Giới thiệu Khoa Truyền Nhiễm Bệnh viện Bạch Mai

Download Report

Transcript Giới thiệu Khoa Truyền Nhiễm Bệnh viện Bạch Mai

Giới thiệu Khoa Truyền Nhiễm
Bệnh viện Bạch Mai
Department of Infectious Diseases
Địa chỉ: 78 đường Giải phóng - Quận Đống Đa - Hà Nội
ĐT: +84-4.3868.9964
Email: [email protected]
15.08.2013
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN
1- Giai đoạn 1911 – 1954:
- Thành lập năm 1911 bởi người Pháp “Bệnh viện Lây Cống
Vọng” (Hospital des contagieux à Cống Vọng).
- Sau 1954: Chuyên ngành Lao được tách riêng
2. Giai đoạn 1955 – 1989:
- Khoa Truyền nhiễm với quy mô 80 giường bệnh.
- Là nơi đào tạo của Bộ môn Truyền nhiễm - Đại học Y Hà Nội.
- Gắn liền với tên tuổi của các giáo sư: Trịnh Ngọc Phan,
Phạm Song, Đào Đình Đức, Lê Đăng Hà, Lê Xuân Phòng,...
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN
3. Giai đoạn 1989 - tháng 06/2006:
Ngày 11/11/1989: Quyết định số 705/BYT-QĐ thành lập Viện Y
học Lâm sàng các bệnh Nhiệt đới (Viện YHLSCBNĐ) trực thuộc
bệnh viện Bạch Mai trên cơ sở sáp nhập 3 bộ phận:
+ Khoa Truyền nhiễm.
+ Khoa Vi sinh Y học- BV Bạch Mai.
+ Bộ môn Truyền nhiễm - Đại học Y Hà Nội.
KHOA TRUYỀN NHIỄM – BV BẠCH MAI TỪ
6/2006 ĐẾN NAY
• Ngày 30/3/2006: QĐ
478/TTg thành lập Viện các
bệnh Truyền nhiễm và
Nhiệt đới Quốc gia (nay là
Bệnh viện Nhiệt đới Trung
Ương) trực thuộc Bộ Y tế.
• Ngày 04/8/2006: QĐ
2773/QĐ-BYT tái lập Khoa
Truyền nhiễm - BV Bạch
Mai: 36 cán bộ viên chức:
(13 bác sĩ, 21 ĐD, 02 hộ lý),
lúc đầu cơ sở vật chất còn
rất khó khăn.
Tập thể cán bộ viên chức Khoa Truyền nhiễm
•
•
•
•
•
Số lượng: 53
1 Phó giáo sư-Tiến sĩ
4 Tiến sĩ y khoa
2 BSCK II
12 BSNT-Thạc sĩ y khoa
(5 đang làm NCS).
• 1 BSCK I.
• 34 điều dưỡng (8 cử
nhân), 2 hộ lý.
• 2 TS-ThS là giảng viên
của Bộ môn Truyền
nhiễm - ĐHYHN
Cơ cấu tổ chức Khoa Truyền nhiễm
• Tổng số 104 giường bệnh.
• Chia thành các phòng:
1. Phòng Hành chính.
2. Phòng cấp cứu: 14 giường bệnh.
3. Phòng nhiễm khuẩn tổng hợp: 40 giường (12 giường
điều trị nội trú HIV/AIDS).
4. Phòng viêm gan vi-rút: 50 giường
5. Phòng khám ngoại trú HIV/AIDS: Quản lý và điều trị hơn
1200 bệnh nhân.
6. Phòng xét nghiệm - thăm dò chức năng.
7. Phòng khám chuyên khoa Truyền nhiễm tại khoa Khám
bệnh của Bệnh viện.
Thành tựu nổi bật của Khoa Truyền nhiễm
(từ 6/2006 đến nay)
2.1. Công tác khám bệnh và điều trị:
• Khám bệnh và điều trị các bệnh nhân mắc các bệnh Truyền
nhiễm người lớn, ngày sử dụng giường bệnh trên 50
ngày/tháng, tỷ lệ sử dụng giường bệnh trên 150%.
