010-Mr.Tuyển-V

Download Report

Transcript 010-Mr.Tuyển-V

TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM
- CÁC HIỆP ĐỊNH MẬU DỊCH TỰ DO ĐANG ĐÀM PHÁN:
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐẶT RA CHO DN NHỎ VÀ VỪA (N&V)
TÁC GIẢ: TRƯƠNG ĐÌNH TUYỂN
Hà Nội ngày 12/11/2014
I. Trào lưu đàm phán các Hiệp định MDTD
- Sự phát triển của KH-CN và quốc tế hóa quá trình sản xuất
đòi hỏi phải tự do hóa thương mại và đầu tư. Xu hướng này đã
xuất hiện từ nửa đầu TK20, dẫn đến hình thành một số HĐ
MDTD và WTO. Từ năm 1995 VN đã tham gia vào quá trình
đó.Tuy nhiên, KH-CN phát triển ngày càng mạnh mẽ, dẫn đến
các nước PT phát động vòng dàm phán mới vòng đàm phán
mới-vòng Đô Ha.
- Sự bế tắc trong đàm phán vòng Đô Ha thúc đẩy các nước
đàm phán các Hiệp định MDTD song phương và khu vực mới
với mức độ tự do hóa sâu rộng hơn..
II. Các Hiệp định Thương mại song phương, khu
vực và toàn cầu Việt Nam đã tham gia.
Chúng ta đã tham gia các Hiệp định Thương mại sau:
-Hiệp định MDTD ASEAN.(1995)
-Các Hiệp định ASEAN+
+ASEAN-TQ.(2004)
+ASEAN-Hàn Quốc. (2006)
+ASEAN-Nhật Bản. (2008)
+ASEAN- Ấn Độ. (2009)
+ASEAN-Úc Newzealand(2009)
-Các Hiệp định FTA song phương.
+Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam –NHật Bản. (2009)
+ Hiệp định MDTD Việt Nam Chi lê(2012)
-Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) (2007)
III. Các hiệp định MDTD Việt Nam đang đàm phán
- Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)
gồm 12 nước ở hai bờ Thái Bình dương.
- FTA Việt Nam –EU.
- FTA Việt Nam- Liên minh thuế quan Nga, Kazactan,
Belarut.
- FTA Việt Nam- Hiệp hội MDTD Châu Âu ( Na Uy,
Thụy Sĩ, Iceland, Leixtanhtein)
- Hiệp định MDTD khu vực gồm 10 nước ASEAN và
6 nước đối tác của ASAN là:TQ, HQ, NB, Ấn Độ, ÚC,
Newzealand ( RCEP )
III. Các hiệp định MDTD Việt Nam đang đàm phán
(tiếp)
Các Hiệp định mới này có đặc điểm:
- Nhìn chung mức độ tự do hóa cao hơn so với
các Hiệp định đã ký và đang có hiệu lực thực thi.
Trong đó TPP và FTA Việt Nam –EU là những Hiệp
định chất lượng cao, điều chỉnh nhiều lĩnh vực kể cả
những lĩnh vực không phải là thương mại trực tiếp
(Thương mại theo nghĩa rộng) mà cả những lĩnh vực
tuy có liên quan đến thương mại nhưng không phải
là thương mại trực tiếp (môi trường, lao động và
công đoàn, phát triển bền vững.
- Các Hiệp định ta đang đàm phán chiếm khoảng
95% thương mại và gần như toàn bộ thị trường thu
hút đầu tư của Việt Nam
III. Các hiệp định MDTD Việt Nam đang đàm phán (tiếp)
Đặc điểm của các hiệp định TPP và FTA Việt Nam –EU…)
Là những Hiệp định WTO+ và nhìn chung tiếp cận theo cách
chọn bỏ: không mở cửa cho nước ngoài lĩnh vực nào thì đưa ra
đàm phán để được cháp nhận. Còn lại là các DN nước ngoài
được làm). Khác với chọn cho là mở lĩnh vực nào thì đưa ra
đàm phán. Còn lại là không được làm.
1. Những nội dung mà WTO đang điều chỉnh và Việt Nam đã cam
kết trong WTO thì trong các Hiệp định mới này sẽ cam kết sâu
rộng hơn, với lộ trình nhanh hơn. Yêu cầu minh bạch rất cao, cơ
chế giải quyết tranh chấp chặt chẽ, cơ chế thực thi và xử phạt
nghiêm ngặt…
2. Những nội dung không có trong WTO, hoặc Việt Nam chưa cam
kết trong WTO thì phải đưa vào vào cam kết trong Hiệp định. (Đầu
tư, mua sắm Chính phủ, Chính sách cạnh tranh và DNNN,…)
3. Điều chỉnh cả những nội dung không trực tiếp mang tính thương
mại nhưng có liên quan (dù rất gián tiếp) đến thương mại.
