Dạy học dựa trên giải quyết vấn đề

Download Report

Transcript Dạy học dựa trên giải quyết vấn đề

Dạy học dựa trên
giải quyết vấn đề
Quảng Nam, tháng 7 & 8 năm 2012
CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH
Khái niệm
Ưu điểm, hạn chế
Quy trình
Kỹ năng cần có
Lập kế hoạch
Thực hành
Kế hoạch nhân rộng
Hoạt động 1: Các khái niệm
Mục tiêu:
Sau khi hoàn thành hoạt động này, học viên:
1. Trình bày và thống nhất được một số khái niệm,
thuật ngữ có liên quan (vấn đề, tình huống, tình
huống có vấn đề, dạy học nêu vấn đề , dạy học dựa
trên giải quyết vấn đề);
2. Nắm được bản chất của phương pháp dạy học
dựa trên giải quyết vấn đề.
MỘT SỐ KHÁI NIỆM
VẤN ĐỀ
DẠY HỌC
NÊU VẤN ĐỀ
TÌNH HUỐNG
TÌNH HUỐNG
CÓ VẤN ĐỀ
DẠY HỌC
DỰA TRÊN
GIẢI QUYẾT
VẤN ĐỀ
“Điều cần được xem xét,
nghiên cứu, giải quyết”
“Sự
biến
“Câu diễn
hỏi hay
mộtcủa
điềutình
gì đóhình
chứa(tổng
đựng thể
sự
những
sự
kiện,
hiện
tượng
có
quan
hệ
với
nghi ngờ, không chắc chắn, khó khăn
nhau,
diễn ra
ra để
trong
một
không
thời
được đưa
thảo
luận
hay gian,
tìm kiếm
gian
nàohuống
đó, cho
thấy
mộtmối
tìnhquan
trạnghệhoặc
“Là
mà
trong
với
giải tình
pháp”
xu thế
triển
của nảy
sự vật),
mặtthuẫn
cần
chủ
thểphát
hành
động,
sinh về
mâu
phải
giữa đối
mộtphó”
bên chủ thể có nhu cầu giải
“Là
toàn
những
nhưnhững
tổ chức
quyết
tìnhbộhuống
đóhoạt
với động
một bên
tri
tình
có vấn
biểu đạt
vấn
đề và
thức,huống
kỹ năng
và đề,
phương
pháp
hiện
có
chỉ
cho
sự giúp
cần
thiết khi giải
củara
chủ
thểHS
chưa
đủ đểđỡ
giải
quyết.”
quyết vấn đề, kiểm tra cách giải quyết đó
“Là
dạy cùng
học dựa
trên quá
giải trình
quyếthệvấn
đề
và cuối
chỉ đạo
thống
thực
tiễn thức
có liên
ngườithức
học thu
và
hóa kiến
vàquan
củngđền
cố kiến
thuộc
được.”phạm vi nội dung học tập đã được
qui định trong ‘chuẩn kiến thức.”
KHÁI NIỆM
 Dạy học dựa trên giải quyết vấn đề là phương pháp dạy học theo
định hướng lấy học sinh làm trung tâm. Trong đó học sinh học về
các chủ đề thông qua các vấn đề có trong thực tiễn và liên quan tới
nội dung môn học. Làm việc theo nhóm, học sinh xác định những
điều đã biết, những điều cần biết, và làm thế nào để có được những
thông tin cần biết trong việc giải quyết vấn đề. (Answers.com)
 Dạy học dựa trên giải quyết vấn đề là dạy học dựa trên các vấn đề
thực tiễn có liên quan đến người học và liên quan đến nội dung học
tập đã được quy định trong “chuẩn kiến thức, kỹ năng”. Trên cơ sở
đó, người học tự chiếm lĩnh tri thức và phát triển các năng lực như
lập kế hoạch, tự định hướng học tập, hợp tác, các kỹ năng tư duy
bậc cao, kỹ năng sống. (PGS.TS Nguyễn Văn Khôi)
DẠY HỌC DỰA TRÊN GQVĐ
Khởi
đầu
THỰC TIỄN
G.Q
TÌM HIỂU
NỘI DUNG MÔN HỌC
HAY LIÊN MÔN
Vận
dụng
VẤN ĐỀ
KK
GIÁ TRỊ CỦA PBL
 Thuộc nhóm phương pháp dạy học lấy học sinh làm
trung tâm
 Gắn nội dung môn học với thực tiễn
 Kích thích hứng thú học tập của học sinh
 Rèn luyện khả năng tự định hướng, tự học cho học sinh
 Phát triển tư duy phê phán, kỹ năng giải quyết vấn đề, ra
quyết định
 Thúc đẩy làm việc hợp tác, phát triển kỹ năng sống
Ví dụ: Dạy học dựa trên giải quyết vấn đề
Bài Ôn dịch, thuốc lá (Ngữ văn 8):
* Giới thiệu bài mới (-> nêu tình huống):
Hiện nay hầu như ở bất kỳ nơi nào cũng có bản
khuyến cáo hoặc lời đề nghị: “Cấm hút thuốc lá”. Thế
nhưng hằng ngày vẫn nhan nhãn những người không làm
đúng như thế: Ở nhà sau bữa cơm, bố thường ngồi hút
thuốc lá; trong quán café, nhiều người tụ tập tán chuyện
với điếu thuốc lá phì phèo trên môi; rồi đến trường có
những bạn trốn vào nhà vệ sinh để hút thuốc lá; …
Vì sao phải “Cấm hút thuốc lá”?
