Chùa Chiền Tại Việt Nam

Download Report

Transcript Chùa Chiền Tại Việt Nam

Chùa chiền tại Việt Nam
Xin bấm chuột
Chùa Báo Quốc – Huế
Chùa Bảo Quốc hay Chùa Quốc Ân là một trong những ngôi tổ đình danh
tiếng và lâu đời bậc nhất tại cố đô Huế. Hiện tại chùa Quốc Ân vẫn còn bảo lưu
nhiều dấu ấn văn hóa Phật giáo trong các thời kỳ từ Thuận hóa đến Phú Xuân
và Huế ngày nay. Chùa thuộc hệ phái Bắc Tông, do tổ sư Tạ Nguyên Thiều khai
sơn vào khoảng những năm 1682-1684 với tên ban đầu là thảo am Vĩnh Ân
Chùa Bảo Quốc – Huế
Chùa Tường Vân - tọa lạc ở thôn Dương Xuân Hạ II, xã Thủy Xuân, tỉnh
Thừa Thiên – Huế. Chùa nguyên là một thảo am do Thiền sư Huệ Cảnh dựng
vào năm 1850. Chùa được Đại sư Linh Cơ trùng tu năm 1891, Đại sư Phước
Chỉ trùng tu năm 1904, Hòa thượng Tăng thống Thích Tịnh Khiết đại trùng tu
năm 1972 và Hòa thượng Thích Minh Châu trùng tu năm 1992 .
Chùa Tường Vân – Huế
Chùa Thiên Mụ hay còn gọi là chùa Linh Mụ là một ngôi chùa cổ nằm trên
đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương, cách trung tâm thành phố Huế khoảng
5 km về phía tây. Chùa Thiên Mụ chính thức khởi lập năm Tân Sửu (1601),
đời chúa Tiên Nguyễn Hoàng - vị chúa Nguyễn đầu tiên ở Đàng Trong.
Chùa Linh Mụ
Chùa Ấn Tôn hay ẤnTông – chùa Từ Đàm do Thiền sư Minh Hoằng Từ Dung
khai sơn vào khoảng cuối thế kỉ XVII. Năm 1703 Thiền sư cho trùng tu. Năm 1841,
vua Thiệu Trị đổi tên chùa Ấn Tôn thành Từ Đàm.
Chùa Từ Đàm – Huế
Chùa Từ Hiếu – Huế
Năm 1848 Hoà thượng Cương Kỷ bắt đầu xây dựng chùa và rồi Từ Hiếu trở thành
một ngôi chùa lớn. Năm 1894 Hoà thượng Cương Kỷ tiếp tục trùng tu chùa với sự
giúp đỡ của vua Thành Thái, giám quan và các Phật tử. Năm 1931 Hoà thượng
Huệ Minh tiếp tục tùng tu và xây hồ bán nguyệt. Năm 1962 Hoà thượng Chơn
Thiệt tiếp tục trùng tu và chỉnh trang toàn cảnh chùa. Năm 1971, chùa được
Thượng toạ Chí Niệm cho trùng tu cửa tam quan, hồ bán nguyệt và những nhà
cửa bị hư hỏng.
Chùa Diệu Đế toạ lạc bên bờ sông Gia Hội. Chùa Diệu Đế nguyên là phủ của
vua Thiệu Trị trước khi lên ngôi. Năm 1844 nhà vua sắc phong làm Quốc tự.
Chùa Diệu Đế - Huế
Chùa Già Lam – Sài gòn
Chùa Già Lam – Sài Gòn, Tu viện do Hòa thượng Thích Trí Thủ sáng lập vào
năm 1960, là nơi tu học của các học tăng cấp đại học. Chùa ban đầu có tên là Giải
Hạnh Già Lam, đến năm 1964 được đổi tên là Quảng Hương Già Lam.
Chùa Già Lam – Sàigon
Thiền viện Trúc Lâm
Thiền viện Trúc Lâm bắt đầu được xây dựng năm 1993, đến năm 1994 thì
hoàn thành, bản thiết kế do kiến trúc sư Vũ Xuân Hùng và Trần Đức Lộc và Ngô
Viết Thụ dựa trên ý tưởng thiết kế và quy hoạch của HT Thiền sư Thích Thanh Từ.
Thiền viện do Hòa thượng Thích Thanh Từ thành lập, một kiến trúc độc đáo nằm
bên cạnh hồ Tuyền Lâm.
