Những Pho Tượng Phật Thích Ca lớn ở Việt

Download Report

Transcript Những Pho Tượng Phật Thích Ca lớn ở Việt

Bài và hình ảnh:
Nhiếp ảnh gia
Võ Văn Tường
http://www.quangduc.com/tacgia/vovantuong.html
Trình bày:
Chánh Lạc Thịnh - Từ Mẫn Huệ
NHỮNG PHO TƯỢNG ĐỨC PHẬT THÍCH CA LỚN
Ở VIỆT NAM
---oOo--Nhân ngày Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP. Sài Gòn khai
giảng năm học mới 2011-2012 và nhân sự kiện chùa Tùng Vân,
Vĩnh Phúc tổ chức lễ An vị tượng Phật ngọc nguyên khối lớn nhất
Việt Nam ngày 15-9-2011, chúng tôi xin giới thiệu đến chư Tăng Ni
và độc giả một số pho tượng đức Bổn sư Thích Ca được tạo tác
bằng nhiều chất liệu : đồng, gỗ, xi măng, đá, ngọc ... lớn nhất Việt
Nam ở từng thời điểm.
Bây giờ, xin mời chư vị cùng chúng tôi làm chuyến hành
hương từ Bắc vào Nam, đến từng chùa lễ Phật và chiêm bái những
pho kim thân đức Bổn sư Thích Ca đã được tạo tác bằng những
tấm lòng thành kính, tay nghề điêu luyện, kỹ thuật tinh xảo, tinh
thần sáng tạo của nhiều thế hệ nghệ nhân Việt Nam, các vị trụ trì
cùng sự đóng góp công sức, tịnh tài, tịnh vật của nhiều Phật tử
gần xa.
1. Chùa Sóc Thiên Vương:
Thường gọi là chùa Non Nước, tọa
lạc ở xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn,
TP. Hà Nội.
Ở chánh điện tôn trí pho tượng đức
Phật Thích Ca bằng đồng đúc liền
khối tại Ý Yên, Nam Định năm 2001.
Pho tượng có trọng lượng 20 tấn,
cao 5,3m; đài sen có trọng lượng 10
tấn, cao 1,35m; bệ đá cao 1,75m.
02. Chùa Thần Quang
Thường gọi là chùa Ngũ Xã, tọa lạc ở
số 44, phố Ngũ Xã, phường Trúc
Bạch, quận Ba Đình, TP. Hà Nội.
Ở chánh điện tôn trí pho
tượng đức Phật Thích Ca bằng đồng,
được các nghệ nhân địa phương đúc
từ năm 1949 đến năm 1952. Tượng
cao 3,95m, nặng 10 tấn; tòa sen cao
1,45m, nặng 3,9 tấn.
03. Chùa Tây Phương
Có tên là Sùng Phúc Tự, tọa lạc trên núi
Tây Phương, thuộc xã Thạch Xá, huyện
Thạch Thất, TP. Hà Nội.
Chùa nổi tiếng xưa nay về mặt kiến trúc
và hệ thống tượng thờ. Pho tượng
Tuyết Sơn bằng gỗ chạm, cao 1,80m là
tác phẩm điêu khắc xuất sắc của dân
tộc ở các thế kỷ XVII, XVIII.
04. Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên
Tọa lạc ở xã Đại Đình, huyện Tam Đảo,
tỉnh Vĩnh Phúc.
Ở chánh điện tôn trí tượng
đức Phật Thích Ca bằng đá sa thạch
có trọng lượng khoảng 14 tấn. Tượng
có chiều cao 2,80m, tòa sen cao
1,33m, bệ cao 1,68m. Pho tượng đã
được xác lập kỷ lục Việt Nam ngày 1212-2007.
05. Chùa Tùng Vân
Tọa lạc ở thị trấn Thổ Tang, huyện
Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.
Chùa có tôn trí pho tượng Phật Ngọc
Thích Ca nguyên khối cao 2,1m,
nặng 5 tấn, được tạo tác theo mẫu
tượng đức Phật Thích Ca cổ của
chùa, từ khối đá xanh nặng 18 tấn,
cao 3,3m, rộng 2,1m, dày 1,2m ở Yên
Bái do gia đình Phật tử Nguyễn Văn
Phước cúng dường. Pho tượng
được xác lập kỷ lục Việt Nam ngày
16-9-2011.