Và làm thế nào để những người quanh em nhận thức
đầy đủ hơn về vấn đề này?
Ví dụ: Dạy học nêu vấn đề
Bài Kiều ở lầu Ngưng Bích (Ngữ văn 9):
Sau khi hướng dẫn HS tìm hiểu nỗi nhớ Kim Trọng
rồi đến nỗi nhớ cha mẹ trong tâm trạng Thúy Kiều lúc ở
lầu Ngưng Bích, GV có thể nêu vấn đề:
Phải chăng đại thi hào Nguyễn Du mặc nhiên cho
nàng Kiều coi trọng người yêu hơn đấng sinh thành?
Phân biệt hai phương pháp dạy học
Dạy học nêu vấn
đề là PPDH trong
đó HS Tham gia
một cách có hệ thống
vào quá trình giải
quyết các vấn đề và
các bài toán có vấn
đề được xây dựng
theo nội dung tài
liệu học trong
chương trình.
Dạy học dựa trên
giải quyết vấn đề
là dạy và học dựa
trên giải quyết vấn
đề thực tiễn có liên
quan đến người học
và nội dung học tập
được quy định trong
“chuẩn kiến thức,
kỹ năng”.
Phân biệt hai phương pháp dạy học
Dạy học
nêu vấn đề
- Vấn đề nằm trong
bài học => vận dụng
kiến thức trong bài
học để giải quyết.
- Vấn đề có thể nêu
trước, trong và sau
khi tìm hiểu bài học.
Dạy học dựa trên
giải quyết vấn đề
- Vấn đề nằm trong
thực tiễn đời sống có
liên quan đến bài học,
bản thân=>Tìm hiểu
bài học, vận dụng
kiến thức trong bài
học và vốn sống
thực tế để giải quyết.
- Vấn đề nêu ngay
từ đầu tiết học/đầu
hoạt động.
Giải lao
(15 phút)
Hoạt động 2: Ưu điểm, hạn chế
của dạy học dựa trên giải quyết vấn đề
Mục tiêu
Sau khi hoàn thành hoạt động này, học viên:
1. Trình bày được các ưu điểm, hạn chế của phương pháp
dạy học dựa trên giải quyết vấn đề;
2. Dự kiến được những thuận lợi, khó khăn và cách khắc
phục khi vận dụng phương pháp dạy học dựa trên giải
quyết vấn đề.
1. Các tình huống có vấn đề
* Tình huống 1: Bài Yêu thương con người (GDCD 7):
Cuộc sống luôn có những con người tốt, làm việc tốt vì đồng bào, đồng loại.
Hằng ngày họ đi quyên góp từng đồng tiền, từng tấm áo, từng lon gạo trợ giúp người
nghèo khổ; xả thân cứu người đuối nước; truy bắt bọn cướp để bảo vệ sự bình yên
cho xóm làng; …
Nhưng cũng có không ít người vì ích kỷ cá nhân mà sẵn sàng hành động một
cách vô tâm, tàn nhẫn:Hờ hững trước một cụ già neo đơn, bệnh tật; cướp giật tài
sản của người đi đường; ra tay sát hại người mình không ưa thích, kể cả những
người thân thích, …
Để cho cuộc sống ngày càng văn minh hơn, và mối quan hệ giữa con người
với con người ngày càng tốt đẹp hơn, nhân hậu hơn thì trước tiên bản thân em và
các bạn phải làm gì?
* Tình huống 2:
Hoạt động ngoài giờ lên lớp môn Địa lý:
TÌM HIỂU
VỀ VẤN ĐỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC
Ở ĐỊA PHƯƠNG
Trên đây là hai tình huống của dạy học dựa trên giải quyết vấn
đề của hai môn học khác nhau.