Chùa Linh Sơn – Đà Lạt xây dựng vào năm 1938, và hoàn thành vào năm
1940. Trong chùa, hiện có một pho tượng Phật Thích Ca ngồi bằng đồng nặng
1250 kg, đúc năm 1952, và một đại hồng chung cũng bằng đồng, năng 700 kg, đúc
năm 1958. Từ năm 1938 tới nay, chùa trải qua các đời trụ trì: Hòa thượng Thích Trí
Thủ, Hòa thượng Thích Diệu Hoằng, Hòa thượng Thích Từ Mãn, Hòa thượng
Thích Bích Nguyên; và từ năm 1964 là Hòa thượng Thích Từ Mãn.
Chùa Linh Sơn – Đà Lạt
Miếu Một Cột hay Chùa Diên Hựu được vua Lý Thái Tông
cho khởi công
xây dựng vào mùa đông tháng mười (âm lịch) năm Kỷ Sửu 1049
Chùa Thiên Niên (Hà Nội), hay chùa Trích Sài nằm sát bờ hồ Tây, thuộc làng
Trích Sài, phường Bưởi, quận Tây Hồ. Chùa xuất hiện từ thời Lý Nam Đế 544 - 548
Chùa Trấn Quốc (Hà Nội) là một trong những ngôi chùa cổ nhất Việt
Nam, nằm cạnh Hồ Tây bên đường Thanh Niên. Chùa được xây từ thời Lý
Nam Đế ở gần sông Hồng, đến năm 1615, được di dời vào vị trí ngày nay. Nơi
đây có vườn tháp cổ u tịch, có nhiều tượng Phật giá trị, đặc biệt là tượng
Thích Ca nhập Niết Bàn và là di tích lịch sử văn hóa quốc gia.
Chùa Trấn Quốc
Đền Quán Thánh (Hà Nội), tên chữ là Trấn Vũ Quán, có từ đời Lý Thái Tổ
(1010 - 1028). Nơi đây thờ Huyền Thiên Trấn Vũ, là một trong bốn vị thần được lập
đền thờ để trấn giữ bốn cửa ngõ thành Thăng Long khi xưa. Bốn ngôi đền đó
gồm Đền Bạch Mã, Voi Phục, Kim Liên và Quán Thánh. Đền Quán Thánh nằm gần
Hồ Tây cùng với Kim Liên và Trấn Quốc tạo nên sự hài hoà trong kiến trúc cảnh
quan và văn hoá tín ngưỡng đối với cả khu vực phía Tây Bắc của thủ Hà Nội.
Đình Chèm là đình của làng Chèm (Thủy Phương), phường Thụy Phương,
quận Bắc Từ Liêm. Đình là công trình kiến trúc có nghệ thuật chạm khắc độc đáo,
thờ Thượng đẳng Thiên vương Lý Ông Trọng (Lý Thân hay Đức Thánh Chèm),
một nhân vật huyền thoại và Hoàng phi Bạch Tĩnh Cung sống vào thời An Dương
Vương. Đình Chèm là một trong những ngôi đình cổ nhất Việt Nam. Từ nghìn năm
nay, đình Chèm vẫn là nơi thờ cúng tín ngưỡng của người dân ba làng gồm làng
Hoàng, làng Mạc và làng Chèm (Đông Ngạc, Bắc Từ Liêm).
Đình Chèm
Đình Bảng là một ngôi đình nằm ở làng Đình Bảng (xưa là làng Cổ Pháp), thị
xã Từ Sơn (Bắc Ninh). Đình được xây dựng vào cuối thế kỷ 18 thờ các vị thành
hoàng gồm Cao Sơn Đại vương (thần Núi), Thủy Bá Đại vương (thần Nước) và
Bách Lệ Đại vương (thần Đất) cùng thờ sáu vị có công lập lại làng vào thế kỷ 15.
Đình Bảng
Chùa Tiêu hay còn gọi là chùa Thiên Tâm, Tiêu Sơn tự,
nằm trên lưng chừng núi Tiêu thuộc xã Tương Giang, huyện
Tiên Sơn (Bắc Ninh). Ðây là nơi trụ trì của thiền sư Lý Vạn
Hạnh, người đã có công nuôi dạy Lý Công Uẩn.
Chùa Tiêu, Bắc Ninh
Chùa Bút Tháp (Bắc Ninh). Chùa nằm hiện lên với vẻ cổ kính và trang
nghiêm và nằm dưới chân đê của con sông Cầu thơ mộng. Tên chữ là Ninh Phúc
Tự, được xây dựng từ thời vua Trần Thánh Tông theo kiểu “nội công ngoại quốc”
với một hệ thống các công trình hài hoà, cân xứng và sinh động. Đây còn là nơi
lưu giữ bức tượng Phật nghìn mắt, nghìn tay cổ độc nhất vô nhị Việt Nam.
