MỘT SỐ NGÔI CHÙA Linh sơn cổ tự nằm trên đường Hoàng Hoa Thám, tuy không đồ sộ, rộng lớn nhưng là ngôi.

Download Report

Transcript MỘT SỐ NGÔI CHÙA Linh sơn cổ tự nằm trên đường Hoàng Hoa Thám, tuy không đồ sộ, rộng lớn nhưng là ngôi.

MỘT SỐ NGÔI
CHÙA
Linh sơn cổ tự nằm trên đường Hoàng Hoa Thám,
tuy không đồ sộ, rộng lớn nhưng là ngôi chùa lâu
đời nhất ở Vũng Tàu. Lúc đầu chùa được xây dựng
trên triền núi nhỏ nhưng năm 1919 khu vực này bị
người dân Pháp chiến dụng để xây cất biệt thự cho
hoa tiêu họ ở. Ngay sau đó một ngôi chùa khác đã
được xây dựng và tồn tại cho tới ngày nay.
Trong chánh điện có một thờ một tượng Phật cao
1,2m bằng đá có phết vàng được điêu khắc rất khéo
léo tạo nên vẻ từ và sống động trên nét mặt của đức
Phật.
Về nguồn gốc của pho tượng phật, có truyền thuyết
kể lại rằng cách đây hơn một năm có đoàn ghe chài
lưới từ miền trung vào đánh cá ở Bãi Trước. Trong
khi đi kiếm củi ở núi lớn tình cờ phát hiện hai pho
tượng phật bằng đá vùi dưới đất trên sườn núi gần
bãi Dâu. Họ cùng nhau đào lên rồi chờ đến hôm sau
làm lễ xin đem về. Dân địa phương biết tin vội kéo
đến xem và cho rằng đó là di tích lịch sử của địa
phương nên cương quyết đòi giữ lại. Nhóm dân
chài miền trung năn nỉ mãi mới lấy được pho tượng
nhỏ đem đi. Pho tượng lớn còn lại được dân làng
rước về thờ chính là pho tượng hiện nay ở chùa
Linh Sơn Cổ Tự.
Niết Bàn Tịnh Xá nằm ở
trung tâm Bãi Dứa, toạ lạc
trên triền núi, hướng mặt ra
biển. Ở vào vị trí nên thơ
đó, Niết Bàn Tịnh Xá có sức
hấp dẫn lớn đối với du
khách. Di tích này được
khởi công xây dựng năm
1969, đến năm 1974 mới
hoàn thành. Đây là một
công trình đồ sộ gồm nhiều
phân, nhiều cấp, toạ lạc trên
diện tích gần 10.000m2. Lối
lên rộng rãi, dọc theo triền
dốc. Cổng chính nổi bật với
bốn chữ Hán: Niết Bàn Tịnh
Xá. Hai trụ cổng được khắc
đôi câu đối đầy ý nghĩa :
Niết Bàn thị hiện, độ chúng
niệm phật tâm thôn, chân
giải
thoát.
Tịnh xá quang minh, vô lậu
giác ngộ chánh pháp, hiển
như lai.
Tổ đình Thiên Thai - nằm ở phía Bắc
chân núi Dinh Cố (ấp 3 xã Tam An,
huyện Long Đất, tỉnh Bà Rịa - Vũng
Tàu ) - được khởi công xây dựng
năm 1925 bởi Hoà Thượng Thích
Huệ Đăng. Nhưng mảnh đất này
trước đó đã là nơi trì niệm của sư tổ
Huệ Đăng. Phía sau Tổ Đình có
Thạch Động. Thạch Động được tạo
dựng công phu trong hang đá, là nơi
Hoà Thượng Huệ Đăng sông tu hành
trong điều kiện lúc đầu chưa dựng
được ngôi chùa như hiện nay.