Theo anh/chị:
- Trong phương pháp dạy học này, GV và HS có những hoạt
động nào?
- Từ đó cho biết các ưu điểm, hạn chế và cách khắc phục khi
vận dụng phương pháp dạy học dựa trên giải quyết vấn đề.
* Phân công thảo luận:
- Nhóm 1,2,3: Tình huống 1
- Nhóm 4,5: Tình huống 2
(Thời gian: 20 phút)
2. Công việc của giáo viên và học sinh
GIÁO VIÊN
1. Hình thành nhóm
2. Giới thiệu tình huống
chứa đựng vấn đề;
giới thiệu vấn đề;
3. Thúc đẩy các nhóm;
4. Phản hồi kết quả
hoạt động nhóm;
5. Sử dụng các câu hỏi
để định hướng các hoạt
động của học sinh
và đưa ra các gợi ý
nếu cần
HỌC SINH
1. Xác định rõ vấn đề
2. Đề xuất ý tưởng, giải
pháp; xác định những
kiến thức đã biết, chưa
biết để giải quyết vấnđề
3. Tự nghiên cứu, tìm
Hiểu các thông tin chưa
biết
4. Kiểm nghiệm giả
thuyết, giải pháp
5. Trình bày kết quả
giải quyết vấn đề
3. Hoàn thiện phiếu thông tin (Phụ lục 2, tr. 25-26)
Phân tích một số ưu điểm, hạn chế nổi bật và thảo
luận, đề xuất cách khắc phục cũng như những điểm cần
lưu ý khi vận dụng phương pháp dạy học dựa trên giải
quyết vấn đề.
(Thời gian: 20 phút)
=> Ưu điểm của dạy học
dựa trên giải quyết vấn đề
1. Thuộc nhóm phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm
2. Gắn nội dung môn học với thực tiễn
3. Kích thích hứng thú học tập của học sinh
4. Rèn luyện khả năng tự định hướng, tự học cho học sinh
5. Phát triển tư duy phê phán, kỹ năng giải quyết vấn đề, ra quyết định
6. Thúc đẩy làm việc hợp tác, phát triển kỹ năng sống
=> Khuyết điểm và hướng khắc phục của dạy học dựa trên giải quyết
vấn đề
1. HS: - Có thể không làm đúng những điều GV muốn (tinh thần, thái độ, phương
pháp làm việc,…) -> quản lý, giúp đỡ, thuyết phục
- Không đủ khả năng khám phá hết yêu cầu của bài học/hoạt động giáo
dục ngoài giờ lên lớp hoặc đi sai hướng giải quyết vấn đề -> không cầu toàn,
theo dõi, chấn chỉnh kịp thời
2. GV: - Khó khăn khi chọn vấn đề phù hợp -> Đối chiếu nội dung, yêu cầu bài học
với thực tế; cách xây dựng tình huống có vấn đề
- Tốn thời gian để lập kế hoạch và thực hiện dạy học dựa trên giải quyết
vấn đề -> Quy trình thực hiện
Hoạt động 3: Các kỹ năng cần thiết trong dạy học
dựa trên giải quyết vấn đề
Mục tiêu:
Sau khi hoàn thành hoạt động này, học viên:
1. Mô tả được yêu cầu và các mức độ khác nhau của vấn đề.
2. Trình bày được một số kỹ năng cần thiết trong dạy học
dựa trên giải quyết vấn đề. Trong đó tập trung vào kỹ năng phát
hiện vấn đề.
3. Vận dụng được các kỹ năng để tạo ra ví dụ cụ thể.
1. Khái niệm vấn đề: Vấn đề là câu hỏi hay
một điều gì đó chứa đựng sự nghi ngờ, sự
không chắc chắn, khó khăn và được đưa
ra để thảo luận hay tìm kiếm giải pháp.
2. Các mức độ thể hiện của vấn đề:
* Mức độ 1: Bài tập vận dụng
* Mức độ 2: Câu chuyện thực tế dựa trên bài tập
* Mức độ 3: Tình huống thực tế
(Đối chiếu 3 mức độ trong tài liệu, tr.27-29)
3. Kỹ năng xác định vấn đề
Nhóm 1
Từ nguyên
lý, khái niệm
xây dựng bài
toán
Nhóm 3
Khai thác
các yếu
tố trái
ngược (a)
Tạo tình
Huống có
Vấn đề
Nhóm 5
Khai thác
các yếu tố
ngược (c/d)
(Phụ lục 3, tr.30-32.
