phân tích swot – thuyết trình
Download
Report
Transcript phân tích swot – thuyết trình
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐH KHXH & NV
KHOA ĐỊA LÝ
LỚP ĐỊA LÝ KINH TẾ - PHÁT TRIỂN VÙNG K29
MÔN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN VÙNG
ĐỀ TÀI
GVHD: TS. TRƯƠNG THỊ KIM CHUYÊN
TP.HCM, THÁNG 03 NĂM 2011
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 8
1. PHẠM THỊ CHANH - 0856080014
2. PHẠM THỊ NGỌC HẠNH - 0856080052
3. NGUYỄN THỊ HIỀN - 0856080059
4. ĐOÀN THỊ NGỌC THƯ - 0856080180
5. ĐỖ THỊ ANH THƯ - 0856080181
6. ĐỖ THỊ THÙY TRANG - 0856080188
PHÂN TÍCH SWOT CÔNG TY CÀ PHÊ PHƯỚC AN
CƠ CẤU BÀI THUYẾT TRÌNH
I. Giới thiệu về công ty cà phê Phước An
II. Mục tiêu chiến lược đến năm 2015
III. Phân tích các loại môi trường.
IV. Phân tích SWOT và ma trận SWOT.
V. Một số kiến nghị nhằm hỗ trợ cho việc thực hiện
chiến lược kinh doanh của công ty cà phê Phước An.
VI. Kết luận.
I. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CÀ PHÊ PHƯỚC AN
I.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
- Công ty cà phê Phước An (tiền thân là Nông trường cà phê Phước An thành lập năm
1977) là Doanh nghiệp nhà nước được thành lập theo quyết định số 649/QĐ-UB
ngày 27/10/1992 của UBND Tỉnh Đăk Lăk; Quyết định đổi tên doanh nghiệp số
1044/QĐ-UB ngày 05/6/1996 của UBND Tỉnh Đăk Lăk. Giấy phép kinh doanh số
110371 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Đăk Lăk cấp ngày 20/6/1996
- Ngành nghề kinh doanh: Trồng và chế biến cà phê, nông sản xuất khẩu, kinh doanh
xăng dầu, chăn nuôi gia súc, chế biến cà phê bột, cà phê hòa tan... Kinh doanh bất
động sản, đầu tư khu công nghiệp.
- Trụ sở chính: Km 26 - Quốc lộ 26 - Huyện Krông Păc - Tỉnh Đăk Lăk.
- Sau 30 năm qua, Công ty đã khẳng định là một trong những doanh nghiệp trồng, chế
biến, thu mua và xuất khẩu cà phê hàng đầu Việt Nam. Hiện nay Phước An đang dẫn
đầu Thế giới về sản xuất, tiêu thụ cà phê chất lượng theo tiêu chuẩn UTZ Certified(Cà
phê sạch đảm bảo truy nguyên nguồn gốc).
- Công ty cà phê Phước An đã tạo được thương hiệu uy tín trên thị trường xuất khẩu
cà phê và nông sản. Với những thành công và bước đi ngày càng vững chắc, Phuoc
An Coffee vươn lên tầm cao mới khẳng định vị thế doanh nghiệp Việt Nam trên
trường quốc tế.
- Phước An mãi xứng tầm là:Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín - Doanh nghiệp đạt giải
thưởng chất lượng Việt Nam - Doanh nghiệp văn hoá UNESCO.
I. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CÀ PHÊ PHƯỚC AN
I.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC
Công ty có 5 phòng chức năng tham mưu cho Ban giám đốc
gồm: Phòng tổ chức hành chính, Phòng tài chính kế toán, Phòng kinh
doanh xuất nhập khẩu, Phòng quản lý sản xuất, Phòng tổng hợp.
+ 01 Văn phòng đại diện tại Huyện Krông Buk, tỉnh Đăk Lăk
+ 01 Văn phòng đại diện tại TP Hồ Chí Minh
+ 02 nhà máy chế biến hàng xuất khẩu chất lượng cao
+ 01 ban dịch vụ đầu tư sản xuất
-Tổng số CBCNV của công ty hiện nay là: 90 người
-Công ty cà phê Phước An hiện có 01 đảng bộ gồm 05 chi bộ, tổng số
40 Đảng viên. Trong các năm qua đảng bộ và các chi bộ được công
nhận danh hiệu “trong sạch vững mạnh”.
Tổ chức công đoàn cơ sở công ty có 05 tổ công đoàn với 90 đoàn viên.
GIẢI THƯỞNG – DANH HIỆU
- 2 Huân chương Lao động hạng Ba
- 2 Huân chương Lao động hạng Nhì
- 1 Huân chương Lao động hạng Nhất
- Công ty xuất khẩu uy tín của Bộ thương Mại bình chọn năm 2006
- Giải thưởng chất lượng Việt Nam 2008
- Cúp vàng cà phê chất lượng cao lễ hội cà phê Buôn Ma Thuộc 2008
- Giải thưởng Sao vàng đất việt 2009 và Doanh nghiệp Văn hóa UNESCO 2009
- Sản phẩm của Công ty được trao tặng giải cầu vàng chất lượng cao phù hợp tiêu
chuẩn (Bộ Công Nghiệp) và Huy chương vàng dấu hiệu hàng việt nam chất lượng cao
hàng việt nam phù hợp tiêu chuẩn.
ĐỐI TÁC
II. MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC C.TY CÀ PHÊ PHƯỚC AN ĐẾN 2015
“Đến năm 2015, công ty cà phê Phước An sẽ trở
thành công ty đứng đầu cả nước về xuất khẩu
cà phê”.
III. PHÂN TÍCH CÁC LOẠI MÔI TRƯỜNG
III.1. MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ
- Môi trường Quốc tế.
- Môi trường Quốc tế
- Yếu tố kinh tế .
- Yếu tố chính phủ và chính trị.
- Yếu tố văn hóa – xã hội.
-Yếu tố tự nhiên.
- Yếu tố khoa học – công nghệ.
- Cơ sở hạ tầng.
CƠ HỘI
Trong những năm gần đây, nền kinh tế các nước trên TG có những
bước phát triển vượt bậc làm thu nhập tăng, nhu cầu hàng hóa tăng và tương
đối ổn định, không ảnh hưởng lớn đến sức mua. Bảng dưới đây đã thể hiện rõ
điều đó:
Khu vực
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
Ước 2009
36.409
36.132
36.045
36.337
36.078
36.234
36.491
36.562
36.646
34.715
34.444
34.296
34.586
34.317
34.456
34.723
34.794
34.878
8.728
9.185
9.564
10.110
11.165
11.731
12.239
12.747
13.315
Bắc
Trung 25.197
25.467
26.108
27.177
27.533
27.793
28.311
28.668
29.098
Mỹ
19.139
19.221
19.705
20.635
20.851
20.973
21.300
21.513
21.728
Mỹ - Braxin - 16.993
17.144
17.333
18.335
19.437
20.345
21.455
22.351
22.983
Colombia
13.550
13.825
13.950
14.770
15.745
16.510
17.400
18.103
18.368
1.275
1.200
1.250
1.425
1.513
1.557
1.596
1.661
1.692
Châu Phi
2.945
3.041
3.117
3.128
3.232
3.305
3.321
3.377
3.426
Trung Đông
6.205
6.533
6.735
7.108
7.293
7.459
7.506
7.920
8.052
- Ấn Độ
1.161
1.219
1.273
1.300
1.321
1.399
1.504
1.707
1.780
Châu Á TBD
13.845
14.260
14.837
15.477
15.970
16.648
17.514
18.272
18.913
- Nhật Bản –
6.901
6.819
6.978
7.205
7.255
7.315
7.397
7.448
7.482
Indonesia -
1.451
1.541
1.618
1.797
1.963
2.150
2.398
2.689
2.961
492
584
771
844
891
954
1.042
1.190
1.250
110.332
111.762
113.774
117.674
120.707
123.515
126.837
129.898
132.432
Tây Âu-EU15
Đông Âu
- Mỹ
Việt Nam
Tổng cộng
Nguồn: NKG Statistical Unit Quarterly Report, Neumann Kaffee Gruppe
III. PHÂN TÍCH CÁC LOẠI MÔI TRƯỜNG
III.1. MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ
- Môi trường Quốc tế.
