Document 1126786

Download Report

Transcript Document 1126786

LẬP KẾ HOẠCH DẠY HỌC
1
Phần này nhằm bồi dưỡng cho GV THCS và THPT
những kiến thức, kĩ năng và thái độ cần thiết về Lập kế
hoạch dạy học môn học để giúp họ có thể thực hiện tốt
yêu cầu được quy định trong Điều 6. Tiêu chuẩn 3, Tiêu
chí 8 của Chuẩn nghề nghiệp GV Trung học.
1. Tìm hiểu về Tiêu chuẩn 3 : Năng lực dạy học
và Tiêu chí 8: Xây dựng kế hoạch dạy học .
2. Xây dựng KH dạy học năm học môn học đáp ứng các mức
độ của tiêu chí 8.
3. Xây dựng KH bài học đáp ứng các mức độ của tiêu chí 8
Tiêu chuẩn 3: Năng lực dạy học của giáo viên
đóng vai trò quan trọng vì nó tác động trực tiếp
đến chất lượng dạy và học trong nhà trường.
1. Bản kế hoạch dạy học; tập bài soạn thể hiện phương
pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh.
2. Các loại sổ sách, hồ sơ quản lý dạy học theo quy định
của các cấp quản lý.
3. Biên bản đánh giá bài lên lớp (của tổ chuyên môn,
của học sinh ...).
4. Hồ sơ kiểm tra, đánh giá giáo viên và nhân viên.
5. Đề kiểm tra đánh giá; ngân hàng bài tập và câu hỏi môn
học (nếu có).
6. Bài kiểm tra, bài thi, bảng điểm kết quả học tập, rèn
luyện của học sinh.
7. Báo cáo kinh nghiệm, sáng kiến của giáo viên (nếu có).
8. Nội dung trả lời các câu hỏi của người đánh giá (nếu
cần).








Tiêu chí 8. Xây dựng kế hoạch dạy học
Tiêu chí 9. Đảm bảo kiến thức môn học
Tiêu chí 10. Đảm bảo chương trình môn học
Tiêu chí 11. Vận dụng các phương pháp dạy học
Tiêu chí 12. Sử dụng các phương tiện dạy học
Tiêu chí 13. Xây dựng môi trường học tập
Tiêu chí 14. Quản lý hồ sơ dạy học
Tiêu chí 15. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập
của học sinh
Tiêu chí 8
“ Kế hoạch dạy học năm học đảm bảo kết hợp chặt
chẽ dạy học với giáo dục, kết hợp các hoạt động đa
dạng, chính khoá và ngoại khoá thể hiện sự phối
hợp, hợp tác với đồng nghiệp.
Kế hoạch bài học thể hiện sự thống nhất giữa dạy
và học, giữa dạy học và giáo dục, có nhiều phương
án thích ứng với các đối tượng khác nhau, dự kiến
được các tình huống sư phạm có thể xảy ra và cách
xử lí”


Thể hiện được mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy
học môn học và chuẩn kiến thức, kỹ năng của môn
học trong kế hoạch năm học/bài học.
Có khả năng xác định những nội dung giáo dục có thể
tích hợp vào môn học/bài học và biết tích hợp chúng
một cách phù hợp, không gượng ép, không làm mất
tính đặc trưng của môn học.


Có năng lực lập kế hoạch bài học theo quan điểm
phân hóa nhằm đáp ứng trình độ nhận thức, phong
cách học tập, … của HS lớp mình phụ trách.
Có năng lực xây dựng môi trường lớp học (môi
trường vật chất và tinh thần) tạo thuận lợi cho việc áp
dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học phát huy
được tính tích cực học tập của HS.
MỤC TIÊU


