học liệu, cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy theo tín chỉ hướng dẫn tn

Download Report

Transcript học liệu, cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy theo tín chỉ hướng dẫn tn

HỌC LIỆU, CƠ SỞ VẬT CHẤT PHỤC VỤ
GIẢNG DẠY THEO TÍN CHỈ
HƯỚNG DẪN TN, TH TRONG ĐT THEO TC
NỘI DUNG BÁO CÁO
1. Vài đặc điểm của đào tạo theo TC
2. Học liệu, cơ sở vật chất phục vụ giảng
dạy theo tín chỉ
3. Hướng dẫn TN, TH trong đào tạo theo TC
4. Các kiến nghị
Trong báo cáo này chỉ đề cập đến
những tồn tại, vướng mấc mà ít nói đến
thành tích, mong các đ/c thông cảm!
1. VÀI ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐÀO TẠO THEO TC
• Đào tạo theo TC có ưu điểm là nâng
cao khả năng tự lực, tự học, tự nghiên
cứu, tính sáng tạo chủ động của người
học, mỗi SV có 1 kế hoạch riêng, một
lịch hoạt động riêng, phù hợp với khả
năng và hứng thú của người học;
1. VÀI ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐÀO TẠO THEO TC
 Đào tạo theo TC là thay đổi hoàn toàn
về công nghệ đào tạo:
• thay đổi về chương trình đào tạo,
• về cách tổ chức, quản lý đào tạo,
• về phương pháp dạy và PP học,
• về cơ sở vật chất và học liệu,
• về kiểm tra đánh giá ... Mục đích của nó
là nâng cao chất lượng đào tạo.
1. VÀI ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐÀO TẠO THEO TC
 Hoạt động của giáo viên:
 Cung cấp cho SV đề cương môn học,
 đưa ra mục tiêu về KT, KN, TĐ cần đạt,
 tóm tắt ND cơ bản,
 giới thiệu học liệu,
 giao nhiệm vụ học tập,
 tổ chức cho SV thảo luận, giải đáp
thắc mắc và giúp đỡ SV tự học ...
1. VÀI ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐÀO TẠO THEO TC
 Sinh viên học tập trong môi trường bắt
buộc phải tự vận động, phải năng động
và chủ động xây dựng kế hoạch để
thực hiện chương trình đào tạo, tiến
đến tự lựa chọn chương trình đào tạo
để đáp ứng tốt với thị trường lao động
2. Học liệu, cơ sở vật chất phục vụ
giảng dạy, học tập theo học chế TC
Trong đào tạo TC nguồn HL cung cấp
cho người là rất cần thiết không đủ GT,
đề cương môn học thì SV gặp rất nhiều
khó khăn trong việc tự học. Chính vì vậy
Trường rất chú trọng đầu tư xây dựng
hệ thống học liệu, cơ sở vật chất phục
vụ cho đào tạo tín chỉ:
• Nhà trường đã ra hệ thống văn bản hướng
dẫn xây dựng học liệu: GT, đề cương bài
giảng, hệ thống học liệu điện tử ...
• Thư viện được đầu tư xây dựng mới, các
đầu sách, GT được bổ sung,
• Hệ thống mạng được lắp đặt trong toàn
trường, có phần mềm quản lý ĐTTC
• Các phòng học phần lớn đã có máy chiếu,
cổng mạng, bàn ghế được bổ sung
• Nhiều phòng máy tính được trang bị mới ...
• Nhìn chung HTHL và CSVC đã đáp ứng cơ
bản cho nhu cầu giảng dạy và học tập.
Với hệ thống mạng, sinh viên được chủ
động đăng ký chương trình học phù hợp
với khả năng và điều kiện của bản thân.
Sinh viên có quyền và chủ động hủy các
môn học mà bản thân thấy không phù
hợp trong hai tuần đầu của học kỳ
Về học liệu vẫn còn tồn tại sau:
• GT và ĐCBG chủ yếu biên soạn từ thời kỳ
niên chế, cần được biên soạn lại.
• Các văn bản qui định, hướng dẫn và quan
niệm về học liệu không thống nhất, cứng
nhắc, không phù hợp với thực tế gây khó
khăn cho việc triển khai thực hiện.
• Ví dụ: Đề cương bài giảng qui định từ
40- 50 trang cho tất cả các HP (từ 2TC
đến 5 TC).
• Học liệu thiếu, hệ thống phòng đọc ít
và đôi khi SV lên thư viện vẫn còn khó
khăn khi mượn tài liệu
Cơ sở vật chất còn nhiều bất cập:
• Diện tích dành cho công tác giảng dạy ,
thảo luân, tập giảng quá thiếu; không
có chổ tự học, tập giảng và SH chung
cho nhóm SV; không có nơi làm việc
cho cố vấn và giáo viên bộ môn.