IV.Khung đàm phán Trong TPP và FTA VN-EU
(Mục tiêu đặt ra cho đàm phán)
TPP.: Có 29 chương, FTA Việt Nam –EU cũng có số chương gần
như thế. Sự khác nhau giữa TPP và FTA VN-EU là ở chỗ: Các
nội dung nhạy cảm (LD & Công đoàn, môi trường) TPP đòi
hỏi nghiêm ngặt hơn, vi phạm sẽ có chế tài xử lý, thậm chí bị
trường phạt thương mại . EU chỉ yêu cầu thực thi và tham vấn
khi xuất hiện dấu hiệu vi phạm và phải tìm cách khắc phục mà
không đưa ra trọng tài .Tuy nhiên, FTA với EU đòi hỏi cao
hơn về dịch vụ, mua sắm Chính phủ, DNNN..
Dưới đây chỉ trình bày một số nội dung chính
1. Pháp lý và thể chế: Xử lý vấn đề minh bạch hóa, cơ chế giải
quyết tranh chấp khi vi phạm hiệp định, chế tài xử phạt.Yêu
cầu chung là tính binh bạch và ổn định rất cao (theo cơ chế chỉ
tiến không lùi) cơ chế giải quyết tranh chấp chặt chẽ, xử phạt
ngặt nghèo, thậm chí cả trường phạt TM
2.Thương mại hàng hóa: Mục tiêu đàm phán:
IV.Khung đàm phán Trong TPP, FTA với EU (tiếp)
-90% dòng thuế và kim ngạch thương mại về 0% ngay khi Hiệp định có
hiệu lực. Số còn lại sẽ được đưa về 0% sau một thời gian, dài nhất là 10 năm (
nhưng không phải là tất cả đều 10 năm)
- Loại bỏ thuế xuất khẩu.
- Cho phép nhập khẩu hàng đã qua sử dụng và hàng tân trang.
- Quy tắc xuất xứ chặt chẽ và cơ chế tự chứng nhận xuất xứ.
Hàng dệt may: Áp dụng quy tắc xuất xứ từ sợi trở đi.
2. Hàng rào kỹ thuật (TBT) và tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm (SPS).
3.Đầu tư (bao gồm đầu các lĩnh vực SX và dịch vụ sản xuất. (Riêng dịch vụ tài
chính; Viễn thông và TMĐT mà thực chất là các giao dịch số là những chương
riêng. )
-Tự do hóa sâu rộng. Tiếp cận theo cách chọn bỏ (không cam kết lĩnh vực,
ngành ngề nào thì đàm phán với các nước thành viên và phải được các thành
viên chấp thuận) Các ngành nghề còn lại thì không được loại trừ. Rủi ro?
-Cơ chế Rachet (khi thay đổi chính sách chỉ có thể tốt hơn, thuận lợi hơn
cho nhà đầu tư.
IV.Khung đàm phán trong TPP và FTA với EU (tiếp)
-Các cơ chế khiếu kiện mới( Nhà đầu tư kiện Chính phủ, Chính
phủ kiện chính phủ, Khiếu kiện tiền dự án, khiếu kiện không vi phạm;
bồi thừơng và trừng phạt thương mại khi vi phạm..
+Các tổ chức xã hội dân sự được phép tham gia (dự và có ý kiến
phản biện) vào quá trình giải quyết tranh chấp của trọng tài.
4. Chính sách cạnh tranh và DNNN.
-Bảo đảm bình đẳng giữa mọi DN trong cạnh tranh trên cả 3 thị
trường
. Nhà nước không được ưu đãi cho DNNN, không cấp vốn, xóa nợ,
bảo lãnh cho DNNN. Cấm bù chéo trong DNNN; DNNN hoạt động
trong lĩnh vực độc quyền khi kinh doanh lĩnh vực có cạnh tranh cũng
phải điều chỉnh bởi chương này. Chế độ báo cáo của DNNN chặt chẽ
theo quy định của Hiệp định.