Đánh giá xếp loại được một số kế hoạch dạy học năm
học môn học theo các mức độ của tiêu chí 8.
Xây dựng được kế hoạch dạy học năm học môn học
đáp ứng các mức độ đánh giá xếp loại của tiêu chí 8.
Các mức độ
1. Biết lập KH dạy học năm học theo yêu
cầu quy định.
2. KH dạy học năm học thể hiện đầy đủ
các mục tiêu DH, tiến độ phù hợp.
3. KH dạy học năm học luôn được bổ
sung điều chỉnh cho phù hợp với tình hình
thực tế
4. KH dạy học năm học đảm bảo kết hợp
chặt chẽ dạy học với giáo dục, kết hợp các
hoạt động đa dạng, chính khóa và ngoại
khóa thể hiện sự phối hợp, hợp tác với
đồng nghiệp.
Đạt Không
đạt
Minh chứng thể hiện
trong KHDH năm học
(Quy định của một KHBH
gồm những gì ?)
(Ví dụ : Mục tiêu DH; các
hoạt động DH; sự kết hợp
giữa dạy học và giáo dục ;
thời gian, tiến độ thực hiện)
Bộ không quy định cụ thể những ND trong KHDH năm học.
Tuy nhiên căn cứ vào các các mức độ đánh giá xếp loại của
tiêu chí 8, ta có thể xác định ND cơ bản của KHDH năm học
và cấu trúc như sau:
Mục tiêu chung
TT
Tháng/
Tuần...
Chương/
bài
Mục tiêu
PPDH,
Chuẩn Điều
Hình thức bị của
chỉnh
Tổ chứcDH GV, HS
- Có thể tự viết
MT dựa trên
chuẩn CT
- MT K.hợp DH
và GD (nếu có)
- MT tích hợp
(nếu có)
-PPDH
chính
-Tổ chức
HĐ (trên lớp,
ngoài lớp, )
V,v...
- Chương trình môn học
- Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn học
- Hướng dẫn điều chỉnh ND môn học (HD giảm tải)
- Các văn bản hướng dẫn của Bộ, Sở/phòng trong năm học
liên quan đến môn học.
- Kế hoạch năm học của nhà trường
- Đặc điểm HS
- Đặc trưng môn học
- Điều kiện CSVC
- Năng lực của bản thân GV
- V,v,...
1. Chuẩn bị lập kế hoạch DH năm học
- Thu thập và nghiên cứu các văn bản có liên quan
(Chương trình môn học, Hướng dẫn thực hiện chuẩn
kiến thức, kĩ năng môn học, Hướng dẫn điều chỉnh
ND môn học (HD giảm tải), Các văn bản hướng dẫn
của Bộ, Sở/phòng trong năm học liên quan đến môn
học, Kế hoạch năm học của nhà trường,...).
- Tìm hiểu đối tượng HS
- Lựa chọn xây dựng kế hoạch DH năm học theo
chương/bài/tiết
2. Xây dựng kế hoạch DH năm học
- Xác định từng chương/bài/tiết
- Xác định thời gian thực hiện
- Làm rõ mục tiêu DH của chương/bài/tiết
- Xác định các PPDH cơ bản, sự chuẩn bị của GV, HS
- Làm rõ và kịp thời bổ sung những gì cần điều chỉnh.
3. Kiểm tra KHDH năm học và chỉnh sửa (nếu có)
- * Lưu ý kiểm tra xem KH có đạt các mức độ đánh giá
ở tiêu chí 8 không ?
-
-
-
Có được 1 KH tổng thể dạy học 1 năm học đáp ứng
tiêu chuẩn nghề nghiệp GV trung học
Làm cơ sở thiết kế KH bài học
Chủ động thực hiện công việc dạy học trong năm.
MỤC TIÊU


Đánh giá xếp loại được một số kế hoạch bài học theo
các mức độ của tiêu chí 8.
Xây dựng được kế hoạch kế hoạch bài học đáp ứng
các mức độ đánh giá xếp loại của tiêu chí 8.
Tên bài học
I. Mục tiêu bài học
II. Chuẩn bị (Tài liệu và phương tiện)
III. Tiến trình dạy học
1. Giới thiệu bài học
2. Dạy học bài mới
- Hoạt động 1: ….
+Mục tiêu
+ Cách tiến hành (nêu rõ hoạt động của GV, HS)
+ Kết luận
- Hoạt động 2 (cấu trúc như trên)
-…
3. Luyện tập, củng cố (thực hiện linh hoạt trong giờ
hoặc cuối giờ học)
4. Hoạt động tiếp nối
- Định hướng HS vận dụng bài học.
- Hoàn thành tiếp những việc được giao, làm bài tập về
nhà, chuẩn bị bài mới,...
5. Dự kiến kiểm tra đánh giá (thực hiện linh hoạt).
Để có một giờ dạy tốt trước hết phải có
một kế hoạch bài học tốt
Theo đồng chí những căn cứ nào để
thiết kế một bài dạy đáp ứng các mức
Độ của tiêu chí 8?
Phân
phối CT
Chuẩn
KT, KN
Nội
dung
CT
Đồ
dùng,
thiết bị
SGV
Căn cứ
để thiết
kế 1
KHBH
……..
SGK
Trình
độ HS
Loại bài
học
Phong
cách
học HS
Rất cần quan tâm đến đối tượng học sinh:
+ Trình độ nhận thức
+ Phong cách học tập
+ Đặc điểm cá nhân khác
+ Kỹ năng và thái độ học tập của HS
Đối với người dạy cần có:
1. Trình độ chuyên môn vững vàng
2. Nghiệp vụ tốt.
Đặc biệt cần :
+ Hiểu biết và áp dụng tốt những phương pháp
và kỹ thuật dạy học phù hợp với từng bài dạy.
+ Am hiểu về cấu trúc logic từng nội dung bài học đặt
trong bối cảnh của một chương/ phần/ lớp học của
chương trình môn học.
+ Biết xem xét đến trật tự các yếu tố kiến thức cấu
thành bài học được sắp xếp như thế nào để có thể điều
chỉnh, thay đổi.
+ Nắm vững vai trò, vị trí mỗi đơn vị kiến thức và mối
quan hệ biện chứng giữa chúng.
+ Hợp tác tốt với đồng nghiệp.
Sơ đồ các bước chính trong thiết kế KHBH?
Sơ đồ các bước chính trong thiết kế KHBH
Xác định chuẩn KT, KN bài
học
Phân tích HS
Xác định mục tiêu bài học
Xác định vấn đề học tập
Thiết kế hoạt động học tập
Kiểm tra kế hoạch bài học
Lựa chọn phương pháp
Phân tích học sinh?








