Transcript KQHT 2
KQHT 2. TƯ TƯỞNG KINH TẾ
THỜI CỔ ĐẠI VÀ TRUNG CỔ
Giảng viên: Nguyễn Văn Vũ An
Bộ môn Tài chính – Ngân hàng
A- TƯ TƯỞNG KINH TẾ THỜI CỔ ĐẠI
Ở phương Đông, thời cổ đại bắt đầu từ cuối thế
kỷ IV đến thế kỷ thứ III, trước công nguyên. Ở
phương Tây, thời cổ đại bắt đầu từ cuối thế kỷ
III đến cuối thế kỷ II trước công nguyên.
Đặc trưng kinh tế- xã hội thời cổ đại
(Hy Lạp)
Đặc trưng của xã hội thời cổ đại gắn với chế
độ chiếm hữu nô lệ
Tình hình đó đặt ra cho những nhà tư tưởng
chủ nô nhiệm vụ
Phải tìm cách làm giảm mâu thuẩn của xã hội nô
lệ, bảo vệ sự sống còn của xã hội nô lệ và lợi ích
của giai cấp chủ nô
Xác định phương hướng phát triển kinh tế vào
công nghiệp, nông nghiệp hay thương nghiệp
Đặc điểm tư tưởng kinh tế thời cổ đại
Thừa nhận sự tồn tại của chế độ nô lệ là hợp lý
và duy nhất
Platon coi XH chiếm hữu nô lệ là một “xã hội lý
tưởng”
Aristote coi chế độ nô lệ là do bản thân tự nhiên
sáng tạo nên
Đặc điểm tư tưởng kinh tế thời cổ đại
Tư tưởng coi khinh lao động chân tay
Platon cho rằng lao động chân tay là điều nhục
nhã, đáng hỗ thẹn vì nó làm hư hỏng con người,
người lao động không thể là người bạn tốt, chiến sĩ
tốt
Aristote thì quan niệm công dân chỉ nên tham gia
chiến trận và quản lý nhà nước, không nên làm
nghề thủ công, buôn bán và cày ruộng là những
công việc “trái với lòng từ thiện”
Đặc điểm tư tưởng kinh tế thời cổ đại
Lên án họat động thương nghiệp, cho vay
nặng lãi, đồng thời lý tưởng hóa nền kinh tế tự
nhiên
Platon cho rằng thương nghiệp là một tội ác, là
công việc nhục nhã, xấu xa đối với con người vì nó
phát triển tính giả dối, lường gạt
Aristote cho họat động cho vay nặng lãi cũng xấu
xa như kinh doanh nhà chứa và so với việc cho vay
nặng lãi thì cướp bóc trực tiếp là điều vinh dự hơn
Đặc điểm tư tưởng kinh tế thời cổ đại
Lên án sự tồn tại và phát triển tầng lớp quý
tộc, tài chính trong xã hội
Platon mơ ước đến xã hội lý tưởng trong đó không
có chế độ tư hữu, một xã hội toàn những công dân
tự do (nhưng vẫn còn nô lệ)
Aristote phê phán gay gắt sự phân hóa giàu nghèo
và sự bần cùng của xã hội, nhưng đồng thời ông
không chủ trương chống lại chế độ tư hữu
Đặc điểm tư tưởng kinh tế thời cổ đại
Trong lý luận của các nhà Hy Lạp cổ đại đã có
yếu tố phân tích kinh tế
Họ đã biết đến những phạm trù như: phân công lao
động, giá trị, giá trị sử dụng, giá trị trao đổi, một số
chức năng của tiền tệ
Biết đề cập đến vai trò nhà nước đối với nền kinh
tế, ảnh hưởng cung- cầu đến giá cả hàng hóa
Một số tư tưởng kinh tế chủ yếu
Tư tưởng kinh tế của Xénophon
Tư tưởng kinh tế của Platon
Tư tưởng kinh tế của Aristote
Tư tưởng kinh tế của Khổng Tử
Tư tưởng kinh tế của Xénophon
Tư tưởng về phân công lao động: Ông cho
rằng phân công lao động thúc đẩy lưu thông
hàng hóa. Ông thấy được mối quan hệ giữa
phân công lao động và thị trường
Quan niệm về giá trị: Ông nói: “cây sáo không
có giá trị đối với người không biết thổi, nhưng
đem bán nó vẫn có giá trị”
Tư tưởng kinh tế của Xénophon