06. Chùa Phật Tích
Có tên là Vạn Phúc Tự, tọa lạc ở xã
Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc
Ninh.
Chùa là một trung tâm Phật giáo Việt
Nam thời Lý. Chùa còn giữ một số tác
phẩm điêu khắc bằng đá đời Lý. Đặc
biệt, ở điện Phật có tôn trí pho tượng
đức Phật ngồi thiền định trên tòa sen
cao 1,85m, kể cả bệ là 3m. Đây là một
kiệt tác điêu khắc bằng đá lớn nhất và
cổ nhất ở nước ta, đã được xác lập kỷ
lục Việt Nam ngày 04-5-2006. Đặc biệt,
chùa có pho tượng Đại Phật bằng đá
cao 27m, nặng hơn 3.000 tấn, đặt ở độ
cao 108m, tạc theo nguyên mẫu pho
tượng đức Phật thời Lý ở chùa, đã
được chùa tổ chức đại lễ khai quang
vào ngày 26-9-2010.
Hiện nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa
thống nhất về danh xưng pho tượng là
đức Phật A Di Đà hay đức Phật Thích
Ca. Trong bài này, chúng tôi xin phép
được đưa tượng Ngài vào nhóm tượng
Phật Thích Ca.
07. Chùa Bái Đính
Tọa lạc ở xã Gia Sinh,
huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh
Bình.
Chùa được xây dựng quy
mô lớn, kỳ mỹ nhất
nước. Trong điện Giáo
chủ, chùa tôn trí pho
tượng đức Phật Thích Ca
bằng đồng đúc nguyên
khối có trọng lượng 100
tấn, cao 10m được Công
ty TNHH thủ công mỹ
nghệ Đoàn Kết do nghệ
nhân
chính
Nguyễn
Trọng Hạnh đúc thành
công ở Yên Tiến, Ý Yên,
Nam Định. Pho tượng
được xác lập kỷ lục Việt
Nam ngày 04-5-2006.
08. Chùa Quang Minh
Tọa lạc ở số 412 đường Tôn
Đức Thắng, quận Liên Chiểu,
TP. Đà Nẵng.
Chùa có pho tượng
đức Phật Thích Ca lộ thiên cao
20m, ngồi thiền định trên tòa
sen hình lục giác, rộng 8m, bệ
cao 10m. Thích Ca Phật đài
được xây dựng từ năm 1964,
hoàn thành năm 1969 là Phật
đài lớn nhất nước ta thời bấy
giờ.
09. Chùa Linh Ứng Bà Nà
10. Tu viện Nguyên Thiều
Tọa lạc ở độ cao khoảng 1.400m, trên đỉnh Bà Nà,
thuộc thôn An Lợi, xã Hòa Ninh, huyện Hòa Vang, TP.
Đà Nẵng.
Chùa có Phật đài lớn tôn trí pho tượng đức Phật
Thích Ca bằng xi măng cốt sắt, cao 27m, ngang gối
14m, đài sen cao 6m, được khánh thành trọng thể vào
ngày 06-3-2004. Đây là pho tượng Phật lớn nhất nước
ta hiện nay, đã được xác lập kỷ lục Việt Nam ngày 0201-2006.
Tọa lạc ở xã Phước Hiệp, huyện
Tuy Phước, tỉnh Bình Định.
Điện Phật được bài trí tôn
nghiêm. Bên phải tu viện có Phật
đài Thích Ca bằng xi măng cao
15m, khánh thành năm 1962.
12.ChùaLong Sơn
11. Chùa Bảo
Lâm
Tọa lạc ở xã Bình
Kiến, TP. Tuy Hòa,
tỉnh Phú Yên.
Bên
phải
ngôi
chánh điện, trên
triền núi, chùa tôn
trí pho tượng đức
Phật Thích Ca tọa
thiền trên đài sen
cao 18m, an vị năm
1998.
Tọa lạc ở số 20
đường 23 tháng 10,
TP. Nha Trang, tỉnh
Khánh Hòa.
Bên hông trái chùa,
có đường lên núi
Trại Thủy, nơi đây,
có tôn trí pho tượng
đức Phật Thích Ca
nhập Niết bàn và
Thích Ca Phật đài.
