NGUYỄN THẾ CHI

Download Report

Transcript NGUYỄN THẾ CHI

Nguyễn Văn Dương
Trường TC KT-KT Bắc Thăng Long
THƯ GỬI BẠN ĐỌC
Hãy đi đâu đó khi chúng ta còn có thể ….
Bạn và tôi những người yêu du lịch , ham học
hỏi và thích khám phá thế giới muôn màu , bao
điều mới lạ … sự tò mò , ham thích khám phá
của chúng ta luôn là vô tận và và vô tận .
Thật vậy. Trong suất thời gian tìm hiểu và
tham khảo các tài liệu của mọi người về các
điểm du lịch tại Hà Nội. Chúng tôi đã xuất bản
ra cuốn “DU LỊCH HÀ NỘI” giúp bạn đọc và
những người muốn khám phá những vẻ đẹp,
truyền thống về Hà Nội thủ đô ngàn năm văn
hiến. Chúng tôi mong rằng cuốn sách này sẽ
giúp cho quý bạn đọc hiểu được các nền văn
hoá, phong tục, các nền măn minh còn lưu giữ
đến hôm nay.
Với thời gian và sự hiểu biết còn hạn chế
không tránh khỏi nhữ thiếu sót. Chúng tôi
mong nhận được những ý kiến đóng góp của
các bạn đọc để lần tái bản sau được tốt hơn
NHÀ XUẤT BẢN
nữa.
Bảo Tàng Cách Mạng
Vị trí: Số 25 Tông Đản, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Ðặc điểm: Giới thiệu về cuộc đấu tranh anh dũng của nhân dân Việt Nam chống thực
dân Pháp, Phát xít Nhật, Đế quốc Mỹ (từ giữa thế kỷ 19 đến 1975). Giới thiệu công
cuộc xây dựng và bảo vệ nước cộng hoà XHCN Việt Nam.Giờ mở cửa: Vào các ngày
trong tuần và ngày lễ; trừ thứ hai.
Sáng: 8:00 - 11:45
Chiều: 13:30 - 16:15Bảo tàng Cách mạng được thành lập tháng 1/1959 có 29 phòng
trưng bày hơn 4 vạn hiện vật. Tại đây, giới thiệu tổng hợp về đất nước và con người
Việt Nam từ giữa thế kỷ 19 tới nay. Hệ thống trưng bày chia làm 3 phần chính:
- Cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Việt Nam, từ năm 1858 đến 1945 (phòng
1 đến 9).
- Ba mươi năm kháng chiến chống xâm lược, bảo vệ độc lập dân tộc và thống nhất đất
nước từ năm 1945 đến 1975 (từ phòng 10 đến 24).
- Việt Nam xây dựng kinh tế từ 1976 đến nay. Cũng tại đây được trưng bày các bộ sưu
tập về Kinh tế Việt Nam sau năm 1975 (phòng số 26 và 27); Bộ sưu tầm tặng phẩm
của nhân dân Việt Nam và nhân dân thế giới tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng
Cộng Sản Việt Nam (phòng số 28 và 29).
Đặc biệt, Bảo tàng Cách mạng còn có một kho lưu trữ hàng trăm ngàn hiện vật, tư liệu
quý khác về Cách mạng Việt Nam từ năm 1858 đến nay mà chưa có điều kiện trưng
bày.
BẢO TÀNG DÂN TỘC HỌC
VIỆT NAM
Vị trí: Ðường Nguyễn Văn Huyên, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Ðặc điểm: Lưu giữ các hiện vật, tài liệu phản ánh mọi mặt đời sống, sinh hoạt, phong tục tập
quán của 54 dân tộc trên khắp cả nước. Nằm trên một khu đất rộng 3ha, bảo tàng Dân tộc
học Việt Nam được khai trương vào cuối năm 1997. Ngay từ khi ra đời, nơi đây đã thực sự
thu hút sự quan tâm của nhiều khách du lịch và các nhà nghiên cứu văn hoá, dân tộc học trong
nước và quốc tế.
Bảo tàng Dân tộc học lưu giữ 10.000 hiện vật, 15.000 ảnh đen trắng, hàng trăm băng video,
băng cát-sét phản ánh mọi mặt đời sống, sinh hoạt, phong tục, tập quán của 54 dân tộc trên
khắp đất nước Việt Nam.
Giờ mở cửa:
8:00 - 17:00 vào các ngày trong tuần; trừ thứ 2 và các ngày lễ, Tết trong năm.
Giá vé:
- Vé thường: 20.000 đồng/lượt.
- Vé giảm giá:
5.000 đồng/lượt dành cho sinh viên các trường cao đẳng và đại học.
3.000 đồng/lượt dành cho học sinh tiểu học và phổ thông trung học.
- Vé miễn phí: Trẻ em dưới 6 tuổi và người dân tộc thiểu số Việt Nam.Hiện vật trưng bày
được sắp xếp, bố trí một cách khoa học, dễ hiểu, dễ cảm thụ.
Khu trưng bày thường xuyên trong nhà có diện tích 2.500m² (bao gồm 2 tầng) được
chia làm 9 phần:
- Giới thiệu chung
- Giới thiệu dân tộc Việt (Kinh)
- Các dân tộc nhóm ngôn ngữ Tày, Thái và Ka dai
- Các dân tộc nhóm ngôn ngữ H' Mông, Dao, Tạng, Sán Dìu, Ngái.
- Các dân tộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khmer.
- Các dân tộc nhóm ngôn ngữ Nam Đảo.
- Các dân tộc Chăm, Hoa, Khmer.
- Giao lưu, hội nhập giữa các dân tộc.
Khu trưng bày ngoài trời giới thiệu những phong cách kiến trúc đặc trưng nhất của
các dân tộc Việt Nam. Hiện tại đã có trưng bày về ngôi nhà dài Ê-Đê, nhà sàn Tày,
ngôi nhà nửa sàn và nửa trệt của người Dao, nhà mái lợp bằng gỗ pơ-mu của người
H'Mông, ngôi nhà Việt với mái lợp ngói, ngôi nhà mồ Gia-Rai, nhà Rông của người
Ba-Na, ngôi nhà Chăm và ngôi nhà đất trình tường của người Hà Nhì.
Trong tương lai, Bảo tàng dự định trưng bày ngôi nhà mồ của dân tộc Cơ-Tu và
khuôn viên hoàn thiện của ngôi nhà Việt. Một số loại cây thuộc địa phương của mỗi
ngôi nhà cũng được mang đến và trồng tại đây.
Bảo tàng đang dần hoàn thiện hẳn không gian trưng bày ngoài trời.
Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam là một địa chỉ hấp dẫn du khách trong và ngoài
nước.
Bảo tàng Hồ Chí Minh
Vị trí: Số 3 Ngọc Hà, quận Ba Đình, Hà Nội.
Ðặc điểm: Lưu giữ hiện vật, hình ảnh, phản ánh cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chủ
tịch.Bảo tàng Hồ Chí Minh nằm ở khu vực quảng trường Ba Ðình, bên cạnh lăng Chủ tịch
Hồ Chí Minh. Bảo tàng khánh thành ngày 19/5/1990 nhân kỷ niệm lần thứ 100 ngày sinh
Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Giờ mở cửa:
Mở cửa các ngày trong tuần trừ thứ Hai và thứ Sáu:
Sáng: 8:00 đến 11:00
Chiều: 13:30 đến 16:30
Ðây là tòa nhà cao 20,5m gồm 4 tầng với tổng diện tích sử dụng là 10.000m². Công trình
được thiết kế như một bông hoa sen nở, tượng trưng cho phẩm chất thanh cao, trong sáng
của Hồ Chủ tịch.
Phần trưng bày của Bảo tàng rộng gần 4.000m2 giới thiệu hơn 117.274 hiện vật gốc, hình
ảnh phản ánh cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, gắn liền với các sự kiện
lịch sử quan trọng của Việt Nam và thế giới từ cuối thế kỷ thứ 19 đến nay. Tại bảo tàng còn
có khu triển lãm, các kho lưu trữ, thư viện chuyên đề, hội trường lớn, các hội trường vừa
và nhỏ phục vụ tham quan, nghiên cứu, sinh hoạt khoa học và văn hóa.
Từ ngày mở cửa, bảo tàng đã đón hàng triệu lượt khách trong nước và quốc tế đến tham
quan.
Nguồn: Tổng cục du lịch Việt Nam
Bảo tàng Lịch sử Quân sự
Vị trí: Số 28A đường Điện Biên Phủ, gần lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, quận Ba Đình, Hà
Nội.
Ðặc điểm: Trưng bày những hiện vật và tài liệu giới thiệu quá trình ra đời và trưởng thành
của các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử. Bảo tàng Lịch sử
Quân sự (Bảo tàng Quân Đội) được thành lập ngày 22/12/1959, trên diện tích đất khoảng
10.000m². Diện tích trưng bày là 2.000m².Giờ mở cửa: Mở cửa các ngày trong tuần:
Sáng: 8:00 đến 11:30
Chiều: 13:30 đến 16:00
Nội dung trưng bày chia làm 6 phần:
- Lịch sử của dân tộc và sự ra đời của Quân đội Nhân dân Việt Nam
- Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
- Cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ
- Quân đội Việt Nam tiến lên chính quy hiện đại
- Quân dân một lòng - bách chiến bách thắng
- Khu trưng bày ngoài trời có máy bay, xe tăng, trọng pháo, thiết giáp, tên lửa, súng cối,
bom... đều là những hiện vật có kích thước lớn.
Đặc biệt có những bản đồ, những sa bàn về chiến dịch Điện Biên Phủ, chiến dịch Hồ Chí
Minh lịch sử. Những hiện vật quý về các trận đánh và những chiến sỹ anh hùng trong lực
lượng vũ trang.
Bảo tàng Lịch sử Việt Nam
Vị trí: Số 1 Tràng Tiền, gần hồ Hoàn Kiếm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Ðặc điểm: Lưu giữ và trưng bày các hiện vật về lịch sử đất nước và con người Việt Nam.
Ở ngay đầu phố Tràng Tiền, số nhà 1, phía sau Nhà hát Thành phố, nơi đây nguyên là nhà bảo
tàng của trường Viễn Đông Bác Cổ do người Pháp lập ra nǎm 1932.
Giờ mở cửa:
Mở cửa các ngày trong tuần, kể cả dịp lễ, Tết (trừ ngày mồng 1/1 âm lịch):
Sáng: 8:00 đến 11:30
Chiều: 13:30 đến 16:30
Ngày ấy, nhà bảo tàng này là nơi trưng bày những đồ cổ, thu thập được ở các nước Đông Nam
Á. Nǎm 1958 người Pháp bàn giao lại ngôi nhà này cho chính quyền cách mạng. Viện Bảo
tàng Lịch sử Việt Nam được thành lập. Sau nhiều nǎm chỉnh lý, bổ sung, ngày nay viện đã trở
thành một trung tâm vǎn hoá, nghiên cứu và giới thiệu lịch sử bằng hiện vật quan trọng.