Vấn đề: Ngưỡng giá trị điều chỉnh và phạm vi điều chỉnh> EU điều
chỉnh cả DNNN TW và DNNN địa phương. TPP: HK không điều
chỉnh cấp bang.
IV. Khung đàm phán Trong TPP và FTA với EU (tiếp)
EU đặt mạnh yêu cầu Tách chức năng chủ sở hữu DNNN ra khỏi cơ quan quản
lý nhà nước. HK chấp nhận ở trong một cơ quan (Bộ) nhưng phải bảo đảm
quản lý công bằng, không tạo thuận lợi hoặc ưu ái DN do cơ quan mình quản
lý..
5. Mua sắm Chính phủ.
-Mọi mua sắm hàng hóa và dịch vụ từ nguồn tiền nhầ nước hoặc do nhà
nước, cơ quan do nhà nước quản lý thực hiện đều phải qua đấu thầu cạnh
tranh.
-Thời gian từ khi thông báo đến khi nhận hồ sơ, đóng thầu, đủ dài để bên
dự thầu có điều kiện chuẩn bị.
-Công khai minh bạch yêu cầu về hồ sơ , và tiêu chí chọn thầu..
-Áp dụng cơ chế đấu thầu điện tử.
+ Vấn đề: Các đối tượng tham gia: EU: tất cả các cơ quan đến cấp quận,
huyện và các DNNN.. TPP: do Hoa Kỳ chỉ cam kêt ở cấp liên bang nên các
cơ quan địa phương không bị điều chỉnh. HK hầu như không có DNNN trực
thuôc liên bang nên họ cũng không bị điều chỉnh. FTA VN-EU và TPP điều
chỉnh cả Bộ QP và Bộ Công AN (trừ nội dung mua sắm vũ khí).
IV. Khung đàm phán Trong TPP và FTA với EU (tiếp)
-Ngưỡng điều chỉnh,
- Tỷ lệ nội địa hóa..
-Điều khoản LD trong mua sắm Chính phủ.
6. Lao động và công đoàn.
-Quyền tự do thành lập công đoàn của một nhóm công nhân ở cơ sở.
-Tự do liên kết hoặc không liên kết của tổ chức công đoàn cơ sở. (ta
chưa chấp nhận)
-Cán bộ quản lý DN không được tham gia Vào BCH công đoàn.
-Ở những nơi chưa có tổ chức công đoàn người lao động có quyền
lựa chọn người đại diện cho mình trong thương lượng với chủ sử dụng lao
động mà không buộc tổ chức công đoàn cấp trên đại diện cho họ, trừ khi
họ có yêu cầu trợ giúp.
-Bảo đảm tính độc lập của công đoàn cơ sở trong hoạt động nội bộ và
quản lý tài sản, tài chính.
-Hạn chế các ngành nghề cấm đình công.
-Bảo dảm điều kiện làm việc tốt cho người lao động.
IV. Khung đàm phán Trong TPP và FTA với EU (tiếp)
-Chống lao động cưỡng bức và lao động trẻ em.
7. Môi trường
-Tham gia các Công ước đa phương về môi trường. (Cites,
Mac phon và Monrial)
-Thương mại và đa dạng sinh học.
-Thương mại và biến đổi khí hậu.
-Đánh bắt hải sản và bảo tồn: Cấm khai thác quá mức các
loài cá có nguy cơ tuyệt chủng. (Với ta khó xác định thế nào là
quá mức vì vùng biển ta đánh bắt là đa loài)
- Cấm trợ cấp nghề cá. (Ta đang phản đối)
-Xác định quy tắc xuất xứ của Hải sản đánh bắt.
-Bảo đảm tiêu chuẩn môi trường tại doanh nghiệp.
-Áp dụng luật nước ngoài trong chế tài xử phạt vi phạm về
môi trường.
IV. Khung đàm phán Trong TPP, FTA VN-EU (tiếp)
-Giải quyết tranh chấp.
8. Thương mại điện tử và viễn thông.
-Mở rộng khái niệm thương mai điện tử (là tất cả các giao dịch số)
-Quyền tự do lưu chuyển, lưu trữ thông tin mà không bị kiểm soát,
ngăn chặn, trừ những nội dung có liên quan đến quốc phòng, an ninh,
bảo đảm trật tự an toàn xã hội.
-Không đánh thuế vào các giao dịch điện tử xuyên biên giới.
-Không buộc buộc đặt máy chủ tại một địa điểm xác định, kể cả trên
lãnh thổ nước mình.
Viễn thông.
