MUỖI VẰN Aedes Aegypti - trung tâm y tế học đường

Download Report

Transcript MUỖI VẰN Aedes Aegypti - trung tâm y tế học đường

TRIỂN KHAI CÔNG TÁC
PHÒNG CHỐNG
SỐT XUẤT HUYẾT
MỤC TIÊU



Tổ chức tập huấn cho lãnh đạo Ban chỉ đạo PCD
các ban ngành đoàn thể, các giáo viên trường học
về phòng chống dịch SXH, tổng vệ sinh môi
trường, thau vét bọ gậy tại cộng đồng.
Hướng dẫn cho toàn bộ cán bộ các ban ngành
đoàn thể các kiến thức về phòng chống dịch SXH
trong cộng đồng, tổ chức tổng vệ sinh môi trường,
thau vét bọ gậy tại cộng đồng.
Huy động cộng đồng tham gia phòng chống sốt
xuất huyết
SỐT XUẤT HUYẾT LÀ GÌ






Sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm
cấp tính.
Gây dịch do vi rút Dengue gây nên.
Bệnh lan truyền chủ yếu do muỗi Aedes aegypti
chiếm 95%. Và aedes albopictus chiếm 5%
Bệnh chưa có thuốc đặc trị và thuốc ngừa.
Bệnh lan truyền nhanh làm nhiều người mắc
bệnh cùng một lúc.
Thường gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi, xãy ra
quanh năm đặc biệt vào mùa mưa (tháng 6-11)
TÁC NHÂN GÂY BỆNH


Virus Dengue truyền bệnh từ người
bệnh sang người lành qua muỗi Aedes
aegypti (muỗi vằn) đốt.
Virus có trong máu người bệnh trong
thời gian bị sốt.
Véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết


Ae. aegypti & Ae. albopictus
Véc tơ chủ yếu: Aedes aegypti
(94%)
Aedes albopictus
Aedes
Aedes aegypti
aegypti
Aedes aegypti
MUỖI VẰN Aedes




Aegypti
Muỗi Aedes aegypti thường sống xung quanh
nhà và trong nhà, gần con người, sinh sản trong
các lu/vại nhân tạo xung quanh nhà, và là vật chủ
trung gian truyền SXH.
Chu kì truyền bệnh SXH là người – muỗi –người.
Chỉ có muỗi cái đốt và hút máu để đẻ trứng do
vậy chỉ có muỗi cái mới truyền bệnh SXH.
Sau khi hút máu người bệnh, muỗi cái có thể
truyền bệnh ngay nếu hút máu người lành hoặc
virus nhân lên ở tuyến nước bọt của muỗi sau đó
8-10 ngày hút máu có thể truyền bệnh.
MUỖI VẰN Aedes




Aegypti
Trong thời gian ủ bệnh này, vi rút nhân lên bên
trong cơ thể muỗi và thâm nhập lên tuyến nước
bọt của muỗi.
Vi rút được truyền vào vào cơ thể người thông
qua tuyến nước bọt của muỗi trong quá trình hút
máu.
Hầu hết tuổi thọ của muỗi vằn không quá 30
ngày.
Chu kỳ phát triển từ trứng đến muỗi trưởng thành
khoảng 11-18 ngày, khi nhiệt độ 29-310 C
NGUỒN BỆNH VÀ ĐƯỜNG TRUYỀN



Người bệnh là ổ chứa virus chính.
Người bệnh nhiễm virus Dengue bị muỗi
Aedes đốt mang virus rồi truyền cho người
lành.
Người ta ước tính cứ 1 trường hợp SXHD
có sốc vào bệnh viện thì có khoảng 200500 người bị nhiễm virus Dengue.
TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG




Thời kỳ ủ bệnh: 3-6 ngày, có thể kéo dài đến 15
ngày.
Thường xuất hiện đột ngột với sốt cao, người
mệt mỏi, nhức đầu, đau sau hốc mắt, đau cơ,
thường kèm theo đau họng, buồn nôn, nôn mửa,
đau vùng thượng vị và tiêu chảy.
Hạ sốt xuất hiện vào ngày thứ 3 đến ngày thứ 8
thường kèm biểu hiện xuất huyết (chấm xuất
huyết dưới da, nốt xuất huyết và chảy máu mũi).
Có thể tiến triển đến xuất huyết tiêu hóa và sốc.
PHÁT HiỆN BỆNH NHÂN