Cơ sở vật chất còn nhiều bất cập:
• Thiết bị lắp đặt trên GĐ, phòng TN thiếu
tính sư phạm gây khó khăn cho hoạt
động giảng dạy GV, khó bảo quản, bảo
dưỡng, lẽ ra các phòng học, phòng thí
nghiệm ở trường Sư phạm phải là
những mô hình chuẩn làm mẫu cho các
thầy cô tương lai.
Cơ sở vật chất còn nhiều bất cập:
• Thiết bị thực hành thí nghiệm thiếu,
không đồng bộ, ít được bảo dưỡng;
phòng thí nghiệm, phòng thực hành
không đúng tiêu chuẩn, chủ yếu lấy
phòng học làm phòng thực hành.
• Số lượng SV đông, các học phần TN
chỉ có 1 phòng nên không đáp ứng đủ.
• Một học kỳ chỉ tổ chức được 10 nhóm
tương đương với 150 SV. Số còn lại
không đăng ký được, vì không còn lớp,
lại dồn xuống khóa sau.
• Khi mở cả thứ 7, chủ nhật thêm 4
nhóm, lại không còn thời gian bảo
dưỡng sửa chữa khi thiết bị hỏng hóc,
không còn thời gian bù khi mất điện,
hoặc ngày lễ được nghỉ. Họp khoa chỉ
còn họp đêm.
• Học kỳ 2 năm học 2012-2013 đến 4
phòng phải mở thực hiện 13-14 nhóm
• Cơ chế mua sắm, quản lý, bảo dưỡng,
sửa chữa và năng lực của cán bộ phụ
trách thiết bị nghiên cứu, TN, GD của
trường không có chuyên môn và nghiệp
vụ dẫn đến công tác thiết bị trì trệ, gây
khó khăn cho hoạt động giảng dạy và
nghiên cứu, làm giảm hiệu quả sử dụng
của thiết bị, gây thiệt hại về kinh tế.
• Hệ thống mạng và phần mềm của
trường liên tục bị treo, bị nghẽn, bị lỗi,
SV không thể đăng ký được khối lượng
học tập, đăng ký rồi lại mất, gây ra tâm
lý hoang mang, lo lắng trong sinh viên.
• Trường chưa có máy tính công cộng để
phục vụ cho việc đăng ký học của sinh
viên, nên mỗi đợt đăng ký học SV phải
chầu trực 2,3 buổi ở quán internet mà
vẫn không đăng ký đủ khối lượng HT
buộc phải đăng ký môn học ở học kỳ
sau với các khóa trước, không theo
logic của CTĐT , gây khó khăn cho SV
và công tác tổ chức đào tạo.
• Hệ thống mạng và phần mềm lỗi các
khoa nhập điểm rất vất vả, đôi khi đang
nhập mạng treo, mạng lỗi lại mất sạch.
• Lẽ ra việc nhập điểm này rất thuận tiện
khi phòng ĐT cung cấp cho file EXCEL
để nhập sau đó Import vào, vừa không
phụ thuộc vào mạng, vừa bảo mật tốt vì
thời gian mở mạng ngắn.
• Trên website của trường, các thông tin
cần thiết quá thiếu, hồ sơ SV không có;
Web site của các phòng ban thông tin
nghèo nàn. Các phòng ban không có
thói quen gửi công văn qua mạng ...
không tận dụng được ưu thế của mạng
3. Hướng dẫn TN, TH trong ĐT theo TC
3.1 Tình trạng hướng dẫn TN TH hiện nay
• Do đặc thù của trường SP về nội dung
đào tạo ở các ngành học rất khác nhau.
• Cũng là hướng dẫn thí nghiệm thực
hành nếu là thí nghiệm cá nhân thì
khác nhau rất nhiều so với TN đồng
loạt.
• TN đồng loạt 1 lớp HP trong 1 buổi TN chỉ
làm TN một chủ đề(1 bài), GV chỉ phải
hướng dẫn 1 chủ đề(1 bài = 1/10 CT).
• Thí nghiệm cá thể 1 lớp HP trong 1 buổi
TN phải tiến hành toàn bộ chương trình
TN 10 đến 12 chủ đề (10 - 12 bài), trong 1
buổi TN, GV phải hướng dẫn toàn bộ CT
(10 - 12 bài), rất vất vả, với những phòng
không có KTV thì GV vất vả hơn nhiều.