Tổ đình Thiên Thai toạ lạc trên diện
tích tương đối rộng (6ha), được chia
làm 4 khu vực chủ yếu đó là : điện
chính (Thiên Thai), Thạch Động,
Thiên Khánh và Thiên Bửu Tháp
(được xây dựng năm 1936). hai câu
đối bằng chữ Hán trước cửa Thạch
Động: "Tá thạch vi tường thục lão
tăng cùng đáo đế, Vĩ phong tác chiến
thuỳ chi đại đạo lạc vô cương"(tạm
dịch: Đá mượn làm tường, ai có biết
lão tăng nghèo đến thế; Gió dùng
thay quạt, người đâu hay đạo lạc vô
cương.)
Cụ tổ Thiên Thai đạo hiệu Huệ Đăng (ngọn đèn Huệ soi sáng mãi tương lai ), tên thật là Lê Quang Hoá, sanh năm 1873
tại xã An Đông, huyện Bình Khê, tỉnh Bình Định. Lê Quang Hoá tham gia phong trào Cần Vương chống Pháp từ năm 17
tuổi. Năm 1895 phong trào chống Pháp của Phan Đình Phùng thất bại. Nhiều cơ sở, tổ chức ở Bình Định bị phá vỡ,
anh em chiến sỹ bị bắt, bị tù đày. Ông tìm đường vào Nam và đi tu. Nhưng hoài niệm cứu nước vẫn canh cánh trong
lòng bậc chân tu, thể hiện trong cuộc sống, trong giảng dạy đạo pháp Phật giáo cho đệ tử, đã đào tạo được nhiều tăng
ni yêu nước. Những người trụ trì Thiên Thai đều thực hiện theo tinh thần đạo pháp gắn với dân tộc.
Sư tổ Huệ Đăng vốn quen biết cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc. Hồi đầu mới dựng chùa, cụ phó bảng có ghé thăm và ở
lại Thiên Thai một đêm để đàm đạo với Huệ Đăng.
Rời tổ đình Thiên Thai, du khách rẽ trái theo con đường
tam cấp uốn lượn quanh núi Dinh Cố lên cao 82m để
chiêm ngưỡng toàn cảnh đồng bằng trù phú Long
Đất,Tân Thành vàn xa xa là Xuyên Mộc mờ ảo...
Trên đỉnh núi Dinh Cố có một ngôi miếu được xây dựng
công phu trên những khối đá lớn, tương truyền đó là
miếu thờ một hiền nữ, còn gọi là Dinh Cố. Không biết
trước khi có danh sơn trên, núi Dinh Cố còn có tên gọi
nào
khác
?
Một số người say mê tìm hiểu lịch sử địa phương cho
rằng núi Dinh Cố xưa được gọi là núi Bà Rịa. Nếu quả
thật như vậy thì giữa ngôi miếu thờ một hiền nữ không
tên không tuổi được sử tịch ghi chép và lưu truyền kia
với Bà Rịa, một nhân vật lịch sử có thật có mối quan hệ
gì
chăng?
Núi Dinh Cố không cao lớn, hình dáng như một chiếc
nón khổng lồ úp trên cánh đồng Tam An. Lên Dinh Cố,
du khách không quên vào miếu Hiền Nữ thắp hương.
Theo nhân dân Tam An, từ khi Bà Cố qua đời ngọn núi
này trở nên linh thiêng. Người ta truyền rằng đến đây
dâng hương, cầu mong cuộc sống gặp nhiều may mắn,
hạnh phúc sẽ được toại nguyện. Những huyền thoại
thần bí về Bà Cố có thể đã được nhân dân thêu dệt thêm
rất nhiều, âu đó cũng là mơ ước về con người tư đức,
công hạnh để nhân dân tôn kính ngưỡng mộ.
Thích Ca Phật đài
Nằm phía Bắc dưới chân núi Lớn, Thích Ca Phật
Đài là một di tích lịch sử văn hóa và là một thắng
cảnh rất nổi tiếng của thành phố Vũng Tàu. Du
khách đến Thích Ca Phật Đài theo đường Lê Lợi,
rẽ về đường Trần Phú hoặc từ đường Trần Phú
bãi Trước theo đường ven biển đi qua bãi Dâu,
tới địa phận Bến Đá là gặp Thích Ca Phật Đài.