Về tiền tệ: Xénophon đã phát triển khái niệm
tiền tệ dưới cái tính quy định đặc thù trong
hình thái của chúng với tư cách là tiền tệ và
tiền tích trữ. Xénophon cho rằng bạc là tiền tệ
có nhu cầu vô hạn
Nghiên cứu về mối quan hệ giữa giá cả hàng
hóa và việc cung-cầu hàng hóa: Ông khuyên
nên mua nô lệ theo từng toán nhỏ để nhu cầu
lớn không làm tăng giá cả
Tư tưởng kinh tế của Platon
Sự tồn tại của giai cấp trong xã hội là tất yếu: Ông
cho rằng sự phân chia giai cấp là tình trạng tự nhiên
của xã hội, từ giai cấp lại sinh ra nhà nước. Ông luôn
thuyết phục cho tư tưởng “cha truyền, con nối” trong
nghề nghiệp
Trên cơ sở phân công, ông xây dựng một nhà nước lý
tưởng bao gồm các giai cấp sau:
Tầng chóp: Bao gồm các triết nhân và quân nhân đứng đầu
cộng đồng nô lệ
Tầng trung gian: Gồm những người nông dân
Tầng dưới đáy: Gồm những người nô lệ
Tư tưởng kinh tế của Platon
Sự trao đổi sản phẩm cũng là tất yếu và bắt
nguồn từ sự phân công lao động xã hội, nó là
hình thức liên hệ xã hội giữa những người sản
xuất
Những vấn đề lý luận về sản xuất hàng hóa
Ông nghiên cứu tiền tệ chỉ với 2 thuộc tính quy
định nó là thước đo giá trị và ký hiệu giá trị
Platon chống lại khuynh hướng công thương trong
nền kinh tế Hy Lạp, chống lại sự phát triển kinh tế
hàng hóa, đòi quay lại nền kinh tế tự nhiên
Tư tưởng kinh tế của Aristote
Phủ nhận lý luận của Platon về nhà nước lý
tưởng
Phản đối sự phân chia xã hội thành 2 đẳng cấp: các
nhà triết học và chiến sĩ
Ông cho rằng nhà nước là một hình thái giao dịch
quan trọng nhất, hình thái một là gia đình, hình
thái hai là thôn xóm
Ông chống lại quan điểm về sở hữu tập thể của
Platon, bảo vệ chế độ tư hữu tài sản
Tư tưởng kinh tế của Aristote
Về một số phạm trù của kinh tế hàng hóa như
Ông nói: “Sự trao đổi không thể có được nếu
không có sự bằng nhau”
Ông nói: “Có một công cụ của trao đổi là tiền tệ”
Các Mác nhận xét:“ Thiên tài Aristote là chổ đó,
trong biểu hiện giá trị của hàng hóa, ông tìm ra
quan hệ bình đẳng”
Tư tưởng kinh tế của Aristote
Về tiền tệ: Ông giải thích nguồn gốc xuất hiện
của tiền là do khó khăn trong vấn đề trao đổi,
do thỏa thuận của những người đem trao đổi,
do việc mở rộng quan hệ thị trường và khẳng
định chỉ có tiền mới làm cho các hàng hóa
được so sánh với nhau
Tư tưởng kinh tế của Aristote
Về thương nghiệp
Thương nghiệp trao đổi H – H
Thương nghiệp hàng hóa T – H
Đại thương nghiệp: trao đổi nhằm mục đích làm
giàu, tăng khối lượng tiền tệ: T – H – T’
Tư tưởng kinh tế của Aristote
Về thương nghiệp: Ông cho có 2 loại kinh
doanh
Những họat động kinh tế: giá trị sử dụng có tác
dụng kích thích là chủ yếu, trao đổi là phương tiện
để tổ chức kinh tế tốt hơn
Việc sản xuất ra của cải: Mục đích của loại kinh
doanh nầy là làm giàu và tăng khối lượng tiền tệ
Tư tưởng kinh tế của Aristote
Về nguồn gốc của lợi nhuận thương nhân và
các nhà sản xuất công nghiệp: Aristote cho
rằng đó là do địa vị độc quyền mà có và lợi
nhuận nầy cũng như lợi tức cho vay là một
hiện tượng không bình thường trái quy luật.