Thời gian: 30 phút)
Nhóm 2
Tìm kiếm sự
tồn tại của
nguyên lý, khái
niệm trong
thực tiễn
Nhóm 4
Khai thác
các yếu tố
ngược (b)
=> Yêu cầu của vấn đề được sử dụng trong dạy học
a) Nội dung: 1. Tồn tại mâu thuẫn, kiến thức đã có không đủ
giải quyết;
2. Có cơ sở từ nội dung học tập;
3. Liên quan tới thực tiễn;
4. Giúp pháp triển kỹ năng tư duy ở mức cao;
5. Thu hút sự quan tâm, hứng thú từ người học;
6. Khuyến khích hợp tác, giải quyết vấn đề.
b) Hình thức: 1. Chuyển hóa các bài tập thành tình huống trong thực tiễn và được
thể hiện thông qua câu chuyện.
2. Câu chuyện ngắn gọn; đảm bảo đầy đủ các yếu tố để HS thực hiện và
phải dễ hiểu, dễ nhớ, lôi cuốn.
4. Một số kỹ năng khác
Thảo luận: Tài liệu, tr. 32-45, thời gian 15 phút
Nhóm 1
Kỹ năng
giải quyết
vấn đề
Nhóm 2
Kỹ năng
Lập sơ đồ
Tư duy
Nhóm 3
Kỹ năng
Nhận biết
Giả thuyết
-Kết luận
Nhóm 4
Kỹ năng
Tư duy
Hệ thống
Nhóm 5
Kỹ năng
Sử dụng
Cây
vấn đề
Nhóm 5
Kỹ năng
sử dụng
“Khung
Logic”
Nhóm 1
Kỹ năng
giải quyết
vấn đề
Phân
tích
Vấn
đề
Lựa
Chọn
Giải
pháp
Thực
Thi
Giải
pháp
Đánh
Giá
Giải
pháp
Nhóm 2
Kỹ năng
Lập sơ đồ
Tư duy
Lên kế
hoạch
cho một
buổi
thuyết
trình,
báo cáo
Đưa ra
những
ý tưởng
sáng
tạo nổi
bật
Đạt được sự chủ động trong
cuộc sống
Lên kế hoạch cho những
mục tiêu cá nhân
Ghi
nhớ
mọi
việc
Phát
triển
khả
năng
thuyết
phục,
đàm
phán
Nhận biết giả thuyết:
Tìm và liệt kê những điều đã
biết, những manh mối được
cho biết trước của vấn đề.
Nhận biết kết luận:
Tìm câu hỏi/mâu thuẫn lớn
nhất, khái quát nhất của vấn đề.
Chia câu hỏi lớn thành các câu
hỏi nhỏ.
Nhóm 3
Kỹ năng
nhận biết
Giả thuyết
-Kết luận
Nhóm 4: Kỹ năng tư duy hệ thống
Nguyên
nhân
Mâu
thuẫn
Giải pháp
Hậu
quả
Kết quả
Tương lai
Nhóm 5: Kỹ năng Sử dụng Cây vấn đề
Hậu quả
Tán lá
Vấn đề
trung tâm
Tán lá
Tán lá
Thân
Rễ
Nguyên nhân
sâu xa
Rễ
Rễ
Rễ
Nhóm 5: Kỹ năng sử dụng“Khung Lôgic”
Vấn đề
Nguyên nhân
Giải pháp
A
A1
A 1.1
A. 2. 2
…
A2
A. 2.1
A. 2.2
…
…
Kết quả tương
lai
TRẢI NGHIỆM 1
Nam đi mua bánh Pizza nhân ngày sinh nhật em trai,
cửa hàng có 2 loại bánh: bánh nhỏ đường kính 10cm giá
20 ngàn đồng; bánh to đường kính 20cm giá 75 ngàn
đồng. Nam băn khoăn, mua loại nào sẽ rẻ hơn.
 Giải lao
Hoạt động 4: Quy trình dạy học
dựa trên giải quyết vấn đề
Sau khi hoàn thành hoạt động này, học viên:
1 Phân tích được quy trình dạy học dựa trên
giải quyết vấn đề;
2. Cụ thể hóa nội dung từng bước trong quy
trình.