Thích Ca Phật Đài tọa lạc trên diện tích rộng
chừng 5ha, phía dưới là Thiền Lâm tự phía trên
là Thích Ca Phật Đài.
Vào khoảng năm 1957, nơi đây còn hoang sơ với
ngôi chùa Thiền Lâm khiêm tốn. Năm 1962, Giáo
hội Phật giáo lập đồ án xây dựng Thiền Lâm tự
thành Thích Ca Phật Đài. Sau hơn một năm xây
dựng, tháng 3-1963, Thích Ca Phật Đài được
khánh thành. Không giống với những ngôi chùa
Phật giáo khác, điểm đặc biệt trong kiến trúc của
Thích Ca Phật Đài là một quần thể kiến trúc điêu
khắc tạo dựng theo sự tích cuộc đời Đức Phật
Thích Ca gắn liền hài hòa với cảnh quan núi Lớn.
Toàn bộ khuôn viên Thích Ca Phật Đài như một
vầng trăng khuyết chia thành ba cấp theo hình
tháp, cao dần từ 3m đến 29m so với mực nước
biển. Cấp 1 là Tam quan và khu vườn hoa. Cấp 2
là khu nhà mát và nhà trưng bày truyền thống.
Cấp 3 là Thiền Lâm tự và khu Phật tích, bao gồm
các công trình kiến trúc-điêu khắc.
MỘT SỐ CHÙA Ở
Chùa thường được gọi là chùa Bà, tọa lạc trên núi
Bà Đen, thuộc xã Ninh Sơn, huyện Hòa Thành, tỉnh
Tây Ninh. Với chiều cao 986m so với mực nước
biển, núi Bà Đen là ngọn núi cao nhất Nam Bộ. Chùa
Linh Sơn Tiên Thạch, thường gọi là chùa Phật, chùa
Thượng, chùa Bà, cùng với chùa Hang (chùa Linh
Sơn Long Châu) và chùa Trung (chùa Linh Sơn
Phước Trung) là những ngôi chùa nổi tiếng ở khu
danh
thắng
núi
Bà
Đen.
Chùa do Thiền sư Đạo Trung - Thiện Hiếu thuộc chi
phái Thiền Liễu Quán khai sơn vào giữa thế kỷ XVIII.
Nguyễn Quyết Chiến trong bài Hệ thống tự viện núi
Bà Đen trong tiến trình lịch sử (Báo Giác Ngộ ngày
22-02-1997) đã cho biết 11 đời trụ trì chùa như sau :
Đạo Trung - Thiện Hiếu (1783-1806), Thanh Thanh
(1806-1832), Hải Hiệp (1832-1857), Thanh Thọ Phước Chí (1857-1878), Chơn Thoại - Trừng Tùng
(1879-1910), Chánh Khâm - Tâm Hòa (1910-1937),
Nguyên Cơ - Giác Phú (1937), Nguyên Thần - Giác
Hạnh (1937-1938), Giác Ngọc (1938-1951), khuyết trụ
trì (1951-1957), Huệ Phương (1957-1962), Diệu Nghĩa
(từ năm 1962 đến nay).
Chùa Linh Sơn Tiên
Thạch - Tây Ninh
Theo tài liệu Truyền thuyết về Bà Đen (Báo Tây Ninh xuất bản
năm 1998) thì cô gái Lý Thị Thiên Hương vốn nhan sắc mặn
mà ở huyện Quan Hóa (nay là huyện Trảng Bàng) đính hôn
cùng Lê Sĩ Triệt, chàng trai văn võ song toàn. Giữa buổi loạn
ly, chàng Lê Sĩ Triệt gác tình riêng lên đường tòng quân cứu
nước. Thiên Hương, một hôm lên núi viếng chùa thì gặp bọn
cường sơn thảo khấu chặn đường uy hiếp. Sức yếu thế cô,
nàng đành phải nhào xuống vực sâu quyên sinh. Đêm ấy,
nhà sư trụ trì ngôi chùa trên núi được nàng báo mộng. Hôm
sau, ông xuống vực sâu tìm và đem xác nàng đi an táng.
