Transcript tai lieu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM .....................



....................

TRIỆU QUANG MINH

“SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM MÔ PHỎNG VẬT LÝ TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ LỚP 11 THPT NHẰM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP TÍCH CỰC, TỰ LỰC, SÁNG TẠO CHO HỌC SINH TRƯỜNG VĂN HOÁ I - BỘ CÔNG AN”

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC THÁI NGUYÊN - 2012

MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài

Đổi mới phương pháp dạy học trong những năm gần đây đã trở thành vấn đề cấp thiết đang được các cấp, các ngành quan tâm. Sự phát triển giáo dục đòi hỏi phải đổi mới việc giáo dục, đạo tạo thế hệ trẻ một cách toàn diện, theo kịp thực tế phát triển của sản xuất và đời sống trong xã hội. Tại nghị quyết TW khoá VII đã nghi rõ “Cần đổi mới phương pháp dạy và học ở tất cả các cấp học và bậc học. Kết hợp tốt việc học với hành, học tập với lao động sản xuất, thực nghiệm và nghiên cứu khoa học, gắn nhà trường với xã hội. Áp dụng phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề”. Vậy, làm thế nào để hình thành và phát triển năng lực tự học và sáng tạo cho học sinh? Vấn đề này đã được nhiều nhà giáo dục trên thế giới đề cập đến từ rất lâu. Trong quá trình tìm tòi phương pháp nhằm phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh, nhiều nhà Sư Phạm đã khẳng định: muốn phát huy tính tích cực, tự lực, sáng tạo cho học sinh thì tốt hơn hết là phải tổ chức cho học sinh hoạt động học tập theo con đường sáng tạo của các nhà khoa học. Phải tạo các điều kiện cho học sinh tự học và sáng tạo. Một trong những điều kiện giúp học sinh học tập tích cực, tự lực, sáng tạo là sử dụng các mô hình. Ưu điểm của việc sử dụng mô hình là giáo viên có thể giúp học sinh hiểu rõ đối tượng nghiên cứu, vì mô hình mang tính trực quan, sinh động, dễ gây ấn tượng và thích thú cho học sinh, có thể kích thích sự tìm tòi, say mê nghiên cứu để suy luận ra kiến thức vật lý mới, từ đó có thể phát triển được năng lực sáng tạo cho học sinh. Trong chương trình Vật lý 11 THPT, chương “

Cảm ứng điện từ

” được cho là khó, có nhiều kiến thức rất trừu tượng mà nếu như chỉ dạy theo phương pháp truyền thống thì học sinh rất khó tiếp thu được nhiều kiến thức. Với đối tượng học sinh tại trường Văn hóa I - Bộ Công an là con em dân tộc các tỉnh miền núi, điều kiện học tập của các em không được đầy đủ, việc tiếp cận với các môn Khoa học tự nhiên, đặc biệt là môn Vật lý mang tính thực nghiệm cao còn nhiều hạn chế. Vì vậy, việc sử dụng các mô hình dạy học trong chương này sẽ có rất nhiều tác dụng trong việc tạo điều kiện cho học sinh hoạt động học tập tích cực, tự lực, sáng tạo.

Với những lý do trên, tôi đã chọn vấn đề:

“Sử dụng mô hình vật lý trong dạy học chương “Cảm ứng điện từ” lớp 11 THPT nhằm tổ chức hoạt động học tập tích cực cho học sinh trường Văn hóa I - Bộ Công an”

làm đề tài nghiên cứu của mình.