Chùa Bút Tháp
Chùa Bút Tháp
Chùa Cần Linh (Nghệ An), thường được gọi là chùa Sư Nữ, tọa lạc ở
phường Cửa Nam, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Chùa thuộc hệ phái Phật giáo
Bắc tông, xây dựng vào thời Hậu Lê. Năm 1942, sư bà Diệu Viên đã tổ chức đại tu
ngôi chùa, bảo tồn được nhiều tượng cổ. Sau đó đến Ni sư Diệu Niệm trong 20
năm trụ trì đã trùng hưng ngôi chùa thành một danh lam xứ Nghệ ngày nay.
Chùa Nhất Trụ (Ninh Bình), được tạo lập năm 995. Vua Lê Đại Hành cho dựng
cột kinh (trụ đá) để khắc kinh dâng Phật theo kiểu chữ Đinh, hướng chính Tây,
gồm có cột kinh, chính điện, nhà tổ, phòng khách, nhà ăn, tháp… Chùa có tên
Nhất Trụ vì trước chùa có cột đá cao hơn 3m, tiết diện hình bát giác. Trên thân cột
ngoài 3 phần chữ khắc gồm có Lạc khoản, Kệ, Kinh còn có các chữ “Đệ tử Thăng
Bình Hoàng đế tả đạo” ("Hoàng đế Thăng Bình" tức vua Lê Hoàn). Chùa nằm ở vị
trí quan trọng nhất, là nơi tu hành và họp bàn việc nước của các nhà sư thế kỷ X
như Pháp Thuận, Khuông Việt và Vạn Hạnh.
Chùa Cổ Lễ thuộc thị trấn Cổ Lễ huyện Trực Ninh (Nam Ðịnh), cách thành phố
Nam Định 15 km về phía Nam. Chùa do Hoà thượng Phạm Quang Tuyên xây dựng
tháng 11/1920, có quy mô kiến trúc rộng lớn, hài hòa, được kết hợp các yếu tố cổ
truyền Việt Nam với kiến trúc gothic châu Âu.
Chùa Cỗ Lễ - Ninh Bình
Chùa Đồng Đắc thuộc thôn Đồng Đắc, xã Đồng Hướng (Ninh Bình), là chùa
lớn nhất ở vùng Thiên Chúa giáo huyện Kim Sơn. Năm 1829, một nhà sư họ Lê đã
đến nơi đây và được Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ ủng hộ chọn một khu đất
cao nhất ở trung tâm xã Đồng Đắc để xây dựng chùa.
Chùa Sắc Tứ Tịnh Quang là một biểu tượng Phật giáo tâm linh của người
dân Quảng Trị. Chùa được hình thành từ thời chúa Nguyễn Hoàng khi mới vào
Nam lập nghiệp. Đây là một trong những ngôi tổ đình có mặt sớm nhất và có ảnh
hưởng rất lớn đến Phật giáo và văn hóa của xứ Đàng Trong. Ngày 15/11/1991, Đã
chính thức xếp hạng chùa là di tích cấp quốc gia hạng A1.
Chùa Bửu Long có kiến trúc vừa đồ sộ, vừa hiện đại nhưng cũng có nhiều
nét cổ kính nhất của nền văn minh Suvannabhumi cổ đại trong vùng Đông Nam Á.
Chùa có ảnh hưởng của văn minh Phật giáo Ấn Độ thời đại vua Asoka. Thiền Viện
Tổ Đình Bửu Long nguyên là một Tịnh Thất có khuôn viên rộng hơn 11 ha, tọa lạc
trên ngọn đồi phía Tây ngạn sông Đồng Nai, trong công viên Lịch sử Văn hóa Dân
tộc tại khu phố Thái Bình 1, phường Long Bình, Quận 9 (Sài Gòn).
Chùa Bửu Long
Chùa Keo – Thái Bình
Tương truyền, nguyên thủy chùa do Thiền sư Dương Không Lộ xây dựng ở ven
sông Hồng từ năm 1061 dưới thời Lý Thánh Tông Ban đầu, chùa có tên là
Nghiêm Quang tự, đến năm 1167 mới đổi thành Thần Quang tự. Vì Giao Thủy có
tên Nôm là Keo, nên ngôi chùa này cũng được gọi là chùa Keo..