1. Nghiên cứu tài liệu (tr. 46-48)
Nhóm 1
Điền thuật
ngữ vào
Khung quy
trình
Nhóm 4
Giải quyết
Vấn đề
Nhóm 3
Tự tìm
hiểu các
kiến thức
liên quan
Nhóm 2
Xác định,
tìm hiểu
vấn đề
Nhóm 5
Trình bày
kết quả
QUY TRÌNH PBL
THUẬT NGỮ TRONG QUY TRÌNH
1.GT TH chứa đựng Vấn đề
7.Tự tìm hiểu KT liên quan
12.Yếu tố chưa biết
2.Xác định và tìm hiểu Vấn đề
8.Yếu tố đã biết
13.Liệt kê KT chưa biết
3.Đặt câu hỏi
9.Đề xuất ý tưởng, GT
14.Trình bày kết quả
4.Xác định KT cần cho GQVĐ
10.Giải quyết Vấn đề
15.Định hướng nguồn TT
5.Tự nghiên cứu
11.Kiểm nghiệm YT, GT
16.HTH kiến thức mới
6.Viết BC kết luận, tạo SP
17.Thể chế hóa KT học được
2. Phân tích quy trình dạy học
Nhóm 2
Xác định,
tìm hiểu
vấn đề
1. Giới thiệu tình huống
chứa đựng vấn đề;
2. Làm sáng tỏ vấn đề;
3. Đề xuất các ý tưởng,
giả thiết;
4. Xác định các kiến thức
cần cho việc giải quyết
vấn đề;
5. Liệt kê những kiến
thức chưa biết.
Nhóm 3
Tự tìm
hiểu các
kiến thức
liên quan
1.Định hướng nguồn
thông tin (SGK,
Internet, tham vấn
các chuyên gia …);
2. Tự nghiên cứu
(có thể trao đổi với
nhóm, …).
Nhóm 4
Giải quyết
Vấn đề
1. Hệ thống hóa kiến
Thức mới nhận được;
2. Đánh giá ý tưởng,
giả thuyết.
Nhóm 5
Trình bày
kết quả
1. Viết báo cáo kết luận
hay tạo sản phẩm;
2. Thể chế hóa kiến thức
Học được.
1.
Bài tập về nhà:
Nhóm 1: Cho một ví dụ minh họa Mức độ 1;
Nhóm 2: Cho một ví dụ minh họa Mức độ 2;
Nhóm 3: Cho một ví dụ minh họa Mức độ 3;
Nhóm 4: Cho một ví dụ minh họa Mức độ 4;
Nhóm 5: Nhận xét chung các mức độ vận dụng.
2.
. Nhóm 1, 2, 3: Thiết kế một bài dạy cụ thể theo phương pháp dạy học
dựa trên giải quyết vấn đề.
Nhóm 4, 5: Thiết kế một hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo
phương pháp dạy học dựa trên giải quyết vấn đề.
Hoạt động 5:
Các mức độ vận dụng của dạy học
dựa trên giải quyết vấn đề
Mục tiêu:
Sau khi hoàn thành hoạt động này, học viên:
1. Phân biệt được bốn mức độ khác nhau của dạy học dựa
trên giải quyết vấn đề;
2. Trình bày được cơ sở phân chia và điều kiện áp dụng các
mức độ khác nhau của dạy học giải quyết vấn đề.
1. Các mức độ vận dụng
(Thảo luận nhóm 20 phút)
Nhóm 1:
Ví dụ về
DHDTGQ
VĐ ở Mức
1
Nhóm 3:
Ví dụ về
DHDTGQV
Đ ở Mức 3
Nhóm 2:
Ví dụ về
DHDTGQVĐ
ở Mức 2
Nhóm 5:
Nhận xét
chung về
các mức độ
vận dụng
Nhóm 4:
Ví dụ về
DHDTGQV
Đ ở Mức 4
Nhóm 1:
Một ví dụ về dạy học dựa trên giải quyết vấn đề ở mức
độ 1.
Nhóm 2:
Một ví dụ về dạy học dựa trên giải quyết vấn đề ở mức
độ 2.
Nhóm 3:
Một ví dụ về dạy học dựa trên giải quyết vấn đề ở mức
độ 3.
Nhóm 4:
Một ví dụ về dạy học dựa trên giải quyết vấn đề ở mức
độ 4.
Nhóm 5: Bốn mức độ
dạy học dựa trên giải quyết vấn đề
Các mức Đặt vấn đề
Nêu giả
thuyết
Lập kế
hoạch
Giải quyết
vấn đề
Kết luận
1
GV
GV
GV
HS
GV
2
GV
GV
HS
HS
GV+HS
3
HS+GV
HS
HS
HS
HS+GV
4
HS
HS
HS
HS
HS+GV
Tóm tắt hoạt động 5:
Các mức độ vận dụng của dạy học
dựa trên giải quyết vấn đề
1. Phân biệt được bốn mức độ khác nhau của dạy học dựa
trên giải quyết vấn đề;
2. Trình bày được cơ sở phân chia và điều kiện áp dụng
các mức độ khác nhau của dạy học giải quyết vấn đề.