Tượng đức Phật
Thích Ca nhập Niết
bàn dài 17m, cao 5m,
an vị năm 2003.
Thích Ca Phật đài
cao 24m, đường
kính đài sen 10m,
phần tượng Kim
thân Phật Tổ cao
14m, tư thế tọa thiền,
uy nghi giữa bầu
trời. Tượng Kim thân
Phật tổ do nghệ
nhân
Phúc
Điền
cùng nhóm thợ thực
hiện trong 2 năm
1964-1965.
13. Chùa Linh Sơn Trường Thọ
thường gọi là chùa Núi, tọa lạc trên núi Tà Cú, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình
Thuận.
Pho tượng đức Phật Thích Ca nhập Niết bàn tôn trí phía trên chùa, cách hang
Tổ khoảng 50m. Tượng bằng xi măng, dài 49m, cao 11m, do kiến trúc sư Trương Đình Ý
thực hiện từ năm 1963 đến năm 1966. Pho tượng đã được xác lập kỷ lục Việt Nam ngày
02-01-2006.
14.
Chùa
Thiên
Vương Cổ Sát
Thường gọi là chùa
Phật Trầm, chùa Tàu
tọa lạc trên đồi Rồng,
số 385 đường Khe
Sanh, phường 10, TP.
Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
Chùa thuộc Hệ phái
Phật giáo Bắc tông
(người Hoa). Trên đỉnh
đồi thông sau chùa là
Thích Ca Phật đài cao
10m, tôn trí tượng đức
Phật Thích Ca bằng xi
măng, cao 6m, tọa
thiền trên đài sen.
15. Thiền viện Vạn Hạnh
Tọa lạc ở số 39 đường Phù
Đổng Thiên Vương, phường 8,
TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
Ở sân trước thiền viện có tượng
đức Phật Thích Ca "niêm hoa vi
tiếu" được đúc bằng xi măng và
bê tông cốt thép, cao 24m, rộng
20m, nặng trên 60 tấn, được xây
dựng vào ngày 14-4-2002. Dưới
đài sen là ngọn giả sơn, bên
trong có hang động.
16. Chùa Huệ Nghiêm
Tọa lạc ở Khu phố 2, đường Đỗ
Năng Tế, phường An Lạc A, quận
Bình Tân, TP. Sài Gòn.
Sân trước chùa tôn trí
pho tượng nghệ thuật của điêu
khắc gia Lê Thành Nhơn tạo tác
từ năm 1974 đến năm 1979, đó là
tượng đức Phật Thích Ca lộ thiên
bằng xi măng cao 4,5m, ngang gối
4,5m.
17. Bát Bửu Phật Đài
Thường gọi là chùa Phật Cô
Đơn, tọa lạc ở xã Lê Minh
Xuân, huyện Bình Chánh, TP.
Sài Gòn.
Phật đài kiến trúc hình bát
giác, cao 3m. Trên đài, tôn trí
tượng đức Phật Thích Ca cao
7m, nặng 4 tấn, khoảng cách
ngang gối 4,6m, do điêu khắc
gia Nguyễn Thanh Thu thực
hiện năm 1957, được an vị
vào ngày 22-8-1961.
18. Thiền viện Nguyên Thủy
Tọa lạc tại số 33A đường 10, khu phố 1, phường Cát Lái, quận 2, TP. Sài Gòn.
Vào năm 1972, thiền viện đã xây dựng và an vị ở chánh điện tượng đức Phật Thích
Ca bằng xi măng thếp vàng 24 karat, cao 6,3m (tượng cao 4,5m, bệ cao 1,8m),
ngang gối 3,3m, bên trong có tôn trí 3 viên ngọc Xá Lợi Phật. Pho tượng được xác
lập kỷ lục Việt Nam ngày 31-5-2007.
19. Chùa Long
Hương
Tọa lạc ở xã Long Tân,
huyện Nhơn Trạch, tỉnh
Đồng Nai.
Trên ngọn đồi phía sau
ngôi chánh điện, chùa
tôn trí pho tượng đức
Phật Thích Ca lộ thiên
bằng xi măng cao 14m
vào năm 1996.
20. Thiền
Phước Sơn
viện
tọa lạc ở đồi Lá
Giang, 368 ấp Tân
Cang, xã Phước
Tân, TP. Biên Hòa,
tỉnh Đồng Nai.