Trong hai tầng, hàng nghìn hiện vật được trưng bày theo thứ tự thời gian. Gian đồ đá bày
những công cụ lao động và chiến đấu bằng đá đẽo, đá mài, chứng tích của thời kỳ "ông tổ loài
người" mới vứt bỏ lốt áo thú mà mang bộ áo con người. Chiếc rìu tay bằng đá đẽo chế tác cách
đây chừng ba bốn mươi vạn nǎm tìm thấy ở núi Đọ (Thanh Hoá) đã chứng minh rằng Việt
Nam là một trong những cái nôi cổ sơ của loài người.
Gian đồ đồng nổi tiếng với những chiếc trống đồng đủ kiểu đủ loại, mà tiêu biểu nhất là trống
đồng Ngọc Lũ đường bệ và thanh tú.
Đã có biết bao công trình nghiên cứu của học giả Việt Nam và
thế giới về trống đồng thông qua tìm hiểu hoa vǎn, chạm khắc,
công dụng, kỹ thuật chế tạo... Rồi còn các rìu, mũi lao, dao gǎm,
giáo... bằng đồng và nhiều loại vũ khí khác mà niên đại tương
ứng với thời các vua Hùng dựng nước. Nơi đây còn có những
mũi tên đồng Cổ Loa từ thế kỷ 2 trước công nguyên, thanh
mảnh nhưng lắm gai lắm ngạnh từng khiến cho bọn xâm lược
phương Bắc khiếp sợ phải gọi là mũi tên thần.
Cũng từ đó, suốt hai nghìn nǎm lịch sử Việt Nam là hai nghìn
nǎm liên tục chống giặc ngoại xâm. Các tấm ảnh chụp những
đình, miếu, lǎng mộ, thành quách, các chân dung danh nhân,
danh tướng, các vǎn kiện, danh ngôn, các hiện vật gốc... tất cả
nói lên ý chí quật cường của dân tộc bằng tiếng nói riêng, với
sức thuyết phục riêng của chúng.
Bảo tàng lịch sử là pho sử bằng hiện vật, đã kể lại một cách
sinh động cho người tham quan hiểu biết thêm về lịch sử giữ
nước và dựng nước của người Việt Nam từ thuở ban đầu khai
sáng đến ngày ra đời nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà nǎm
Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam
Vị trí: Số 66 phố Nguyễn Thái Học, quận Ba Đình, Hà Nội.
Ðặc điểm: Lưu giữ và trưng bày các tác phẩm, mỹ thuật có giá trị của các hoạ sĩ, nhà điêu
khắc của Việt Nam qua nhiều thế hệ. Giới thiệu quá trình hình thành và phát triển của
Mỹ thuật Việt Nam.Ngôi nhà 66 Nguyễn Thái Học từ ngày 26/6/1966 chính thức trở
thành Viện Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.
Có hai khối nhà chính dùng để trưng bày các tác phẩm nghệ thuật. Hệ thống trưng bày
được chia thành 5 phần chính:
- Mỹ thuật thời tiền sử - sơ sử, gồm các hiện vật từ thời đồ đá, đồ đồng và sơ kỳ đồ sắt.
Giờ mở cửa: 8:30-17:00 vào các ngày trong tuần (trừ thứ 2), kể cả ngày lễ và Tết dương
lịch; riêng Tết Nguyên Đán sẽ đóng cửa 4 ngày: 30, mồng 1, 2, 3. Thứ 4 và thứ 7 mở cửa
từ 8:30-21:00.
Hướng dẫn khách tham quan bảo tàng bằng: Tiếng Việt, Anh, Pháp.
- Mỹ thuật cổ từ thế kỷ 11 - 19, thuộc các triều đại từ Lý, Trần, Lê đến Mạc, Tây Sơn và
Nguyễn.
- Mỹ thuật thế kỷ 20, mỹ thuật cận đại (1925 - 1945) và hiện đại (1945 đến nay).
Bên cạch các sưu tập được trưng bày theo tiến trình lịch sử, tại đây còn giới thiệu 2 bộ
sưu tập:
- Mỹ thuật dân gian.
- Nghệ thuật gốm Việt Nam.
Bảo tàng Mỹ thuật là một kho báu của nền nghệ thuật tạo hình Việt Nam, Bảo tàng Mỹ
thuật Việt Nam là một địa chỉ văn hoá hấp dẫn du khách bốn phương.
Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam
Vị trí: Số 36 Lý Thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Ðặc điểm:- Nơi trưng bày, gìn giữ bảo quản các tài liệu, hiện vật giới thiệu vai trò, thành tựu
của phụ nữ Việt Nam trong quá trình phát triển của dân tộc.
- Là nơi giao lưu văn hoá giữa phụ nữ Việt Nam và phụ nữ thế giới.Bảo tàng Phụ nữ Việt
Nam khánh thành ngày 20/10/1995 nhân kỷ niệm 65 năm ngày thành lập Hội liên hiệp Phụ nữ
Việt Nam.
Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam không chỉ là nơi nghiên cứu, lưu giữ bảo quản, trưng bày những di
sản quí giá của Phụ nữ Việt Nam mà còn là trung tâm hoạt động giao lưu văn hoá của phụ nữ
Việt Nam và phụ nữ quốc tế vi mục tiêu Bình đẳng - Phát triển và Hoà bình.Với diện tích
trưng bày khoảng 1.200m² trong hai khối nhà lớn liên hoàn, bảo tàng giới thiệu 5 chuyên đề: Phụ nữ Việt Nam trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
- Phụ nữ Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam và sự nghiệp đấu tranh giải phóng phụ nữ.
- Nét văn hoá của phụ nữ Việt Nam qua những sản phẩm thủ công truyền thống.
- Trang phục phụ nữ các dân tộc Việt Nam.Gian đầu tiên là bức tượng "Mẹ Việt Nam dát
vàng, cao 3,6m, do nghệ sĩ Phú Cường thực hiện. Hình ảnh người mẹ khoẻ khoắn, tràn đầy
sức sống, dịu dàng và nhân hậu. Bàn tay phải của bà mở rộng thể hiện sự vượt qua mọi thử
thách khó khăn; tay trái nâng một em bé hai tay đang vươn về phía trước. Trên trần nhà được
bố trí những chùm đèn trắng thể hiện cho dòng sữa mẹ, một nguồn sống bất tận nuôi bao thế
hệ. Bức tượng là biểu tượng cho sức mạnh, vẻ đẹp và khát vọng cuộc sống của phụ nữ Việt
Nam...
Từ khi mở cửa đến nay bảo tàng Phụ nữ đã tạo được sức hấp dẫn với du khách trong và ngoài
Chợ Đồng Xuân
Vị trí: Thuộc quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
Ðặc điểm: Không chỉ là một trung tâm buôn bán lớn của Hà Nội
và của Việt Nam, chợ Đồng Xuân còn là một điểm tham quan hấp
dẫn đối với du khách thập phương.Trong số hàng chục chợ ở Thủ
đô, từ chợ Mơ, chợ Hôm đến chợ Cửa Nam, chợ Ngọc Hà... thì
chợ Ðồng Xuân là lớn nhất. Chợ ra đời từ năm 1889 trên địa
phận phường Ðồng Xuân cũ. Ban đầu chợ họp ngoài trời, sau
được xây thành chợ với năm cầu chợ khung sắt, lợp kẽm lá, cầu
nào cũng dài 52m, cao 19m.Nằm cạnh ga đầu cầu Long Biên, lại ở
ngay sát sông Hồng, chợ Ðồng Xuân là điểm thuận lợi để hàng
hoá bốn phương dồn về đây cũng như từ đây toả đi các nơi. Ở
chợ Đồng Xuân hầu như có đủ tất cả các mặt hàng phục vụ đời
sống và sản xuất đồng thời nó là chợ bán buôn lớn nhất miền
Bắc.
Ngày nay chợ Ðồng Xuân được xây dựng lại với qui mô lớn hơn
gồm 3 tầng khang trang, rộng rãi nhưng vẫn giữ lại một phần kiến
Chùa Kim Liên
Vị trí: Chùa ở làng Nghi Tàm,phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội.
Ðặc điểm:Chùa được xây dựng từ thế kỷ 13 với kiến trúc độc đáo. Chùa
thờ Phật và công chúa Từ Hoa.Nguyên xưa kia là chùa Ðống Long dựng
từ thời nhà Trần (1225 - 1413) trên nền cũ của cung Từ Hoa, thuộc trại
tằm Tang. Từ Hoa là con gái vua Lý Thần Tông. Vua dựng cung Từ Hoa
cho công chúa và các cung nữ ở đó để thấu hiểu thêm công việc đồng áng
vất vả mà thấy rõ hơn giá trị ngôi tôn quí của mình. Đến năm 1771, đời
Lê Cảnh Hưng, chùa được tu sửa và đổi tên là chùa Kim Liên. Năm 1792,
đời vua Quang Trung, chùa được đại trùng tu, về diện mạo cơ bản giống
như hiện nay.Kiến trúc chùa Kim Liên theo kiểu chữ “tam” với ba bộ mái
cao thấp khác nhau, liên kết với nhau bằng tường gạch để trần, có trổ cửa
sổ tròn lồng chữ nhà Phật. Nổi bật nhất trong quần thể kiến trúc là tam
quan và những bức chạm nổi tinh xảo. Chùa Kim Liên được đánh giá là
một trong những ngôi chùa đẹp nhất ở Hà Nội vẫn còn giữ lại những nét
kiến trúc độc đáo.
Chùa Một Cột
Vị trí: Phố Chùa Một Cột, quận Ba Đình, Hà Nội.
Ðặc điểm: Chùa có kiến trúc độc đáo, được tạo dáng như một bông sen cách điệu từ dưới
nước vươn lên.Chùa Một Cột có tên chữ là Diên Hựu (phúc lành dài lâu) được xây dựng
vào năm 1049 thời vua Lý Thái Tông. Tương truyền khi ấy vua Lý Thái Tông đã cao tuổi mà
chưa có con trai nên nhà vua thường đến các chùa để cầu tự. Một đêm ông chiêm bao thấy
Đức Phật Quan Âm hiện lên đài hoa sen ở một hồ nước hình vuông phía tây thành Thăng
Long, tay bế đứa con trai trao cho nhà vua. Ít lâu sau hoàng hậu sinh con trai. Nhà vua cho
dựng chùa Một Cột có dáng dấp như đã thấy trong giấc mơ để thờ Phật Quan Âm.Chùa
Một Cột là một Quốc tự, liên quan tới vua sáng lập triều Lý, được xây dựng gần khu vực
Tử Cấm thành, hàng tháng cứ rằm, mồng một vua đến đặt lễ cầu phúc.