- Yếu tố kinh tế .
- Yếu tố chính phủ và chính trị.
- Yếu tố văn hóa – xã hội.
-Yếu tố tự nhiên.
- Yếu tố khoa học – công nghệ.
- Cơ sở hạ tầng.
- Tình hình chính trị của hầu hết các nước là ổn định và nền kinh tế
thế giới ngày càng phát triển theo hướng hợp tác, ổn định và đầu tư vào
lẫn nhau.
NGUY CƠ
- Nhu cầu thế giới trong quá khứ hiện tại và tương lai đều rất cần
sản phẩm cà phê chất lượng cao, cà phê được chế biến sâu hơn, đa
dạng hơn.
III.1. MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ
- Môi trường Quốc tế.
- Yếu tố kinh tế.
- Yếu tố chính phủ và chính trị.
- Yếu tố văn hóa – xã hội.
-Yếu tố tự nhiên.
- Yếu tố khoa học – công nghệ.
- Cơ sở hạ tầng.
Cơ hội:
-Việt Nam chuyển mạnh sang nền kinh tế thị trường,tạo điều kiện cho doanh
nghiệp hợp tác phát triển, tỷ giá hối đoái cao, tạo điền kiện xuất khẩu cà phê ra
nước ngoài.
-Việc gia nhập WTO và trở thành thành viên chính thức của Hiệp hội Cà Phê
Thế Giới ( ICO) , đã tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận tìm
kiếm đối tác kinh doanh xuất khẩu cà phê trên thị trường thế giới.
- Được sự hỗ trợ của chính phủ nên có nền tài chính vững mạnh việc điều tiết
giá và cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh dễ dàng hơn.
III.1. MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ
- Môi trường Quốc tế.
- Yếu tố kinh tế.
- Yếu tố chính phủ và chính trị.
- Yếu tố văn hóa – xã hội.
-Yếu tố tự nhiên.
- Yếu tố khoa học – công nghệ.
- Cơ sở hạ tầng.
Nguy cơ:
- Việt Nam chuyển mạnh sang nền kinh tế thị trường (hội nhập WTO) mở
ra thêm nhiều đối thủ cạnh tranh trong ngành.
-Tốc độ tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam còn tương đối chậm, tỷ lệ lạm
phát cao.
- Bội chi ngân sách còn cao chiếm xấp xỉ 5% GDP, ngoại thương nhập
siêu, hiệu quả đầu tư của nền kinh tế còn thấp, Các doanh nghiệp Việt Nam,
trong đó có các doanh nghiệp cà phê còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt về
vốn.
III.1. MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ
- Môi trường Quốc tế.
- Yếu tố kinh tế.
- Yếu tố chính phủ và chính trị.
-Yếu tố tự nhiên.
- Yếu tố khoa học – công nghệ.
- Cơ sở hạ tầng.
- Yếu tố văn hóa – xã hội.
Cơ hội
- Nền chính trị Việt Nam ổn định, an
toàn ,mang lại sự an tâm, tâm lý an
toàn cho các nhà đầu tư nước ngoài
khi tham gia vào thị trường Việt Nam.
- Chính sách mở rộng thị trường do
đó tạo điều kiện để cà phê Phước An
tiếp cận với nhiều khách hàng.
- Hệ thống văn bản pháp luật của
Việt Nam đang dần được sửa đổi,
hoàn thiện.
- Nhà nước ra luật bảo vệ bản quyền,
chống hàng giả, hàng nhái,hàng kém
chất lượng.
Thách thức
-Hệ thống văn bản pháp luật mặc
dù đang dần được cải thiện
nhưng vẫn còn rất phức tạp, đó
cũng là nguyên nhân làm doanh
nghiệp nước ngoài e ngại khi đầu
tư vào VN. (Ví dụ việc xin giấy
phép đầu tư phải mất tới 3 tháng).
- Luật thuế còn chưa ổn định,
thuế quan cao làm cho giá cả
tăng lên, khách hàng có nhiều
cân nhắc khi mua sản phẩm.
III.1. MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ
- Môi trường Quốc tế.
- Yếu tố kinh tế.
- Yếu tố chính phủ và chính trị.
- Yếu tố văn hóa – xã hội.
-Yếu tố tự nhiên.
- Yếu tố khoa học – công nghệ.
- Cơ sở hạ tầng.
Cơ hội
- Lĩnh vực văn hóa xã hội có những chuyển biến tích cực, đời sống nhân
dân được cải thiện. Đó là những thuận lợi hết sức cơ bản cho việc phát
triển của các ngành, trong đó có ngành cà phê.
- Nguồn lao động nước ta dồi dào.
Thách thức
-Cà phê không phải là một nhu yếu phẩm cần thiết trong đời sống hằng
ngày nên nhu cầu hạn chế hơn so với các nhu yếu phẩm.
-Khách hàng có sự nhầm lẫn giữa các loại sản phẩm.
- Sở thích con người đa dạng, mỗi người thích một sản phẩm khác nhau.
III.1. MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ
- Môi trường Quốc tế.
- Yếu tố kinh tế.
- Yếu tố chính phủ và chính trị.
- Yếu tố văn hóa – xã hội.
Cơ hội
- Lãnh thổ nước ta nằm trong vùng
có khí hậu và điều kiện tự nhiên
hết sức thuận lợi để phát triển cây
công nghiệp, trong đó có cây cà
phê.
Nguy cơ
- Cây cà phê là cây công nghiệp
dài ngày lại hay phụ thuộc vào
thiên nhiên mà thiên nhiên thì hay
xảy ra những tình huống mua bão
bất ngờ gây nhiều rủi ro.
- Yếu
tố tự
-Yếu
tốnhiên
tự nhiên.
-Yếu
tốtốkhoa
học– –công
công
nghệ.
- Yếu
khoa học
nghệ.
- Cơ
- Cơ
sở sở
hạ hạ
tầng.
tầng.
Cơ hội
- Sự phát triển như vũ bão của khoa học
công nghệ.
Nguy cơ
- Vẫn còn những công nghệ không áp
dụng được tại Việt Nam do chi phí cao,
vì vậy phải nhập khẩu từ nước ngoài
nên tốn kém chi phí và không tận dụng
được hết nguồn lao động dồi dào và
năng lực có ở Việt Nam.
- Khoa họa công nghệ của Việt Nam còn
thua xa nhiều nước trên thế giới, dẫn tới
khả năng cạnh tranh thấp.
III.1. MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ
- Môi trường Quốc tế.
- Yếu tố kinh tế.
- Yếu tố chính phủ và chính trị.
- Yếu tố văn hóa – xã hội.
-Yếu tố tự nhiên
- Yếu tố khoa học – công nghệ
- Cơ sở hạ tầng.
Cơ hội
-Trong những năm gần đây, vấn
đề cơ sở hạ tầng được Nhà
nước chú trọng, tăng cường xây
dựng, cải thiện, nâng cấp.
Nguy cơ
- Cơ sở hạ tầng của Việt Nam
nhìn chung còn quá thấp kém.
III. PHÂN TÍCH CÁC LOẠI MÔI TRƯỜNG
III.2. MÔI TRƯỜNG TÁC NGHIỆP
ĐỐI THỦ CẠNH TRANH
- Đối thủ cạnh tranh hiện tại:
+ Mạnh về tài chính do có một lượng
vốn khổng lồ từ nước ngoài được
Đặc biệt là các công ty
mang vào kinh doanh tại Việt Nam.
nước ngoài đặt các trụ sở tại Việt
+ Máy móc, thiết bị, kho bãi hiện đại.