* Ngoài ra anh/chị có thắc mắc hay đề xuất nào nữa
không?
Giải lao
(15 phút)
Hoạt động 6: Lập kế hoạch dạy học
dựa trên giải quyết vấn đề
Mục tiêu:
Sau khi hoàn thành hoạt động này, học viên:
1. Nắm được các bước lập kế hoạch cho một bài dạy/một
hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp;
2. Lập được kế hoạch dạy học dựa trên giải quyết vấn đề
cho một vấn đề cụ thể thuộc chuyên môn đảm nhiệm.
Giới thiệu
Thiết kế hoạt động dạy học dựa trên
giải quyết vấn đề
(Tài liệu, tr. 58)
1. Thực hành (30 phút)
Mỗi nhóm thiết kế một hoạt động
dạy học dựa trên giải quyết vấn đề.
2. Giới thiệu một số kế hoạch dạy học dựa trên giải
quyết vấn đề
Giáo án tiết dạy:
Bài Phương châm về lượng trong hội thoại (môn
Ngữ văn)
2. Giới thiệu Kế hoạch tổ chức ngoại khóa:
- Tìm hiểu về vấn đề ô nhiễm môi trường nước ở
địa phương (môn Địa lý)
1.
2. Giới thiệu một số kế hoạch dạy học dựa trên giải
quyết vấn đề
Giáo án tiết dạy:
Bài Phương châm về lượng trong hội thoại (môn
Ngữ văn)
2. Giới thiệu Kế hoạch tổ chức ngoại khóa:
- Tìm hiểu về vấn đề ô nhiễm môi trường nước ở
địa phương (môn Địa lý)
1.
Tóm tắt hoạt động 6:
Lập kế hoạch dạy học
dựa trên giải quyết vấn đề
1. Tìm hiểu Kế hoạch bài dạy;
2. Thiết kế kế hoạch cụ thể cho một bài học, một hoạt
động ngoại khóa.
* Ngoài ra các anh/ chị còn có thắc mắc hoặc đề xuất nào
nữa không?
Nhận xét chung về
Phương pháp dạy học
dựa trên giải quyết vấn đề
(Tác giả: Trần Thục Hiền)
1. Những định nghĩa về phương pháp dạy học dựa trên vấn đề
Tùy thuộc vào góc độ nhìn nhận mà có thể định nghĩa phương
pháp dạy học dựa trên vấn đề theo các cách sau đây:
- Dạy học dựa trên vấn đề là hoạt động học tập trong bối cảnh
thực tiễn nhằm cung cấp kỹ năng giải quyết vấn đề, tăng cường
năng lực tự học và khả năng làm việc nhóm.
- Dạy học dựa trên vấn đề là phương pháp học tập trong đó
các vấn đề có liên quan đến thực tiễn được lựa chọn cẩn thận và
được sử dụng làm nền tảng cho chương trình học.
- Dạy học dựa trên vấn đề là một cách tiếp cận tổng thể trong
giáo dục, ở góc độ chương trình học lẫn quá trình học: chương
trình học bao gồm những vấn đề được lựa chọn và thiết kế cẩn thận
nhằm giúp người học tiếp nhận tri thức một cách có phê phán, tăng
cường kỹ năng giải quyết vấn đề, khả năng tự học và kỹ năng làm
việc nhóm; quá trình học có tính hệ thống như quá trình giải quyết
vấn đề hoặc thử thách có thể gặp trong đời sống.
- Dạy học dựa trên vấn đề là phương pháp dạy học nhằm giúp
người học tiếp nhận tri thức và kỹ năng thông qua một quá trình
học-hỏi được thiết kế dựa trên những câu hỏi, những vấn đề, và
những nhiệm vụ thực tiễn được xây dựng cẩn thận.
2. Mục tiêu của phương pháp dạy học dựa trên vấn đề
Phương pháp dạy học dựa trên vấn đề hướng đến các mục
tiêu tổng quát sau:
- Về nhận thức: giúp người học có cơ hội nắm chắc kiến thức
theo chiều rộng lẫn chiều sâu. Điều này có được là do trong quá
trình tìm hiểu và giải quyết vấn đề, người học hoàn toàn chủ động
trong việc xác định những nội dung có liên quan để nghiên cứu, tìm
hiểu, và vận dụng.
- Về kỹ năng: giúp người học phát triển năng lực đọc tài liệu,
kỹ năng nghiên cứu khoa học, kỹ năng giải quyết vấn đề, các kỹ
năng xã hội như: làm việc nhóm, thuyết trình, tranh luận, thương
lượng, … Những kỹ năng này được hình thành trong quá trình
người học nghiên cứu, vận dụng tài liệu, làm việc cùng với nhóm để
giải quyết vấn đề và sau đó là trình bày kết quả trước tập thể lớp.