• Các HPTN của khoa Vật lý, TN Hóa - Lý
do không có đủ thiết bị và đặc thù bộ
môn, đều là TN cá thể, các lớp HP
thường được chia thành nhóm nhỏ
bằng số bài TN có trong CT, ngay buổi
đầu tiên TN giáo viên đã phải hướng
dẫn toàn bộ các bài có trong CT môn
học.
• Chính vì vậy, trược khi TN GV phải có
danh sách sinh viên để phân bài TN cho
SV chuẩn bị. Thực tế, danh sách lớp HP
và phiếu theo dõi giảng dạy GV chỉ nhận
được vào tuần thứ 3 của học kỳ, gây rất
nhiều khó khăn cho GV hướng dẫn TN.
• Hiện nay các phòng TN ở các khoa
đang gặp khó khăn, vì một tổ Trường
chỉ cho 1 trưởng phòng TN, trong khi
đó có tổ có nhiều PTN, đặc biệt là
phòng TN không có kỹ thuật viên, thì
công tác ở phòng TN gần như không
có người thực hiện.
• Công tác phòng TN gồm:
1. Quản lý, bảo quản, bảo dưỡng thiết bị,
sửa chữa nhỏ thiết bị ...
2. Chuẩn bị các bài TN mới khi GV yêu cầu
3. Lập kế hoạch mua sắm thiết bị, vật tư TN
và KH sửa chữa, bảo dưỡng sau 1 đợt TN
4. Chuẩn bị TN, lập kế hoạch TN theo CT
5. Sửa chữa, bảo dưỡng hàng ngày để bảo
đảm cho các bài TN hoạt động tốt trong cả
kỳ thí nghiệm.
6. Thực hiện kiểm kê theo KH ...
• Ở khoa lý có trưởng phòng phụ trách 4
phòng TNTH, mỗi năm họ được tính 42
tiết(15%), mỗi phòng trong 1 năm họ
được tính 10,5 tiết làm công tác ở 1
phòng TN. Tương đương với GV lên
lớp 1 ngày
• Do đó công tác ở phòng TN làm sao mà
tiến triển được.
4. CÁC KIẾN NGHỊ
• Chỉnh sửa chương trình đào tạo: giảm
giờ lý thuyết, tăng giờ thảo luận, giờ
luyện tâp, thực hiện chia nhỏ lớp trong
giờ thảo luận và giờ luyện tập theo đúng
bản chất của đào tạo theo TC, để nâng
cao chất lượng đào tạo.
4. CÁC KIẾN NGHỊ
• Nên đăng ký tại khoa các học phần thí
nghiệm, thực hành.
• Các văn bản qui định về chế độ, cách
tính giờ nên ban hành vào đầu năm học,
hoặc thực hiện vào năm sau, các văn
bản này phải tuân thủ văn bản của cấp
trên.
4. CÁC KIẾN NGHỊ
• Cần có hình thức kiểm tra, đánh giá
công bằng, khách quan để báo đảm
chất lượng đào tạo: như phân công coi
thi chéo giữa các khoa và thẩm định
chất lượng đề thi khi cần thiết, ra đề
mở cho mang tài liêu, thi vấn đáp ...
4. CÁC KIẾN NGHỊ
• Nên bố trí Cố vấn học tập kiêm GVCN
và chỉ quản lý số lượng SV vừa phải để
giúp đỡ SV được tốt hơn.
4. CÁC KIẾN NGHỊ
• Trường chỉ qui định về số kiêm nhiệm
trong năm học cho mỗi khoa, còn phân
công ai để các khoa chủ động phân
công, không như hiện nay mỗi năm các
Khoa muốn thay đổi cán bộ kiêm nhiệm
lại phải làm báo cáo thật là không cần
thiết và mất thì giờ.
4. CÁC KIẾN NGHỊ
• Trường nên xem xét các phòng TN
không kỹ thuật viên nên có 1 trưởng
phòng TN để làm công tác ở phòng TN
{vì họ được tính 15% giờ chuẩn(42 giờ)
tính ra tiền chưa bằng tiền tết của 1
KTV }
• Trong năm học 2012-2013, chúng tôi
cũng nhận thấy có nhiều thay đổi trong
việc quản lý, lên kế hoạch ĐT của
phòng ĐT, các lịch học, việc mở bổ
sung hay hủy các lớp học phần cũng
được thực hiện mềm dẻo và linh hoạt
hơn.
• Hy vọng rằng, sau hội nghị này mọi thứ
sẽ thay đổi, thuận tiện hơn, chất lượng
đào tạo sẽ tốt hơn, nhà trường phát triển
hơn nữa.
• Xin cảm ơn các đ/c, xin cảm ơn hội nghị!