Theo sử sách, chùa được xây lần thứ nhất năm 1049: "Mùa đông tháng 10 dựng chùa Diên
Hựu. Trước đây vua chiêm bao thấy Phật Quan Âm ngồi trên toà sen, dắt vua lên toà. Khi
tỉnh dậy vua nói với bề tôi, có người cho là điềm không lành. Có nhà sư Thiền Tuệ khuyên
vua làm chùa, dựng cột đá ở giữa đất, làm toà sen của phật Quan Âm như đã thấy ở trong
mộng. Cho các nhà sư đi xung quanh tụng kinh cầu nhà vua sống lâu. Vì thế gọi là chùa Diên
Hựu (phúc lành dài lâu). Năm 1070 mùa xuân tháng giêng năm Thần Võ thứ 2, vua viết chữ
Phật dài 1 trượng 6 thước khắc vào phiến đá".Lần xây dựng thứ hai vào năm 1105, vua tu
bổ chùa Diên Hựu: "Mùa thu tháng 9 làm hai ngọn tháp chỏm trắng ở chùa Diên Hựu... Bấy
giờ vua chữa lại chùa đẹp hơn chùa cũ, đào hồ Liên Hoa Ðài gọi là hồ Linh Chiểu. Ngoài hồ
có hành lang chạm vẽ chung quanh, ngoài hành lang lại đào hồ". Bích trì đều bắc cầu vồng
để đi qua. Trước sân chùa xây Bảo Tháp.
Trước khi vào chùa còn có một phương đình bằng đá xanh cao 8 trượng
(khoảng 26m) trước cổng chùa. Chùa là một cụm kiến trúc bề thế, có ý tưởng
độc đáo và thẩm mỹ đẹp đã bị chiến tranh tàn phá, trở thành um tùm rậm rạp
thời giặc Minh”.
Thông qua nhiều tài liệu cổ cho biết chiếc cột thần kỳ cao tới 20m, trong đó có
bia Sùng Diện Linh ở chùa Long Ðọi Nam Hà do Binh bộ thượng thư Nguyễn
Công Bật viết đã mô tả và ghi chép tỷ mỷ việc xây tiếp chùa Một Cột: "Mở cửa
chùa Diên Hựu tại vườn tây. Dấu vết theo quy mô thủa trước, lo toan Thánh ý
ngày nay. Ðảo hồ thơm Linh Chiểu, giữa hồ trồi lên cột đá. Trên cột đá có một
cánh hoa sen ngàn cánh xoè ra. Trên hoa dựng ngôi đền đỏ sẫm. Trong đền đặt
pho tượng sắc vàng, ngoài hồ có hành lang bao bọc. Ngoài hành lang lại có hồ
Bích Trì, bắc cầu cong đi lại, ở sân trước hai cầu bên tả hữu xây bảo tháp lưu
ly...".Đây là một công trình kiến trúc sáng tạo kết hợp không gian kiến trúc có
nhịp điệu cao thấp gồm điêu khắc đá, hội hoạ, chạm vẽ hành lang, mặt nước là
biểu tượng văn hoá, nghệ thuật cao, tính dân tộc đậm nét. Chùa đã bị huỷ hoại,
xây dựng lại nhỏ hơn so với nguyên mẫu, nhắc lại ở đây một thời đã có một
cụm kiến trúc độc đáo.
Hiện nay chùa Một Cột được khách thập phương trong và ngoài nước tới cầu
nguyện và tham quan.
Chùa Quán Sứ
Vị trí: Số 73 phố Quán Sứ, phường Trần Hưng Ðạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Ðặc điểm: Là trụ sở của Trung ương hội Phật giáo Việt Nam.Chùa Quán Sứ được xây dựng
vào thế kỷ 15 nằm trên địa phận thôn An Tập, phường Cổ Vũ, tổng Tiền Nghiêm (sau đổi là
tổng Vĩnh Xương), huyện Thọ Xương; ngày nay là phố Quán Sứ, quận Hoàn Kiếm, Thủ đô
Hà Nội. Nguyên xưa ở phường này chưa có chùa, chỉ có mấy gian nhà tranh ở phía Nam, dân
làng dùng làm chỗ tế thần cầu yên gọi là xóm An Tập. Theo sách Hoàng Lê Nhất Thống Chí,
vào thời vua Lê Thế Tông, các nước Chiêm Thành, Ai Lao thường cử sứ giả sang triều cống
nước ta. Nhà vua cho dựng một tòa nhà gọi là Quán Sứ để tiếp đón các sứ thần đến Thăng
Long. Vì sứ thần các nước này đều sùng đạo Phật nên lại dựng thêm một ngôi chùa cũng nằm
trong khuôn viên Quán Sứ để họ có điều kiện hành lễ. Thời gian đã xóa đi dấu tích khu nhà
Quán Sứ nhưng ngôi chùa thì vẫn tồn tại.Năm 1934, Tổng hội Phật giáo Bắc Kỳ thành lập,
chùa Quán Sứ được chọn làm trụ sở. Năm 1942 chùa đã được xây dựng lại theo bản thiết kế
của hai kiến trúc sư Nguyễn Ngọc Ngoạn và Nguyễn Xuân Tùng do chính Tổ Vĩnh Nghiêm
duyệt. Nghệ thuật kiến trúc và trang trí kết hợp tất cả tinh hoa các đại già lam miền Bắc. Chùa
Quán Sứ có lẽ là một trong rất ít ngôi chùa ở nước ta mà tên chùa cũng như nhiều câu đối
đều được viết bằng chữ quốc ngữ. Phải chăng vì ngôi chùa được xây dựng lại vào giữa thế kỷ
20 và vì chùa đã trở thành trụ sở trung tâm của Tổng hội Phật giáo Bắc Việt, nay là của Giáo
hội Phật giáo Việt Nam, ngôi Quốc tự chung của các thiện nam tín nữ trên đất
Việt.Tam quan chùa kiểu ba tầng mái,chính giữa là lầu chuông.
Đi qua một sân gạch nhỏ, bước lên 11 bậc thềm là tới chính
điện, hình vuông, có hành lang bao quanh . Điện Phật được bài
trí trang nghiêm, các pho tượng đều khá lớn và thếp vàng lộng
lẫy. Phía trong cùng, thờ ba vị Tam Thế Phật trên bậc cao nhất.
Bậc kế tiếp thờ tượng Phật A-di-đà ở giữa, hai bên có tượng
Quan Thế Âm và Đại Thế Chí. Bậc dưới đó, ở giữa thờ Phật
Thích-ca, hai bên là A-nan-đà và Ca-diếp. Bậc thấp nhất, ở
ngoài cùng có tòa Cửu Long đứng giữa tượng Quan Âm và Địa
Tạng. Gian bên phải chánh điện thờ Lý Quốc Sư (tức Thiền sư
Minh Không) với hai thị giả, gian bên trái thờ tượng Đức Ông
và tượng Châu Sương, Quan Bình.
Các nhà chính và nhà phụ chùa Quán Sứ đều rộng rãi. Nơi đây
từng là trụ sở báo Đuốc Tuệ . Hiện nay chùa có giảng đường,
thư viện, là nơi đặt văn phòng Phân viện Nghiên cứu Phật học
Việt Nam và văn phòng tổ chức Phật giáo Châu Á vì hòa bình
(ở Việt Nam).
Chùa Trấn Quốc
Vị trí: Bên bờ hồ Tây, đường Thanh Niên, quận Tây Hồ.
Ðặc điểm: Là ngôi chùa cổ nhất ở Hà Nội, có kiến trúc khá rộng và đẹp, có vườn
tháp lớn.Khởi dựng từ thế kỷ 6, đời Lý Nam Ðế, chùa có tên là Khai Quốc (mở
nước) và nằm ở phía ngoài đê Yên Phụ. Năm 1615 bãi sông bị lở sát vào chùa nên
đã rời vào trong đê và nằm bên sóng nước Hồ Tây, chùa đổi tên nhiều lần: An
Quốc, Trấn Quốc, Trấn Bắc... Chùa có qui mô bề thế bao gồm ba nếp nhà tiền
đường, thiên hướng, thượng điện nối liền thành hình chữ công (I), 2 dãy hành lang,
gác chuông, nhà tổ và nhà bia. Trong chùa hiện còn 14 tấm bia đá ghi lại nhiều tư
liệu quý và mô tả đầy đủ các quá trình tu tạo chùa.
Đặc biệt chùa còn có vườn tháp lớn và rất nhiều tháp. Ở khuôn viên chùa có cây bồ
đề xum xuê cành lá, đó là quà tặng của Tổng thống Ấn Độ khi ông đến thăm Hà Nội
năm 1959.
Chùa Trấn Quốc với qui mô kiến trúc khá rộng, phong cảnh đẹp, một ngôi chùa nổi
tiếng, kết hợp được vẻ đẹp cổ kính của công trình kiến trúc với vẻ đẹp thanh nhã
của một thắng cảnh ven Hồ Tây hiện đang là điểm du lịch hấp dẫn du khách.
Công viên nước Hồ Tây
Vị trí: Quận Tây Hồ, Hà Nội.
Ðặc điểm:Công viên nước Hồ Tây là khu vui chơi giải trí hiện đại và hấp dẫn
nhất của Hà Nội.Công viên nước Hồ Tây có diện tích 35.560m² chia thành 5
khu vui chơi, gồm các hạng mục: bẩy đường ống trượt với độ cao trung bình là
12m kể từ tháp tiếp nhận... Trong đó phải kể đến hai đường trượt cao tốc, độ
cao 14,5m lần đầu tiên được lắp đặt tại Việt Nam. Bể tạo sáu loại sóng, tối đa
là 1,2m, độ sâu tối đa là 3m dành cho những người thích cảm giác mạnh như
dây đu tử thần, cầu treo Tây Tạng. Bể mát xa (bể sủi) có độ sâu 0,6m tạo cảm
giác thư thái dễ chịu. Bể lặn có độ sâu 3,5m dành cho những người thích mạo
hiểm, cũng tại đây có thể tập lặn bằng khí tài hoặc chơi nhảy cầu. Dành cho trẻ
em có bể vầy, các đường trượt mini, các trò chơi dưới nước; dòng sông trôi có
chiều dài 450m, rộng 4,5m chảy dưới năm cây cầu.Công viên Vầng Trăng nằm
liền kề khu công viên nước. Ngồi trên đu quay ở độ cao 60m, bạn có thể thư
giãn và ngắm nhìn toàn cảnh thành phố. ở đây còn có phòng chiếu phim không
gian ba chiều, các trò chơi điện tử thế hệ mới, siêu thị, khu thể thao liên hoàn
với các sân tennis, cầu lông, bóng bàn, phòng bi-a, hồ câu cá, sân golf mini cùng
các cụm trò chơi đĩa quay, ô tô, tàu cao tốc.