Nàng rất linh hiển, luôn phù độ cho nhân dân trong vùng
được nhiều ân phước. Người dân lập điện thờ Bà trên núi,
từ
đó
núi
có
tên
là
núi
Bà
Đen.
Khi Nguyễn Ánh lên ngôi, xưng hiệu là Gia Long, tưởng nhớ
đến chuyện khi bôn tẩu khắp miền Nam, lúc đến núi được Bà
mách bảo nên thoát nạn, liền sai Tả quân Lê Văn Duyệt, Tổng
trấn Thành Gia Định, lên núi làm lễ sắc phong cho Bà danh
hiệu Linh Sơn Thánh mẫu, đặt tên chùa Bà Linh Sơn Tiên
Thạch Tự và tạc tượng Bà bằng đồng để nhân dân chiêm bái,
phụng thờ. Săc phong đó về sau bị thất lạc. Đến đời Bảo Đại,
vua tái sắc phong cho Bà.
Chùa Phước Lưu nằm cạnh quốc lộ 22A, tại trung tâm Thị trấn Trảng bàng, đối diện với bệnh viện và
sân vận động Trảng Bàng.Giữa thế kỷ thứ XIX, chùa Phước Lưu được xây dựng. Ban đầu chỉ là một cái
am nhỏ gọi là Am Bà Đồng, sau này được xây dựng thành chùa nên có tên gọi là Chùa Bà Đồng.
Năm 1900, Tổ trường Lục thuộc đời thứ 42 phái Liễu quán đã quyên góp tài chính của phật tử địa
phương và cộng đồng người Hoa ở Trảng Bàng sửa chữa và mở rộng chùa và đặt tên là chùa Phước
Lưu. Từ lúc xây dựng đến nay đã qua 5 lần trùng tu sửa chữa vào các năm 1943, 1946, 1975 và 1990.
Đây là một ngôi chùa được xây dựng bề thế, khang trang. Hệ thống tượng Phật và các đồ thờ tự có giá
trị cao so với các chùa phật ở Tây Ninh. Ngoài tượng Phật Di Lặc, có tượng Di đà tam tôn bằng gốm
thếp vàng được mang từ Trung Quốc sang (gốm sứ đời Thanh). Với 15 tượng Phật được làm bằng chất
liệu đất nung gốm sứ đời Thanh (chế tác từ Trung Quốc).
Chùa Phước Lưu là nơi có nhiều tượng Phật cùng nhiều hiện vật cổ, có giá trị nghệ thuật cao như: 4
bàn tủ khảm trai, bộ tràng kỷ mặt đá. Đặc biệt có 2 đĩa lớn (đường kính 55cm) 2 choé lam lớn (đường
kính 63cm, cao 53cm). Với những hoạ tiết, hoa văn đường phủ men lam là những hiện vật cổ có giá trị
độc đáo. Với lối kiến trúc đẹp, hoà với tổng thể thiên nhiên. Ngôi chùa đã được giới thiệu trong quyển
"Việt Nam danh lam cổ tự".
CẨM PHONG TỰ
(Chùa Quan Huế)
Cẩm Phong Tự là một ngôi chùa cổ trên 100 năm, được xây
dựng vào năm 1848 , thuộc Phật giáo Nam tông, phái cổ Môn
Sơn. Chùa toạ lạc tại ấp Cẩm Thắng , xã Cẩm Giang, huyện Gò
Dầu, nằm cạnh quốc lộ 22B và sông Vàm Cỏ Đông, cách Thị xã
Tây Ninh chừng 15km.