Nam. Các công ty này là khách
+ Có kinh nghiệm dày dạn trong
hàng lại đồng thời là đối thủ cạnh
buôn bán quốc tế.
tranh lớn mạnh đối với công ty cà
+ Có đội ngũ nhân viên giỏi do trả
phê Phước An. Chúng ta có thể kể
lương cao và có chính sách đãi ngộ
tên một số đơn vị nước ngoài
tốt nên thu hút được người giỏi.
đang nổi lên đó là Atlantic Việt
+ Thị trường Việt Nam còn mới mẻ
Nam, Olam Việt Nam, Neumann
đối với họ về mọi mặt chẳng hạn
Gruppe Việt Nam, Armajaro Việt
như: luật pháp, thị trường, con
Nam, Trung Nguyên,… khi mà họ
người,…đặc biệt là mới mẻ trong
đang dần dần quen với thị trường,
việc tìm kiếm nhà cung cấp trực tiếp
pháp luật và tập quán của Việt
nên bước đầu mới vào họ thường
Nam.
chỉ tập trung mua hàng qua các đầu
Có thể đưa ra một số điểm mạnh
mối xuất khẩu của Việt Nam.
và điểm yếu của họ như sau:
+ Không nhận được sự hỗ trợ từ
phía Chính phủ.
III.2. MÔI TRƯỜNG TÁC NGHIỆP
ĐỐI THỦ CẠNH TRANH
- Đối thủ cạnh tranh hiện tại:
-Các doanh nghiệp kinh doanh
xuất khẩu trong nước:
- Ví dụ: Trung Nguyên, Công ty
Cô phần Tập đoàn Thái Hòa,
- Công ty Cổ phần Xuất nhập
khẩu Tổng hợp I Việt Nam
(Generalexim),
- Công ty TNHH Một thành viên
Tín Nghĩa,
- Cty TNHH Một thành viên XNK
2 – 9 Đak Lak,
- Cty TNHH Phúc Sinh, Chi
nhánh Cty Cổ phần XNK
Intimex tại Đà Nẵng,
- Chi nhánh Công ty Sản xuất
XNK Tổng hợp Hà Nội tại
Tp.HCM.
+ Nguồn nhân lực.
+ Chiến lược Marketing.
+ Công nghệ chế biến hiện
đại.
+ Phần lớn những công ty
này đều chỉ kinh doanh chế
biến, xuất khẩu cà phê chứ
không trực tiếp trồng nên
phụ thuộc vào nguồn cung
ứng, và sự tranh giành để
mua gay gắt hơn.
III. PHÂN TÍCH CÁC LOẠI MÔI TRƯỜNG
III.2. MÔI TRƯỜNG TÁC NGHIỆP
ĐỐI THỦ CẠNH TRANH
- Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
Chính là các doanh
nghiệp, các công ty
Việt Nam và đặc biệt là
các công ty nước
ngoài mà sẽ nhảy vào
ngành kinh doanh xuất
khẩu cà phê trong
tương lai.
III.2. MÔI TRƯỜNG TÁC NGHIỆP
NHÀ CUNG ỨNG
Cơ hội
Với nhiệm vụ được giao là vừa sản xuất vừa kinh
doanh xuất nhập khẩu và là doanh nghiệp có diện tích cà phê
lớn, Phước An đã chủ động từ khâu chọn giống, chăm sóc kỹ
thuật “Cà phê tự nhiên”. Như vậy về nguồn cung ứng, Công ty
cà phê Phước An chủ động hơn một số công ty chỉ kinh doanh
xuất khẩu cà phê.
Nguy cơ
Công ty cũng thu mua cà phê từ bên ngoài và bị tranh
giành mua bởi các công ty kinh doanh xuất khẩu cà phê khác.
III.2. MÔI TRƯỜNG TÁC NGHIỆP
THỊ TRƯỜNG VÀ KHÁCH HÀNG
THỊ TRƯỜNG
Cơ hội:
- Hiện nay, cà phê đang được thị trường
ưa chuộng rất mạnh.
- Gía cà phê đang tăng cao
- Hiện nay, công ty đã xuất khẩu sang các
nước như Anh, Pháp, Mỹ, Đức, Thụy Sỹ,
Tây Ban Nha, Phần Lan, Hà Lan, Bỉ,
Singgapore, Hàn Quốc… và vào được thị
trường khó tính như Nhật Bản.
Nguy cơ:
- Thị trường mà ta xuất khẩu cà phê sang
thì cũng là nơi mà các nước dẫn đầu về
hàng nông sản như Ấn Độ, BRAZIN, xuất
khẩu sang cạnh tranh rất khốc liệt. Đặc
biệt là chất lượng cà phê của ta chưa
được đánh giá cao, nên khả năng cạnh
tranh còn kém..
- Thị trường xuất khẩu của công ty vẫn
còn rất nhỏ bé.
KHÁCH HÀNG
Khách hàng thực sự cho cà
phê nhân của Phước An, chính là
những nhà rang xay trực tiếp trong
nước, nước ngoài, những thương gia
trực tiếp nước ngoài mà Phước An cần
phải xác định đây chính là khách hàng
lâu dài. Riêng mảng khách hàng là các
văn phòng đại diện, các chi nhánh của
các tập đoàn nước ngoài hiện nay,…chỉ
là khách hàng tạm thời. Vì vậy, ngay từ
bây giờ cà phê Phước An phải có định
hướng chiến lược cho thị trường xuất
khẩu của mình vì nếu không trong
tương lai gần sẽ dần mất đi thị trường
khi mà các khách hàng của cà phê
Phước An cũng trở thành những đầu
mối xuất khẩu chuyên nghiệp.
III.2. MÔI TRƯỜNG TÁC NGHIỆP
SẢN PHẨM THAY THẾ
-Cà phê nhân, bột của các đơn vị cung ứng khác.
-Cà phê nhân, bột có chất lượng cao, được chế biến sâu,
kỹ và đa dạng chủng loại.
- Các loại nước uống khác. Ví dụ: Hiện nay xu thế các
nước mà ta xuất khẩu cà phê sang đang có hướng chuyển
sang uống trà vì trà có thể đảm bảo được sức khỏe và rẻ
hơn. Đặc biệt tại thị trường Nhật nơi xuất phát từ trà đạo.
III. PHÂN TÍCH CÁC LOẠI MÔI TRƯỜNG
III.3. MÔI TRƯỜNG NỘI BỘ
ĐIỂM MẠNH
- Vị trí địa lý: Công ty Cà Phê Phước An đựơc xây dựng và phát triển trên vùng đất
CADA. Địa điểm được người Pháp chọn trồng cà phê đầu tiên tại Việt Nam. Với cao
nguyên đất đỏ Bazan rộng lớn và khí hậu đăc trưng phù hợp cho cây cà phê phát
triển.
- Giải thưởng danh hiệu: Công ty đạt được nhiều giải thưởng và danh hiệu cao quý,
do Nhà nước và các tổ chức Quốc tế trao tặng.
- Diện tích: là doanh nghiệp hàng đầu về diện tích cà phê đang quản lý (1.450 ha).
- Công suất: Công ty cà phê Phước An còn có nhà máy chế biến hiện đại có công suất
lớn nhất Việt Nam hiện nay. (Nhà máy này đảm bảo chế biến ướt 30.000 tấn cà phê
tươi/vụ, tương ứng 6.600 tấn cà phê nhân chất lượng cao/vụ.Với công suất chế biến cà
phê thu mua hàng năm đạt 20.000 tấn/năm).
- Thị trường của công ty: Thị trường xuất khẩu của công ty cà phê Phước An ngày
càng mở rộng.
- Công nghệ chế biến hiện đại, cho ra đời những sản phẩm cà phê chất lượng cao.
- Nhân lực: nhiều kinh nhiệm, có tay nghề, yêu ngành, yêu nghề và trình độ chuyên
môn khá cao.
III.3. MÔI TRƯỜNG NỘI BỘ
ĐIỂM MẠNH
-Danh tiếng trên Thị trường:
+ Sản phẩm của PHƯỚC AN đã đáp ứng mọi nhu cầu trong và ngoài nước, chinh phục
những thị trường khó tính.