HS đã biết những gì (KT), và làm được gì (KN) liên quan
đến bài học này?
HS cần học được những gì từ bài học này?
HS sẽ gặp những khó khăn gì, hay mắc lỗi ở những chỗ nào
trong bài học này?
HS có những thuận lợi gì khi học bài này?
Với dạng bài này, HS thích những loại hoạt động học tập
nào, đã có những KN gì để khám phá KT mới?
Các em có thể sử dụng loại đồ dùng học tập nào?
Các em có những kĩ năng trình bày nào?
HS sẽ thích gì và không thích gì ở bài học này?
Phân tích học sinh
Những KT, KN HS có liên
quan đến bài học
Những KT, KN HS cần
học, khó khăn thuận lợi
trong bài học
Chuẩn KT, KN
………………………
HS kém
HS TB
HS khá/
Giỏi
Kết quả cần đạt được
đến cuối bài học
Thiết kế hoạt động học tập
Xác định vấn đề
học tập
-Câu hỏi
-Bài tập
-Tình huống
-Vấn đề
-……
Lựa chọn phương pháp
-Trải nghiệm vấn đề
học tập
-Phân tích – rút ra kết
luận
Thế nào là vấn đề học tập hay:
+ Đơn giản, xoáy vào trọng tâm.
+ Qua quá trình giải quyết vấn đề, HS có thể hiểu được
các ý chính của bài.
+ Liên hệ mật thiết đến cuộc sống hoặc kinh nghiệm có
trước của HS.
+ Nên có nhiều giải pháp hợp lý chấp nhận được.
+ Hấp dẫn và thú vị với học sinh.
+ Không nên quá dễ vì HS không cần phải suy nghĩ
động não gì.
+ Không nên quá khó vì nếu HS không có đầu mối/ điểm
tựa nào để suy nghĩ, việc dự đoán của các em sẽ bị hạn
chế và sẽ không còn cảm thấy hào hứng suy nghĩ nữa


Xuất phát từ đặc điểm/ đặc trưng của môn học được
thể hiện qua : Mục tiêu, nội dung phương pháp, đồ
dùng dạy học, chuẩn kiến thức và kỹ năng …và phân
phối chương trình, hướng dẫn giảm tải,...
Xuất phát từ đối tượng học tập (trình độ nhận thức,
phong cách học tập, đặc điểm cá nhân khác và kỹ
năng và thái độ của HS đối với môn học ).



Xuất phát từ điều kiện dạy học thực tế của lớp học và
nhà trường (cơ sở vật chất phòng, lớp, các phương
tiện đồ dùng thiết bị được trang bị,….).
Xuất phát từ năng lực của mỗi GV (trình độ chuyên
môn, nghiệp vụ, đặc biệt là sự hiểu biết và khả năng
áp dụng những phương pháp và kỹ thuật dạy học phù
hợp với môn học).
….
- Đơn giản, cụ thể.
- Có thể đo, đếm được, được thể hiện bằng động từ
hành động.
- Có thể đạt được.
- Phù hợp thực tế (điều kiện thực hiện)
- Có giới hạn thời gian.
Các mức độ
1. Biết lập KH bài học (giáo án) theo yêu
cầu quy định.
2. KH bài học thể hiện đầy đủ các mục
tiêu DH, những hoạt động chính kết hợp
chặt chẽ giữa dạy và học, giữa dạy học và
giáo dục, tiến độ thực hiện phù hợp, khả
thi.
3. KH bài học (giáo án) thể hiện sự thống
nhất giữa dạy và học, giữa DH và giáo
dục, đã tính đến đặc điểm HS, dự kiến
được các tình huống SP có thể xảy ra và
cách xử lí.
4. KH bài học thể hiện sự thống nhất
giữa dạy và học, giữa DH và giáo dục, có
nhiều phương án thích ứng với các đối
tượng khác nhau, dự kiến được các tình
huống sư phạm có thể xảy ra và cách xử lí.
Đạt Không
đạt
Minh chứng thể hiện
trong KHDH năm học
(Quy định của một KHBH
gồm những gì ?)
(Ví dụ : Mục tiêu DH; các
hoạt động DH; sự kết hợp
giữa dạy học và giáo dục ;
thời gian, tiến độ thực hiện)
Kết luận chung
Lập KHDH là một trong các năng lực giáo
dục được quy định trong Chuẩn nghề nghiệp GV
trung học.
GV cần được tập huấn, bồi dưỡng về kĩ
năng lập kế hoạch DH để có thể thực hiện được tốt
nhất các nhiệm vụ giáo dục của mình.