-Quyền tiếp cận trạm cập bờ. (cáp quang biển)
-Cơ quan quản lý viễn thông độc lập.
Quyền đầu tư của DN nước ngoài vào dịch vụ viễn thông. (Viễn
thông cơ bản và GTGT, có hạ tầng mạng và không có hạ tầng mạng.)
IV. Khung đàm phán Trong TPP và FTA với EU (tiếp)
9.. Sở hữu trí tuệ.
-Mở rộng đối tựơng và trách nhiệm bảo hộ (bảo hộ tín hiệu cáp;
Trách nhiệm của nhà cung cấp dịch vụ Internet cũng có thể coi là mở
rộng trách nhiệm bảo hộ…)
-Bảo hộ độc quyền dữ liệu thử nghiệm dược phẩm và nông hóa
phẩm; kéo dài thời gian bảo hộ các đối tượng này, đặc biệt là sinh
phẩm. Liên kết sáng chế với đăng ký lưu hành thuốc; bù thời gian bảo
hộ do chậm trễ trong việc đăng ký lưu hành dược phẩm).
-Kéo dài thời gian bảo hộ quyền tác giả quyền liên quan.
-Tăng cường chế tài thực thi (thực thi tại biên giới, thực thi hình
sự, không phủ nhận xử lý hành chính nhưng không thay thế cho xử lý
hình sự…) khi vi phạm quyền SHTT.
-Vv….
10. Các biện pháp không tương thích và cơ chế Racchet.
IV. Khung đàm phán Trong TPP và FTA với EU (tiếp)
11. Dịch vụ tài chính:
-Yeu cầu nâng mức vốn nước ngoài trong các NHTM được
cổ phần hóa.
--Yêu cầu lập chi nhánh bảo hiểm nhân thọ.
--Yêu cầu được mở chi nhánh phụ.
--Yêu cầu được tham gia bảo hiểm y tế.
--nhượng tái bảo hiểm qua biên giới.
--Trung tâm thanh toán thẻ.
--Các dịch vụ tài chính mới.
--Lưu ý: tính phức tạp và thách thức đối với quản lý nhà
nước khi tiếp cận theo cách chọn bỏ.
V. Tại sao Việt Nam tham gia các Hiệp định tiêu chuẩn cao.
Cơ hội và thách thức khi tham gia các Hiệp định này.
- TPP và EU là thị trường lớn, chiếm khoảng 50% kim ngạch XK
của VN. Riêng đối với dệt may, dày dép thủy sản còn cao hơn nhiều.
- Đây cũng là những thị trường thu hút đầu tư chủ yếu của ta (Nhật,
Singapore, Mỹ, EU…).Thị trường XK lớn sẽ kích thích đầu tư và đầu tư
sẽ tạo nhiều sản phẩm cho XK, tạo việc làm và tăng trưởng kinh tế.
-Tác động tích hợp của 2 Hiệp định này (và các Hiệp định khác FTA
VN-Liên minh thuế quan, RCEP, VN-Hiệp hội MDTD Châu Âu còn lớn
hơn theo công thức 1+1>2).
-Tạo động lực để cải cách theo cơ chế thị trương và cải thiện môi
trường kinh doanh. Thể chế là yếu tố quyết định đảm bảo tăng trưởng
bền vững. Đây là tác động dài hạn.
-Tạo vị thế mới để xử lý quan hệ với các nước lớn trong một khu
vực địa chính trị đặc biệt nhạy cảm ( lợi ích chính trị- chiến lược)
VI. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
KHI THAM GIA CÁC HIỆP ĐỊNH NÀY
Trên tổng thể đã trình bày ở trên. Ở đây trình bày cụ thể cơ hội chung cho mọi DN:
1.Cơ hội:
-Thị trường XK mở rộng, tăng cơ hội đẩy mạnh XK;..
-Thu hút đầu tư, nhờ lợi thế về quy mô.. Từ hai yếu tố này thúc đẩy tăng trưởng kinh tế,
tạo thêm việc làm, nâng cao phúc lợi..
+Góp phần thúc đẩy tái cơ cấu và chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nhất là tái cơ cấu
trong nông nghiệp; tạo áp lực nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước
và của cả nền kinh tế
+Tiếp nhận công nghệ sản xuất và công nghệ quản lý tiên tiến (Tuy nhiên phải xác
định đúng chiến lược thu hút đầu tư,
+Tạo điều kiện tham gia mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu- Một xu thế đang
ngày càng mạnh mẽ trong nền kinh tế thế giới.