+ Công ty cà phê Phước An đã tạo được thương hiệu uy tín trên thị trường xuất khẩu cà
phê và nông sản.
+ Hiện nay Phước An đang dẫn đầu Thế giới về sản xuất, tiêu thụ cà phê chất lượng
theo tiêu chuẩn UTZ Certified (Cà phê sạch đảm bảo truy nguyên nguồn gốc)
+ Với những thành công và bước đi ngày càng vững chắc, PA Coffee vươn lên tầm cao
mới khẳng định vị thế doanh nghiệp Việt Nam trên trường quốc tế
- Nghiên cứu và phát triển: tập trung và không ngừng đi sâu nghiên cứu về
giống, đất đai, quy hoạch, cho ra sản phẩm “ cà phê tự nhiên” chất lượng cao.
- Bí quyết sản xuất: phương châm: “NĂNG SUẤT – CHẤT LƯỢNG – UY TÍN –
HIỆU QUẢ” là bí quyết tạo nên sự thành công.
III.3. MÔI TRƯỜNG NỘI BỘ
ĐIỂM MẠNH
- Chất lượng:
- Đối với cà phê sản xuất
+ Quản lý chặt chẽ từ khâu chọn giống,
đầu tư thâm canh, chăm sóc để đảm bảo
cà phê sạch chất lượng cao.
+ Thu hoạch có kế hoạch, chất lượng được
quan tâm ngay từ khâu chọn thu hoạch.
+ Trên 90% cà phê chất lượng cao, cà phê
chế biến ướt.
- Đối với sản phẩm sản xuất kinh doanh:
+ Chất lượng thu mua có chọn lọc
+ Số lượng tăng trưởng đa dạng
+ Chất lượng cải thiện ngày một nâng cao.
- Chiến lược marketing: Sản phẩm của công ty PA được biết đến thông qua
tiếp thị, quảng cáo. Cty luôn chú “tính dân tộc” trong mỗi sản phẩm của mình.
III.3. MÔI TRƯỜNG NỘI BỘ
ĐIỂM MẠNH
- Văn hóa tổ chức:
+ Lấy uy tín làm đầu:
Đối nội:
- Thực hiện đúng cam kết với người lao động, tạo cho người lao động
niềm tin nơi đơn vị, giải quyết thỏa đáng những vướng mắc cho người lao
động.
Đối ngoại:
- Thực hiện đúng cam kết với khách hàng trong kinh doanh cũng như
trong quan hệ xã hội.
- Được khách hàng tín nhiệm và tin tưởng
-Thỏa mãn mọi yêu cầu hợp lý của khách hàng
+ Trong quản lý kinh tế
- Quản lý môi trường hoạt động sản xuất kinh doanh
- Không thất thoát hàng hóa
- Giảm chi phí quản lý sản xuất kinh doanh và lưu thông. Luôn nâng cao
đời sống người lao động.
III.3. MÔI TRƯỜNG NỘI BỘ
ĐIỂM YẾU
- Do khâu thu hoạch, chế biến và bảo quản chưa tốt nên chất lượng
còn rất hạn chế, dẫn tới khả năng cạnh tranh thấp.
+ Cà phê PA có độ ẩm quá cao vì thế dễ bị ẩm mốc do khâu phơi sấy, bảo
quản chưa tốt. Cà phê PA còn lẫn nhiều tạp chất và cả quả chưa chín.
+ Ngoài ra là máy móc phục vụ cho sản xuất, chế biến còn quá thiếu thốn, lạc
hậu.
- Nhân lực:
Số lượng cán bộ giỏi này vẫn còn rất ít.
- Tài chính:
+Do sự xuất khẩu nhiều khu vực trên thế giới nên đã xảy ra tình trạng ko kiểm
soát được nguồn vốn tại các đơn vị.
+ Thiếu vốn.
+ Vốn vay lãi suất cao.
- Cty cp PA chỉ quan tâm nghiên cứu về giống, đất đai quy hoạch, chưa quan
tâm trong việc nghiên cứu và phát triển về chất lượng sản phẩm.
- Lĩnh vực marketing: công tác marketing của cà phê Phước An còn yếu.
IV. PHÂN TÍCH SWOT VÀ MA TRẬN SWOT
Các bước phân tích SWOT
Bước 1: Xác định S, W, O, T.
Bước 2: Vạch ra chiến lược sơ bộ : SW, ST, WO, WT.
Ma trận SWOT.
Bước 3: Phân nhóm chiến lược.
Bước 4: Lựa chọn chiến lược
CÁC BƯỚC PHÂN TÍCH SWOT
Bước 1: Xác định S,W,O,T
BƯỚC 1: XÁC ĐỊNH S, W, O, T.
STRENGTHS
S1: Vị trí địa lý thuận lợi cho việc trồng cà
phê.
S2: Đạt được nhiều giải thưởng, công
nhận, tạo được danh tiếng trên thị trường
trong nước và Quốc tế.
S3:Có diện tích cà phê quản lý lớn nhất
trong nước
S6: lực lượng trong ngành nhiều kinh
nhiệm, có tay nghề, yêu ngành, yêu
nghề, nhiệt tình và trình độ chuyên môn
khá cao
S7: Không ngừng nghiên cứu phát triển
để nâng cao số lượng và chất lượng sản
phẩm.
S4: Có nhà máy chế biến hiện đại và công
suất lớn nhất nước, cho ra sản phẩm cà
phê số lượng lớn và chất lượng cao.
S8: văn hóa tổ chức tốt, đáp ứng yêu
cầu nguyện vọng của tất cả mọi thành
viên, phương châm “năng suất, chất
lượng, uy tín, hiệu quả” là bí quyết tạo
nên sự thành công.
S5: Thị trường của công ty ngày càng mở
rộng và xâm nhập được nhiều thị trường
tiềm năng.
S9: Chiến lược marketing chú trọng đến
“tính dân tộc”, tạo nên một thế lực lớn
trong tiếp thị.
CÁC BƯỚC PHÂN TÍCH SWOT
Bước 1: Xác định S,W,O,T
WEAKNESSES
W1: khâu thu hoạch, chế biến và bảo quản chưa tốt nên chất lượng
còn rất hạn chế, dẫn tới khả năng cạnh tranh thấp.
W2: Số lượng cán bộ giỏi vẫn còn rất ít, vì vậy đây chính là điểm không
thuận lợi cho Công ty Phước An.
W3: Thiếu vốn, không kiểm soát được nguồn vốn và vốn vay lãi suất
cao
W4: Công tác marketing còn yếu.
W5: Cty Cổ Phần Phước An chưa quan tâm trong việc nghiên cứu và
phát triển về chất lượng sản phẩm, chỉ mới đi sâu nghiên cứu về giống,
đất đai, quy hoạch.
CÁC BƯỚC PHÂN TÍCH SWOT
Bước 1: Xác định S,W,O,T
OPPORTUNITIES
O9: Nhà nước ra luật bảo vệ bản quyền,
O1: Lượng cà phê tiêu thụ trên Thê giới có chống hàng giả, hàng nhái,hàng kém chất
xu hướng gia tăng.
lượng.
O2: Xu hướng kinh tế trên TG là hợp tác,
O10: Lĩnh vực VH - XH có nhiều chuyển biến
ổn định và đầu tư lẫn nhau.
tích cực,chất lượng đời sống người dân được
O3: Kinh tế TG tăng trưởng tương đối ổn nâng cao, tạo điều kiện cho sự phát triển của
định, không có biến động lớn ảnh hưởng
tất cả các ngành nghề.
đến sức mua.
O11: Lực lượng lao động trong nước dồi dào
O4: Nền kinh tế thị trường tạo điều kiện cho O12: Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho cây
các doanh nghiệp hợp tác phát triển, tạo
cà phê phát triển
thuận lợi cho việc xuất khẩu.
