Transcript Lý Bạch

TĨNH DẠ TƯ
李
白
-Lý Bạch (tiếng Trung: 李白; phiên
âm: Lǐ Bái / Lǐ Bó; 701- 762) là nhà
thơ danh tiếng nhất thời thịnh
Đường nói riêng và Trung Hoa nói
chung, được tôn làm Thi Tiên.
-Tự là Thái Bạch, còn có hiệu là
Thanh Liên cư sĩ, là nhà thơ danh
tiếng nhất thời thịnh Đường.
Được mệnh danh là “ Thi Tiên”, là
nhà thơ lớn về thơ theo chủ nghĩa
lãng mạn
Thơ của Lý Bạch để lại một ảnh hưởng rất sâu rộng
trong lịch sử văn học Trung Quốc và được lưu truyền
rộng rãi trong nhân gian.
Thơ của Lý Bạch rất giản dị tự nhiên, không cầu kỳ
chải chuốt, gọt dũa mà ý thơ sâu sắc, có sức truyền
cảm mạnh mẽ và sức quyến rũ một cách lạ lùng.
Người ta gọi Lý Bạch là “Người Trung Hoa kim cổ kỳ
nhân”.
Lý Bạch là thiên tài của những bài thơ Tuyệt
Cú (4 câu 5 chữ), ngắn gọn, nhưng cô đọng,
hàm súc, là những tuyệt tác bất hủ.
 Toàn bộ tác phẩm của Lý Bạch bao gồm hai
nhân tố: lãng mạn và hiện thực, ông là bậc
thầy của chủ nghĩa lãng mạn tích cực.
 Lý Bạch đã để lại cho đời hơn 1000 bài thơ.

低举疑床
头头是前
思望地明
故明上月
乡月霜光
Sàng tiền minh nguyệt quang
Nghi thị địa thượng sương,
Cử đầu vọng minh nguyệt
Đê đầu tư cố hương


Bài thơ Tĩnh Dạ Tư (cảm nghĩ đêm vắng) của Lý
Bạch là một kiệt tác tuyệt vời trong thế giới
Đường Thi trùng điệp .
Hình thức cô đọng thâm thúy của bài thơ ngũ
tuyệt 20 chữ nay là một thử thách lớn lao mà thi
nhân phải đương đầu vì "ngôn bất tận ý" (lời
không nói hết được ý ), thi nhân vừa miêu tả
cảnh vật và diễn đạt một ấn tượng dạt dào, một
cảm xúc lai láng.
创作背景-Hoàn cảnh sáng tác
Bài
thơ “Tĩnh
Dạ Tư” được
sáng tác khi Lý
Bạch đang ở xa
quê và xa mãi
chưa về được



Lý Bạch là người hay đi đây đó, xa nhà, xa quê,
xa gia đình bạn bè …
Bài thơ "Tĩnh Dạ Tứ“ diễn tả nỗi cảm xúc bâng
khuâng , xao xuyến, nỗi niềm tha phương nhớ
nhà da diết, trong khung cảnh tịch liêu, cô đơn,
của người viễn khách một mình một bóng canh
thâu … làm nhà thơ chạnh lòng thương nhớ quê
hương .
Bài thơ bộc lộ những xúc cảm sống động, dạt dào,
rung lên những âm vang tha thiết của nhạc điệu
trữ tình
Dịch Nghĩa:
Đầu giường, ánh trăng rọi sáng,
Tưởng là sương trên mặt đất
Ngẩng đầu ngắm trăng sáng
Cúi đầu nhớ quê cũ
 Dịch Thơ :
Cảm nghĩ đêm yên tĩnh (Tĩnh dạ tư)
Đầu giường ánh trăng rọi,
Ngỡ mặt đất phủ sương
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,
Cúi đầu nhớ cố hương.
(Tương Như dịch.)
 Về bài thơ này, có rất nhiều dị bản. Trước hết là nhan đề
bài thơ: có hai cách gọi tên bài thơ, đều rất nhiều người
dùng, là Tĩnh dạ tứ và Tĩnh dạ tư và dịch là Cảm nghĩ đêm
thanh tĩnh, hoặc Xúc cảm đêm trăng

2 câu thơ cho thấy:
 Sự yên tĩnh, vắng lặng
 Ánh trăng tràn vào nhà, soi rọi khắp nơi
 Ánh trăng bàng bạc ấy khiến ông ngỡ như là sương
đang la đà trên mặt đất.
 Hình ảnh ấy gợi cho người đọc 1 cảm giác cô đơn và
trống vắng.



Từ “ngẩng” không gợi cho ta cảm giác nhẹ nhàng, thanh
thản của người ngắm trăng mà là cái nhìn chất chứa
tâm sự.
Trong 3 câu thơ đầu, ta thấy tác giả nhắc nhiều đến
thiên nhiên, đến trăng.
Khung cảnh thiên nhiên ấy dẫu buồn nhưng vẫn gợi cho
ta cảm giác đẹp, 1 vẻ đẹp huyền ảo, lung linh.




Câu thứ 3 và 4 đối nhau ở 2 tư thế “cúi” và “ngẩng”
đây là 1 bài thơ tả cảnh ngụ tình
Tâm trạng nhà thơ đã thực sự bộc lộ: nỗi nhớ cồn cào
quê hương
Ánh trăng “đêm nay” đã khiến cho tâm hồn ông trĩu
nặng nỗi nhớ quê, nhớ về nơi ông sinh ra



Có thể thấy toàn bộ bài thơ cảnh và tình luôn song hành
và gắn bó với nhau.
Đối với Lí Bach thiên nhiên luôn là người bạn đồng
hành là nơi để ông trút nỗi tâm sự của mình.
Tâm hồn ông luôn tha thiết với thiên nhiên và chính tấm
lòng ấy đã gợi cho Lí Bạch những cái nhìn khá độc đáo
về thiên nhiên.



Có thể nói, những bài thơ của Lý Bạch đều thể hiện 1
tình yêu quê hương, đất nước câhn thành, thiết tha.
Bài thơ Tĩnh dạ tư có thể được coi là bài thơ viết về tình
yêu quê hương hay nhất, bởi tác giả rất tinh tế lấy ngoại
cảnh, thiên nhiên để biểu hiện nỗi nhớ quê cua mình.
Bài thơ ngắn gọn nhưng mang ý nghĩa sâu sắc.