mới
• Nhu cầu cung cấp thông tin, phổ biến đường lối, chính sách
về y tế ngày càng cao, yêu cầu kịp thời, đầy đủ và hiệu quả.
• Trình độ dân trí đã nâng lên nên nhu cầu được cung cấp
thông tin về hoạt động và dịch vụ chăm sóc y tế, về kiến thức
và hướng dẫn về phòng bệnh của người dân ở mức cao hơn
nhiều.
• Mô hình bệnh tật phức tạp, đan xen bệnh truyền nhiễm và
bệnh không lây nhiễm, xuất hiện nhiều bệnh mới nổi và bệnh
cũ tái nổi… đòi hỏi phải TTGDSK nhiều nội dung đảm bảo
khoa học, đại chúng để mọi người dễ tiếp nhận và thực hiện.
• Cần có môi trường để hành vi thay đổi được chứ không chỉ
đơn thuần cung cấp kiến thức, phải có sự tham gia của lãnh
đạo chính quyền, của các ban ngành, của các tổ chức xã hội
và của chính người dân
III. Khó khăn, thách thức
(1) Nhân lực làm TTGDSK thiếu về số lượng:
• Năm 2011: Tổng số cán bộ làm công tác TTGDSK
khoảng 307.615 người.
– Tuyến Trung ương: 71 cán bộ
– Tuyến tỉnh (63 tỉnh/TP): 771 cán bộ
– Phòng/tổ truyền thông tại đơn vị y tế tuyến
tỉnh/TP: 2.143 cán bộ
– Phòng/tổ truyền thông tại các Trung tâm Y tế
Quận/huyện: 1.781 cán bộ
– Phòng/tổ truyền thông tại các BV Đa khoa tuyến
Quận/huyện: 1.139 cán bộ
– Truyền thông viên và các cộng tác viên: 301.710
người
• Tỷ trọng cán bộ làm truyền thông là rất thấp: ở
tuyến tỉnh 2,5% - ở tuyến huyện 3,4% - ở tuyến xã
50,1%.
(2) Đội ngũ cán bộ làm công tác TTGDSK chưa tinh thông
nghiệp vụ, chưa đáp ứng được đòi hỏi của tình hình mới:
– Cán bộ có chuyên môn y dược 32% tổng số làm TTGDSK , có
chuyên môn báo chí – dưới 22%, trên 45% là các ngành nghề
khác nên có nhiều hạn chế trong công tác TTGDSK. Nhân lực
biến động nên số chưa được đào tạo, tấp huấn kỹ năng,
nghiệp vụ khá nhiều.
– Cán bộ truyền thông ở các đơn vị y tế dự phòng tuyến huyện
trở xuống hầu hết là kiêm nhiệm nên không tinh thông kỹ năng
TTGDSK.
– Thiếu cơ bản cán bộ truyền thông ở các đơn vị y tế tuyến tỉnh
trực thuộc Sở Y tế và ở các bệnh viện nên hoạt động
TTGDSK không được thực hiện ở các đơn vị này.
– Đội ngũ nhân viên y tế thôn bản khá đầy đủ nhưng trình độ
thấp, chưa được đào tạo đầy đủ về chuyên môn y tế và kỹ
năng TTGDSK
– Thiếu cán bộ nên không thường xuyên thực hiện công tác
giám sát, hỗ trợ tuyến dưới, đặc biệt là giám sát nhân viên y
tế thôn bản tại cộng đồng
(3) Cơ sở vật chất, các trang thiết bị, phương tiện truyền
thông cơ bản còn thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu
chức năng nhiệm vụ, đặc biệt là đối với phòng truyền thông
tuyến huyện và trạm y tế xã:
– 54/63 Trung tâm TTGDSK tỉnh, thành phố (86%) có trụ
sở làm việc
– Đáp ứng yêu cầu về trang thiết bị đối với tuyến tỉnh,
huyện: 38%
– Đáp ứng yêu cầu về trang thiết bị đối với tuyến xã: 50%
(4) Kinh phí dành cho công tác TTGDSK rất thấp:
– Kinh phí đầu tư ngân sách Nhà nước cho TTGDSK rất
hạn hẹp, chưa đạt mức 1,5-2% tổng chi ngân sách cho y
tế.
– Nguồn kinh phí chủ yếu cho công tác TTGDSK là từ các
chương trình mục tiêu y tế và từ hợp tác, giúp đỡ của
các tổ chức quốc tế
(5) Nhiều nội dung cần TTGDSK đến nhiều nhóm
đối tượng khác nhau, đòi hỏi phương pháp, hình
thức TTGDSK khoa học nhưng đa dạng, phù hợp
với các nhóm đối tượng.