O13: Khoa học công nghệ có nhiều tiến
O5: Việc gia nhập WTO và trở thành thành bộ vượt bậc
viên chính thức của Hiệp hội Cà Phê Thế O14: Cơ sở hạ tầng trong nước đang dần
Giới (ICO) , đã tạo cơ hội cho các doanh
được cải thiện.
nghiệp VN tiếp cận tìm kiếm đối tác kinh
doanh xuất khẩu cà phê trên thị trường TG. O15: Đối thủ cạnh tranh còn nhiều điểm
yếu và bất lợi
O6: Tình hình chính trị trong nước ổn định.
O16: Nhu cầu cà phê trên thị trường cao
O7: Hệ thống văn bản pháp luật đang dần
O17: Gía cà phê đang tăng.
được hoàn thiện.
O18: Công ty cà phê Phước An đã xuất
O8: Chính sách mở rộng thị trường tạo
khẩu cà phê vào được nhiều nước trên TG,
điều kiện để cà phê Phước An tiếp cận với xâm nhập những thị trường khó tính và
nhiều khách hàng.
không ngừng mở rộng thị trường.
CÁC BƯỚC PHÂN TÍCH SWOT
THREATS
T1: Nhu cầu TG đòi hỏi những sản phẩm
cà phê ngày càng chất lượng cao, chế
biến sâu hơn và đa dạng hơn.
T2: Việt Nam gia nhập WTO mở ra nhiều
đối thủ cạnh tranh.
T3: Tốc độ tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
còn tương đối chậm, tỷ lệ lạm phát cao.
T4: Bội chi ngân sách còn cao chiếm xấp xỉ
5% GDP, ngoại thương nhập siêu, hiệu quả
đầu tư của nền KT còn thấp, các DN còn
gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là vốn.
Bước 1: Xác định S,W,O,T
T9: Sở thích con người đa dạng, mỗi
người thích một sản phẩm khác nhau.
T10: Cây cà phê là cây công nghiệp dài
ngày lại hay phụ thuộc vào thiên nhiên nên
hay xảy ra những tình huống mua bão bất
ngờ gây nhiều rủi ro.
T11: Khoa học công nghệ của Việt Nam
thua xa nhiều nước trên TG.
T12: Cơ sở hạ tầng trong nước nhìn
chung còn rất thấp kém.
T13: Đối thủ cạnh tranh có nhiều ưu thế
T5: Luật thuế còn chưa ổn định, thuế quan và điểm mạnh.
cao làm cho giá cả tăng lên, khách hàng có T14: sự ra đời của các sản phẩm thay
thế.
nhiều cân nhắc khi mua sản phẩm.
T15: Thị trường xuất khẩu của công ty
T6: Hệ thống văn bản pháp luật còn phức tạp.
vẫn còn rất nhỏ bé và bị cạnh tranh khốc
T7: Cà phê không phải là một nhu yếu liệt.
phẩm cần thiết trong đời sống hằng ngày.
T16: Mất đi thị trường khi những khách
T8: Khách hàng có sự nhầm lẫn giữa các hàng của công ty trở thành những đầu mối
xuất khẩu cà phê chuyên nghiệp.
loại sản phẩm.
CÁC BƯỚC PHÂN TÍCH SWOT
Bước 2: Đề ra chiến lược sơ bộ
Các chiến lược SO: Sử dụng các điểm mạnh để tận dụng cơ hội.
S1, S3, S4 + O1, O3, O16, O17: Dựa
vào thế mạnh vị trí địa lý thuận lợi, diện
tích lớn, nhà máy chế biến hiện đại và
công suất lớn để nâng cao số lượng và
chất lượng cà phê phục vụ nhu cầu
ngày càng cao của thị trường TG.
S2, S5, S9 + O2, O6, O7, O8: Tăng
cường giao lưu hợp tác với doanh
nghiệp nước ngoài để tranh thủ thiết bị,
công nghệ hiện đại, phương pháp quản
lý…
S2, S5, S9 + O2, O5, O18: tăng cường
quan hệ với các cơ quan thương vụ của
ta ở nước ngoài để nắm bắt thông tin và
tìm kiếm thị trường. Cần thiết có thể đặt
đại diện của công ty cà phê Phước An
tại nước ngoài.
S2, S5, S9 + O2, O5, O8, O18: Tận
dụng thế mạnh về danh tiếng, thị trường
công ty ngày càng mở rộng và marketing
kết hợp với cơ hội là sự dễ dàng trong
việc tiếp cận thị trường TG để mở rộng
TT xuất khẩu của công ty. Trong đó có
sự ưu đãi đối với những thị trường lớn.
S6, S7, S8, S9 + O8, O18: điều tra nghiên
cứu thị hiếu của từng loại thị trường để
đáp ứng nhu cầu.
S1, S3, S4, S6, S7 + O10, O11, O12,
O13, O14, O15: Luôn quan tâm nâng
cao số lượng, chất lượng, đa dạng
hóa, tiêu chuẩn hóa sản phẩm theo
tiêu chuẩn quốc tế.
CÁC BƯỚC PHÂN TÍCH SWOT
Bước 2: Đề ra chiến lược sơ bộ
Các chiến lược ST: Sử dụng điểm mạnh để tránh các mối đe dọa.
S1, S3, S4,S6, S7 + T1: Sử dụng các
thế mạnh về vị trí địa lý thuận lợi, diện
tích lớn, nhà máy hiện đại, công suất
lớn, nguồn nhân lực và khả năng nghiên
cứu phát triển nâng cao số lượng và
chất lượng sản phẩm đáp ứng yêu cầu
ngày càng đa dạng, khắc khe của thị
trường, nâng cao năng lực cạnh tranh.
S2, S5, S9 + T3, T4, T11, T12: Sử dụng
các thế mạnh về danh tiếng, thị trường
ngày càng mở rộng và ưu điểm trong
marketing để khắc phục những nguy cơ
về sự khó khăn trong việc hợp tác giao
lưu quốc tế để có thể tranh thủ học hỏi
được khoa học công nghệ, kinh nghiệm
quản lý…để nâng cao sản phẩm về chất
và lượng.
S2, S5, S9 + T5, T7, T8, T14: Sử dụng
các thế mạnh về danh tiếng, thị trường
ngày càng mở rộng và khả năng
marketing để quảng bá thương hiệu,
để khách hàng không bị nhầm lẫn với
hàng giả, hàng nhái,kích thích sức mua
đối với sản phẩm, vượt qua nguy cơ
sự ra đời của các sản phẩm thay thế.
S2, S6, S7, S9 + T10, T11: Sử dụng
các thế mạnh về danh tiếng, nhân
lực, năng lực nghiên cứu và phát
triển, ưu điểm marketing để khắc
phục nguy cơ về khoa học công
nghệ còn lạc hậu và tai biến thiên
nhiên.
S2, S5, S9 + T2, T9, T13, T15, T16: Tăng cường công tác quảng bá
thương hiệu để nâng cao năng lực cạnh tranh.
CÁC BƯỚC PHÂN TÍCH SWOT
Các chiến lược WO
+Vượt qua yếu điểm nhằm tận dụng
cơ hội
W1, W2, W3, W5 + O1, O8, O16, O17:
Vượt qua các yếu điểm về chất lượng
sản phẩm còn kém, thiếu nguồn nhân
lực, vốn và nghiên cứu phát triển để tận
dụng cơ hội là nhu cầu cà phê trên thị
trường ngày càng tăng.
W1, W4, W5 + O15, O18: Vượt qua các
yếu điểm về chất lượng sản phẩm còn
thấp, chưa quan tâm nghiên cứu phát
triển chất lượng sản phẩm, công tác
marketing còn yếu để tận dụng cơ hội
là các đối thủ vẫn còn rất nhiều yếu
điểm và bất lợi, tăng cường khả năng
cạnh tranh.
W4 + O5, O8, O18:Vượt qua yếu điểm
là khả năng marketing còn yếu để tận
dụng cơ hội là sự dễ dàng trong tiếp
cận thị trường thế giới.
Bước 2: Đề ra chiến lược sơ bộ
+ Vượt qua yếu điểm bằng cách tận dụng
cơ hội.