Tượng đức Bổn sư
được tạo tác vào
năm 2010 bằng xi
măng, cao 9,999m là
pho tượng Phật lớn
nhất Việt Nam được
tôn trí trong điện
Phật, đã được xác
lập kỷ lục Việt Nam
ngày
11-8-2011.
Thiền viện tôn trí
khá
nhiều
pho
tượng Thích Ca lộ
thiên, pho tượng
đức Phật Thích Ca
đi bát cao 13m bằng
xi măng, đã được
xác lập kỷ lục Việt
Nam năm 2010.
21. Chùa Bạch Liên
Tọa lạc ở xã An Phước, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.
Chùa có vườn tượng Phật lộ thiên lớn nhất Việt Nam, được xây dựng trong 2 năm
1996 - 1998. Đó là các nhóm tượng giới thiệu cuộc đời đức Phật Thích Ca : Đản sanh,
xuất gia, tu khổ hạnh, chuyển Pháp luân, nhập Niết bàn ... Vườn tượng đã được xác
lập kỷ lục Việt Nam ngày 31-5-2007.
22. Thích Ca Phật Đài - Vũng Tàu
Tọa lạc trên sườn núi Lớn, số 610 đường Trần Phú, phường 5, TP. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
Khu danh thắng này gồm chùa Thiền Lâm và nhiều pho tượng Phật lộ thiên lớn mô tả cuộc
đời đức Phật Thích Ca, tiêu biểu là tượng đức Phật Thành đạo ngự trên đài bát giác cao
11,6m (đài cao 4,5m, tòa sen cao 2m, tượng cao 5,1m), bên trong có tôn trí 3 viên ngọc Xá
Lợi Phật vào ngày 18-8-1962. Đại tượng được khánh thành ngày 10-3-1963, Phật lịch 2.506.
23. Niết Bàn Tịnh xá tọa lạc bên triền núi Nhỏ, số 66/7 đường Hạ Long, phường 1, TP.
Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Điện Phật tôn trí tượng đức Phật Thích Ca nhập Niết bàn màu hồng thạch,
dài 12m đặt trên bệ thờ cao 2,5m. Gan bàn chân đức Phật được khắc 52 điểm ấn.
Tượng nằm nghiêng, mặt hướng Tây Trúc, đầu gối lên tay phải, hướng Bắc, chân
duỗi thẳng hướng Nam. Sau lưng pho tượng là quang cảnh thiên nhiên xanh tươi, nổi
bậc với 2 cây Long Thọ, được đắp nổi nhiều lớp, chạm vẽ công phu.
24. Chùa Quan Âm
Tọa lạc ở cây số 10, ấp Long Thới B, xã Long Thuận, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng
Tháp.
Ở sân trước chùa có tôn trí một pho tượng đại Phật Thích Ca nhập Niết bàn bằng xi
măng, dài 32m, nặng 100 tấn. Lễ an vị Phật đã được tổ chức trọng thể vào ngày 22 và
23-12-2008.
25. Chùa Hội Khánh
Tọa lạc ở số 29 đường Chùa Hội Khánh, phường Phú Cường, thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh
Bình Dương.
Chùa có nhiều pho tượng lộ thiên, như Phật đài Thích Ca cao 5,1m được xây dựng
năm 2002. Đặc biệt, vào ngày 30-3-2010, chùa đã tổ chức khánh thành trọng thể Phật
Đài Thích Ca quy mô lớn, cao 22m ở khu đất trước chùa. Tầng trệt là dãy nhà chiều
dài 64m, chiều ngang 23m dùng làm trường Phật học và thư viện. Tầng trên tôn trí đại
tượng đức Phật Thích Ca nhập Niết bàn bằng xi măng, cao 12m, dài 52m do 2 kiến
trúc sư Phạm Văn Thịnh, Trần Văn Pháp vẽ bản thiết kế; điêu khắc gia Trần Quang
Thái thực hiện. Pho tượng đã được xác lập kỷ lục Việt Nam ngày 30-3-2010.