Khi phát hiện bệnh nhân có biểu hiện:
Sốt ( nóng).
Nhức đầu, đau họng, buồn nôn, nôn mửa…
Ban xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng,
chảy máu cam…
Báo ngay cho Trạm y tế và mang trẻ đến trạm y
tế xã, thị trấn.
PHÒNG SXH BẰNG CÁCH NÀO
Muỗi vằn đẻ trứng trong các dụng cụ chứa nước
(lu, thạp, hồ...), trứng nở thành lăng quăng, sau
đó thành nhộng rồi thành muỗi trưởng thành.
 Trứng và nhộng rất khó nhìn thấy. Do đó, diệt
lăng quăng là cáhc phòng sốt xuất huyết dễ làm
và rẻ tiền nhất.
 Lăng quăng gây bệnh SXH chỉ sống ở những nơi
nước sạch
 Muỗi vằn là thủ phạm, L quăng là nguồn gốc SXH
Không có lăng quăng, không có bệnh sốt xuất huyết

XỬ LÝ Ổ BỌ GẬY
TRONG PHÒNG
CHỐNG SD / SXHD
Nơi sinh sản của
muỗi
Aedes aegypti

Bọ gậy Aedes có thể phát triển tốt ở cả hai loại
nước sạch và nước giàu chất hữu cơ. việc làm
giảm nguồn sinh sản của vectơ trong các dụng
cụ chứa nước (DCCN) là biện pháp tốt nhất
trong hoạt động xử lý ổ bọ gậy phòng chống
SD/SXHD
Các hoạt động làm giảm nguồn sinh sản
của vectơ bao gồm
1. Quản lý, ngăn ngừa muỗi đẻ
trứng trong các DCCN
 Quản lý các DCCN là điều tra nắm
bắt các loại DCCN, số lượng mỗi
loại DCCN trong mỗi địa phương.
Phế thải
6%
Bểcảnh
3%
Bể xây
21%
Chum vạị
14%
Bẫy kiến
36%
Xô chậu
2%
Thùngphuy
9%
Giếng
9%
1. Quản lý, ngăn ngừa muỗi đẻ
trứng trong các DCCN



Các DCCN là có ích hoặc đang sử dụng (như lu
thạp, chum vại , bể chứa nước mưa, chậu hoa
cây cảnh), thì biện pháp để ngăn ngừa sự sinh
sản của Aedes sẽ là đậy nắp thật kín hoặc thả
cá, mésocyclops
Tại những nơi không được cung cấp đầy đủ
nước đầy đủ, việc hứng nước mưa từ mái nhà
qua máng vào bể là hoạt động phổ biến, biện
pháp xử lý là đậy thật kín hoặc dùng vải hoặc
dùng lưới che bể hứng nước mưa không
cho muỗi vào đẻ.
Những DCCN có số lượng nước ít (chum, vại,
thạp, xô thùng), có thể lọc nước để loại bỏ bọ
gậy hoặc dội nước nóng vào đáy và thành
DCCN để diệt bọ gậy và trứng.
1. Quản lý, ngăn ngừa muỗi đẻ
trứng trong các DCCN

Đối với bẫy kiến, lọ hoa,
chậu cây cảnh, khay nước
tủ lạnh hoặc điều hoà nhiệt
độ sẽ áp dụng các biện
pháp sau đây:

Sử dụng dầu, hoặc cho muối
ăn vào bẫy kiến.
Thay nước ít nhất một lần
trong một tuần
Cọ rửa thành của DCCN để
loại bỏ trứng của Aedes.


2. Loại trừ ổ bọ gậy


Thu dọn rác, trong đó bao gồm
cả các DCCN nhân tạo (chai, lọ,
bát, lu, vò vỡ, vỏ đồ hộp, vỏ hộp
nhựa, lốp xe hỏng...) hoặc tự
nhiên, cho vào túi nhựa chuyển
tới nơi vận chuyển rác của địa
phương. Nếu không có hệ thống
thu gom và vận chuyển rác, thì
dụng cụ phế thải phải được
chôn.
úp ngược các dụng cụ gia đình
để ở ngoài vườn không sử dụng
đến (như xô, chậu, bát, máng
nước cho gia cầm).
2. Loại trừ ổ bọ gậy



Lấp các hốc cây bằng ximăng hoặc
cát, sửa chữa các máng nước bị
hỏng, khơi thông các phần bị tắc .
Xử lý các kẽ lá cây (chuối, cọ,
dừa….) như chọc thủng, hoặc cho
hoá chất vào để diệt bọ gậy.
Dọn sạch các phần còn lại sau thu
hoạch (như vỏ dừa, thân cây dừa),
tát cạn nước trong những xuồng
máy hoặc lật úp thuyền nhỏ khi
không sử dụng
Thank you
Xin cám ơn