LICH SU BAO CHI PGVN - THICH TAM HAI

Download Report

Transcript LICH SU BAO CHI PGVN - THICH TAM HAI

TỔNG QUAN LỊCH SỬ
BÁO CHÍ PHẬT GIÁO VIỆT
NAM
Tài liệu giảng dạy Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM
Biên soạn: THÍCH TÂM HẢI
I. KHÁI NIỆM MÔN HỌC
> Không thuộc chuyên ngành báo chí.
> Giới thiệu thêm một nguồn tư liệu sinh động để
tìm hiểu về sự phát triển của tư tưởng và
lịch sử Phật giáo Việt Nam thế kỷ XX. (Báo
chí được xem là “thư ký của thời đại”)
> Góp phần xác định vị trí của Phật giáo hiện tại
trong tiến trình vận động của Phật giáo
(nhận thức, truyền thống và sự kế thừa).
II. NỘI DUNG MÔN HỌC
A.
Bối cảnh xã hội và tình hình Phật giáo.
B.
Những tờ báo Phật giáo Việt Nam đầu tiên.
C.
Các giai đoạn phát triển của báo chí Phật giáo Việt Nam
và một số tờ báo điển hình.
D.
Đặc điểm thể loại và vai trò của báo chí trong hoằng pháp, chấn
hưng Phật giáo và các đóng góp khác (văn học, góp phần củng
cố tinh thần độc lập dân tộc…)
E.
Tài liệu tham khảo: Các báo chí tư liệu; Nguyễn Lang, Việt Nam
Phật giáo sử luận, tập III, Nxb Văn học, HN, 1994; Nguyễn Đại
Đồng – PhD.Nguyễn Thị Minh sưu tầm và biên soạn, Phong trào
chấn hưng Phật giáo (Tư liệu báo chí Việt Nam từ 1927-1938),
nxb Tôn giáo; Nguyễn Đại Đồng, Lược khảo Báo chí Phật giáo
Việt Nam 1929-2008, Nxb. Tôn giáo 2008.
A. BỐI CẢNH XÃ HỘI VÀ TÌNH HÌNH PHẬT
GIÁO NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XX
I. Bối cảnh xã hội:
I.1. Năm 1858: Pháp xâm chiếm Việt Nam, đến năm 1884 Pháp
bắt đầu thiết lập chế độ bảo hộ và thuộc địa trên toàn
lãnh thổ Việt Nam.
I.2. Thể chế phong kiến vẫn được duy trì nhưng bất lực trước
tình trạng mất chủ quyền đất nước (cáo chung tháng 81945).
I.3. Nhiều cuộc khởi nghĩa, phong trào yêu nước liên tục nổ ra
(Văn thân, Đông kinh nghĩa thục, Đông du…, trong đó có
các cuộc khởi nghĩa của giới Phật giáo như Võ Trứ, Hội
Thượng chí của Tăng sĩ Vương Quốc Chính…)
I. 4. Ngoài Thiên chúa giáo phát triển theo
chính sách đặc biệt của chính quyền
bảo hộ Pháp, nhiều tôn giáo, tín ngưỡng
mới xuất hiện và phát triển trong lòng xã
hội, đặc biệt là ở miền Nam (Bửu Sơn
Kỳ Hương – 1849; Tứ Ân Hiếu Nghĩa –
1867; Tịnh độ cư sĩ; Minh Sư và các
nhóm Ngũ chi Minh đạo; Cao Đài – 1926;
Phật giáo Hoà Hảo…
I.5. Xuất hiện nhiều tờ báo chữ quốc ngữ: đầu
tiên phải kể đến Gia Định báo (1965), Đại
Nam Đồng Văn Nhật báo, Nông Cổ Mín
Đàm… sau đó là Nam Phong, Đông
Dương Tạp chí, Hữu Thanh, Khoa Học
Tạp chí… (Nam Phong và Đông Dương
Tạp chí là 2 tờ báo được ưa chuộng thời
bấy giờ). Trên các diễn đàn một số tờ
báo, trong vấn đề về văn hoá dân tộc, đã
quan tâm sâu sắc tới đạo Phật với vai
trò là “tinh thần tôn giáo của dân tộc”
[“Nước Đại Việt chúng ta ngày nay sỡ dĩ yếu hèn là vì
thiếu tinh thần tôn giáo. Tôn giáo luyện cho
chúng ta đức hy sinh, coi nhẹ tính mạng của
mình, phá sản vì đạo. Không có tinh thần tôn
giáo chúng ta không biết cương cường xả thân vì
nghĩa, chỉ bo bo giữ cái lối riêng của mình. Nay bà
con thử xét, đời Trần sao dân tộc ta hùng dũng
như vậy: quân Nguyên thắng cả Á, Âu, nuốt trọn
cả Trung Hoa mà qua nước ta thì bại tẩu; nào bị
cướp sáo ở Chương Dương Độ, nào bị bắt trói
ở Bạch Đằng, như vậy chẳng phải là nhờ đạo
Phật ở ta thời đó rất thịnh ư? Nhờ cái tinh thần
tôn giáo của ta ư?” ]
> Phan Chu Trinh (1872-1926) Nguyễn Hiến Lê, Đông
Kinh nghĩa thục, Lá Bối, Sài Gòn, 1974]
II. Tình hình Phật giáo:
II.1. Tình hình chung của Phật giáo nước ta
những thập niên đầu thế kỷ XX “không
mấy sáng sủa”
II.2. Chịu tác động thúc đẩy bởi các phong trào
cách tân, chấn hưng tinh thần dân tộc độc
lập tự chủ trong nước; sự hào hứng tìm
đến với Phật giáo ở châu Âu (Anh quốc);
đặc biệt ảnh hưởng sâu sắc và trực tiếp bởi
phong trào cải cách Phật giáo của Thái Hư
Đại sư (chủ trương Phật giáo nhân sinh,
cách mạng giáo lý, giáo hội và giáo sản), một
số vị Tăng và Phật tử trí thức đã trăn trở và
tìm cách vận động chấn hưng Phật giáo, để
xứng với lịch sử huy hoàng của các thời đại
Lý, Trần trước đó. Một trong những vị
Tăng cần được nhắc đến đầu tiên là
HT.Khánh Hoà (1876-1947).