Công việc xây dựng ngôi chùa Keo Thượng được bắt đầu từ năm 1630 và hoàn
thành vào năm 1682 theo phong cách kiến trúc thời Lê
Chùa được trùng tu nhiều lần, vào các năm 1689, 1707, 1941... Lần trùng tu năm
1941, có sự giúp đỡ của Trường Viễn Thông Bác Cổ Pháp.
Chùa Keo
Chùa Keo
Chùa Keo – Thái Bình
Chùa Đậu – Thường Tín, Hà Nội
Theo truyền thuyết, chùa được dựng dưới thời Bắc thuộc lần thứ hai (602-639),
nhưng theo văn bia, chùa được xây dựng từ thời triều nhà Lý. Chùa đã được
trùng tu nhiều lần. Theo văn bia tu tạo dựng năm Dương Hoà đời thứ 5 thì ngôi
chùa này được tôn tạo vào thời nhà Lý, thje61 kỷ thứ 11. Ngoài ra trong chùa còn
nhiều viên gạch lớn thời nhà Mạc và một số bia có niên hiệu Sùng Khang (15661577). Theo tấm bia trên, lần trùng tu lớn vào năm 1635 đời vua Lê Thần Tông.
Chùa Đậu
Chùa Long Sơn – Nha Trang
Chùa Ấn Quang – Sài gòn
Chùa Xá Lợi, Sài Gòn
Chùa Sư Nữ Cần Linh – Nghệ An
Chùa Huệ Nghiêm
Chùa Bà Đá – Hà Nội
Chùa Nghiêm Tự
Chùa Bích Động – Ninh Bình
Chùa Giám – Hải Dương
Chùa Hàm Long – Hà Bắc
Chùa Trầm – Hà Tây
Chùa Láng, Đống Đa – Hà Nội
Chùa Láng
Chùa Kim Liên – Hồ Tây – Hà Nội
Chùa Dư Hàng – Hải Phòng
Chùa Thuyền Tôn – Huế
Chùa Thiên Ấn – Quảng Ngãi
Chùa Thập Tháp Di Đà – An Nhơn, Bình Định
Chùa Hội Khánh – Sông Bé
Chùa Miên Kh’ Leang – Sóc Trăng
Chùa Tam Bảo – Rạch Giá
Chùa Chúc Thành – Hội An
Chùa Miên Mahatuc – Sóc Trăng
Chùa Đức La – Bắc Ninh
Chùa Hương Tích – Hà Tây
Chùa Hương Tích
Chùa Linh Ứng – Ngủ Hoành Sơn – Đà Nẵng
Chùa Vĩnh Nghiêm – Sài Gòn
Chùa Miên Sam Rong Ek – Trà Vinh
Chùa Tây An– Châu Đốc
Chùa Tây Phương – Hà Tây
Năm 1632, vào đời vua Lê Thần Tông, chùa được xây dựng. Khoảng những năm
1657 - 1682, Tây Đô Vương Trịnh Tạc lại cho phá chùa cũ, xây lại chùa mới. Đến
năm 1794 dưới thời nhà tây Sơn, chùa lại được đại tu hoàn toàn với tên mới là
"Tây Phương Cổ Tự" và hình dáng kiến trúc còn để lại như ngày nay.
Chùa Tây Phương – Hà Tây
Ban đầu Chùa Thầy chỉ là một am nhỏ gọi là Hương Hải
am, nơi Thiền sư Từ Đạo Hạnh trụ trì. Đầu thế kỷ 17 Vua Lý
Nhân Tông đã cho xây dựng.
Chùa Thầy – Hà Tây
Chùa Trăm Gian – Hà Tây
Chùa Trăm Gian hay Chùa Quảng Nghiêm, do Đức Thánh Bối (Thế
danh Nguyễn Bình An) khởi dựng từ thời vua Lý Cao Tông - 1185
Gác Chuông Chùa Trăm Gian, Hà tây
Chùa Đồng Yên Tử - Uông Bí, Quảng Ninh
Chùa Minh Thanh - Pleiku
Chùa Minh Thành - Pleiku
Chùa Vĩnh Tràng – Mỹ Tho
Chùa Vĩnh Tràng
Chùa Bái Đính – Ninh Bình
Chùa Bái Đính cổ tự nằm trên núi Đính, cao 187m, được xây dựng cách đây
hơn 1000 năm
Ngôi chùa được xây dựng nhằm kỷ niệm 1000 năm Vua Lý Thái Tổ dời đô từ
Hoa Lư ra thành Thăng Long
Chùa Bái Đính – Tràng An Ninh Bình
Quần thể Chùa Bái Đính ở Tràng An, Ninh Bình