Cột cờ Hà Nội
Vị trí: Nằm ở đường Điện Biên Phủ, quận Ba Đình, Hà Nội; gần quảng trường Ba Đình, trong
khuôn viên bảo tàng Lịch sử Quân sự.
Ðặc điểm: Công trình kiến trúc được xây dựng từ thế kỷ 19.Là một trong những công trình kiến
trúc thuộc khu vực thành cổ Hà Nội. Với chiều cao đáng kể, cột cờ này được nhà binh Pháp khi
đó dùng làm đài quan sát và trạm thông tin liên lạc giữa ban chỉ huy với những đồn bốt xung
quanh, ban ngày dùng bằng tín hiệu, ban đêm dùng bằng đèn.
Cột cờ được xây năm 1812 gồm ba tầng đế và một thân cột. Các tầng đế hình chóp cụt, nhỏ
dần, chồng lên nhau, xung quanh xây ốp gạch. Tầng một mỗi chiều 42,5m, cao 3,1m; có hai cầu
thang gạch dẫn lên. Tầng hai mỗi chiều 27m, cao 3,7m. Tầng ba mỗi chiều 12,8m, cao 5,1m; có
bốn cửa, cửa hướng đông trên có đắp hai chữ "Nghênh húc" (đón ánh nắng ban mai), cửa tây
với "Hồi quang" (ánh sáng phản chiếu), cửa nam với "Hướng minh" (hướng về ánh sáng), cửa
bắc không có chữ đề. Trên tầng này là thân cột cờ, hình trụ 8 cạnh, thon dần lên trên. Trong
thân này có cầu thang 54 bậc xây xoáy trôn ốc lên tới đỉnh. Để tạo sự thông thoáng và ánh sáng
lọt qua mỗi mặt trên thân cột cờ có từ 4 đến 5 ô hình hoa thị, vị trí cao nhất mỗi mặt có 1 ô
hình dẻ quạt.
Ðỉnh cột cờ được cấu tạo thành một lầu hình bát giác, có 8 cửa tương ứng 8 mặt. Giữa lầu là
một trụ tròn,cao đến đỉnh lầu, là chỗ để cắm cán cờ. Toàn bộ cột cờ cao 33,4m. Nếu kể cả trụ
treo cờ thì trên 41m.
Cột cờ đã chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử của dân tộc trải qua bao thế kỷ. Khi cách mạng
tháng 8 năm 1945 thành công mang lại nền dân chủ cộng hoà Việt Nam, lần đầu tiên, trên cột cờ
lá cờ đỏ sao vàng tung bay phấp phới giữa trời.
Đền Ngọc Sơn
Vị trí: Nằm trên đảo Ngọc Sơn thuộc hồ Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
Đặc điểm: Tuy là một ngôi đền kiến trúc mới xong đền Ngọc Sơn lại là một điển hình về
không gian và tạo tác kiến trúc.Đảo Ngọc Sơn xưa được gọi là Tượng Nhĩ (tai voi). Vua Lý
Thái Tổ dời đô ra Thăng Long đặt tên đảo là Ngọc Tượng và đến đời Trần thì đảo được đổi
tên là Ngọc Sơn. Tại đây đã có một ngôi đền được dựng lên để thờ những người anh hùng
liệt sĩ đã hy sinh trong kháng chiến chống quân Nguyên Mông. Về sau lâu ngày ngôi đền bị sụp
đổ. Đến thời Vĩnh Hựu nhà Lê (1735 - 1739), chúa Trịnh Giang đã dựng cung Thuỵ Khánh và
đắp hai quả núi đất ở trên bờ phía đông đối diện với Ngọc Sơn gọi là núi Đào Tai và Ngọc
Bội. Cuối đời Lê, cung Thuỵ Khánh bị Lê Chiêu Thống phá huỷ. Một nhà từ thiện tên là Tín
Trai đã lập ra một ngôi chùa gọi là chùa Ngọc Sơn trên nền cung Thuỵ Khánh cũ. Năm Thiệu
Trị thứ ba (1843), một hội từ thiện đã bỏ gác chuông, xây lại các gian điện chính, các dãy
phòng hai bên, đưa tượng Văn Xương đế quân vào thờ và đổi tên là đền Ngọc Sơn (Văn
Xương là nhân vật đời Kiến Vũ, năm 25 - 55 sau công nguyên bên Trung Quốc, sau khi chết
được phong là thần chủ về văn chương khoa cử).
Theo sách "Hà Thành linh tích cổ lục" thì ngay từ đời Lê, trên đảo Ngọc Sơn đã có đền thờ
Quan Công, người nổi tiếng trung nghĩa đời Tam Quốc (Trung Quốc). Khi vua Lê và chúa
Trịnh dùng hồ là nơi duyệt thuỷ quân thì đền được coi như một võ miếu. Dân Hà thành đã
đem tượng Đức thánh Trần thờ phối hưởng bên cạnh Quan Công. Nhưng "Khâm định Việt
sử thông giám cương mục" lại cho đó là tượng Lê Lai, công thần khai quốc đời Lê đã xả thân
cứu chúa.
Năm Tự Đức thứ mười tám (1865), nhà nho Nguyễn Văn Siêu đứng ra tu sửa lại đền. Đền
mới sửa được đắp thêm đất và xây kè đá xung quanh, xây đình Trấn Ba, bắc một cây cầu từ
bờ đông đi vào gọi là cầu Thê Húc. Trên núi Ngọc Bội cũ, ông cho xây một tháp đá, đỉnh
tháp hình ngọn bút lông, thân tháp có khắc ba chữ "Tả Thanh Thiên" (viết lên trời xanh),
ngày nay thường gọi đó là tháp Bút.Tiếp đến là một cửa cuốn gọi là đài Nghiên, trên có đặt
một cái nghiên mực bằng đá hình nửa quả đào bổ đôi theo chiều dọc, có hình ba con ếch
đội. Trên nghiên có khắc một bài minh nói về công dụng của cái nghiên mực xét về
phương diện triết học. Người đời sau ca ngợi là: Nhất đài Phương Đình bút. Từ cổng
ngoài đi vào có hai bức tường hai bên, một bên là bảng rồng, một bên là bảng hổ, tượng
trưng cho hai bảng cao quý nêu tên những người thi đỗ, khiến cho các sĩ tử đi qua càng
gắng công học hành.
Tên cầu Thê Húc nghĩa là giữ lại ánh sáng đẹp của mặt trời. Cầu Thê Húc dẫn đến cổng
đền Ngọc Sơn. Đền chính gồm hai ngôi đền nối liền nhau, ngôi đền thứ nhất về phía bắc
thờ Trần Hưng Đạo và Văn Xương. Tượng Văn Xương đứng, tay cầm bút được đặt ở
hậu cung trên bệ đá cao khoảng 1m, hai bên có hai cầu thang bằng đá. Phía nam có đình
Trấn Ba (đình chắn song - ngụ ý là cột trụ đứng vững giữa làn sóng không lành mạnh trong
nền văn hoá đương thời). Đình hình vuông có tám mái, mái hai tầng có 8 cột chống đỡ,
bốn cột ngoài bằng đá, bốn cột trong bằng gỗ. Các nhân vật được thờ trong đền ngoài Văn
Xương Đế Quân, Lã Động Tân, Quan Vân Trường, Trần Hưng Đạo, còn thờ cả phật A Di
Đà. Điều này thể hiện quan niệm Tam giáo đồng nguyên của người Việt.
Sự kết hợp giữa đền Ngọc Sơn và hồ Hoàn Kiếm đã tạo thành một tổng thể kiến trúc
Thiên - Nhân hợp nhất, tạo vẻ đẹp cổ kính, hài hoà, đăng đối cho đền và hồ, gợi nên
những cảm giác chan hoà giữa con người và thiên nhiên. Đền và hồ đã trở thành những
chứng tích gợi lại những kỷ niệm xưa về lịch sử dân tộc, thức tỉnh niềm tự hào, yêu nước
Đền Quán Thánh
Vị trí: Phường Quan Thánh, gần hồ Tây, quận Ba Ðình, Hà Nội.
Ðặc điểm: Đây là một di tích lịch sử văn hoá được xây dựng từ thế kỷ
11.Ðược tạo dựng từ đời vua Lý Thái Tổ (1010 - 1028) để thờ thánh
Trấn Vũ - vị thần trấn giữ phương Bắc. Vì thế, còn có tên là Đền
Trấn Võ, Quan Thánh Trấn Võ, hay Quán Thánh.
Tọa lạc bên Hồ Tây trong một khuôn viên đẹp đẽ và rộng lớn, trang
nghiêm gần ngay cửa Bắc kinh thành, đây là di tích của một trong bốn
"Thăng Long tứ trấn" ngày xưa.Các bộ phận kiến trúc hiện thấy, là kết
quả của lần trùng tu lớn, hồi thế kỷ 19, bao gồm: tam quan, sân, ba
lớp nhà tiền đế, trung đế, hậu cung. Ở đây có pho tượng bằng đồng
đen, cao gần 4m, nặng gần 4 tấn, đúc năm 1677 để thể hiện lòng
ngưỡng mộ của nhân dân với thánh Trấn Vũ.
Hồ Hoàn Kiếm
Vị trí: Thuộc quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
Ðặc điểm: Hồ Hoàn Kiếm được coi là hòn ngọc của Thủ đô, hay như du khách nước ngoài
gọi là "Lẵng hoa giữa lòng thành phố".Theo các nhà khoa học hồ là một đoạn sót lại của sông
Hồng sau khi sông đã chuyển dòng như hiện nay. Sự việc sông nước biến thiên ấy diễn ra cách
đây vài nghìn năm. Trước đây hồ có tên là Lục Thủy vì sắc nước bốn mùa xanh. Thế kỉ 15, hồ
Lục Thủy đổi tên là hồ Hoàn Kiếm. Cái tên Hoàn Kiếm gắn liền với câu chuyện trả gươm cho
rùa vàng của vua Lê Thái Tổ.
Hồ Hoàn Kiếm không chỉ là một nơi hóng gió, dạo mát mà còn gắn liền với đời sống người
dân Thủ đô về nhiều phương diện. Đêm giao thừa, người người nô nức du xuân quanh hồ.