Cẩm Phong tự gồm 3 lớp nhà hình chữ Tam, vách tường
gạch, mái lợp ngói âm dương, mặt hướng Đông – Nam, hậu
giáp sông Vàm Cỏ Đông, khuôn viên rộng 2000m2 . Với 3 tháp
cổ của các vị tổ: Quan Huế, Hòa thượng Phước Khánh Minh
Lộc (1858-1906), Hòa Thượng Cửu An (1877-1947).
Qua thời gian và sự tàn phá của chiến tranh, chùa còn lưu
giữ được nhiều đồ thờ tự quý hiếm: Đức Đại tự (1989), Tiểu
hồng chung (1905) do Phật tử Trần Văn Tài và bà Võ Thị Y
Phụng cúng.
Cẩm Giang là lỵ sở của tỉnh tây Ninh vào cuối thế kỷ XVIII,
gồm 2 huyện Quang Hoá (Cẩm Giang) và Tân Ninh (Thị xã Tây
Ninh).
Cùng với Bảo Quang Hoá, trung tâm dân cư thời bấy giờ. Nơi
đây thuận lợi về giao thông thuỷ, bộ, nằm trên trục đường kinh
lý cửa xứ thần từ Cao Miên đi qua về Gia Định và ra Huế. Nhiều
quan Triều đình Huế được cử vào trấn nhậm tại đây. Đặc biệt là
3 anh em nhà họ Huỳnh: Huỳnh Công Giản , Huỳnh Công
Thắng và Huỳnh Công Nghệ.
Trong các quan triều Huế trấn nhậm ở đây có người sau khi
về nghỉ đã xây dựng ngôi chùa này. Do nằm cạnh sông Vàm Cỏ
Đông có nhiều hoa lục bình tim tím nở quanh năm nên gọi là
Cẩm Phong tự. Còn nhân dân thì gọi là chùa Quan Huế (vì do vị
quan triều đình Huế vào xây dựng và trụ trì).
CHÙA KHƠME Ở KHE-ĐON
Chùa Khơme được xây dựng tại ấp Khe-Đon, xã
Tân Thành, Huyện Hoà Thành, nằm trên tỉnh lộ 4.
Khe-Đon là một địa danh nằm phía Bắc Núi Bà
Đen. Từ lâu tại đây có nhiều phum sóc của người
Khơme sinh sống.
Trên đất Tây Ninh ngoài cụm dân cư Khơme ở
Khe-Đon còn có một số cụm dân cư Khơme sinh
sống như ở Bàu Ếch, Trường Hòa, huyện Hòa
Thành, các xã biên giới Hoà Thạnh (Châu Thành),
Kà ốt, Tân Đông (Tân Châu), Hoà Hiệp (Tân Biên)...
Chùa Khơ-me ở Khe-Đon được xây cất bằng
gạch, mái lợp ngói, kiến trúc theo kiểu chùa có
nhiều lớp mái dốc, đã lượt bớt những hoạ tiết, hoa
văn, chạm trổ không giống và quy mô như các
chùa Khơme ở Sóc Trăng và Trà Vinh. Đồ thờ tự
cũng đơn giản hơn các chùa Khơ-me ở Nam bộ.
Sau năm 1975, ngôi chùa này được xây cắt lại trên
nền chùa cũ.
Lễ hội tại chùa chủ yếu là tết Chôm-thơ-nam-thơmây - Tết rước nước đầu năm, theo phong tục
người Khơ-me để cầu nguyện cho mưa thuận, gió
hoà, cây cối xanh tươi, con người khoẻ mạnh. Lễ
Tết này được tổ chức vào các ngày từ 13 đến 15
tháng 4 (âm lịch) hàng năm.
Cộng đồng người Khơ-me tại đây hiện có chưa
đến 100 hộ, nhưng họ vẫn bảo lưu được các tập
quá, phong tục và sinh hoạt văn hoá cộng đồng
được tựu trung tại chùa Khe-Đon.