• Phòng Cấp cứu:
– Triển khai và áp dụng nhiều kỹ thuật mới: siêu âm tại giường, thông
khí nhân tạo, chụp X-quang tại giường.
– Thành thạo trong các thủ thuật như đặt ống nội khí quản, mở khí
quản, thở máy, chọc dẫn lưu màng phổi, đặt catheter tĩnh mạch trung
ương, cấp cứu ngừng tuần hoàn,...
– Điều trị thành công nhiều bệnh nhân nặng như sốc nhiễm khuẩn,
nhiễm trùng huyết suy đa phủ tạng, uốn ván mở khí quản, viêm màng
não mủ hôn mê, sốt rét ác tính...
Phòng cấp cứu
Phòng điều trị Nhiễm khuẩn Tổng hợp
• Điều trị và chống các bệnh dịch nguy hiểm như dịch
tả, dịch sốt xuất huyết, cúm A H1N1, tay chân miệng,
Rubella, liên cầu lợn, sốt mò,...
• Điều trị hàng trăm lượt bệnh nhân HIV/AIDS nội trú
có nhiễm trùng cơ hội nặng, kết hợp chăm sóc giảm
nhẹ và xử trí biến chứng do tác dụng phụ của thuốc
ARV, góp phần đáng kể giảm tỷ lệ tử vong và các
bệnh lý liên quan đến HIV.
Phòng điều trị Viêm gan virút
– Đội ngũ giáo sư, bác sĩ giầu kinh nghiệm đầu
ngành.
– Hàng năm hàng ngàn lượt bệnh nhân VGVR B, C
được điều trị, theo dõi và quản lý.
Phòng khám ngoại trú HIV
• Thành lập từ tháng 11/2009:
- Số BN đăng ký 1200 bệnh nhân.
- Số BN điều trị thuốc ARV : 850, trong đó 40 BN điều
trị phác đồ bậc 2.
- Nhiều bệnh nhân nhiễm trùng cơ hội nặng, nghi thất
bại điều trị được giới thiệu từ các phòng khám ngoại
trú từ các tỉnh khác chuyển đến.
Hoạt động phòng khám ngoại trú HIV
•
Công tác phòng chống dịch
• Năm 2007: Dịch “Tiêu chảy cấp nguy hiểm” : đã chủ động,
phát hiện ngay ca bệnh tả đầu tiên, kháng với Co-trimoxazol,
Ampicillin, Tetracyclin....
• Cùng Ban giám đốc bệnh viện và Bộ Y tế để đưa ra các phác
đồ điều trị và phòng chống dịch có hiệu quả, góp phần khống
chế được dịch.
• Năm 2009: Đại dịch cúm A H1N1, tiếp nhận và điều trị 525 BN
nhiễm cúm A H1N1.
Công tác phòng chống dịch
• Năm 2009 khoa tiếp nhận 1.125 BN sốt Dengue/sốt
xuất huyết Dengue trong đó có nhiều bệnh nhân
nặng có sốc, không có bệnh nhân nào tử vong.
• Điều trị, giám sát các dịch bệnh như cúm A H5N1,
sốt phát ban,....
• Tháng 4-5/2013: Tích cực triển khai kế hoạch phát
hiện, điều trị và chủ động phòng chống bệnh cúm A
H7N9.
Đào tạo, chỉ đạo tuyến
• Khoa phối hợp với Trung tâm đào tạo - Chỉ đạo tuyến, Phòng Kế hoạch
tổng hợp tham gia giảng dạy lớp tập huấn “Chẩn đoán và điều trị tả” tại
Bệnh viện Bạch Mai cho các cán bộ 49 bệnh viện đa khoa, bệnh viện
chuyên khoa, bệnh viện ngành của Hà Nội và 7 tỉnh miền Trung : Quảng
Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Ninh Bình, Bắc Ninh và Bắc Giang.
• Tổ chức các lớp tập huấn cơ bản về HIV/AIDS, dự phòng lây nhiễm, chống
kỳ thị phân biệt đối xử người có HIV cho các Khoa, phòng trong bệnh viện.