B. NHỮNG TỜ BÁO PHẬT GIÁO VIỆT NAM ĐẦU TIÊN
I. Thời kỳ tiền báo chí Phật giáo:
Từ những năm đầu của thập niên 1920, trên một số tờ báo đã đăng tải
những nội dung về Phật giáo, cập nhật những thông tin về các phong
trào phục hồi Phật giáo ở Ấn Độ, Sri Lanka, đặc biệt là phong trào
chấn hưng Phật giáo ở Trung Hoa Dân quốc, Nhật Bản…
Đông Dương thời báo (3 số/tuần, xuất bản ở Saigon) đăng “Lược
khảo cách tu trong Phật giáo” (số 59-62, 1923); Sau đó đăng loạt bài
“Phật giáo lược khảo”, nhiều bài đặt vấn đề chấn hưng và nên chấn
hưng Phật giáo như thế nào (của tác giả Nguyễn Mục Tiên)… Sư
Thiện Chiếu cũng đã xuất hiện trên diễn đàn này với bài “Chấn hưng
Phật giáo ở nước nhà”.
Ở Miền Bắc, nhật báo Khai Hoá và báo Đông Pháp đăng bài của tỷ
khiêu tự Lai (Tâm Lai, trụ trì chùa Tiên Lữ) cũng về đề tài “Chấn hưng
Phật giáo” (1.1927)…
II. Pháp Âm – tờ báo Phật giáo
Việt Nam đầu tiên:
II.1. Thông tin chung:
- Chủ nhiệm: HT.Khánh Hoà (Lê
Khánh Hoà), cơ quan ngôn luận của
Phật học Thư xã.
- Điểm phát hành: Chùa sắc tứ Linh
Thứu – Mỹ Tho. In tại nhà in Thạnh
Mậu – Saigon.
- Tôn chỉ: cổ xuý cho một đạo Phật
“Từ bi – Bác ái” và “Tự giác – giác
tha”
- 48 trang nội dung (không tính bìa 1, 2 và
4), khổ 14x20cm, định kỳ: nguyệt
san.
- Cây bút chủ lực là HT.Khánh Hoà,
với sự cộng tác của Sư Thiện
Chiếu, Nguyễn Khoa Tùng, HT.Bích
Liên (Bình Định), Hoàng Phi Long…
- Chuẩn bị từ tháng 3-1929,
xuất bản: 31-8-1929
- Mã số lưu trữ: VBC02001
Thư viện Huệ Quang)
[Về HT.Khánh Hoà (1876-1947) : Thế danh Lê Khánh Hoà, Pháp danh Như Trí, quê
làng Phú Lễ, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Năm 1891 xuất gia tu học với hòa thượng
Long Triều tại chùa Kim Cang ở Tân An hơn 10 năm.
Nhận thức được tình hình và ưu tư với sự phát triển của Phật giáo nước nhà, Hoà
thượng đã đi khắp nơi vận động thành lập các hội Phật giáo nhằm chấn hưng Phật
giáo Việt Nam. Năm 1929 chủ trương xuất bản nguyệt san Pháp Âm.
Bốn nội dung mà HT.Khánh Hoà chủ trương:
(1). Lập hội Phật giáo; (2). Thỉnh ba tạng kinh điển dịch ra chữ quốc ngữ; (3). Lập
trường Phật học để đào tạo Tăng tài; (4). Xuất bản tạp chí phổ biến giáo lý, kêu gọi
Tăng đồ thức tỉnh, chấn hưng quy củ thiền môn.
