Transcript Document

Đạo đức - lớp 4

Biết ơn thầy giáo, cô giáo

GV: Nguyễn Thị Phượng Trường Tiểu học Quyết Thắng

Trình độ chuyên môn: Cao đẳng Tiểu học Trình độ tin học: B ĐT: 0936621056

PHẦN I THIẾT KẾ BÀI GIẢNG

1. HS hiểu công lao to lớn của các thầy giáo, cô giáo đối với học sinh.

Mục tiêu bài dạy

2. HS phải kính trọng, biết ơn, yêu quý các thầy giáo, cô giáo 3. HS biết bày tỏ sự kính trọng, biết ơn các thầy giáo, cô giáo.

4. HS có ý thức học tập tốt và yêu thích môn học.

Yêu cầu của bài dạy 1. Kiến thức học sinh:

- HS nhận biết được những việc cần làm thể hiện lòng kính trọng, biết ơn các thầy giáo,cô giáo.

- HS biết bày tỏ lòng biết ơn của mình đối với các thầy giáo, cô giáo qua những việc làm cụ thể.

2. ĐDDH: a, ĐDDH:

- Máy tính, màn chiếu, máy chiếu - Phần mềm Microsft PoewrPoint, Violet.

b, ĐDDH khác:

- Thẻ hoa màu đỏ, vàng, xanh.

Chuẩn bị cho bài giảng: 1.Chuẩn bị của GV:

- Đọc kĩ bài, xác định trọng tâm của bài, yêu cầu kiến thức, kĩ năng mà HS cần đạt.

- Soạn bài, tìm tư liệu hình ảnh cho bài dạy

2. Chuẩn bị của HS:

-Xem trước bài -Trả lời các câu hỏi trong bài -Tìm hiểu các tranh trong sách giáo khoa

PHẦN II

NỘI DUNG VÀ TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG Kí hiệu

M: Modun (bài

Đ

ạo đức) N: Nội dung G:Hoạt động của thầy S: Hiển thị của màn hình H: Hoạt động của học sinh

M = N + S + G + H

* N1. Kiểm tra bài cũ (4phút) S

: Kiểm tra bài cũ Trò chơi : Con số may mắn

HS

HS1 HS2 HS3 HS4

Nội dung kiểm tra

Số 1 : Thế nào là hiếu thảo với ông bà, cha mẹ?

Số 2 : Hãy kể những việc em đã làm thể hiện lòng hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ?

Số 3 : Ngôi sao màu đỏ: Số 4 : Em sẽ làm gì trong tình huống sau: Mẹ bị ốm không dạy được phải nằm trên giường.

H

: Nhận xét câu trả lời của bạn.

G

: Nhận xét việc học bài ở nhà của lớp.

Điểm

* N2: Giới thiệu bài

(1phút)

G (lời):Các con ạ! Các con thật đáng khen khi các con biết bày tỏ lòng hiếu thảo của mình với ông bà, cha mẹ.Các con cũng rất đáng khen nếu các con biết bày tỏ lòng biết ơn của mình với các thầy giáo, cô giáo. Hôm nay cô muốn các con thể hiện lòng biết ơn này qua bài đạo đức:Biết ơn thầy giáo, cô giáo H: Lắng nghe

S

:Biết ơn thầy giáo, cô giáo H: Mở SGK Trang 20

* N3: Tình huống

(10 phút)

G: Sau đây cô mời các con cùng tìm hiểu tình huống qua một tiểu phẩm ngắn.( Nội dung giống tình huống trong SGK Trang 20) H: Theo dõi tiểu phẩm.

G: Vừa rồi các con đã theo dõi tiểu phẩm. Các con hãy thử đoán xem, các bạn nhỏ trong tình huống trên sẽ làm gì khi nghe Vân nói?

H: HS nêu ra các cách giải quyết khác nhau( 3-4 HS) G: Nếu con là học sinh cùng lớp đó con sẽ làm gì? Vì sao?

H: Trả lời( 3 HS) G: Các thầy giáo, cô giáo không quản khó nhọc,tận tình dạy dỗ các con. Để không phụ lòng thầy cô các con phải làm gì?

H: Trả lời( 3HS) G: Kết luận: Các thầy giáo, cô giáo đã dạy dỗ các con biết nhiều điều hay, điều tốt. Do đó, các con phải kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo.

* N4: Ghi nhớ

(2 phút)

S

:

Ghi nhớ Các thầy giáo, cô giáo đã không quản khó nhọc, tận tình dạy dỗ chúng ta nên người.Vì vậy, chúng ta cần phải kính trọng, biết ơn các thầy giáo, cô giáo; cố gắng học tập, rèn luyện để khỏi phụ lòng thầy, cô.

H

:

Đọc ghi nhớ( 3- 4 HS)

* N5: Bài tập 1

(7 phút)

.

H: Đọc yêu cầu bài tập 1 G: Yêu cầu học sinh quan sát kĩ 4 bức tranh SGK S: Tranh 1, tranh 2, tranh 3, tranh 4 H: Thảo luận nhóm (4 HS - Thời gian 4P) nội dung: S: *Nêu nội dung từng bức tranh ? *Em hãy cho biết việc làm của các bạn trong những tranh nào thể hiện lòng kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo? Vì sao?