Xuân về, hồ là nơi gặp gỡ của thiện nam tín nữ đi lễ các đền chùa lân cận. Các đôi uyên ương
trong ngày cưới tìm đến bên hồ để chụp ảnh lưu niệm. Hè đến, những buổi chiều oi bức, hồ là
địa điểm hóng mát lý tưởng.Ai đã từng một lần ngắm hồ từ trên cao vào đầu hạ sẽ không khỏi
thảng thốt trước bức tranh đầy màu sắc và nên thơ của những cây bằng lăng tím rạng rỡ xen
giữa những phượng cháy đỏ rực, những cơm nguội chín vàng. Mùa thu, hồ Hoàn Kiếm không
chỉ là một thắng cảnh đẹp với những rặng liễu rủ bên bờ, những tàng cây ngả xuống vòng tay
ôm lấy mặt nước hồ biếc xanh màu ngọc lấp lánh nắng vàng mà còn là nơi nhân dân thủ đô lui
tới để xem pháo hoa nhân những ngày hội lớn của dân tộc như 19/8 và 2/9.
Những di tích lịch sử độc đáo như tháp Rùa, tượng vua Lý Thái Tổ, đền Ngọc Sơn, đài
Nghiên, tháp Bút, đền Bà Kiệu, chùa Bà Đá... và những công trình kiến trúc hiện đại mới được
xây dựng luôn đảm bảo kết hợp hài hòa với cảnh quan vốn có quanh hồ. Hồ Hoàn Kiếm với
đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc và tháp Rùa lung linh bóng nước là hình ảnh của thủ đô Hà Nội
trong mỗi trái tim người Việt Nam.
Khuê Văn Các
Vị trí: Nằm trong Văn Miếu – Quốc Tử Giám thuộc quận Đống Đa,
thành phố Hà Nội.
Đặc điểm: Khuê Văn Các được xây dựng năm 1805 do Tổng trấn
Bắc thành là Nguyễn Văn Thành chủ sự.Khuê Văn Các là một lầu
vuông 2 tầng được làm bằng gỗ và gạch soi bóng xuống Thiên
Quang tinh (giếng trời trong sáng). Tầng một của Khuê Văn Các có
4 cột trụ bằng gạch chạm hình các đám mây. Đế cột hình vuông
được làm bằng gạch Bát Tràng. Tầng hai làm bằng gỗ được trụ
bằng 4 cột và có 4 cửa sổ với các tia như tia nắng mặt trời tỏa ra 4
hướng. Tầng này tượng trưng cho chòm sao Khuê - sao chủ đề văn
học - đang tỏa sáng lấp lánh. Khuê Văn Các đã trở thành một công
trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo - biểu tượng của văn học Việt
Nam.
Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh
Vị trí: Quận Ba Đình, Hà Nội.
Ðặc điểm: Nơi yên nghỉ vĩnh hằng của lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt
Nam.Lăng được chính thức khởi công ngày 2/9/1973, tại vị trí của lễ đài cũ
giữa quảng trường Ba Ðình, nơi Bác Hồ đã từng chủ tọa các cuộc mít tinh lớn.
Lăng được khánh thành vào ngày 29/8/1975. Lăng gồm 3 lớp với chiều cao
21,6 mét, lớp dưới tạo dáng bậc thềm tam cấp, lớp giữa là kết cấu trung tâm
của lăng gồm phòng thi hài và những hành lang, những cầu thang lên xuống.
Quanh bốn mặt là những hàng cột vuông bằng đá hoa cương, lớp trên cùng là
mái lăng hình tam cấp.
Ở mặt chính có dòng chữ: "Chủ tịch Hồ Chí Minh" bằng đá hồng màu mận
chín.Trong lăng là thi hài Bác đặt trong hòm kính được ghép bằng đá đen huyền
lấp lánh muôn ngàn hạt sáng. Qua lớp kính trong suốt, Bác Hồ yên nghỉ trong
bộ quần áo ka ki bạc màu, dưới chân Bác vẫn là đôi dép cao su giản dị của
người. Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh là nơi an nghỉ vĩnh hằng của người lãnh tụ
vĩ đại của dân tộc Việt Nam.
Làng gốm Bát Tràng
Vị trí: Nằm bên bờ tả ngạn sông Hồng, làng gốm Bát Tràng thuộc huyện Gia Lâm, cách trung
tâm thủ đô Hà Nội hơn 10km về phía đông – nam.
Ðặc điểm: Làng gốm Bát Tràng đã tồn tại ở ven đô Thăng Long với tư cách một làng nghề
khoảng hơn 500 năm nay.Tên Bát Tràng được hình thành từ thời Lê, đó là sự hội nhập giữa 5
dòng họ gốm nổi tiếng của làng Bồ Bát xứ Thanh với dòng họ Nguyễn ở đất Minh Tràng.
Năm dòng họ lớn gồm các họ Trần, Vương, Nguyễn, Lê, Phạm đã nhóm họp và quyết định
đưa một số nghệ nhân, thợ gốm và gia đình con cháu dời làng di cư về phía kinh thành Thăng
Long tìm đất lập nghiệp. Họ dừng chân tại vùng 72 gò đất trắng làng Minh Tràng.Gốm Bát
Tràng từ xưa đến nay đã lưu hành trên khắp mọi miền đất nước, thậm chí ra cả nước ngoài.
Sản phẩm gốm Bát Tràng như lọ độc bình, song bình, bát vẽ chuồn, bát vẽ các tích cổ...đã
được các lái thương Bồ Ðào Nha, Nhật Bản, Hà Lan, Pháp... mua với số lượng lớn. Nhiều
nghệ nhân Nhật Bản đã bắt chước phong cách tạo hình, nét vẽ phóng khoáng, màu men đa
dạng, giản dị, mộc mạc mà sâu lắng của gốm Bát Tràng.Từ những thế kỷ trước, đồ gốm Bát
Tràng đã thuộc loại cao cấp, quý hiếm nhưng phần nhiều là đồ thờ: chân đèn, lư hương, bình
hoa. Về sau, do thị hiếu phát triển, cộng với nhu cầu thị trường, gốm Bát Tràng đã có nhiều đồ
gia dụng, phổ biến nhất là bát, đĩa, bình, lọ. Ngày nay, cái khéo cái tài của người làng gốm Bát
Tràng được phát huy cao độ trong cơ chế thị trường. Nhiều mặt hàng phong phú về chủng
loại và kiểu dáng đã được sản xuất. Các loại gốm mỹ thuật, gốm sứ công nghiệp, đồ giả cổ,
gốm xây dựng cao cấp đã dần được sản xuất nhiều hơn đồ gốm gia dụng. Bây giờ những mặt
hàng truyền thống xưa chỉ được làm khi có khách đặt để trùng tu phục chế di tích cổ.
Đứng trước những mặt hàng mỹ nghệ gốm Bát Tràng, ta cảm thấy thán
phục đến kinh ngạc bởi bàn tay tài hoa của các nghệ nhân làng gốm những con người đã sai khiến được đất và lửa để tạo nên những men
ngọc cho đời.Ðến Bát Tràng hôm nay, ít có ai ngờ có một thời nghề gốm
sứ nơi đây đã có cơ mai một, cả làng chỉ còn vài lò gốm của HTX với sản
phẩm đa dạng như bát, tích, chén, sành phẩm chất cấp thấp. Ðể có sức
sống đầy xuân sắc hôm nay, người Bát Tràng ngoài cái tinh, cái nhạy còn
tiềm ẩn một tình yêu da diết với nghề gốm cổ truyền. Bằng lòng yêu nghề
và sự miệt mài lao động, tìm tòi sáng tạo, các nghệ nhân đã tìm ra bí quyết
men mờ, rạn của gốm cổ Việt để phục chế các nước men gốm sứ Bát
Tràng xưa. Những thành quả lao động sáng tạo của lớp nghệ nhân già
cùng sức trẻ của Bát Tràng đã làm nên một thế giới đa dạng, sống động
lấp lánh sắc màu từ nắm đất quê hương.
Tháng 10/2004 chợ gốm Bát Tràng bao gồm các gian hàng của gần 1000
hộ dân chuyên sản xuất đồ gốm tiêu dùng đã được khai trương trên
khuôn viên rộng hơn 5.000m² của công ty Cổ phần Gốm sứ Bát Tràng.
Không chỉ là nơi trưng bày và tổ chức các cuộc giao thương, người dân
Bát Tràng hy vọng chợ gốm sẽ thu hút đông đảo khách du lịch và sẽ
nhanh chóng trở thành một địa điểm du lịch nổi tiếng của thủ đô Hà Nội.
Làng Vòng
Vị trí: Thuộc phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng
8km về phía tây bắc.
Đặc điểm: Làng Vòng gồm có các thôn: Vòng Tiền, Vòng Hậu, Vòng Sở, Vòng Trung nhưng chỉ
có hai thôn Vòng Hậu và Vòng Sở là làm cốm ngon.
Về Hà Nội, không ai không nhớ đến một thứ quà ngon nổi tiếng, thứ quà của lúa non. Cái thứ
quà vừa dân dã vừa thanh tao đó có tên gọi là “Cốm làng Vòng”.Những ngày đầu mùa thu, đi
dạo trong vùng trồng lúa ta thấy ngào ngạt mùa lúa chín xen với mùi cỏ, mùi đất của quê hương.
Người làng Vòng đi ngắt lúa về và nội trong 24 tiếng đồng hồ phải bắt tay vào việc chế biến hạt
thóc ra thành cốm. Làm cốm hoàn toàn không đơn giản. Phương pháp bí truyền luôn luôn được
giữ kín: bố mẹ chỉ truyền cho con trai, nhất quyết không truyền cho con gái vì khi đi lấy chồng
người con gái sẽ đem phương pháp làm cốm đi nơi khác.
Nói về cách thức làm cốm, tất nhiên là rất nhiều vùng quê biết làm nhưng phải thừa nhận rằng
không có đâu làm được hạt cốm dẻo và thơm ngon bằng ở làng Vòng. Người làng Vòng làm
cốm rất công phu. Giống lúa để gieo mạ, thành thứ lúa chuyên làm cốm có nhiều loại: giống nếp
mỡ, nếp Nhật, nếp hoa vàng, nếp trẩm đầu,… Lúa thì con gái rồi đến phơi màu. Sau đó đợi đến
kỳ lúa chắc hạt (nhưng phải là chắc xanh, chứ không phải là đỏ vàng) thì cắt về. Lúa cắt về tuyệt
đối không được vò hay đập, mà phải tuốt để cho những hạt thóc vàng bay ra. Mọi người cho
rằng: bí quyết của cốm Vòng là lúc đem ra đảo trong nồi rang. Tất cả sự khéo tay cộng với
những kinh nghiệm truyền thống đã giúp cho người làng Vòng đảo cốm rất dẻo, lửa luôn luôn
đều, nhất là củi đun phải là thứ củi đặc biệt chứ không được dùng đến củi rơm hay củi đóm.