- Về thái độ: giúp người học cảm thấy gắn bó và yêu thích
môn học và sự học, thấy được những giá trị của hoạt động nhóm
đối với bản thân. Sự thay đổi về thái độ như vậy sẽ diễn ra từng
bước theo quá trình phát triển của phương pháp dạy học nếu được
tổ chức có hiệu quả.
3. Những đặc điểm của phương pháp dạy học dựa trên vấn đề
3.1 Vấn đề là bối cảnh trung tâm của hoạt động dạy và học:
Có thể nói rằng phương pháp dạy học dựa trên vấn đề đảo lộn
thứ tự của hoạt động dạy và học nếu so với các phương pháp truyền
thống ở đó thông tin được giảng viên (GV) trình bày từ thấp đến cao
theo một trình tự nhất định, và người học sẽ chỉ được tiếp cận với một
vấn đề cần được lý giải (nếu có) một khi họ đã được trang bị đầy đủ
những kiến thức cần thiết. Trong phương pháp DHDTVĐ, người học
được tiếp cận với vấn đề ngay ở giai đoạn đầu của một đơn vị bài
giảng. Vấn đề có thể là một hiện tượng của tự nhiên hoặc là một sự
kiện/tình huống đã, đang hoặc có thể sẽ diễn ra trong thực tế và chứa
đựng những điều cần được lý giải.
3.2 Người học tự tìm tòi để xác định những nguồn thông
tin giúp giải quyết vấn đề:
Trên cơ sở vấn đề được nêu ra, chính người học phải chủ
động tìm kiếm thông tin thích hợp để giải quyết vấn đề. Thông tin có
thể ở nhiều dạng và từ nhiều nguồn khác nhau (sách, báo, phim,
ảnh, từ internet…). Nói cách khác, chính người học gần như phải tự
trang bị cho mình phần “lý thuyết” nhằm có đủ kiến thức để tiếp cận
và giải quyết vấn đề.
3.3 Thảo luận nhóm là hoạt động cốt lõi:
Mặc dù phương pháp có thể được áp dụng cho riêng từng
người học, trong đa số các ứng dụng người ta thường kết hợp với
hoạt động nhóm. Thông qua thảo luận ở nhóm nhỏ, người học chia
sẻ nguồn thông tin và cùng nhau hình thành các giả thuyết giúp giải
quyết vấn đề, kiểm tra giả thuyết và đi đến kết luận.
Nhờ hoạt động nhóm, người học được rèn luyện thêm các kỹ
năng cần thiết khác ngoài mục đích lĩnh hội kiến thức.
3.4 Vai trò của giáo viên mang tính hỗ trợ:
Giáo viên đóng vai trò định hướng (chỉ ra những
điều cần được lý giải của vấn đề), trợ giúp (chỉ ra nguồn
thông tin, giải đáp thắc mắc,…), đánh giá (kiểm tra các
giả thuyết và kết luận của người học), hệ thống hóa kiến
thức, khái quát hóa các kết luận.
4. Phân loại vấn đề: Vấn đề dùng trong dạy học có thể
được phân thành năm dạng, từ đơn giản đến phức
tạp như sau [5]:
Dạng
vấn đề
Nội dung
Phương pháp
Giải pháp
GV
NH
GV
NH
GV
NH
1
Biết
Biết
Biết
Biết
Biết
Chưa biết
2
Biết
Biết
Biết
Chưa
biết
Biết
Chưa biết
3
Biết
Biết
Biết
ít/nhiều
Chưa
biết
Biết
ít/nhiều
Chưa biết
4
Biết
Biết
Chưa biết Chưa
biết
Chưa biết
Chưa biết
5
Chưa biết Chưa
biết
Chưa biết Chưa
biết
Chưa biết
Chưa biết
* Dạng I: Vấn đề được giáo viên và người học (NH) biết cả về
nội dung, phương pháp và giải pháp. Dạng này được dùng để kiểm
tra những điều người học đã được học hoặc đã được làm quen.
Ví dụ: Hãy tìm nghiệm của phương trình: 3×2 – 8x + 5 = 0
* Dạng II: Vấn đề được giáo viên và người học biết về nội
dung. Về phương pháp và giải pháp, giáo viêm nắm rõ còn người
học thì chưa biết và họ cần phải đưa ra quan điểm riêng.
Ví dụ: Hãy đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế hao phí điện
năng trong phạm vi của một cơ quan, xí nghiệp.