• Tổ chức các lớp tập huấn: “Chăm sóc người bệnh Truyền nhiễm” tại Nam
Định, Yên Bái, Hà Nam, Hưng Yên và chuyên đề “Cập nhật chẩn đoán và
điều trị một số bệnh Truyền nhiễm” tại tỉnh Hải Dương, Thái Bình, Bắc
Ninh, Uông Bí, Yên Bái, Hà Nam và Hưng Yên....
• Thực hiện tốt công tác 1816 tại Nam định, Yên Bái, Hưng Yên, Hà Nam và
một số tỉnh khu vực phía Bắc.
Đào tạo và Nghiên cứu Khoa học
• Khoa Truyền nhiễm là cơ sở đào tạo Đại học và sau đại học
chuyên ngành Truyền nhiễm của trường ĐHYHN, sinh viên
Cao đẳng Y Hà Nội và học sinh của trường trung cấp y tế BM.
• Hợp tác chặt chẽ với Bộ môn Truyền nhiễm và Bộ môn Ký sinh
trùng- ĐHYHN tham gia đào tạo đại học và sau đại học.
• Phối hợp cùng với Trung tâm ĐT - CĐT xây dựng chương trình
đào tạo BSCK 1, BSNT Truyền nhiễm, đã tuyển sinh BSCK 1 từ
năm học 2010 và BSNT năm 2011.
• Đào tạo cán bộ của khoa, gửi cán bộ đi đào tạo thạc sĩ, nghiên
cứu sinh tại các trung tâm y tế lớn: Nhật Bản, Thụy Điển...
• Tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, tiến hành các
đề tài cấp cơ sở. Có 8 đề tài cấp cơ sở đã được nghiệm thu.
Hợp tác quốc tế
• Hợp tác với các tổ chức Quốc tế như CDC Hoa Kỳ, HAIVN, Quỹ Bill-Clinton,
Discovery Life Sciences Co., Đại học Washington (Hoa Kỳ), Đại học Oxford
của Anh (OUCRU), NCGM (Nhật Bản),... trong chẩn đoán, điều trị, đào tạo
và nghiên cứu HIV/AIDS, viêm gan vi-rút B, C, lao, chăm sóc giảm nhẹ, v.v...
• Hợp tác với Đại học Nagasaki - Nhật thảo luận trực tuyến, đào tạo ThS, TS
ở Nhật và tiếp nhận bác sĩ và sinh viên Nhật sang học tập ngắn hạn.
• Hợp tác với TREAT-Asia: Tham gia vào hệ thống dữ liệu quan sát HIV
(TAHOD) để nghiên cứu về HIV, lao,...
• Quan hệ chặt chẽ với các Tổ chức Quốc tế như: TCYTTG (WHO), Viện
Karolinska (Thụy Điển), Chương trình Chăm sóc Giảm nhẹ (Hoa Kỳ),...
Các khen thưởng
(từ năm 2006 đến nay)
• Bằng khen của Thủ tưởng Chính phủ tặng vì thành
tích đột xuất, xuất sắc trong công tác phòng chống
dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm năm 2008 theo Quyết
định số 1740/QĐ-TTg ngày 02/12/2008.
• Bằng khen của Bộ trưởng BYT năm 2008 theo Quyết
định 1804/QĐ-BYT ngày 25/5/2009.
• Nhiều bằng khen và giấy khen tập thể và cá nhân
khác.
Định hướng phát triển khoa
trong thời gian tới
Phấn đấu trở thành Trung tâm Bệnh Truyền nhiễm và Nhiệt đới sẽ có
120 giường bệnh điều trị nội trú, được tổ chức như sau:
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
Phòng cấp cứu: 15 giường.
Phòng viêm gan vi-rút: 50 giường.
Phòng nhiễm khuẩn tổng hợp và ký sinh trùng: 43 giường
Phòng điều trị nội trú HIV/AIDS và Chăm sóc Giảm nhẹ: 12 giường
Phòng xét nghiệm chuyên sâu về nấm và ký sinh trùng.
Phòng thăm dò chức năng chuyên sâu về bệnh truyền nhiễm.