Tượng Phật đại diện cho kim thân Ngài ở đời. Ngài là
đấng giác ngộ, là vị Đại Sư của muôn loài, hướng dẫn
chúng sanh tu tập để tỉnh thức mà giải thoát khổ đau do
tham sân si ở trong mỗi con người. Dù tượng Ngài được
tôn trí trong những không gian tâm linh có khi trái ngược
nhau, nơi thì thâm u, nơi lại lộng lẫy; nơi thì hoành tráng,
nơi lại giản đơn nhưng tự kim thân Ngài luôn toát ra sự
nhiệm mầu, sự giải thoát và sự an lạc. Là một Phật tử,
chúng tôi nghĩ việc thờ tượng đức Bổn sư và chiêm bái
hình ảnh Ngài là sự nhắc nhở việc rèn luyện tự thân về
giáo pháp an lạc của Ngài để giải thoát và cầu phúc lành
đến với mọi người, mọi loài.
Đôi nét về
tác giả Võ Văn Tường
VÕ VĂN TƯỜNG
Sanh ngày 31-3-1953 tại TP. Đà Nẵng.
Nguyên quán : Nam Phổ, Phú Vang, TP. Huế.
Pháp danh : Tâm Thụy (Tổ đình Thiền Tôn, Huế)
Học tập :
Cấp 1 và 2 : Trường Hàm Long, Huế. Cấp 3 : Trường
Quốc
Học,
Huế.
Đại học và Cao học : Phân khoa Khoa học Xã hội –
Viện Đại học Vạn Hạnh, Sài Gòn (1971-1975) và
Khoa Ngữ Văn Việt Nam – Trường Đại học Tổng
hợp Sài Gòn (1982-1995). Được Bộ Giáo dục và Đào
tạo cấp bằng Thạc sĩ năm 1996 với đề tài : “Ngôi
chùa trong truyền thống văn hóa làng xã Việt Nam”.
Tác phẩm đã xuất bản về Phật giáo từ năm 19902010 :
01. Những ngôi chùa danh tiếng Việt Nam (cùng ông
Nguyễn Quảng Tuân)
Nhiếp ảnh gia
VÕ VĂN TƯỜNG
Email: [email protected]
Sanh ngày 31-3-1953 tại TP. Đà Nẵng.
Nguyên quán : Nam Phổ, Phú Vang, TP.
Huế.
Pháp danh : Tâm Thụy (Tổ đình Thiền Tôn,
Huế)
NXB. Trẻ, TP. HCM. 1990.
02. Việt Nam Danh Lam Cổ Tự, 4 ngữ : Việt-Anh-Pháp-Hoa, tái bản lần 4.
NXB. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1992, 1993, 1994, 1995.
03. Những ngôi chùa nổi tiếng Việt Nam, 2 ngữ : Việt-Anh
NXB. Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 1995.
04. Danh Lam nước Việt, 2 ngữ : Việt-Anh (cùng TS. Huỳnh Như Phương)
NXB. Mỹ thuật, Hà Nội, 1995.
05. CD-Rom Những ngôi chùa nổi tiếng Việt Nam, 2 ngữ : Việt-Anh.
NXB. Văn hóa Thông tin, Hà Nội và Công ty Tin học Tin Việt, TP. HCM.
Xuất bản năm 1996, tái bản năm 1998.
06. Hà Nội Danh Lam Cổ Tự (cùng TT. Thích Bảo Nghiêm)
NXB. Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2003.
07. Những ngôi chùa nổi tiếng ở thành phố Hồ Chí Minh, 2 ngữ : Việt-Anh.
(cùng ông Trương Ngọc Tường), NXB. Trẻ, TP. HCM, 2006.
08. Chùa Phù Châu, Tiền Giang, 2 ngữ : Việt-Anh.
(cùng ông Trương Ngọc Tường), NXB. Tổng hợp TP. HCM, 2006.
09. 108 Danh Lam Cổ Tự Việt Nam, 4 ngữ : Việt-Anh-Pháp-Hoa.
NXB. Thuận Hóa, Huế, 2007.
10. CD Rom Chùa Việt Nam xưa và nay, 2 ngữ : Việt-Anh.
NXB. Giáo dục, Hà Nội, 2007.
11. 500 Danh Lam Việt Nam, 2 ngữ : Việt-Anh.
NXB. Thông tấn, Hà Nội, 2008.
12. Phật tích Ấn Độ - Nepal, 2 ngữ : Việt-Anh (cùng TS. Thích Nhật Từ)
NXB. Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2008.