II. Tổng quan về các đề tài nghiên cứu có liên quan

Chúng ta nhận thấy rằng để cho học sinh có thể hoạt động học tập tự lực, sáng tạo thì cần phải tổ chức, định hướng, tạo điều kiện cho học sinh tự giải quyết các vấn đề, tự lực suy nghĩ, đề xuất các phương án, và đưa ra kiến thức mới… Việc nghiên cứu về cơ sở lý luận cũng được các đề tài bàn đến khá nhiều nhưng việc áp dụng vào thực tiễn thì còn nhiều khó khăn. Hơn nữa, phần lớn các nghiên cứu trên đều khai thác các phương pháp dạy học nêu vấn đề, phương pháp thực nghiệm,…các phương pháp nhằm phát triển tư duy và năng lực sáng tạo cho học sinh, và cũng có ít đề tài nghiên cứu sâu việc sử dụng các mô hình vật lý trong dạy học. Là một cán bộ quản lý giáo dục đã từng giảng dạy Vật lý trong trường dân tộc nội trú, tôi luôn trăn trở về khả năng học tập môn vật lý của các em học sinh là con em các dân tộc thiểu số, để có thể góp phần cung cấp cho giáo viên một số công cụ trong giảng dạy, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài sử dụng mô hình vật lý trong dạy học chương “

Cảm ứng điện từ

” Vật lý lớp 11 THPT cơ bản nhằm tổ chức cho học sinh hoạt động học tập tích cực.

III. Mục tiêu của đề tài

- Xây dựng và sử dụng các mô hình Vật lý để thiết kế tiến trình dạy học một số kiến thức thuộc chương “Cảm ứng điện từ” ở lớp 11 nhằm tổ chức cho học sinh học tập tích cực.

IV. Đối tượng nghiên cứu

- Hoạt động dạy học chương: “Cảm ứng điện từ” Vật lý lớp 11 cơ bản.

V. Phạm vi nghiên cứu

- Về chương trình: Chương “Cảm ứng điện từ” Vật lý 11 cơ bản. - Địa bàn nghiên cứu: Trường Văn hóa I - Bộ Công an.

VI. Giả thuyết khoa học

Việc sử dụng các mô hình Vật lý trong dạy học có thể tăng cường khả năng học tập tích cực của học sinh.

VII. Nhiệm vụ của đề tài

- Nghiên cứu cơ sở lí luận dạy học hiện đại về việc thiết kế các tiến trình dạy học vật lý theo hướng tổ chức hoạt động học tập tích cực, tự lực của học sinh.

- Xây dựng một số mô hình Vật lý thuộc chương “Cảm ứng điện từ” Vật lý lớp 11 THPT. - Xây dựng các tiến trình dạy học chương “Cảm ứng điện từ” Vật lý lớp 11 THPT có sử dụng một số mô hình Vật nhằm phát huy tính tích cực cho học sinh. - Tiến hành thực nghiệm sư phạm ở trường Văn hóa I - Bộ Công an nhằm xác định mức độ phù hợp, đánh giá tính khả thi và hiệu quả của từng tiến trình và sau đó rút kinh nghiệm để hoàn thiện những tiến trình đã xây dựng.

VIII. Phương pháp nghiên cứu

- Nghiên cứu tài liệu về cơ sở lí luận dạy học hiện đại về tổ chức hoạt động học tập tự lực của học sinh; nghiên cứu tài liệu về việc sử dụng mô hình trong dạy học trong chương “Cảm ứng điện từ” Vật lý lớp 11 THPT. - Nghiên cứu chương trình giảng dạy nội dung chương “Cảm ứng điện từ” Vật lý lớp 11 THPT ban cơ bản. - Nghiên cứu tư liệu về nội dung, con đường hình thành kiến thức, mục đích, yêu cầu giảng dạy chương “Cảm ứng điện từ” Vật lý lớp 11 THPT. - Trong quá trình nghiên cứu lí luận và từ kết quả quan sát thực tiễn sư phạm, từ kết quả học tập HKI của một số lớp của học sinh trường Văn hóa I - Bộ Công an tiến hành thực nghiệm, đối chiếu để đưa ra đánh giá, tổng kết những kinh nghiệm thu thập được, từ đó đề ra hoặc chọn một phương pháp dạy học và vận dụng lý luận để xây dựng các tiến trình dạy học cụ thể theo phương pháp đó để tiến hành thực nghiệm. - Thực nghiệm sư phạm: vận dụng phương pháp dạy học trên vào một số lớp ở trường Văn hóa I - Bộ Công an để xem trong phương pháp này có những điểm nào phù hợp và chưa phù hợp để điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện phương pháp dạy học. Trong quá trình giảng dạy thực nghiệm thì cho học sinh làm việc trên phiếu học tập, làm một số câu hỏi trắc nghiệm khách quan để đánh giá mức độ hiểu, vận dụng kiến thức bài học của học sinh. - Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý các số liệu thu được từ kết quả TNSP nhằm kiểm tra tính hợp lí của tiến trình, tính hiệu quả và mức độ khả thi của đề tài.