* Dạng III: Vấn đề được giáo viên và người học biết về nội dung. Về
phương pháp và giải pháp, giáo viên có thể biết đầy đủ hoặc một
phần, còn người học thì chưa biết và họ cần phải đưa ra quan điểm
riêng.
Ví dụ: Hãy xây dựng các phương trình toán bao hàm ba con
số: 2, 3, 5.
* Dạng IV: Vấn đề được giáo viên và người học biết về nội dung.
Về phương pháp và giải pháp, cả giáo viên lẫn người học đều chưa
biết.
Ví dụ: Làm thế nào để một trái bóng đá có thể chìm trong
nước?
* Dạng V: Giáo viên và người học đều chưa biết nội
dung của vấn đề cũng như phương pháp và giải pháp
tiến hành.
Ví dụ: Hãy đưa ra ba vấn đề quan trọng nhất đối với
sự phát triển của Quốc gia và cách thức giải quyết các
vấn đề đó.
5. Ưu, nhược điểm của phương pháp dạy học dựa trên vấn đề
5.1 Ưu điểm
- Phát huy tính tích cực, chủ động trong học tập: Vì phương
pháp dạy học dựa trên vấn đề dựa trên cơ sở tâm lý là kích thích hoạt
động nhận thức bởi sự tò mò và ham hiểu biết cho nên thái độ học tập
của người học mang nhiều yếu tố tích cực. Năng lực tư duy của người
học một khi được khơi dậy sẽ giúp họ cảm thấy thích thú và trở nên tự
giác hơn trên con đường tìm kiếm tri thức.
- Người học được rèn luyện các kỹ năng cần thiết: Thông qua
hoạt động tìm kiếm thông tin và lý giải vấn đề của cá nhân và tập thể,
người học được rèn luyện thói quen/kỹ năng đọc tài liệu, phương pháp
tư duy khoa học, tranh luận khoa học, làm việc tập thể… Đây là những
kỹ năng rất quan trọng cho người học đối với công việc sau này của họ.
- Người học được sớm tiếp cận những vấn đề thực tiễn:
Giáo dục của ta bấy lâu nay thường bị phê phán là xa rời thực tiễn.
Phương pháp này có thể giúp người học tiếp cận sớm với những
vấn đề đang diễn ra trong thực tế có liên quan chặt chẽ với chuyên
ngành đang học; đồng thời họ cũng được trang bị những kiến thức,
kỹ năng để giải quyết những vấn đề đó.
- Bài học được tiếp thu vừa rộng vừa sâu, được lưu giữ
lâu trong trí nhớ người học: Do được chủ động tìm kiếm kiến thức
và vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề, người học có thể nắm
bắt bài học một cách sâu sắc và vì vậy họ nhớ bài rất lâu so với
trường hợp tiếp nhận thông tin một cách thụ động thông qua nghe
giảng thuần túy.
- Đòi hỏi giáo viên không ngừng vươn lên: Việc điều chỉnh
vai trò của giáo viên từ vị trí trung tâm sang hỗ trợ cho hoạt động
học tập đòi hỏi nhiều nổ lực từ phía giáo viên. Đồng thời theo
phương pháp này, giáo viên cần tìm tòi, xây dựng những vấn đề
vừa lý thú vừa phù hợp với môn học và thời gian cho phép; biết
cách xử lý khéo léo những tình huống diễn ra trong thảo luận… Có
thể nói rằng phương pháp dạy học dựa trên vấn đề tạo môi trường
giúp giáo viên không ngừng tự nâng cao trình độ và các kỹ năng sư
phạm tích cực.
5.2 Nhược điểm
- Khó vận dụng ở những môn học có tính trừu tượng cao:
Phương pháp này không cho kết quả như nhau đối với tất cả các
môn học, mặc dù nó có thể được áp dụng một cách rộng rãi. Thực
tế cho thấy những môn học gắn bó càng nhiều với thực tiễn thì càng
dễ xây dựng vấn đề, và vì vậy khả năng ứng dụng của phương
pháp càng cao.
- Khó vận dụng cho lớp đông: Lớp càng đông thì càng có
nhiều nhóm nhỏ vì vậy việc tổ chức, quản lý sẽ càng phức tạp. Một
GV rất khó theo dõi và hướng dẫn thảo luận cho cả chục nhóm
người học. Trong trường hợp này, vai trò trợ giảng sẽ rất cần thiết.
-----------------------
Thư giãn:
TỔNG KẾT LỚP TẬP HUẤN
TRIỂN KHAI TẬP HUẤN NHÂN
RỘNG TẠI CÁC TRƯỜNG THCS
Add your company slogan