W1, W3, W5 + O2, O6, O7, O14: Tận dụng
các cơ hội về sự dễ dàng trong giao lưu
hợp tác quốc tế để học hỏi về khoa học
công nghệ, kinh nghiệm quản lý, vốn…khắc
phục yếu điểm về khâu thu hoạch, chế biến
bảo quản chưa tốt, khả năng nghiên cứu
phát triển thấp, thiếu vốn.
W2 + O11: Tận dụng cơ hội lực lượng lao
động trong nước dồi dào, có nhiều cơ hội
lựa chọn lao động chất lượng cao để vượt
qua yếu điểm nguồn nhân lực còn ít và chất
lượng chưa cao.
W1, W5 + O10, O13: Vượt qua các yếu
điểm về quy trình sản xuất chế biến còn
nhiều hạn chế làm sản phẩm chất lượng
thấp, chưa đi sâu nghiên cứu chất lượng
sản phẩm bằng cách tận dụng các cơ hội là
khoa học công nghệ đang có sự phát triển
vượt bậc, các điều kiện văn hóa xã hội tạo
điều kiện cho các ngành nghề phát triển.
CÁC BƯỚC PHÂN TÍCH SWOT
Bước 2: Đề ra chiến lược sơ bộ
Các chiến lược WT: Khắc phục yếu điểm và tránh những mối đe dọa
W1, W5 + T1, T2, T9, T13, T14, T15, T16: Khắc phục yếu điểm về chất lượng
sản phẩm còn thấp, khả năng cạnh tranh chưa cao và yếu điểm chưa quan
tâm nghiên cứu nâng cao chất lượng sản phẩm để tránh những mối đe dọa
về yêu cầu sản phẩm trên thị trường ngày càng đa dạng, khắt khe và sự cạnh
tranh khốc liệt của các đối thủ cùng ngành và sản phẩm thay thế.
W4 + T7, T8, T9: Vượt qua yếu điểm khả năng marketing còn yếu để tránh
nguy cơ khách hàng bị nhầm lẫn giữa các loại sản phẩm, mỗi người một sở
thích, cà phê không phải là một nhu yếu phẩm nên nhu cầu còn hạn chế.
MA TRẬN SWOT
CƠ HỘI (O)
O1: Lượng cà phê tiêu thụ trên Tg có
xu hướng gia tăng.
O2: Xu hướng kinh tế trên TG là hợp
tác, ổn định và đầu tư lẫn nhau.
O3: Kinh tế TG tăng trưởng tương
đối ổn định, không có biến động lớn
ảnh hưởng đến sức mua.
O4: Nền kinh tế TT tạo điều kiện cho
các doanh nghiệp hợp tác phát triển,
tạo thuận lợi cho việc xuất khẩu.
O5: Việc gia nhập WTO và trở thành
thành viên chính thức của Hiệp hội
Cà Phê Thế Giới (ICO), đã tạo cơ
hội cho các doanh nghiệp Việt Nam
tiếp cận tìm kiếm đối tác kinh doanh
xuất khẩu cà phê trên thị trường thế
giới
O6: Tình hình chính trị trong nước
ổn định.
O7: Hệ thống văn bản pháp luật
đang dần được hoàn thiện.
NGUY CƠ (T)
T1: Nhu cầu TG đòi hỏi những sản
phẩm cà phê ngày càng chất
lượng cao, chế biến sâu hơn và đa
dạng hơn.
T2: Việt Nam gia nhập WTO mở ra
nhiều đối thủ cạnh tranh
T3:Tốc độ tăng trưởng kinh tế ở
Việt Nam còn tương đối chậm, tỷ
lệ lạm phát cao
T4: Bội chi ngân sách còn cao
chiếm xấp xỉ 5% GDP, ngoại
thương nhập siêu, hiệu quả đầu tư
của nền kinh tế còn thấp, các
doanh nghiệp còn gặp nhiều khó
khăn, đặc biệt là vốn.
T5: Luật thuế còn chưa ổn định,
thuế quan cao làm cho giá cả tăng
lên, khách hàng có nhiều cân nhắc
khi mua sản phẩm. .
T6: Hệ thống văn bản pháp luật
vẫn còn phức tạp.
MA TRẬN SWOT
CƠ HỘI (O)
O8: Chính sách mở rộng thị trường tạo điều
kiện để cà phê Phước An tiếp cận với nhiều
khách hàng
O9: Nhà nước ra luật bảo vệ bản quyền,
chống hàng giả, hàng nhái,hàng kém chất
lượng
O10: Lĩnh vực văn hóa xã hội có nhiều
chuyển biến tích cực, chất lượng đời sống
người dân được nâng cao, tạo điều kiện cho
sự phát triển của tất cả các ngành nghề.
O11: Lực lượng lao động trong nước dồi dào.
O12: Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho cây cà
phê phát triển
O13: Khoa học công nghệ có nhiều tiến bộ
vượt bậc
O14: Cơ sở hạ tầng trong nước đang dần
được cải thiện.
O15: Đối thủ cạnh tranh còn nhiều điểm yếu
và bất lợi
O16: Nhu cầu cà phê trên thị trường cao
O17: Gía cà phê đang tăng.
O18: Công ty cà phê Phước An đã xuất khẩu
cà phê vào được nhiều nước trên TG, xâm
nhập những thị trường khó tính và không
ngừng mở rộng thị trường.
NGUY CƠ (T)
T7: Cà phê không phải là một nhu yếu
phẩm cần thiết trong đời sống hằng
ngày.
T8: Khách hàng có sự nhầm lẫn giữa các
loại sản phẩm
T9: Sở thích con người đa dạng, mỗi
người thích một sản phẩm khác nhau.
T10: Cây cà phê là cây công nghiệp dài
ngày lại hay phụ thuộc vào thiên nhiên
mà thiên nhiên thì hay xảy ra những tình
huống mua bão bất ngờ gây nhiều rủi ro.
T11: Khoa học công nghệ của Việt Nam
thua xa nhiều nước trên TG.
T12: Cơ sở hạ tầng trong nước nhìn
chung còn rất thấp kém.
T13: Đối thủ cạnh tranh có nhiều ưu thế
và điểm mạnh.
T14: sự ra đời của các sản phẩm thay
thế.
T15: Thị trường xuất khẩu của công ty
vẫn còn rất nhỏ bé và bị cạnh tranh khốc
liệt.
T16: Mất đi thị trường khi những khách
hàng của công ty trở thành những đầu
mối xuất khẩu cà phê chuyên nghiệp.
MA TRẬN SWOT
ĐIỂM MẠNH (S)
S1: Vị trí địa lý thuận lợi
cho việc trồng cà phê.
S2: Đạt được nhiều giải
thưởng, công nhận, tạo
được danh tiếng trên thị
trường trong nước và
Quốc tế.
S3:Có diện tích cà phê
quản lý lớn nhất trong
nước
S4: Có nhà máy chế biến
hiện đại và công suất lớn
nhất nước, cho ra sản
phẩm cà phê số lượng lớn
và chất lượng cao.
S5: Thị trường của công ty
ngày càng mở rộng và xâm
nhập được nhiều thị
trường tiềm năng.
CHIẾN LƯỢC SO
CHIẾN LƯỢC ST
- S1, S3, S4 + O1, O3, O16,
O17: Dựa vào thế mạnh vị trí
địa lý thuận lợi, diện tích lớn,
nhà máy chế biến hiện đại và
công suất lớn để nâng cao số
lượng và chất lượng cà phê
phục vụ nhu cầu ngày càng cao
của thị trường TG.
- S2, S5, S9 + O2, O5, O8,
O18: Tận dụng thế mạnh về
danh tiếng, thị trường công ty
ngày càng mở rộng và
marketing kết hợp với cơ hội là
sự dễ dàng trong việc tiếp cận
thị trường TG để mở rộng TT
xuất khẩu của công ty. Trong đó
có sự ưu đãi đối với những thị
trường lớn.