Tư tưởng kinh tế của Khổng Tử
Quan điểm kinh tế của phái Pháp gia: Đây là
trào lưu tư tưởng gắn chặt với chủ nô và nông
dân giàu. Theo họ, chỉ có nghề nông với nghề
binh là chính đáng, còn thương mại và thủ
công có hại cho nhà nước
Tư tưởng kinh tế của Khổng Tử
Quản Tử Luận
Phân chia xã hội thành đẳng cấp, coi sĩ, nông,
công, thương là cơ sở của đất nước
Xem nghề nông là nghề chủ yếu
Tán thành sự can thiệp nhà nước vào đời sống kinh
tế
Thị trường là nơi điều tiết tất cả các hàng hóa.
Những người gắn liền với thị trường có thể biết vì
sao mà có trật tự, không trật tự, vì sao mà hàng hóa
nhiều hay ít
B. TƯ TƯỞNG KINH TẾ THỜI
TRUNG CỔ
Sơ kỳ Trung cổ (thế kỷ V đến cuối thế kỷ XI):
thời kỳ hình thành xã hội phong kiến
Trung kỳ trung cổ (thế kỷ XII đến thế kỷ
XIV): thời kỳ phát triển của xã hội phong kiến
Hậu kỳ trung cổ (thế kỷ XVI - thế kỷ XVII):
thời kỳ tan rã của chế độ phong kiến và sự ra
đời của CNTB
Đặc điểm tư tưởng kinh tế thời
Trung cổ
Tư tưởng kinh tế thời kỳ nầy có thể khái quát như
sau: bênh vực cho nền kinh tế tự nhiên, ít chú ý đến
những vấn đề kinh tế hàng hóa như: Giá trị, tiền tệ
v.v..Ở họ không có khái niệm giá trị, lên án thương
nghiệp và cho vay nặng lãi
Chiếm vị trí quan trọng trong các quan điểm kinh tế
thời kỳ phong kiến là học thuyết “giá cả công bằng”
Một số luận điểm của
Saint Thomas d’Aquin
Về quyền tư hữu: Ông ca ngợi chế độ tư hữu tài sản,
bênhh vực chế độ tư hữu và nhà thờ. Ông coi quyền
quản lý tài vật là do tạo hóa giao phó
Về các họat động kinh tế: Thomas d’ Aquin phân biệt
2 loại:
Những nỗ lực trực tiếp tạo ra của cải vật chất để chiếm hữu
và hưởng dụng là rất đáng thương và rất đáng kính trọng;
Những họat động trung gian hưởng lợi dựa trên lao động
người khác là những hoạt động đáng chê trách và bị trừng
phạt
Một số luận điểm của
Saint Thomas d’Aquin
Về tư bản và lợi nhuận: Quan niệm bây giờ
cấm cho vay nặng lãi vì tiền không thể sinh ra
tiền được
Về địa tô: Thomas d’Aquin quan niệm địa tô là
khoản thu nhập của ruộng đất, khoản này khác
với thu nhập từ tư bản và tiền tệ
Về dân số: Chỉ có Thomas d’ Aquin là lo ngại
sự gia tăng dân số quá mức