Phòng khám ngoại trú về HIV/AIDS.
Phòng hành chính trung tâm: Trong đó có các bộ phận hành chính,
thống kê, nghiên cứu khoa học, đào tạo, chỉ đạo tuyến ....
9. Phòng Điều dưỡng trung tâm.
10. Phòng khám chuyên khoa Truyền nhiễm tại khoa Khám bệnh.
Các kỹ thuật đã và đang triển khai
1
Kỹ thuật lọc máu liên tục cho bệnh nhân hôn mê gan, suy đa phủ
tạng trong các bệnh truyền nhiễm.
2
Kỹ thuật sinh thiết gan dưới siêu âm để chẩn đoán các bệnh gan.
3
Chẩn đoán ký sinh trùng bằng phương pháp hình thái học: ứng
dụng các loại thuốc nhuộm khác nhau để phân mầu các thành
phần ký sinh trùng.
4
Kỹ thuật sinh thiết da để tìm tế bào nấm P. marneffei ở da bệnh
nhân HIV.
5
Kết hợp thực hiện kỹ thuật chọc hút và sinh thiết tuỷ xương để
chẩn đoán nhiễm MAC, Leismania trên người bệnh HIV/AIDS.
Nghiên cứu đã và đang triển khai
1.
2.
3.
4.
5.
Nghiên cứu hiệu quả điều trị của các thuốc kháng vi-rút trên người bệnh
viêm gan vi-rút B, C mạn tính và tỷ lệ kháng thuốc của vi-rút viêm gan B, C
theo genotype.
Đánh giá hiệu quả điều trị người bệnh đồng nhiễm viêm gan vi-rút B, C,
D. Đánh giá tỷ lệ nhiễm HDV trên người bệnh viêm gan vi-rút B có HBsAg
âm tính.
Kết hợp nghiên cứu và đánh giá tình hình kháng thuốc ARV của HIV tại
Việt Nam và hiệu quả điều trị thuốc ARV trên người bệnh HIV.
Nghiên cứu tỷ lệ tử vong và nguyên nhân tử vong của bệnh nhân HIV
điều trị tại phòng khám ngoại trú.
Thử nghiệm lâm sàng đánh giá hiệu quả của điều trị viêm màng não do
cryptococcus neoformans và penicilium marneffei trên bệnh nhân
HIV/AIDS.
Nghiên cứu đã và đang triển khai (tiếp)
6.
Nghiên cứu đáp ứng kháng thể sau tiêm vaccine viêm gan B cho các bệnh
nhân đồng nhiễm viêm gan B/HIV tại Phòng khám ngoại trú.
7. Nghiên cứu và phát hiện 1 số bệnh truyền nhiễm hiếm gặp tại Việt Nam:
Babesiosis, sán máng, viêm phổi PCP, Histoplasma, Leishmania....
8. Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng theo dõi định kỳ đo tải lượng vi-rút HIV
và kháng thuốc trên 650 bệnh nhân HIV/AIDS tại Phòng khám ngoại trú
(nghiên cứu VMVN) .
9. Nghiên cứu theo dõi tình hình kháng kháng sinh của các vi khuẩn gây
bệnh.
10. Nghiên cứu căn nguyên gây sốt chưa rõ nguyên nhân.
11. Nghiên cứu dịch tễ học và lâm sàng của các bệnh nhiễm Rickettsia (sốt
mò, sốt chuột, sốt phát ban.....). Nghiên cứu dịch tễ học, các biểu hiện
lâm sàng và cận lâm sàng của các chủng Leptospira tại Việt Nam.
Kết luận
Khoa Truyền nhiễm với bề dày lịch sử hơn 100
năm, gắn liền với sự phát triển của Bệnh viện
Bạch Mai, cho dù với những tên gọi khác nhau
ở mỗi giai đoạn, cán bộ viên chức của khoa
luôn phấn đấu hết mình, đoàn kết hoàn thành
xuất sắc nhiệm vụ được giao, là chỗ dựa tin cậy
của người bệnh và nhân dân.
Xin trân trọng cảm ơn!