G:Yêu cầu đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả thảo luận - Mỗi nhóm một tranh) H: Chỉ tranh trình bày trước lớp S: Tranh 1 ( Nhóm 1) H: Tranh vẽ các bạn học sinh gặp thầy giáo lễ phép chào thầy. Việc làm của các bạn trong tranh này đã thể hiện lòng biết ơn thầy giáo, cô giáo.

G: Chốt nội dung tranh 1: Học sinh khi gặp thầy cô giáo chào là thể hiện sự tôn trọng và lễ phép.

*

N5: Bài tập 1

(7 phút)

S: Tranh 2 ( Nhóm 2) H:Tranh vẽ các bạn học sinh đến chúc mừng cô giáo nhân ngày nhà giáo Việt Nam. Việc làm của các bạn trong tranh này đã thể hiện lòng biết ơn thầy giáo, cô giáo.

G: Chốt nội dung tranh 2: Năm nào cũng có một ngày dành để tôn vinh các thầy giáo, cô giáo. Đó là ngày nhà giáo Việt Nam 20-11.Các thầy cô sẽ rất vui nếu như các con có lời chúc mừng và động viên đấy.

S: Tranh 3 ( Nhóm 3) H: Tranh vẽ các bạn gặp cô giáo cũ nhưng không chào cô. Việc làm của các bạn trong tranh này không thể hiện lòng biết ơn thầy giáo, cô giáo.

G: Nếu con là người chứng kiến việc làm của các bạn đó, con sẽ làm gì? Vì sao?

H: Trả lời G: Chốt nội dung tranh 3: Các con không chỉ chào cô giáo dạy mình mà khi gặp các thầy cô giáo khác các con vẫn phải chào. Như thế mới xứng đáng là một học sinh ngoan.

*

N5: Bài tập 1

(7 phút)

S: Tranh 4 ( Nhóm 4) H: Tranh vẽ các bạn học sinh gặp cô giáo bê rất nhiều đồ, các bạn đã bảo: cô để chúng em mang đỡ ạ! Việc làm của các bạn trong tranh đã thể hiện lòng biết ơn thầy giáo, cô giáo.

G: Chốt nội dung tranh 4.

H: Nhận xét, bổ sung.

G: Qua 4 bức tranh vừa rồi, con học tập việc làm của các bạn trong những bức tranh nào?Không học tập việc làm của các bạn ở tranh nào?

H: Trả lời G+S: Nên làm Không nên làm Tranh 1,2, 4 Tranh 3 G: Kết kuận: Thực tế cô thấy lớp mình đã làm rất tốt việc làm này rồi,các con cần duy trì. Còn những việc chưa làm tốt thì hôm nay các con sẽ cùng thực hiện tốt hơn để mỗi bạn học sinh lớp mình sẽ là những người con ngoan của bố mẹ, là những người trò giỏi của thầy cô nhé.Lớp mình có nhất trí không?

*N6: Bài 2

(6 phút)

G(lời): Là một học sinh các con phải biết thể hiện lòng biết ơn của mình như thế nào đối với các thầy giáo, cô giáo. Sau đây các con cùng bày tỏ ý kiến của mình qua bài tập 2 nhé!

S:Bài tập 2: Những việc làm nào dưới đây thể hiện lòng biết ơn đối với các thầy giáo, cô giáo: a, Chăm chỉ học tập.

b, Tích cực tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài.

c, Nói chuyện, làm việc riêng trong giờ học.

d, Tích cực tham gia các hoạt động của lớp, của trường.

đ, Lễ phép với thầy giáo, cô giáo.

e, Chúc mừng thầy giáo, cô giáo nhân dịp ngày Nhà giáo Việt Nam.

g, Chia sẻ với thầy giáo, cô giáo những lúc khó khăn.

H: Đọc yêu cầu, nội dung bài tập

*

N6: Bài 2

(6 phút)

G( Lời): Ở bài tập này các con sẽ bày tỏ ý kiến của mình bằng cách giơ thẻ. Trên tay các con mỗi bạn đều có 3 thẻ hoa: đỏ, vàng, xanh.

Nếu ý kiến nào thể hiện lòng biết ơn của mình đối với các thầy giáo, cô giáo các con giơ thẻ hoa màu đỏ; Ý kiến nào chưa thể hiện lòng biết ơn với các thầy giáo.cô giáo các con giơ thẻ xanh; Còn ý kiến nào các con phân vân thì giơ thẻ màu vàng.

G: Hướng dẫn HS bày tỏ từng ý kiến: S: a, Chăm chỉ học tập. b, Tích cực tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài.

c, Nói chuyện, làm việc riêng trong giờ học.

d, Tích cực tham gia các hoạt động của lớp, của trường.

đ, Lễ phép với thầy giáo, cô giáo.

e, Chúc mừng thầy giáo, cô giáo nhân dịp ngày Nhà giáo Việt Nam.

g, Chia sẻ với thầy giáo, cô giáo những lúc khó khăn.