13. Sắc tứ Long An Cổ Tự, Tiền Giang, 2 ngữ : Việt-Anh.
(cùng ông Trương Ngọc Tường), NXB. Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2009.
14. Chùa Từ Đàm, Huế, 2 ngữ : Việt-Anh (cùng HT. Thích Hải Ấn)
NXB. Thuận Hóa, Huế, 2010.
15. Hành hương xứ Phật Ấn Độ - Nepal, 5 ngữ : Việt-Anh-Hoa-Thái-Ấn.
(cùng ThS. Nguyễn Trung Toàn), NXB. Thông tấn, Hà Nội, 2010.
Giảng dạy các môn : Phương pháp
luận nghiên cứu khoa học, Mỹ thuật
Phật giáo Việt Nam, Di tích lịch sử văn hóa và danh thắng Việt Nam, Du
lịch Danh lam cổ tự Việt Nam, Tiếng
Việt thực hành, Nhiếp ảnh kỹ thuật số.
Các trường đã giảng dạy : Học viện
Phật giáo Việt Nam (TP. HCM), Học
viện Hàng không Việt Nam; các
Trường : ĐH. Văn hóa, ĐH. Kinh tế,
ĐH. Khoa học xã hội và Nhân văn, ĐH.
Hùng Vương, ĐH. Văn Hiến, CĐ. Văn
hóa nghệ thuật, CĐ. Văn hóa nghệ
thuật và Du lịch Sài Gòn, TC. Du lịch
và Khách sạn Saigontourist, TC. Du
lịch Khôi Việt, TC. Du lịch Việt Giao …
cùng với nhiều Trường ĐH và CĐ ở
các tỉnh : Thừa Thiên Huế, Phú Yên,
Khánh Hòa, Vĩnh Long, Bến Tre, Cần
Thơ, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau,
Sóc Trăng, Đồng Tháp, Tây Ninh …
Được Trung tâm Sách Kỷ lục Việt Nam xác lập 4
kỷ lục Việt Nam :
1. Người chụp ảnh và lưu trữ ảnh ngôi chùa nhiều
nhất Việt Nam (năm 2006)
2. Tác giả CD Rom “Những ngôi chùa nổi tiếng
Việt Nam” là tác phẩm điện tử đầu tiên ở Việt Nam
(năm 2005)
3. Tác giả CD Rom “Chùa Việt Nam xưa và
nay” là tác phẩm có số lượng hình ảnh và bài viết
về ngôi chùa nhiều nhất Việt Nam (năm 2007)
4. Đồng tác giả cuốn sách “Hành hương xứ Phật
Ấn Độ - Nepal” là tác phẩm viết về xứ Phật được
dịch nhiều ngôn ngữ nhất Việt Nam (năm 2010)
Công tác :
- Chủ tịch Công ty TNHH Phim - Ảnh và Tư liệu
Sen Việt Địa chỉ : 46/3-5 Vườn Chuối, Quận 3, TP.
HCM,
Việt
Nam.
Email
:
[email protected]
Điện thoại VN :
091.820.5066 – Điện thoại Mỹ : 510.909.0619
- Tham gia GHPGVN :
Ủy viên Ban Văn hóa Trung ương
Ủy viên Ban Kinh tế Tài chánh Trung ương
Ủy viên Viện nghiên cứu Phật học Việt
Nam. Giảng viên Học viện Phật giáo Việt Nam tại
TP. HCM.
Ủy viên Ban Văn hóa Phật giáo TP. HCM.
Võ Văn Tường
Hai lần được Trung
tâm Sách kỷ lục Việt
Nam ghi tên
Sinh năm 1953 tại Đà Nẵng, nhưng
ngay từ nhỏ, Võ Văn Tường đã sinh
sống cùng gia đình ở Huế. Vì vậy
chất Huế đã in đậm trong người đàn
ông hiện đang sinh sống và làm việc
tại TP.HCM. Được cha cho chiếc máy
chụp ảnh điện tử, nhưng mãi đến
năm 14 tuổi, Tường mới biết chụp
bức ảnh đầu tiên là cảnh chùa Báo
Quốc. Cũng không ai ngờ từ bức ảnh
đầu tiên này đã gắn cả đời anh với
việc chụp ảnh chùa và trở thành
niềm đam mê vô biên của Võ Văn
Tường.