(6) TTGDSK là một cách tiếp cận dự phòng - là
một chuyên ngành, đòi hỏi nghiệp vụ và kỹ
năng riêng, liên quan nhiều đến khoa học hành vi
và cần nhiều sáng tạo trong thực hiện để hấp
dẫn, hiệu quả; đòi hỏi sự quản lý theo nguyên tắc
quản lý của y tế công cộng
(7) Việc đào tạo, tập huấn về TTGDSK cho mạng
lưới còn rất ít
IV. Đề xuất
(1) Hỗ trợ nâng cao năng lực cán bộ
1.1. Đối với cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý y
tế:
– Tập huấn về kỹ năng quản lý áp dụng đối
với công tác TTGDSK
– Tập huấn về các nhóm kỹ năng liên quan
đến hoạt động phối hợp với các tổ chức
trong quản lý: kỹ năng vận động, kỹ năng
huy động xã hội, kỹ năng cung cấp thông
tin và làm việc với báo chí, kỹ năng truyền
thông đáp ứng với tình huống khẩn cấp …
1.2. Đối với đội ngũ cán bộ truyền thông:
– Đào tạo sau đại học tại nước ngoài cấp tiến sĩ,
thạc sĩ chuyên ngành TTGDSK
– Mời chuyên gia quốc tế tập huấn trong nước về
các phương pháp mới trong TTGDSK, khoa học
hành vi, vận động và huy động xã hội, tiếp thị
xã hội, truyền thông hiện đại…
– Hỗ trợ kinh phí cho xây dựng giáo trình và tăng
cường tập huấn các nhóm kỹ năng cho đội ngũ:
kỹ năng lập kế hoạch TTGDSK, kỹ năng giám
sát, kỹ năng phát triển tài liệu truyền thông, ứng
dụng các phương tiện nghe nhìn hiện đại trong
TTGDSK, xây dựng và triển khai các mô hình
TTGDSK tại cộng đồng
(2) Hỗ trợ hoạt động TTGDSK:
• Hỗ trợ về kỹ thuật áp dụng các phương pháp mới,
các mô hình mới trong TTGDSK đối với một số
vấn đề truyền thông quan trọng của ngành như
truyền thông về BHYT, TTGDSK đối với các bệnh
không lây nhiễm, TTGDSK đối với những thực
hành kỹ năng phòng chống thiên tai, thảm họa,
bệnh dịch mới nổi…
• Hỗ trợ về kỹ thuật các hoạt động vận động và huy
động xã hội tham gia phối hợp với ngành y tế thực
hiện các vấn đề sức khỏe như vệ sinh môi trường
sống, an toàn trong dinh dưỡng, sinh hoạt và lao
động…
(3) Hỗ trợ cho nghiên cứu:
• Hỗ trợ kỹ thuật, hỗ trợ chuyên gia tiến hành các
nghiên cứu khoa học hành vi đối với một số
nhóm đối tượng đặc thù để xây dựng những giải
pháp truyền thông đặc thù (nhóm người dân tộc
thiểu số, nhóm người nghèo và cận nghèo, nhóm
người bệnh mạn tính…)
• Hỗ trợ kinh phí đào tạo về phương pháp nghiên
cứu TTGDSK và kinh phí tiến hành nghiên cứu
can thiệp truyền thông xây dựng mô hình
TTGDSK cho các nhóm đặc thù hoặc cho vấn đề
sức khỏe với quy mô toàn quốc.
(4) Chia sẻ kinh nghiệm trong khu vực và
trên thế giới:
• Hỗ trợ kinh phí tổ chức các hội thảo khoa
học, hội nghị khu vực, chuyên đề về
TTGDSK liên quan đến những chủ đề
mới, vấn đề sức khỏe mới…
• Hỗ trợ kinh phí cho đoàn đi tham quan,
khảo sát, học tập các mô hình TTGDSK
hiệu quả của các nước trên thế giới
(5) Hỗ trợ xây dựng trụ sở, mua sắm
trang thiết bị truyền thông:
- Hỗ trợ xây dựng trụ sở cho 9 Trung tâm
TTGDSK cấp tỉnh.
- Hỗ trợ trang thiết bị, phương tiện truyền
thông cho các phòng TTGDSK thuộc TTYT
huyện và trạm y tế xã, phường.
Xin trân trọng cám ơn