TỪ LÂM TỰ
(Chùa Gò
Kén)
Gò Kén tên một địa danh. Nơi đây có nhiều cây kén lá
xanh, trái chín như quả hồng đào, mọc trên gò đất rộng,
nằm cạnh quốc lộ 22B nên gọi là Gò Kén. Chùa Từ Lâm
được xây cất tại đây, nên có tên gọi là chùa Gò Kén.
Ngôi chùa toạ lạc tại xã Hiệp Tân, huyện Hoà Thành.
Ngôi chùa này do Gíac Hải Từ Phong Hiệp cùng tín đồ
Phật tử xây dựng vào cuối thế kỷ thứ XIX.
Từ thị xã Tây Ninh, hướng về Thành phố Hồ Chí Minh
độ chừng 5km, trên quốc lộ 22B. Con đường đất đỏ bên
phải dẫn vào chùa với hai hàng cây xanh rợp bóng mát.
Trên khuôn viên rộng 20.00 m2 , có trồng nhiều cây ăn
quả. Mặt tiền ngôi chùa gồm 3 gian, chạy dài 6 gian. Có
Đông Lang và Tây Lang, cửa mái bao quanh. Dáng dấp
Từ Lâm Tự là kiến trúc phương Tây, mái lợp ngói. Cách
bài trí và thờ phượng có khác với những chùa khác ở
Tây Ninh.
Chính điện thờ Đức A-di-đà, Quan âm, Thế chí (bên
trên) và Thích ca, Ca diếp, A-nan (bên dưới). Hai bên
vách thờ Thập Bát La Hán, Đạt Ma Tổ Sư, địa tạng và
bày rõ cảnh thập điện.
Bàn thờ chính giữa chùa có tượng Tiêu Diện đại sĩ
đứng nhìn ra, đối diện là Hộ Pháp Già Lam. Bàn Thờ
trước Già Lam có tượng đức Ngọc Hoàng ngồi giữa,
nam Tào, Bắc đầu hai bên.
Ngoài các đồ thờ tự: Lư hương, chân đèn, còn có
trống sấm và đại hồng chung cổ. Ngoài sân chùa có 2
Bảo Tháp của tổ sư Yết Ma Lượng (xây dựng năm 1925)
và Hoà Thượng Giác Hải (xây 1939).
Từ Lâm Tự là nơi mà Cao Huỳnh Cư, Cao Hoài Sang
và Phạm Công Tắc mượn làm nơi khai đạo Cao Đài Tây
Ninh từ 15 tháng 10 Bính Dần (1926) đên rằm tháng
giêng Đinh Mão (1927).
HIỆP LONG CỔ TỰ
Hiệp Long Cổ Tự là một ngôi chùa cổ ,
toạ lạc tại phường III, Thị xã Tây Ninh,
cạnh quốc lộ 22 B, nằm trên một gò đất
cao, có khuôn viên gần 10.000 m2,
nhiều cây cổ thụ.
Mặt chính quay về hướng Đông Nam,
kiến trúc có 3 gian, mặt tiền chạy suốt 3
lớp nhà được xây dựng bằng gạch, mái
lợp ngói âm dương, cột gỗ tròn. Nơi đây
còn lưu giữ nhiều bức đại tự và câu đối,
sơn son thếp vàng, chạm khắc tinh xảo.
Nhiều pho tượng cổ với đồ thờ tự quý
hiếm.
Phật giáo Tây Ninh có 2 phái: phái Cổ
Môn Sơn và Lục Hoà Tăng (Phật giáo
tiểu thừa Nam Tông). Hiệp Long Cổ tự
thuộc phái Lục Hoà Tăng được xây
dựng vào năm 1889.
Chùa được tu bổ thường xuyên,
nhưng vẫn giữ được kiến trúc cổ, hàng
năm thu hút đông đảo khách thập
phương đến lễ bái và vãng cảnh.
THE END