Năm 1930, Hoà thượng cùng các Hòa thượng và các cư sĩ khác đứng ra thành lập
Nam kỳ nghiên cứu Phật học hội, xuất bản tạp chí Từ Bi Âm – trụ ở tại chùa Linh
Sơn ở Sài Gòn.
Năm 1934, cùng các HT.Huệ Quang, Khánh Anh, Pháp Hải và các cư sĩ thành lập
Hội Lưỡng xuyên Phật học tại Trà Vinh và chủ trương tạp chí Duy Tâm Phật học,
đào tạo được nhiều danh tăng cho Phật giáo Việt Nam hiện đại.
Hoà thượng viên tịch năm 1947 tại chùa Tuyền Linh (Bến Tre) và nhập bảo tháp tại
đây.
II.2. Nội dung chính:
II.3. Giá trị tư tưởng – lịch sử:
Tuy ra chỉ được một số, nhưng sự có mặt của nguyệt san Pháp Âm có ý nghĩa
vô cùng to lớn đối với phong trào chấn hưng Phật giáo, đối với Phật giáo Việt
Nam và lịch sử báo chí Phật giáo Việt Nam.
Lần đầu tiên trong lịch sử Phật giáo VN tờ báo in (dùng chữ viết quốc ngữ
latin), dành toàn nội dung thông tin về các vấn đề Phật học, tín ngưỡng; phê
bình, bày tỏ thái độ về các vấn đề Phật giáo trước công luận; đề xuất hướng
điều chỉnh nhận thức và hành động để xây dựng một nền Phật giáo phù hợp
với nhân sinh, thời đại. Những nội dung về chấn hưng Phật giáo được đặt
ra trong các bài viết của HT.Khánh Hoà là nền tảng, mục tiêu cho phong trào
chấn hưng, cho sự điều chỉnh và phát triển Phật giáo, ảnh hưởng lâu dài sau
đó.
Pháp Âm là cột mốc, là điểm khởi đầu của lịch sử báo chí Phật giáo Việt
Nam.
III. Phật Hoá Tân Thanh Niên:
III.1. Thông tin chung:
- Chủ nhiệm: Sư Thiện Chiếu (1898-1974)
- Điểm phát hành: Chùa Chúc Thọ, xóm
Thuốc, xã Hạnh Thông, Gò Vấp – Gia Định. In
tại nhà in Thạnh Thị Mậu – Saigon.
- Chủ trương: Thể hiện tư tưởng của giới Tăng sĩ
trẻ cấp tiến đối với phong trào chấn hưng Phật
giáo. Mục đích “để gây cái nền chánh tín cho dân tộc
nào ưa cái chủ nghĩa hoà bình và muốn cái hạnh
phúc sanh tồn trên thế giới.”
- 49 trang nội dung (không tính bìa và trang
yếu mục), khổ 14x20cm, định kỳ: nguyệt san.
- Cây bút chủ lực là cũng chính là người chủ
trương – Sư Thiện Chiếu (1898-1974, có tin
tức -mang tính báo chí hơn Pháp Âm)…
- xuất bản: cuối năm 1929.
III.2: Nội dung:
Có 8 mục, với các nội dung chính: Ai là người lo đời, thương
đời, muốn làm việc cho đời?; Nước ta ngày nay cần phải chấn
hưng Phật giáo; Kính cáo các Sư cụ; Kính cáo các tín đồ; Nhập
học vấn đáp; Bài diễn thuyết của ông Lương Khải Siêu tại Phật
giáo tổng hội nước Tàu; Một buổi hội nghị tại chùa Linh Sơn;
Chương trình chùa của “Phật hoá Tân thanh niên sẽ lập…
Chỉ ra được 1 số thì đình bản (có tài liệu nói vì lý do tài chánh).
Phật hoá Tân thanh niên, có thể nói là hậu thân, sự nối dài của
Pháp Âm, tiếp tục tiếng nói của Pháp Âm nhấn mạnh ở khía
cạnh hành động. (như con người của Sư Thiện Chiếu, con
người của hành động).
Pháp Âm, cùng với Phật hoá Tân thanh niên ra đời là một sự nỗ
lực vượt bực của HT.Khánh Hoà và Sư Thiện Chiếu, vượt lên
tất cả những trở ngại của tinh thần thủ cựu, của thời cuộc vàng
thau lẫn lộn, của thời cuộc mà các thế lực suy đồi như hủ tục
mê tin dị đoan “làm lu mờ cái nhân nghĩa của Phật giáo, ngăn
lấp cái đường sáng suốt của chúng sanh” (Phát biểu của Sư Thiện
Chiếu trong bài Một buổi hội nghị tại chùa Linh Sơn).
Dù cả hai đình bản sau khi số đầu tiên được phát hành, với lý do
khác nhau, nhưng sự xuất hiện của 2 tờ báo này đã đánh động
được dư luận, đặt nền tảng mở đường cho báo chí thời chấn hưng
Phật giáo và cả
lịch sử báo chí Phật giáo Việt Nam.