Công việc xay giã cũng cần phải gượng nhẹ, chu đáo; chày giã cũng không được nặng
quá, mà giã thì phải đều tay, không được chậm vì cốm sẽ nguội đi.
Sau khi giã xong, người ta đem sàng trấu cùng những hạt cốm nhẹ nhất (đó là cốm
đầu nia). Còn các thứ cốm khác là cốm thường nhưng cả ba thứ đó không phải sàng
xong là ăn được ngay, cần phải trải qua một khâu nữa là hồ.Người ta lấy mạ giã ra,
hoà với nước, làm thành một thứ phẩm xanh màu lá cây rồi hồ vào cốm cho thật đều
tay. Sau khi hồ xong, cốm được tãi ra thật mỏng trên những mảnh lá chuối hoặc lá sen
rồi xếp vào thúng để gánh đi bán. Màu xanh tự nhiên của cốm cộng với màu xanh
nhân tạo làm thành một màu xanh biếc cho cốm làng Vòng. Cốm làng Vòng rất mỏng,
sờ mát tay và rất dịu dàng bởi vị hương của lúa.
Nghề làm cốm vất vả, một khuya, hai sớm. Các cô gái làng Vòng mỗi sớm lại tấp nập
quang gánh, sắm sửa mẻ cốm rao bán. Cốm làng Vòng được nâng niu bán từ chính
đôi bàn tay các cô thôn nữ của làng càng mặn mà, thơm đượm hương vị cốm.
Muốn thưởng thức được hết hương vị của cốm ta phải ăn cốm không. Và cốm
không từ lâu đã trở thành một món ăn bình dân không thể thiếu. Ngoài việc ăn cốm,
người ta còn chế biến cốm ra nhiều món khác. Đầu tiên là cốm nén. Vì cốm là một
món ăn không thể để lâu nên người ta nghĩ ra cách nén cốm, để cốm không bị mốc
mà vẫn ngon và dẻo.
Sau này, người làm nghề giò chả gia truyền đã nghĩ và chế ra một loại chả cốm (chả
lợn trong đó có cốm) ăn bùi, béo ngậy và thơm. Người ta nói rằng, chả cốm phải ăn
lúc nóng mới tận hưởng hết mùi vị của nó.
Nhà cổ Hà Nội
Vị trí: Quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
Đặc điểm: Khu phố cổ Hà Nội được gọi bằng một cái tên rất thân thương là "Hà Nội 36
phố phường". Mỗi tên phố thường mang đặc trưng của một ngành nghề thủ công truyền
thống.Với mỗi người Việt Nam hôm nay, Thǎng Long - Đông Đô - Hà Nội vẫn còn rất bí
ẩn và quyến rũ bởi những chứng tích lịch sử, những dấu ấn về con người qua truyền
thuyết huyền thoại, di tích lịch sử, những khu phố cổ, ngôi nhà cổ, tường thành xưa,
đường phố cũ... Nhưng có lẽ cái còn ghi được nhiều dấu ấn lịch sử nhiều nhất, rõ nhất,
sinh động nhất, trực tiếp nhất đó là kiến trúc đô thị. Kiến trúc cổ Hà Nội gợi lên một nền
vǎn minh tinh thần, một nếp sống vǎn hoá gia đình trong những đường nét ấm nóng hơi
thở của nhiều thế hệ.
Mỗi tên phố, tên nhà trong khu phố cổ Hà Nội đều gợi bóng dáng kinh thành xưa với
những phường thợ làm ǎn tấp nập : Hàng Đào, Hàng Lược, Hàng Gai, Hàng Thiếc, Hàng
Hòm, Hàng Bạc... Kiến trúc cổ của khu phố này là các ngôi nhà nhỏ bé với mái tranh hay
mái ngói, thường có sân chung, lô nhô nối tiếp nhau từ dãy phố này đến dãy phố khác.
Ngày nay nhiều khu phố đã xuống cấp, phải trùng tu để nâng cấp lại.
Một sớm cuối thu, nắng vàng óng ngọt ngào toả sáng ngôi nhà cổ 13 Hàng Đào như muốn
đền trả con người sau những cơn giông bão mùa hè. Qua cầu thang ọp ẹp, cǎn phòng nhỏ
trên tầng hai hiện ra một không gian cổ xưa, tĩnh lặng với vẻ kín đáo của cánh cửa vòm
giáo đường, những đường nét hoa vǎn tinh tế của kiến trúc Pháp thế kỷ 19. Giá trị phong
cách kiến trúc nhà ở độc đáo của một Hà Nội cổ là kiểu nhà ống, một phong cách đặc sắc
nhất chỉ có đô thị cổ Việt Nam mới
có.Vì diện tích bề rộng nhô ra mặt phố hẹp nên ông cha ta đã tận
dụng bề dài sâu vào trong, sáng tạo một kiểu nhà thích hợp, có nơi
bán hàng, nơi ở, nơi thờ phụng, nơi sinh hoạt cá nhân hết sức khoa
học. Nhà càng dài càng tạo ra nhiều lớp sử dụng, bên trong có
khoảng sân vườn. Sân vườn chỉ chiếm một khoảng nhỏ nhưng là nơi
đưa thiên nhiên luồn lách vào trong từng gia đình, được người xưa
quan tâm đặc biệt. Nó làm cho ngôi nhà thông thoáng, sáng sủa, có
nắng ấm, gió trời. Nơi đây hiện lên một khoảng trời riêng của gia
đình với cây cau, giàn trầu, giếng nước, hòn non bộ, cây cảnh, chậu
cá, lồng chim... tách khỏi mặt phố náo động, giúp tinh thần con người
thư giãn, tĩnh tại. Ngôi nhà cổ thuần chất Việt Nam của phố cổ Hà
Nội có mái ngói lô xô, có vườn cây, giếng nước, ban thờ, có khoảng
mây trời kéo không gian gần lại, có vẻ đẹp thầm kín, giàu chất trữ
tình, chứa trong lòng nó cả ngàn nǎm vǎn hiến.
Nhà hát lớn Hà Nội
Vị trí: Đường Lê Thánh Tông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Ðặc điểm: Ðược khởi dựng từ năm 1901, hoàn thành năm
1911, do kiến trúc sư Broger và Harloy thiết kế, đây là nhà hát
đầu tiên ở Hà Nội, được xây dựng với qui mô lớn, công phu,
mỹ thuật mang phong cách các nhà hát châu Âu đương
thời.Chừng một thế kỷ đã qua, nhà hát đã tổ chức không biết
bao nhiêu buổi trình diễn nghệ thuật ở trình độ cao. Những
năm giữa thế kỷ 20, tại đây đã diễn ra các sự kiện chính trị,
cách mạng quan trọng.
Tại quảng trường "Cách mạng Tháng Tám" trước nhà hát lớn,
ngày 19/8/1945 đã diễn ra cuộc mít tinh của hàng chục vạn
quần chúng giành chính quyền ở thủ đô Hà Nội.
Nhà sàn Bác Hồ
Vị trí: Nằm trong khuôn viên Phủ Chủ tịch, thuộc quận Ba Đình, thành phố Hà
Nội.
Ðặc điểm: Đây là ngôi nhà Bác ở và làm việc từ năm 1958 đến khi qua đời.Trong
khu vườn rộng sau Phủ Chủ tịch, có một con đường hẹp trải sỏi, hai bên trồng xoài
dẫn tới một ngôi nhà sàn nhỏ nhắn bình dị, nằm giữa những vòm cây. Hàng rào
dâm bụt bao quanh nhà, cổng vào kết bằng cành cây đan xen nhau. Ðó là ngôi nhà
Bác Hồ ở và làm việc từ ngày 17/5/1958 cho tới khi Người qua đời. Sau nhà là
vườn quả với hàng trăm loài cây quý do các địa phương đưa về trồng, như cây vú
sữa của đồng bào miền Nam gửi biếu Bác năm 1954, bưởi Phúc Trạch, Biên Hòa,
Mê Linh; cam Hải Hưng, Xuân Mai, Vân Du, Xã Ðoài; quýt Hương Cầm, Lý Nhân;
táo Thiện Phiến, Ngọc Hồ; song mai Ðông Mỹ; hồng Tiên Ðiền. Trong vườn còn
có cả những loại cây từ nước ngoài như ngàn hoa, cây bụt mọc quanh ao, cây cau
vua gốc từ Caribê...Tầng dưới nhà sàn là nơi Bác thường họp với Bộ Chính trị.
Tầng trên là 2 phòng nhỏ, nơi Bác làm việc và phòng ngủ với những vật dụng đơn
sơ giản dị. Trước nhà là ao cá Bác nuôi, bên bờ ao là các loài hoa phong lan nở
quanh năm.Nhân dân ta từ mọi miền đất nước cũng như du khách quốc tế đến thủ
đô Hà Nội, ai cũng muốn đến viếng Lăng, thăm nhà ở của Bác và đi dạo quanh
quảng trường Ba Ðình lịch sử.
Nhà thờ lớn Hà Nội
Vị trí: Số 40, phố Nhà Chung, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Ðặc điểm: Ðược xây dựng trên khu đất vốn là nền của tòa
tháp Báo Thiên nổi tiếng của kinh thành Thăng Long thời Lý
(thế kỷ 11 - 12).Nhà thờ lớn Hà Nội (còn có tên là Nhà thờ
Xanh Giô-dép) khánh thành vào lễ Giáng sinh năm 1887, sau
hai năm xây dựng theo thiết kế mô phỏng kiểu kiến trúc Nhà
thờ Ðức Bà ở Paris của Pháp.
Ðây là nơi tiến hành các lễ trọng của Công giáo và thường tổ
chức lễ rước Thánh Quan Thầy của giáo phận Hà Nội là Giuse vào ngày 19/3 hàng năm.
Phố Hàng Bạc và nghề kim hoàn
Vị trí: Hàng Bạc thuộc khu phố cổ ở trung tâm thành phố Hà Nội.
