Chùa ở An Giang -Chánh Lạc Thịnh & Từ Mẫn

Download Report

Transcript Chùa ở An Giang -Chánh Lạc Thịnh & Từ Mẫn

Chùa Hòa Thành ( Chùa Cay Mit )
Xã Nhơn Hưng, Huyện Tịnh Biên
Tỉnh An Giang
cách thị xã Long Xuyên 87km. Chùa được xây
dựng vào khoảng thế kỷ XIX và được trùng tu
mở rộng vào những năm 1921-1923. Hòa
thượng trụ trì Diên Minh là hội viên thường trợ
của Hội Nam Kỳ nghiên cứu Phật học vào
những năm 1930. Chùa còn bảo tồn nhiều pho
tượng cổ có giá trị nghệ thuật. Chùa đã được
Bộ Văn hóa công nhận là Di tích lịch sử - văn
hóa quốc gia.
Chùa thường gọi là chùa Cây Mít, tọa lạc ở xã Nhơn
Hưng, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, cách thị xã
Long Xuyên 87km. Chùa được xây dựng vào khoảng
thế kỷ XIX và được trùng tu mở rộng vào những năm
1921-1923. Hòa thượng trụ trì Diên Minh là hội viên
thường trợ của Hội Nam Kỳ nghiên cứu Phật học vào
những năm 1930. Chùa còn bảo tồn nhiều pho tượng
cổ có giá trị nghệ thuật. Chùa đã được Bộ Văn hóa
công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia.
Chùa là một trong những di tích ở An Giang
được Nhà nước công nhận, xếp hạng quốc
gia vào năm 1986, cách trung tâm tỉnh An
Giang khoảng 75 km về hướng Châu Đốc,
cách huyện lỵ Tân Châu 3 km về hướng Phú
Tân, chùa được hòa thượng Trần Minh Lý
xây dựng lần đầu vào năm 1875 bằng vật liệu
tre lá đơn sơ, đến nay trải qua bốn lần tu sửa
lớn, lần sửa chữa gần nhất là vào năm 1970,
ngôi chùa đã khang trang và là cảnh quan
đẹp cho du khách đến tham quan nhưng vẫn
tọa lạc trên nền cũ thuộc xã Long Sơn anh
hùng. Chùa Giồng Thành được nhiều người
biết đến như địa chỉ đỏ của phong trào yêu
nước, chống giặc ngoại xâm. Tại đây vào
những năm đầu thập niên 20 của thế kỷ XX,
tổ chức Kèo Vàng, Kèo Xanh của Phan Xích
Long đã nhóm họp để thu hút người yêu
nước chống thực dân Pháp
Tịnh xá tọa lạc tại số 80B đường Trần Hưng Đạo, phường
Mỹ Xuyên, thị xã Long Xuyên, tỉnh An Giang. Tịnh xá được
xây dựng vào năm 1960. Sư Giác Thảo đã tổ chức trùng tu,
mở rộng vào năm 1992. Tịnh xá thuộc Giáo đoàn 1 của hệ
phái Phật giáo Tăng già Khất sĩ Việt Nam.
Chùa thường
được gọi là
chùa Truông,
tọa lạc ở tổ 24,
ấp Châu Long
6, xã Vĩnh Mỹ,
thị xã Châu
Đốc, tỉnh An
Giang.
Chùa
được
dựng
vào giữa thế
kỷ XIX, đại
trùng tu vào
năm 1934 và
những
năm
gần đây. Điện
Phật được bài
trí tôn nghiêm,
kiến trúc chùa
mang
cả
phong cách AÂu. Chùa là
ngôi cổ tự nổi
tiếng ở Châu
Đốc
Chùa Phước
Long
Trụ trì: SC Thích Nữ Như Phát
Xã Mỹ Luông, Huyện Chợ Mới
Tỉnh An Giang. VN
Tel: (84. 76) 885 784
Chùa Tây An cổ tự do một vị quan triều Nguyễn đời Minh Mạng (1820) là Tổng đốc Nguyễn Nhật
An xây dựng theo lời nguyện của ông khi được triều đình phái đi Cao Miên. Theo lời nguyện này,
nếu ông đi thành công, khi về sẽ dựng một ngôi chùa thờ Phật tại chân núi Sam. Cất chùa xong
bằng tre, ông thỉnh vị Hoà thượng đầu tiên là Nguyễn Văn Giác, pháp hiệu là Hải Tịnh đến trụ trì.
Năm Thiệu Trị thứ 7 (1847), chùa lại thỉnh thêm một vị Hoà thượng nữa tên là Ðoàn Minh Huyên,
pháp hiệu là Pháp Tang đến trụ trì. Vị Hoà thượng sau này ngoài việc tu hành còn có tài làm thuốc
trị bệnh cho nhân dân rất hiệu quả nên sau khi ông mất, đồng bào suy tôn hoà thượng với danh
hiệu là Phật thầyTây An và danh hiệu này vẫn được nhân dân gọi đến ngày nay.
Chùa Xvay-Ton
Khóm 3, TT. Tri Tôn
Huyện Tri Tôn, Tỉnh An Giang
Chùa được dựng sơ sài vào thế kỷ XVII. Đến năm
1896, chùa được xây dựng kiên cố cho đến nay.
Xvay là khỉ, Ton là kéo, tên chùa được người dân tộc
Khmer đặt cho vùng đất ngày trước còn hoang vu, ít
người ở và trên cây nhiều đoàõn khỉ sinh sống.
Những ngày lễ hàng năm ở chùa là: Lễ Cholchonam
Thmay (lễ vào năm mới), lễ Pisatbochia (lễ ơn Phật),
lễ Chol cà sa (lễ cấm cung sư sãi), lễ Đolta (lễ ông
bà) và lễ Dâng y (lễ cúng dường quần áo cho sư
sãi)… Chùa được Bộ Văn hóa công nhận là Di tích
lịch sử – văn hóa quốc gia.
Chùa Xvayton là một ngôi chùa thờ Phật nổi tiếng
(theo phái tiểu thừa), tiêu biểu cho nghệ thuật kiến
trúc chùa tháp của đồng bào Khmer vùng đồng bằng
sông Cửu Long, Nam Bộ. Chùa Xà Tón nằm ngay ở
trung tâm huyện lî Tri Tôn (An Giang).
HET