- S2, S5, S9 + O2, O6, O7, O8:
Tăng cường giao lưu hợp tác
với doanh nghiệp nước ngoài
để tranh thủ thiết bị, công nghệ
hiện đại, phương pháp quản
lý…
- S1, S3, S4,S6, S7 + T1: Sử
dụng các thế mạnh về vị trí địa
lý thuận lợi, diện tích lớn, nhà
máy hiện đại, công suất lớn,
nguồn nhân lực và khả năng
nghiên cứu phát triển nâng cao
số lượng và chất lượng sản
phẩm đáp ứng yêu cầu ngày
càng đa dạng, khắc khe của thị
trường, nâng cao năng lực
cạnh tranh.
- S2, S5, S9 + T2, T9, T13,
T15, T16: Tăng cường công
tác quảng bá thương hiệu để
nâng cao năng lực cạnh tranh.
- S2, S5, S9 + T5, T7, T8, T14:
Sử dụng các thế mạnh về danh
tiếng, thị trường ngày càng mở
rộng và khả năng marketing để
quảng bá thương hiệu, để
khách hàng không bị nhầm lẫn
với hàng giả, hàng nhái,kích
thích sức mua đối với sản
phẩm, vượt qua nguy cơ sự ra
đời của các sản phẩm thay thế.
MA TRẬN SWOT
ĐIỂM MẠNH (S)
S6: lực lượng trong ngành
dồi dào nhiều kinh nhiệm,
có tay nghề, yêu ngành,
yêu nghề. nhiệt tình và
trình độ chuyên môn khá
cao.
S7: Không ngừng nghiên
cứu phát triển để nâng cao
số lượng và chất lượng
sản phẩm.
S8: văn hóa tổ chức tốt,
đáp ứng yêu cầu nguyện
vọng của tất cả mọi thành
viên, phương châm “năng
suất, chất lượng, uy tín,
hiệu quả” là bí quyết tạo
nên sự thành công.
S9: Chiến lược marketing
chú trọng đến “tính dân
tộc”, tạo nên một thế lực
lớn trong tiếp thị.
CHIẾN LƯỢC SO
S6, S7, S8, S9 + O8, O18:
điều tra nghiên cứu thị hiếu
của từng loại thị trường để
đáp ứng nhu cầu.
S2, S5, S9 + O2, O5, O18:
tăng cường quan hệ với các
cơ quan thương vụ của ta ở
nước ngoài để nắm bắt
thông tin và tìm kiếm thị
trường. Cần thiết có thể đặt
đại diện của công ty cà phê
Phước An tại nước ngoài.
S1, S3, S4, S6, S7 + O10,
O11, O12, O13, O14, O15:
Luôn quan tâm nâng cao số
lượng, chất lượng, đa dạng
hóa, tiêu chuẩn hóa sản
phẩm theo tiêu chuẩn quốc
tế.
CHIẾN LƯỢC ST
S2, S5, S9 + T3, T4, T11,
T12: Sử dụng các thế mạnh
về danh tiếng, thị trường
ngày càng mở rộng và ưu
điểm trong marketing để
khắc phục những nguy cơ
về sự khó khăn trong việc
hợp tác giao lưu quốc tế để
có thể tranh thủ học hỏi
được khoa học công nghệ,
kinh nghiệm quản lý…để
nâng cao sản phẩm về chất
và lượng.
S2, S6, S7, S9 + T10, T11:
Sử dụng các thế mạnh về
danh tiếng, nhân lực, năng
lực nghiên cứu và phát
triển, ưu điểm marketing để
khắc phục nguy cơ về khoa
học công nghệ còn lạc hậu
và tai biến thiên nhiên.
MA TRẬN SWOT
ĐIỂM YẾU (W)
W1: khâu thu hoạch, chế
biến và bảo quản chưa tốt
nên chất lượng còn rất hạn
chế, dẫn tới khả năng cạnh
tranh thấp.
W2: Số lượng cán bộ giỏi
vẫn còn rất ít, vì vậy đây
chính là điểm không thuận
lợi cho Cty PA.
W3: Thiếu vốn, không kiểm
soát được nguồn vốn và
vốn vay lãi suất cao
W4: Công tác marketing
còn yếu.
W5: Cty cp PA chưa quan
tâm trong việc nghiên cứu
và phát triển về chất lượng
sản phẩm, chỉ mới đi sâu
nghiên cứu về giống, đất
đai, quy hoạch.
CHIẾN LƯỢC WO
CHIẾN LƯỢC WT
- Vượt qua yếu điểm nhằm tận Khắc phục yếu điểm và tránh
dụng cơ hội
những mối đe dọa.
-W1, W2, W3, W5 + O1, O8, W1, W5 + T1, T2, T9, T13,
O16, O17: Vượt qua các yếu T14, T15, T16: Khắc phục yếu
điểm về chất lượng sản phẩm điểm về chất lượng sản phẩm
còn kém, thiếu nguồn nhân lực, còn thấp, khả năng cạnh tranh
vốn và nghiên cứu phát triển để chưa cao và yếu điểm chưa
tận dụng cơ hội là nhu cầu cà quan tâm nghiên cứu nâng
phê trên thị trường ngày càng cao chất lượng sản phẩm để
tăng.
tránh những mối đe dọa về
- W1, W4, W5 + O15, O18: yêu cầu sản phẩm trên thị
Vượt qua các yếu điểm về chất trường ngày càng đa dạng,
lượng SP còn thấp, chưa quan khắt khe và sự cạnh tranh
tâm nghiên cứu phát triển chất khốc liệt của các đối thủ cùng
lượng SP, công tác marketing ngành và sản phẩm thay thế.
còn yếu để tận dụng cơ hội là
các đối thủ vẫn còn rất nhiều W4 + T7, T8, T9: Vượt qua
yếu điểm và bất lợi, tăng cường yếu điểm khả năng marketing
khả năng cạnh tranh.
còn yếu để tránh nguy cơ
- W4 + O5, O8, O18:Vượt qua khách hàng bị nhầm lẫn giữa
yếu điểm là khả năng marketing các loại sản phẩm, mỗi người
còn yếu để tận dụng cơ hội là một sở thích, cà phê không
sự dễ dàng trong tiếp cận thị phải là một nhu yếu phẩm nên
trường TG.
nhu cầu còn hạn chế.
MA TRẬN SWOT
ĐIỂM YẾU (W)
W1: khâu thu hoạch, chế
biến và bảo quản chưa tốt
nên chất lượng còn rất
hạn chế, dẫn tới khả năng
cạnh tranh thấp.
W2: Số lượng cán bộ giỏi
vẫn còn rất ít, vì vậy đây
chính là điểm không thuận
lợi cho Cty Phước An.
W3: Thiếu vốn, không
kiểm soát được nguồn
vốn và vốn vay lãi suất
cao
W4: Công tác marketing
còn yếu.
W5: Cty Cổ phần Phước
An chưa quan tâm trong
việc nghiên cứu và phát
triển về chất lượng sản
phẩm, chỉ mới đi sâu
nghiên cứu về giống, đất
đai, quy hoạch.
CHIẾN LƯỢC WO
Vượt qua yếu điểm bằng cách tận
dụng cơ hội
W1, W3, W5 + O2, O6, O7, O14:
Tận dụng các cơ hội về sự dễ dàng
trong giao lưu hợp tác quốc tế để
học hỏi về KH-CN, kinh nghiệm QL,
vốn…khắc phục yếu điểm về khâu
thu hoạch, chế biến bảo quản chưa
tốt, khả năng R&D thấp, thiếu vốn.
W2 + O11: Tận dụng cơ hội lực
lượng LĐ trong nước dồi dào, có
nhiều cơ hội lựa chọn LĐ chất
lượng cao để vượt qua yếu điểm
nguồn nhân lực còn ít và chất
lượng chưa cao.
W1, W5 + O10,O13: Vượt qua các
yếu điểm về quy trình sản xuất chế
biến còn nhiều hạn chế làm sản
phẩm chất lượng thấp, chưa đi sâu
nghiên cứu chất lượng sản phẩm
bằng cách tận dụng các cơ hội là
khoa học công nghệ đang có sự
phát triển vượt bậc, các điều kiện
văn hóa xã hội tạo điều kiện cho
các ngành nghề phát triển.