Ðặc điểm: Hàng Bạc là nơi tập trung những người thợ tinh xảo trong kỹ thuật chế tác đồ
vàng bạc của đất kinh kỳ.Trước đây, phố Hàng Bạc có ba nghề khác nhau: nghề đúc bạc
nén, nghề kim hoàn và nghề đổi tiền. Họ xuất thân từ ba làng nghề làm đồ vàng bạc nổi
tiếng ở miền Bắc Việt Nam: làng Châu Khê (tỉnh Hưng Yên), làng Ðồng Xâm (tỉnh Thái
Bình) và làng Định Công.Vào thế kỷ 15, quan thượng thư bộ lại Lưu Xuân Tín - vốn người
làng Châu Khê được triều đình nhà Lê giao cho việc lập xưởng đúc bạc nén tại kinh thành
Thăng Long (tức Hà Nội ngày nay) bởi lúc bấy giờ bạc nén được dùng làm đơn vị tiền tệ
để trao đổi. Ông đã đưa thợ ở Châu Khê tới kinh thành lập xưởng đúc bạc. Dần dần, cùng
với nghề đúc bạc, thợ Châu Khê làm cả nghề thợ trang trí vàng bạc. Ðến đầu thế kỷ 19,
dưới triều Nguyễn, xưởng đúc bạc nén chuyển vào Huế (miền Trung Việt Nam). Phần lớn
thợ Châu Khê vẫn ở tại Thăng Long làm nghề kim hoàn, họ lập thành phường thợ tại phố
Hàng Bạc ngày nay. Lúc này ở phố Hàng Bạc còn có cả thợ vàng bạc ở Ðịnh Công và
Ðồng Xâm tới lập nghiệp. Người ta sản xuất, buôn bán, kể cả đổi bạc nén lấy bạc vụn. Vì
vậy, vào thời Pháp thuộc, phố này còn có tên tiếng Pháp là Rue de changeurs (phố Ðổi
Bạc).
Với đồ nghề thủ công, người thợ kim hoàn ở phố Hàng Bạc đã làm ra nhiều sản phẩm
vàng bạc tinh xảo, nhất là đồ trang sức. Trong thuật ngữ chuyên môn, người ta phân biệt
các sản phẩm này thành hai loại: đồ trơn (không chạm khắc) như nhẫn, khuyên tai cho phụ
nữ, vòng xuyến cho phụ nữ hoặc trẻ em và đồ trạm (có chạm, khắc).
Người thợ kim hoàn ở Hàng Bạc thường chạm khắc trên các đồ vàng bạc theo các mẫu trang
trí nhất định. Tứ linh (long, ly- còn gọi là lân, quy, phượng) là loại mẫu phổ biến nhất. Riêng
hình tượng long (con rồng) đã được bàn tay khéo léo của nghệ nhân thể hiện với nhiều chủ đề
khác nhau: (hai con rồng tranh viên ngọc), Lưỡng long chầu nguyệt (hai con rồng cùng chầu
mặt trăng)... các mẫu trang trí khác nhau như Bát vật (Tám con vật), Bát bảo (Tám vật quý),
Bát quả (Tám loại trái cây)v.v... cũng được chạm khắc tinh xảo trên đĩa, mâm bằng vàng, bạc.
Trên các đồ vàng, bạc, ta còn thấy người thợ kim hoàn chạm trổ hình ảnh con người, hoặc
hình ảnh các loại cây mà theo quan niệm phương đông thì đó là tượng trưng cho những phẩm
chất cao quý của người quân tử: trúc, mai, lan, cúc, v.v...Nói chung ở bất kỳ đồ vàng bạc trạm
khắc hoặc đồ nữ trang nào người ta đều dễ nhận thấy hai đặc điểm nổi bật: tạo dáng nghệ
thuật và tạo văn (nét chìm, nổi) tinh xảo, sinh động.Ngày nay, nghề buôn bán trao đổi vàng bạc
không chỉ còn tập trung ở phố Hàng Bạc. Ở nhiều phố khác cũng đã rải rác có các cửa hiệu
buôn bán vàng. Nhưng phố Hàng Bạc vẫn là nơi tập trung của những người thợ kim hoàn tinh
xảo, dù nay đã ít đi so với truyền thống chế tác đồ vàng bạc lâu đời.
Trên các đồ vàng, bạc, ta còn thấy người thợ kim hoàn chạm trổ hình ảnh con người, hoặc
hình ảnh các loại cây mà theo quan niệm phương đông thì đó là tượng trưng cho những phẩm
chất cao quý của người quân tử: trúc, mai, lan, cúc, v.v...
Nói chung ở bất kỳ đồ vàng bạc trạm khắc hoặc đồ nữ tràng nào người ta đều dễ nhận thấy
hai đặc điểm nổi bật: tạo dáng nghệ thuật và tạo văn (nét chìm, nổi) tinh xảo, sinh động.
Ngày nay, nghề buôn bán trao đổi vàng bạc không chỉ còn tập trung ở phố Hàng Bạc. ở nhiều
phố khác, cũng đã rải rác có các cửa hiệu buôn bán vàng. Nhưng phố Hàng Bạc vẫn là nơi tập
trung những người thợ kim hoàn tinh xảo, dù nay đã ít đi so với truyền thống chế tác đồ vàng
bạc lâu đời.
Quảng trường Ba Đình
Vị trí: Quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
Đặc điểm: Quảng trường Ba Đình là nơi diễn ra những sự kiện trọng đại
của Thủ đô và cả nước.Nơi đây vốn là khu vực cửa Tây của thành Hà Nội
cổ. Đầu thời Pháp thuộc, thực dân Pháp phá thành làm một vườn hoa nhỏ
gọi là điểm tròn Pugininer. Đến năm1945 mới có tên là vườn hoa Ba Đình.
Chữ Ba Đình là để gợi nhớ dải đất Ba Đình ở tỉnh Thanh Hoá, nơi đã nổ ra
cuộc khởi nghĩa chống Pháp kéo dài từ 9/1886 đến 1/1887.
Quảng trường cũng là nơi chứng kiến hàng chục vạn đồng bào về dự lễ
Độc lập ngày 2/9/1945. Ngày 9/9/1969, sáu ngày sau khi Hồ Chủ tịch qua
đời, cũng tại quảng trường này, lễ truy điệu Người đã được cử hành trọng
thể. Hàng vạn đồng bào Thủ đô và các địa phương cùng 34 đoàn đại biểu
quốc tế đã tới đây dự lễ.Ngày nay mặt chính của quảng trường là lăng Chủ
tịch Hồ Chí Minh. Trước lăng là khoảng không gian rộng lớn với 320m
chiều dài và 100m chiều rộng, đủ chỗ cho 20 vạn người dự mít tinh. Quảng
trường có 168 ô cỏ bốn mùa xanh tươi. Chính giữa là cột cờ cao 30m.
Quảng trường Ba Đình đã trở thành không gian thiêng liêng của Thủ đô Hà
Thành phố Hà Nội
Diện tích: 921,8 km²
Dân số: 3.216,7 nghìn người (năm 2006)
Các quận/huyện:
- Quận: Hoàn Kiếm, Ba Ðình, Ðống Ða, Hai Bà Trưng, Tây Hồ, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Long
Biên, Hoàng Mai.
- Huyện: Ðông Anh, Sóc Sơn, Thanh Trì, Từ Liêm, Gia Lâm.
Dân tộc: Việt (Kinh), Hoa...
Hà Nội là thủ đô của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Điều kiện tự nhiênHà Nội
nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, ở vị trí trong khoảng từ 20º25' đến 21º23' vĩ độ Bắc,
105º15' đến 106º03’ kinh độ Đông, tiếp giáp với các tỉnh: Thái Nguyên ở phía bắc, Bắc Giang,
Bắc Ninh và Hưng Yên ở phía đông và đông nam, Hà Tây và Vĩnh Phúc ở phía tây. Hà Nội có
khoảng cách dài nhất từ phía bắc xuống phía nam là trên 50km và chỗ rộng nhất từ tây sang
đông 30km. Ðiểm cao nhất là núi Chân Chim: 462m (huyện Sóc Sơn); nơi thấp nhất thuộc
phường Gia Thụy (quận Long Biên) 12m so với mặt nước biển.Hà Nội nằm hai bên bờ sông
Hồng, giữa vùng đồng bằng Bắc Bộ trù phú và nổi tiếng từ lâu đời, Hà Nội có vị trí và địa thế
đẹp, thuận lợi để là một trung tâm chính trị, kinh tế, vǎn hoá, khoa học và đầu mối giao thông
quan trọng của cả nước.Khí hậu : Khí hậu Hà Nội khá tiêu biểu cho kiểu khí hậu Bắc Bộ với
đặc điểm là khí hậu nhiệt đới gió mùa ấm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, mưa ít.
Nằm trong vùng nhiệt đới, Hà Nội quanh nǎm tiếp nhận được lượng bức xạ mặt trời rất dồi
dào và có nhiệt độ cao. Lượng bức xạ tổng cộng trung bình hàng nǎm ở Hà Nội là 122,8
kcal/cm2 và nhiệt độ không khí trung bình hàng nǎm là 23,6ºC.
Do chịu ảnh hưởng của biển, Hà Nội có độ ẩm và lượng mưa khá lớn. Ðộ ẩm tương đối
trung bình hàng nǎm là 79%. Lượng mưa trung bình hàng nǎm là 1.800mm và mỗi nǎm có
khoảng 114 ngày mưa. Ðặc điểm khí hậu Hà Nội rõ nét nhất là sự thay đổi và khác biệt của hai
mùa nóng, lạnh. Từ tháng 5 đến tháng 9 là mùa nóng và mưa. Nhiệt độ trung bình mùa này là
29,2ºC. Từ tháng 11 đến tháng 3 nǎm sau là mùa đông thời tiết khô ráo. Nhiệt độ trung bình
mùa đông 15,2ºC. Giữa hai mùa đó lại có hai thời kỳ chuyển tiếp (tháng 4 và tháng 10) cho nên
có thể nói rằng Hà Nội có đủ bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Ðông. Bốn mùa thay đổi như vậy đã
làm cho khí hậu Hà Nội thêm phong phú, đa dạng, mùa nào cũng đẹp, cũng hay. Mùa tham
quan tốt nhất ở Hà Nội là mùa thu, rất thích hợp với du khách ở những vùng hàn đới.Địa
hình: Hà Nội bao gồm hai loại địa hình đồng bằng và trung du Bắc Bộ. Phần đồng bằng theo
hai bờ sông Hồng và chi lưu (sông Ðuống, sông Ðáy...) là chủ yếu. Phần trung du gồm huyện
Sóc Sơn và một phần huyện Ðông Anh, kéo dài về phía đồng bằng của núi Tam Ðảo, có độ
cao từ 7-10m đến vài trăm mét so với mực nước biển. Vì vậy địa hình Hà Nội có độ nghiêng
theo hướng Bắc Nam (từ Sóc Sơn - Ðông Anh về Thanh Trì).Hà Nội có dãy Sóc Sơn (núi Sóc)
là đợt kéo dài của khối Tam Ðảo, với ngọn cao nhất là 308m. Núi này có các tên gọi khác nhau
như núi Mã, núi Ðền (vì đỉnh núi có đền Sóc, tương truyền là nơi Thánh Gióng thăng hoá
cùng với ngựa sắt về trời), núi Vệ Linh. Núi Sóc tọa lạc tại xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn. Ngoài
núi Sóc, Hà Nội còn có một số đồi núi khác đột khởi lên giữa đất bằng như núi Sái (xã Thuỵ
Lâm, huyện Ðông Anh), núi Phục Tương (xã Cổ Bi, huyện Gia Lâm), và ở trung tâm Hà Nội,
thuộc vùng Bách thảo có núi Nùng, còn gọi là Long Ðỗ hay núi Khán, tạo nên dáng vẻ cho thế
đất Thăng Long xưa.Sông ngòi: Hà Nội nằm ở trung tâm của tam giác chảy sông Hồng. Sông
Hồng dài 1.183km từ Vân Nam (Trung Quốc) xuống. Ðoạn sông Hồng qua Hà Nội dài 40km
từ huyện Ðông Anh đến hết huyện Thanh Trì.