*N6: Bài tập 2

(6 phút)

H: Đọc các ý kiến thể hiện lòng biết ơn đối với các thầy giáo, cô giáo: a,b d, đ, e.g

G(Lời): Ngoài những việc trên, theo con cần làm những việc gì khác để bày tỏ lòng biết ơn đối với các thầy giáo, cô giáo?

H: Trả lời (3-4 HS) G: Kết luận: Có rất nhiều những việc làm khác nhau thể hiện lòng biết ơn đối với các thầy giáo, cô giáo. Bày tỏ lòng biết ơn đối với các thầy cô không chỉ là việc làm của riêng một ai mà là việc làm của tất cả những ai đã là học sinh, đang là học sinh và sẽ là học sinh. Điều đó giúp chúng ta sẽ trở thành một học sinh tốt, một công dân tốt cho nước nhà.

*

N7: Củng cố

(5 phút)

G: Bài đạo đức hôm nay học là bài gì?

H: Biết ơn thầy giáo, cô giáo.

G: Cho học sinh chơi trò chơi ô chữ S: Trò chơi: Ô chữ kì diệu G: Hướng dẫn cách chơi, luật chơi: Chủ điểm của các ô chữ là nội dung bài đạo đức hôm nay.Có 12 ô chữ hàng ngang và 1 ô chữ hàng dọc. Dựa vào phần gợi ý giải mã các ô chữ hàng ngang. Rồi lấy đó làm căn cứ giải mã ô chữ hàng dọc. Các con có thể chọn bất kỳ ô số mình thích. Ai tìm được đúng ô chữ hàng dọc là người chiến thắng trong trò chơi này. H: Thực hiện chơi: Trả lời ô chữ hàng ngang:

* N7: Củng cố

(5 phút)

( 1) Công cụ để thầy cô giáo truyền thụ kiến thức cho học sinh là gì?( Từ gồm 4 chữ cái bắt đầu bằng chữ B): BẢNG ( 2) Những lúc thầy cô giáo gặp khó khăn các em cần làm gì?( Từ gồm 6 chữ cái): CHIA SẺ (4) Hãy điền từ còn thiếu: “ Vì lợi ích mười năm trồng cây Vì lợi ích trăm năm …”: TRỒNG NGƯỜI (5) Trong bài hát: Khi tóc thầy bạc trắng- nhạc và lời Trần Đức có câu: “ Công cha nghĩa mẹ…” : ƠN THẦY (6) Trong giờ học, học sinh không được làm điều này?( Từ gồm 9 chữ cái bắt đầu bằng chữ N) : NÓI CHUYỆN (7) Một điều không thể thiếu của học sinh đối với thầy cô là gì?( Từ gồm 9 chưc cái bắt đầu bằng chữ K): KÍNH TRỌNG (8) Một trong những điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng( Từ gồm 9 chữ cái bắt đầu bằng chữ H) :HỌC TẬP TỐT (9) Người truyền đạt kiến thức cho học sinh là ai?( Từ gồm 8 chữ cái bắt đầu bằng T): THẦY GIÁO (10) Thầy cô là những người… chúng ta nên người.( Từ gồm 5 chữ cái bắt đầu bằng chữ D): DẠY DỖ

* N7: Củng cố

(5 phút)

(11) Thầy cô rất vui khi các em làm tốt việc này( Từ gồm 13 chữ cái bắt đầu bằng chữ C): CHĂM CHỈ HỌC TẬP (12) Ngoài thầy giáo, ai là người truyền đạt kiến thức tới hoc sinh?: CÔ GIÁO Ô chữ hàng dọc: Biết ơn thầy cô

G

: Cho HS xem một số việc làm của HS trường mình đã làm thể hiện lòng biết ơn thầy giáo, cô giáo.

S: (Tên bài và nội dung ghi nhớ.) H: HS đọc lại nội dung ghi nhớ (2HS) G: Nhận xét tiết học;Dặn dò về nhà: Làm bài 1,2 vào vở bài tập: chuẩn bị bài tập tiết 2.

NGUỒN TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Sách Đạo đức 4, sách giáo viên Đạo đức 4.

- Khai thác hình ảnh và thông tin trên: +

Www.dcvonline.net

+ My.opera.com + Blog.360.yahoo.com + Www.anphong.tourist.com

Lợi ích của việc ứng dụng CNTT cho bài dạy

Tiết kiệm thời gian trong tiết học, dành nhiều thời gian cho học sinh được trả lời, lượng thông tin mang đến cho HS nhiều, cụ thể và dễ hiểu.

- Bài giảng có màu sắc, tranh ảnh đẹp,hấp dẫn, gây hứng thú học tập cho học sinh.

- Thông tin cập nhật.

- Bài soạn sử dụng nhiều lần mà không cần làm lại, chỉ cần chỉnh sửa, bổ sung theo ý muốn.

- Dự báo kết quả: 100 % HS hiểu và nêu được nội dung ghi nhớ.