CHIẾN LƯỢC WT
Khắc phục yếu điểm và tránh
những mối đe dọa.
W1, W5 + T1, T2, T9, T13,
T14, T15, T16: Khắc phục yếu
điểm về chất lượng sản phẩm
còn thấp, khả năng cạnh tranh
chưa cao và yếu điểm chưa
quan tâm nghiên cứu nâng
cao chất lượng sản phẩm để
tránh những mối đe dọa về
yêu cầu sản phẩm trên thị
trường ngày càng đa dạng,
khắt khe và sự cạnh tranh
khốc liệt của các đối thủ cùng
ngành và sản phẩm thay thế.
W4 + T7, T8, T9: Vượt qua
yếu điểm khả năng marketing
còn yếu để tránh nguy cơ
khách hàng bị nhầm lẫn giữa
các loại sản phẩm, mỗi người
một sở thích, cà phê không
phải là một nhu yếu phẩm nên
nhu cầu còn hạn chế.
CÁC BƯỚC PHÂN TÍCH SWOT
Bước 3: Phân nhóm chiến lược
BƯỚC 3: PHÂN NHÓM CHIẾN LƯỢC
Tất cả các chiến lược có thể phân thành các nhóm chính:
Nhóm 1: Chiến lược tăng trưởng tập trung theo hướng phát triển và thâm
nhập thị trường.
Nhóm 2: Chiến lược tăng trưởng tập trung theo hướng phát triển sản phẩm.
Nhóm 3: Chiến lược củng cố, sắp xếp lại bộ máy nhằm tập trung tài chính,
tận dụng các cơ hội.
Nhóm 4: Chiến lược đầu tư phát triển sản xuất, đa dạng hóa và nâng cao
chất lượng sản phẩm xuất khẩu.
CÁC BƯỚC PHÂN TÍCH SWOT
Bước 4: Lựa chọn chiến lược
BƯỚC 4: LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC
Để thực hiện được mục tiêu trở thành công ty xuất
khẩu cà phê đứng đầu cả nước vào năm 2015 thì công ty cà
phê Phước An cần thực hiện kết hợp cả 4 nhóm chiến lược
trên. Trong đó nhóm chiến lược 1: “Chiến lược tăng trưởng
tập trung theo hướng phát triển và thâm nhập thị trường”
là trọng tâm, các nhóm chiến lược 2, 3, 4 mang tính bổ trợ cho
nhóm chiến lược 1.
V. NHỮNG ĐỀ XUẤT HỖ TRỢ CHO VIỆC THỰC HIỆN MỤC TIÊU
CỦA CÔNG TY CÀ PHÊ PHƯỚC AN
V.1. VỀ PHÍA NHÀ NƯỚC:
- Đối với các nhà xuất khẩu (XK), Nhà nước cần tổ chức lại trên từng khu vực
để phối hợp nhau trong việc chào và bán hàng, Bộ Thương Mại (TM), Bộ
NN&PTNT, cùng phối hợp với VICOFA chỉ đạo sâu sát các đầu mối XK tránh
tình trạng tranh mua, tranh bán trên thị trường.
- Phát triển CSHT, hoàn thiện hệ thống văn bản PL, chính sách ưu đãi để thu
hút đầu tư nước ngoài vào VN, giúp các DN nói chung và cty cà phê PA nói
riêng có thể thu hút vốn, tận dụng, học hỏi KHCN, kinh nghiệm quản lý…
- Chính phủ cần có những biện pháp kiềm chế lạm phát hiệu quả nếu không sẽ
tác động rất lớn và gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp kinh doanh nói
chung và công ty cà phê Phước An nói riêng.
V. NHỮNG ĐỀ XUẤT HỖ TRỢ CHO VIỆC THỰC HIỆN MỤC TIÊU
CỦA CÔNG TY CÀ PHÊ PHƯỚC AN
V.1. VỀ PHÍA NHÀ NƯỚC:
- Bộ NN&PTNT cần có biện pháp tuyên truyền rộng rãi đến các nhà SX, chế biến cũng
như XK cà phê để cùng thực hiện đồng bộ tiêu chuẩn chất lượng TCVN 4193:2005
nhằm nâng cao chất lượng cà phê XK, xoá bỏ mức chênh lệch về giá XK của VN nói
chung, cà phê Phước An nói riêng so với giá TG.
- Đề nghị Bộ TM tiến hành thực hiện tiêu chuẩn chất lượng TCVN 4193:2005 theo một
lộ trình. Chỉ đạo và có biện pháp khuyến khích các DNXK cà phê trong việc tuân thủ tiêu
chuẩn chất lượng. Có biện pháp quản lý và xử lý phù hợp đ/v những đơn vị không thực
hiện đúng quy định làm tổn hại uy tín cà phê VN trên thị trường TG.
- Đ/v các đơn vị SX cà phê ở Tây Nguyên có sử dụng lao động là đồng bào dân tộc
(trên 15%), đề nghị Chính phủ có CS ưu đãi về lãi vay NH, miễn 100% thuế sử dụng đất
NN, chuyển các khoản nộp NS thành vốn, cấp đầu tư cho CSHT, trợ cước, trợ giá một
số mặt hàng phục vụ SX, góp phần ổn định tình hình KT-XH, AN-QP.
V. NHỮNG ĐỀ XUẤT HỖ TRỢ CHO VIỆC THỰC HIỆN MỤC TIÊU
CỦA CÔNG TY CÀ PHÊ PHƯỚC AN
V.2. VỀ PHÍA CÔNG TY CÀ PHÊ PHƯỚC AN:
- Đầu tư hơn nữa cho hoạt động nghiên cứu và phát triển; đổi mới thiết bị và
công nghệ; hoạt động hệ thống thông tin, phát triển nguồn nhân lực, đẩy
mạnh công tác marketing.
- Tiếp tục duy trì việc tham gia các chương trình cộng đồng nhằm xây dựng và
phát triển thương hiệu Công ty.
- Phát huy thế mạnh sẵn có về uy tín, thương hiệu, công nghệ sản xuất,
đồng thời nhanh chóng khắc phục những điểm yếu tồn tại để thực hiện
thành công chiến lược đề ra.
- Cần đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu trực tiếp sang nước ngoài nhằm tránh lợi
nhuận rơi vào đối tác nước ngòai và nguy cơ bị mất thị trường.
- Cần đa dạng hoá mặt hàng, chủng loại, tiến tới sản xuất cà phê thành
phẩm.
- Cần có biện pháp tiến hành đồng bộ việc áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam
TCVN 4193:2005 trong toàn công ty cà phê Phước An.
VI. KẾT LUẬN
Qua hơn 30 năm xây dựng và trưởng thành, công ty cà phê Phước
An đã không ngừng phấn đấu vươn lên và đã đạt được những thành tựu hết
sức quan trọng đó là tăng năng suất, mở rộng thị trường, đẩy nhanh tốc độ
xuất khẩu, ổn định đời sống cán bộ công nhân viên, tạo việc làm cho người
lao động đặc biệt là đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xa,…góp phần vào sự
nghiệp phát triển kinh tế đất nước nhất là trên địa bàn chiến lược Tây
Nguyên.
Bên cạnh những kết quả đạt được Tổng Cty Cà Phê Việt Nam còn
phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức: vốn, đối thủ cạnh tranh, thị
trường,..Trên cơ sở phân tích môi trường vĩ mô, môi trường tác nghiệp, môi
trường nội bộ và phân tích SWOT, nhóm đã đưa ra định hướng chiến lược
xuất khẩu cà phê cho công ty cà phê Phước An đến năm 2015. Đồng thời,
nhóm cũng có nêu lên một số giải pháp và kiến nghị cho việc định hướng
chiến lược kinh doanh này nhằm ổn định sản xuất và thúc đẩy hoạt động
xuất khẩu, mở rộng thị trường cho công ty cà phê Phước An.
HẾT
NGỌC THƯ