Sông Ðuống là con sông lớn thứ hai của Hà Nội, tách ra khỏi sông Hồng từ ngã ba Xuân Canh
(xã Xuân Canh, Ðông Anh) rồi qua phường Ngọc Thuỵ, xã Yên Thường, cắt quốc lộ 1A ở Cầu
Ðuống, qua đất Gia Lâm 17km rồi sang đất Bắc Ninh đổ vào sông Thái Bình.Ngoài hai con
sông lớn đó, đất Hà Nội có nhiều dòng chảy khác, tuy nhỏ và ngắn song gắn chặt với lịch sử
lâu đời của Hà Nội. Ðó là sông Tô Lịch, gắn với sự hình thành của Hà Nội từ hơn 1.500 năm
trước. Dòng chảy cũ liền với sông Hồng ở đầu phố chợ Gạo đã bị lấp từ đầu thế kỷ 20, nay chỉ
còn đoạn chảy giữa phố Thuỵ Khuê-Hoàng Hoa Thám, lên đến chợ Bưởi, rồi chảy ngoặt về
phía nam Cầu Giấy, Ngã Tư Sở, xuôi về Cầu Bươu, hợp với sông Nhuệ, sông Thiên Ðức, sông
Nghĩa Trụ, sông Cheo Reo, Ngũ Huyện Giang, sông Kim Ngưu...Ðầm hồ ở Hà Nội cũng nhiều,
lớn như Hồ Tây, nhỏ như hồ Hoàn Kiếm, hồ Thủ Lệ, hồ Bảy Mẫu, hồ Kim Liên, hồ Liên
Ðàm, đầm Vân Trì...Dân cư:Ở các huyện ngoại thành và một phần quận Tây Hồ, dân cư chủ
yếu là người dân gốc. Còn ở các quận cũ của nội thành, dân cư hầu hết đều tập hợp từ các
tỉnh, thành khắp đất nước về sinh sống và làm việc trong các cơ quan Trung ương. Cư dân Hà
Nội chủ yếu là người Việt, song cũng có một số dân tộc ít người khác.Chính những lợi thế về
dư địa chí đã tạo cho Hà Nội một khả năng giao lưu trong nước và quốc tế thuận lợi. Chính
những bàn tay, khối óc cần cù, sáng tạo của cư dân Hà Nội xưa và nay đã tạo cho Hà Nội một
vị trí xứng đáng là trung tâm chính trị, kinh tế văn hóa và du lịch, là thủ đô của nước Việt Nam,
một trong những thủ đô hấp dẫn trên thế giới.Giao thông:Từ thủ đô Hà Nội, có thể đi khắp
mọi miền đất nước bằng một hệ thống giao thông thuận tiện.Đường không: có sân bay quốc tế
Nội Bài (thuộc huyện Sóc Sơn, cách trung tâm thành phố chừng 35km). Cùng với Nội Bài còn
có sân bay Gia Lâm (cách Hà Nội chừng 8km), vốn là sân bay chính của Hà Nội từ trước
những năm 70 thế kỷ 20.
Bây giờ nơi đây là ga sân bay trực thăng sẵn sàng phục vụ cho du
khách những tour du lịch tới các điểm tham quan hấp dẫn.Đường
bộ: Xe ô tô khách liên tỉnh xuất phát từ các bến xe Phía Nam, Gia
Lâm, Lương Yên, Nước Ngầm toả đi khắp mọi miền trên toàn quốc
theo các quốc lộ 1A xuyên Bắc - Nam; quốc lộ 2 đi Vĩnh Phúc, Phú
Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang; quốc lộ 3 đi Thái Nguyên, Cao Bằng;
quốc lộ 5 đi Hải Phòng, Quảng Ninh; quốc lộ 6 đi Hoà Bình, Sơn La,
Lai Châu…Đường sắt: Hà Nội cũng là đầu mối giao thông đường
sắt trong nước và có đường sắt liên vận sang Bắc Kinh (Trung
Quốc) rồi đi Châu Âu...Đường thuỷ: Hà Nội cũng là đầu mối giao
thông quan trọng với bến Phà Đen đi Hưng Yên, Nam Định, Thái
Bình, Việt Trì; có bến Hàm Tử Quan đi Phả Lại.Không phải Hà Nội
vào cuối thế kỷ 20 mới có được bấy nhiêu điều kiện thuận lợi mà từ
lâu, từ ngày vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về Ðại La
để lập kinh đô Thăng Long vào tháng bảy năm Canh Tuất (1010),
trong "Chiếu dời đô", vị vua khai sáng triều Lý (1010-1225) đồng thời
khai sáng cho Thăng Long-Hà Nội đã chỉ ra.
Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Vị trí: Đường Quốc Tử Giám, quận Đống Đa, Hà Nội.
Ðặc điểm: Văn Miếu được xây dựng tháng 10 năm 1070, thờ Khổng Tử, các bậc Hiền triết
của Nho giáo và Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An, người thầy tiêu biểu đạo cao, đức
trọng của nền giáo dục Việt Nam. Năm 1076, nhà Quốc Tử Giám được xây kề sau Văn Miếu,
ban đầu là nơi học của các hoàng tử, sau mở rộng thu nhận cả các học trò giỏi trong thiên
hạ.Văn Miếu có tường bao quanh xây bằng gạch. Bên trong có những lớp tường ngăn ra làm 5
khu. Khu thứ nhất bắt đầu với cổng chính, trên cổng có chữ Văn Miếu, dưới cổng là đôi rồng
đá mang phong cách thời Lê sơ (thế kỷ 15). Lối đi ở giữa dẫn đến cổng Ðại Trung Môn mở
đầu cho khu thứ hai. Hai bên còn hai cổng nhỏ. Vẫn lối đi ấy dẫn đến Khuê Văn Các (gác vẻ
đẹp của sao khuê, chủ đề văn học). Hai bên gác cũng có hai cổng nhỏ. Khu thứ ba là từ gác
Khuê Văn tới Ðại Thành Môn, ở giữa khu này có một hồ vuông gọi là Thiên Quang Tỉnh
(giếng trời trong sáng) có tường bao quanh.Hai bên hồ là hai khu vườn bia tức nơi dựng các
tấm bia ghi tên những người đỗ tiến sĩ (năm 1993 với sự tài trợ một phần của tổ chức doanh
nghiệp Mỹ, Ban Quản lý Văn Miếu đã dựng được tám ngôi nhà che cho các bia này). Tiến sĩ là
người đỗ cao nhất trong kỳ thi Ðình. Ngày trước, người đi học sau khoảng 10 năm đèn sách
đủ vốn chữ để dự thi Hương tức khoa thi tổ chức liên tỉnh, cứ ba năm mở một khoa. Ðạt
điểm cao của kỳ thi này đạt học vị Cử nhân. Năm sau các ông Cử tới kinh đô dự kỳ thi Hội.
Những người đủ điểm chuẩn sẽ dự kỳ thi Ðình (thi Hội và thi Ðình thực ra là hai giai đoạn
của một cuộc thi). Trúng tuyển kỳ thi này được gọi là Tiến sĩ.
Ðỗ Tiến sĩ có thể được bổ làm quan. Hiện có 82 bia, xưa nhất là bia
ghi về khoa thi năm 1442, muộn nhất là bia khoa năm 1779. Ðó là
những di vật quý nhất của khu di tích. Bước qua cửa Ðại thành là tới
khu thứ tư. Một cái sân rộng, hai bên là dãy nhà Tả Vu, Hữu Vu, vốn
dựng làm nơi thờ các danh nho. Cuối sân là nhà Ðại bái và Hậu cung,
kiến trúc đẹp và hoành tráng. Tại đây có một số hiện vật quý: bên trái
có chuông đúc năm 1768, bên phải có một tấm khánh đá, trên mặt có
khắc bài văn nói về công dụng của loại nhạc khí này.Bố cục của toàn
thể Văn Miếu như vậy muộn nhất là cũng có từ đời Lê (thế kỷ 15 - thế
kỷ 18). Riêng Khuê Văn Các mới được dựng khoảng đầu thế kỷ 19,
nhưng cũng nằm trong quy hoạch tổng thể vốn có của những Văn
Miếu (như Văn Miếu ở Khúc Phụ, Trung Quốc, quê hương của
Khổng Tử, có đủ Ðại Trung Môn, Khuê Văn Các, Ðại Thành Môn,
Ðại Thành Ðiện, bia tiến sĩ...). Khuê Văn Các ở Văn Miếu Hà Nội
thường là nơi tổ chức bình các bài văn thơ hay của các sĩ tử.
Vườn thú Hà Nội
Vị trí:Vườn thú Hà Nội nằm giáp đường Cầu Giấy và đường Bưởi,
Hà Nội; ở phía tây của nội thành Hà Nội.
Ðặc điểm:Vườn thú Hà Nội có hàng trăm loại thú, được chia làm
nhiều khu: khu bò sát, khu chim muông, khu thú dữ... Đến năm 2002
vườn thú đã có 6 khu vực bảo tồn, 47 điểm trưng bày và tổng diện tích
chuồng nuôi động vật 12.800m².Vườn thú Hà Nội được khởi công
ngày 19/5/1975 trên khu đất có diện tích hơn 28ha trong đó 6ha là hồ
nước. Công viên phần lớn dựa vào thế đất tự nhiên, có hồ Linh Lang
mênh mang sóng nước, có núi Bò và gờ đất lớn chạy dài bên bờ hồ.
Ngôi đền Voi Phục có từ đời Lý thờ thần Linh Lang vẫn còn ẩn hiện
trong bóng si rậm rạp.Ngoài các khu vực chim thú, vườn thú Hà Nội
cũng có hàng ngàn cây, hoa, thảm cỏ, có khu vui chơi giải trí dành cho
thanh thiếu niên với các trò chơi: đu quay, lái xe ô tô điện, nhà bóng,
câu lạc bộ trò chơi điện tử hiện đại, quán giải khát, hiệu sách, sân khấu
ngoài trời và cả một khu vũ hội.
THE
END