IX. NỘI DUNG LUẬN VĂN Chương I: Cơ sở lí luận I. Mục tiêu dạy học và định hướng đổi mới dạy học Vật lý ở trường THPT 1. Mục tiêu dạy học Vật lý ở trường THPT 1.1. Kiến thức 1.2. Kỹ năng, năng lực tư duy 1.3. Định hướng phương pháp dạy học 2. Định hướng đổi mới của chương trình vật lý THPT 2.1. Những định hướng chung 2.2. Những định hướng cụ thể II. Các phương pháp tổ chức cho học sinh học tập tự lực, sáng tạo trong dạy học vật lý 1. Tích cực, tự lực học tập và các biện pháp tổ chức 1.1. Tích cực, tự lực học tập 1.2. Các biện pháp tổ chức cho hoạt động học tập tích cực, tự lực 2. Sáng tạo trong học tập và các biện pháp tổ chức 2.1. Sáng tạo 2.2. Biện pháp tổ chức cho học sinh hoạt động học tập sáng tạo III. Mô hình và mô hình vật lý trên máy vi tính 1. Mô hình 1.1. Khái niệm chung 1.2. Tính chất của mô hình 1.3. Các loại mô hình trong Vật lý học 2. Mô hình thật

2.1. Cơ sở khoa học của việc sử dụng mô hình thật trong dạy học

2.2. Một số mô hình thật

3. Mô hình trên máy vi tính 3.1. Cơ sở khoa học của việc sử dụng CNTT trong dạy học 3.2. Một số mô hình trên máy vi tính IV. Sử dụng mô hình nhằm tổ chức cho học sinh hoạt động tích

cực, tự lực, sáng tạo trong học tập 1. Sử dụng mô hình nhằm tổ chức cho học sinh hoạt động tích cực, tự lực trong học tập 2. Sử dụng mô hình nhằm tổ chức cho học sinh hoạt động sáng tạo Chương II: Sử dụng mô hình trong dạy học chương “Cảm ứng điện từ” lớp 11 I. Những kiến thức cơ bản của chương “Cảm ứng điện từ” 1. Cấu trúc chương trình chương “Cảm ứng điện từ” lớp 11 ban cơ bản 2. Đặc điểm kiến thức 3. Nhận xét các bài học trong chương II. Xây dựng các mô hình Vật lý 1. Giới thiệu cách làm mô hình thật 2. Giới thiệu phần mềm làm mô hình trên máy tính 3. Xây dựng một số mô hình Vật lý thuộc chương “Cảm ứng điện từ” Chương III: Thực nghiệm sư phạm I. Mục đích thực nghiệm sư phạm II. Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm III. Thời gian, đối tượng thực nghiệm sư phạm IV. Phân tích đánh giá thực nghiệm sư phạm 1. Tiêu chí đánh giá 2. Diễn biến thực nghiệm sư phạm 3. Nhận xét chung quá trình thực nghiệm sư phạm KẾT LUẬN CHUNG I. Đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ II. Những đề xuất, kiến nghị cho việc sử dụng các mô hình trong thực tiễn TÀI LIỆU THAM KHẢO