+ Chuyển dịch dòng thương mại theo hướng cân bằng hơn.(giảm bớt sự phụ thuộc
vào thị trường TO)
+ Tạo áp lực đổi mới quản lý nhà nước, nâng cao tính ổn định của hệ thống luạt pháp
và chính sách. Tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm giải trình. Xây dựng nhà nước
kiến tạo phát triển
VI. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP
NHỎ VÀ VỪA KHI THAM GIA CÁC HIỆP ĐỊNH NÀY
-Về TM hàng hóa
+Dung lượng thị trường lớn, các DN lớn tự mình khó khai thác hết, yêu
cầu liên kết với DN khác sẽ tăng lên, trong đó có liên kết với DN
V&N
• +Thị trường “ngách” cũng đa dạng hơn, tạo điều kiện cho DN
V&VN tối đa hóa hoạt động thị trường.
• -Về Dịch vụ:
• +Các loại hình dịch vụ sẽ phát triển không chỉ do cam kết mở rộng
mà do các doanh nghiệp hoạt động trên thị trường sẽ tăng lên về số
lượng. Đây là cơ hội cho DN N&V ( Dịch vụ hiện chiếm 38%GDP
và là lĩnh vực có tốc độ tăng trưởng cao nhất, cao hơn tốc đô tăng
trưởng CN&XD trong những năm gần đây.
VI. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP
NHỎ VÀ VỪA KHI THAM GIA CÁC HIỆP ĐỊNH NÀY
-Số lượng DN dịch vụ cũng tăng nhanh từ 35.826 DN năm 2002 tăng lên
247.545, năm 2011và chiếm 64% tổng số DN cả nước. DN dịch vụ cần
vốn ít. Đây là ưu thế của DN V&N.
• Về đầu tư: Khi đầu tư nước ngoài tăng và với các chính sách mới về
phát triển CN hỗ trợ thì nhu cầu và điều kiện để phát triển CN hỗ trợ
cũng tăng lên.Liên kết với các DN FDI để phát triển CN hỗ trợ cũng là
một ưu thế của DN V&N. (Ở các nước NB, HQ CN hỗ trợ chủ yếu là
do DN V&N làm.
• Thúc đẩy tái cấu trúc DN:Môi trường kinh doanh mới với tính minh
bạch và tính cạnh tranh tăng lên, đòi hỏi phải tái cấu trúc DN, trong đó
có tái cấu trúc tổ chức và mô hình quản trị. DN V&N có ưu thế là linh
hoạt hơn và dễ tái cấu trúc hơn.
VI. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI CÁC DOANH
NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA KHI THAM GIA CÁC HIỆP
ĐỊNH NÀY
2. Thách thức.
-Cạnh tranh sẽ rất gay gắt trên cả 3 cấp độ.
-Nghĩa vụ thực thi của DNNN và của Cơ quan quản lý sẽ rất
nặng nề nhất là trong giai đoạn đầu.
-Thách thức về nguồn nhân lực sẽ rất lớn (trong đó có đào tạo đội
ngũ công chức, các nhà quản trị DN, các chuyên gia pháp lý, chuyên
gia Kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm..
-Một bộ phận dân cư sẽ chịu tác động tiêu cực từ Hiệp định,
khoảng cách giàu nghèo có nguy cơ doãng rộng nếu không có chiến
lược tăng trưởng bao trùm và thực hiện hiệu quả chiến lược này.
-Những thách thức về an ninh mạng. về văn hóa và lối sống…
Thách thức đối với DN V&N
- DN V&N cũng phải đối mặt với những thách thức chung của các
DN. Ngoài ra, tiềm lực về vốn và công nghệ yếu là thách thức chủ
yếu.đối với DN V&N..Hạn chế này làm áp lực cạnh tranh đặt lên
DN V&N trở nên lớn hơn..
- Cùng với xu hướng một số lao có trình độ cao cùng nhau thành
lập DN V&N, cũng có xu hướng ngược lại: Một số LD có trình độ
cao thích vào làm ở DN lớn. (yếu tố tâm lý). Đây cũng là thách
thức đối với một số DN. V&N
- Các DN V&N cũng khó khăn hơn khi tham gia đấu thầu mua sắm
CP so với các DN lớn, trong khi mua sắm CP cũng là mảng thị
trường quan trọng
VII. MỘT SỐ GỢI Ý VỀ GIẢI PHÁP CHO DN
-Nắm chắc các cam kết để tận dụng cơ hội và tránh được các thách
thức khi đàm phán kết thúc.