Trải qua một thời gian, ảnh chùa của anh ngày càng
nặng ký và anh bắt đầu nghĩ đến việc lưu trữ. Thế là
anh lập ra một thư viện để lưu trữ từ phim đến ảnh
các ngôi chùa đã chụp được. Công việc lưu trữ anh
làm rất cẩn thận. Anh ghi chép tỉ mỉ nơi chụp, cảnh vật
chụp và cả nguồn gốc của chúng, sau đó nhập vào
máy tính và khi cần truy xuất chỉ cần nhấn phím là có
ngay. Hơn 20 năm, Võ Văn Tường đã có cuốn sách
đầu tay: Những ngôi chùa danh tiếng Việt Nam do Nhà
xuất bản (NXB) trẻ ấn hành (năm 1990), năm 1992 anh
cùng với Nguyễn Quảng Tuân tiếp tục hoàn thành
cuốn Việt Nam danh lam cổ tự do NXB Khoa học xã
hội xuất bản bằng 4 ngôn ngữ Việt, Anh, Pháp, Hoa và
được tái bản đến 4 lần. Năm 1995, anh cho ra đời
cuốn Những ngôi chùa nổi tiếng Việt Nam do NXB Văn
hóa - Thông tin ấn hành. Cũng trong năm này, anh
cùng với Huỳnh Như Phương biên soạn cuốn Danh
lam nước Việt do NXB (Mỹ thuật Hà Nội) bằng 2 ngôn
ngữ Việt - Anh. Thông qua NXB Văn hóa - Thông tin,
Công ty Tin học Tin Việt TP.HCM ngỏ ý mời anh biên
soạn một cuốn sách điện tử, Tường đã nhận lời và bắt
tay vào công việc. Đến đầu năm 1997, cuốn sách điện
tử đầu tiên của Việt Nam đã được hoàn thành. Đó là
CD-Rom Những ngôi chùa nổi tiếng Việt Nam. Cuốn
sách gồm 2 ngôn ngữ Việt - Anh giới thiệu 300 ngôi
chùa đặc sắc nhất Việt Nam. Sách gồm 2.200 bức ảnh
màu với 680 triệu từ... Năm 1998 sách đã được tái bản.
Ngày 14-8-2005, Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam đã
trao xác nhận cho anh kỷ lục Người làm sách điện tử
đầu tiên ở Việt Nam.
Theo số lượng kiểm chứng của Trung tâm VIETBOOKS thì số ảnh
màu và phim slide màu được chụp và lưu giữ tại nhà Tường đến
tháng 12-2005 là 226.780 tấm ảnh bằng phim, thẻ và 3.800 phim
slide, tất cả là 2.016 ngôi chùa ở 59 tỉnh, thành phố trong nước và
7 nước lân cận. Vào đầu năm 2006, nhân kỷ niệm 30 năm thành
lập báo Giác Ngộ, Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam đã phối hợp
với báo Giác Ngộ tiếp tục tổ chức tìm kiếm những kỷ lục Phật
giáo mới nhất của Việt Nam. Võ Văn Tường đã tiếp tục lần thứ 2
được ghi tên là người chụp ảnh và lưu giữ ảnh nhiều ngôi chùa
nhất của Việt Nam. Để trao kỷ lục này, trung tâm đã có cuộc kiểm
tra, khảo sát, xác nhận cho Võ Văn Tường là hoàn toàn xứng
đáng. Ngày 2-1-2006, tại TP.HCM, lễ trao kỷ lục đã được tiến hành.
Võ Văn Tường là người đầu tiên được Trung tâm Sách kỷ lục Việt
Nam 2 lần ghi tên anh - tác giả cuốn sách điện tử “Những ngôi
chùa nổi tiếng Việt Nam” và “Những kỷ lục Phật giáo mới nhất
của Việt Nam”. Đó là công trình lưu giữ văn hóa Việt Nam nói
chung và văn hóa Phật giáo nói riêng. Tới đây, anh đang chuẩn bị
triển lãm ảnh với chủ đề “1000 năm - nét đẹp mỹ thuật Phật giáo
Việt Nam...”.
TUÂN LÊ
http://www.quangduc.com/tacgia/vovantuong.html Trình bày:
Chánh Lạc Thịnh - Từ Mẫn Huệ