-Coi trọng đào tạo nguồn nhân lực (Đội ngũ công nhân, chuyên gia
kỹ thuật, pháp lý,, quản trị DN,.
-Đẩy mạnh tái cơ cấu DN, nâng cao năng lực cạnh tranh. Chiến
lược tăng trưởng về bản chất là chiến lược nâng cao sức cạnh
tranh.Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất và
quản lý, tạo nền tảng cho phương thức phát triển mới.
-Xây dựng các mối liên kết và phát triển mạng lưới cung ứng để
tạo lập thị phần
-Xây dựng văn hóa DN.
-Đề cao trách nhiệm xã hội của DN (CSR)
+trách nhiệm chấp hành pháp luật
VIII. Một số gợi ý cho DN V&N
-Các DN V&N phải nắm vững một xu thế trong thời đại ngày nay là
quy mô không bằng tốc độ. Môt DN có quy mô nhỏ nếu có chiến lược
kinh doanh đúng đắn có thể nhanh chóng trở thành một DN lớn..
-Vì vậy phải xác định chiến lược phát triển của mình. Phải quan niệm
chiến lược phát triển (tăng trưởng ) là chiến lược nâng cao sức cạnh
tranh. Muốn vậy, DN phải:
-Trên cơ sở tập trung khai thác các giá trị cốt lõi của DN để xác định
sản phẩm mục tiêu và thị trường mục tiêu.
-Chọn phương thức cạnh tranh: (i)Cạnh tranh trên thị trường đã có đối
thủ cạnh tranh đòi hỏi phải tạo ra sự khác biệt.
VII. MỘT SỐ GỢI Ý VỀ GIẢI PHÁP CHO DNNVV
- (ii) cạnh tranh trên cơ sở tạo ra nhu cầu mới bằng các sản phẩm
mới, ưu việt hơn-Đây là sự cạnh tranh trên thi trường chưa có đối thủ
cạnh tranh. Tuy nhiên, đây cũng là một cuộc đuổi bát.
- Chiến lược phải được mô tả cụ thể, không mô ta cụ thể thì không đo
lường được mà không đo lường được thì không quản lý được.
- Phải đặc biệt coi trọng quản trị tài chính. Nguyên tắc quản trị tài
chính rất đơn giản: (i)DN tạo ra tiền nhiều hơn bằng cách sản xuất
và/hoặc bán được nhiều hàng hơn. (ii) chi phí ít hơn. Cách thứ nhất
đòi hỏi phải tăng vốn và câu hỏi ở đây là tiền bỏ vào nhiều hơn vậy
tiền thu về có lớn hơn không? Chênh lệch là bao nhiêu?
VII. MỘT SỐ GỢI Ý VỀ GIẢI PHÁP CHO DNNVV
-Với cách này nếu kinh doanh có hiệu quả thì có thể huy động vốn
trên thị trường chứng khoán, và thời gian đạt kết quả nhanh hơn.
Cách thứ hai đỏi hỏi phải tiết kiệm chi phí, tăng năng suất bằng
cách sử dụng hiệu quả các yếu tố hữu hình (vốn, lao động, thiết bị
công nghệ và vật tư); cải thiện quản trị. Câu hỏi đặt ra là tiền bỏ ra
ít hơn vậy tiền thu về có giữ nguyên không? Chênh lệch là bao
nhiêu? Cách này thường lâu hơn nhưng tính an toàn cao hơn.
- Biết lấy ngắn nuôi dài.
- dám chấp nhận mạo hiểm- Mạo hiểm khác với làm liều và phải
có cơ chế đề phòng rủi ro.
-Tăng cường liên kết và hợp tác với các DN khác./.
XIN CẢM ƠN
Liên hệ :
Văn phòng Dự án Năng lực Thương mại Việt Nam (TCV):
P. 603 – 604, Tầng 6, 65 Văn Miếu, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam
Tel +84 (4) 62757026 ; Fax +84 (4) 38232786;
Email:
[email protected]
Website:
tcv.vafie.org.vn
Và/hoặc:
Ban quản lý Dự án EU-MUTRAP
Tel: (84 - 4) 3937 8472;Fax: (84 - 4) 3937 8476
Email:
[email protected]
Website:
www.mutrap.org.vn
(tài liệu hội nghị có trên các trang web nêu trên)