Tài liệu tập huấn đổi mới sinh hoạt chuyên môn

Download Report

Transcript Tài liệu tập huấn đổi mới sinh hoạt chuyên môn

Thuận Châu 10/2014
NỘI DUNG PHẦN CHUNG
* Tìm
hiểu tầm quan trọng của việc sinh hoạt chuyên môn.
*Tầm quan trọng của việc lập kế hoạch sinh hoạt chuyên môn.
*Kĩ năng lập kế hoạch/nội dung/chủ đề/chuyên đề SHCM.
*Kĩ năng chủ trì, quản lý, điều hành thảo luận trong SHCM.
*Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học.
*Sinh hoạt chuyên môn về tổ chức các hoạt động giáo dục theo mô hình
trường Tiểu học mới.
*SHCM về vận dụng các phương pháp dạy học tích cực vào dạy học ở
tiểu học.
A.KĨ NĂNG LẬP KẾ HOẠCH SHCM TỔ/NHÓM
Hoạt động 1:
Thảo luận :
Câu 1: Đ/c cho biết tầm quan trọng của việc
sinh hoạt chuyên môn?
Câu 2: Đ/c cho biết tầm quan trọng của việc
lập kế hoạch sinh hoạt chuyên môn?
Trao đổi kinh nghiệm
3
I. TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC SH CM VÀ LẬP KẾ HOẠCH
SHCM
1.Tầm quan trọng của SHCM:
- Giúp GV có cơ hội chia sẻ, học tập lẫn nhau.
- Giúp GV nâng cao năng lực Sp và phát triển KT, KN nghiệp vụ.
- Tạo được môi trường SP gần gũi trong nhà trường.
- Giúp GV có thói quen chia sẻ ý kiến của mình.
- Giúp GV có thể tiếp cận đổi mới PP dạy học, từ đó có thể nâng cao
chất lượng dạy học.
- Giúp GV tự đánh giá và đánh giá đồng nghiệp. Từ đó có thể điều
chỉnh, phát triển, khẳng định bản thân......
- SHCM tạo ra sự thống nhất, chia sẻ, học hỏi và phát triển bản
thân.
- SHCM trao đổi kinh nghiệm, hướng đến cái mới trong chuyên
môn.
- SHCM giúp nhà trường hướng đến mục tiêu chung.
- SHCM là kim chỉ nam cho hoạt động chuyên môn của nhà
trường.
- SHCM giúp thống nhất được các vấn đề chung trong tổ /
trường.
* Như vậy, có thể khẳng định SHCM là hoạt động cần thiết
và quan trọng trong nhà trường tiểu học.
2. Ý nghĩa và tầm quan trọng của việc tập KHCM.
- Nếu không lập kế hoạch SHCM sẽ không có cơ hội cho GV thể hiện mình
(chia sẻ, làm chủ....)
- Không có kế hoạch sẽ không lựa chọn được phương pháp, biện pháp thực
hiện phù hợp.
- Không có kế hoạch, không dự kiến được khó khăn, thuận lợi để có thể điều
chỉnh.
- Không có KH sẽ không có sự phân công công việc nên hiệu quả không cao.
- Có kế hoạch SHCM giúp nhà quản lí có cái nhìn toàn diện.
- Tạo điều kiện phát huy được mọi nguồn lực trong nhà trường.
- Xác định được nội dung trọng tâm trong năm học để thực hiện...
•Câu hỏi thảo luận
*Câu 1 :Trong hoạt động của tổ chuyên môn
ở trường học có nhiều loại kế hoạch, trong
đó có những loại kế hoạch cơ bản và phổ
biến nào? Nêu cụ thể từng loại kế hoạch ?
* Câu 2: Nêu quy trình xây dựng kế hoạch
sinh hoạt chuyên môn?
*Câu 1 :Trong hoạt động của tổ chuyên môn ở
trường học, có nhiều kế hoạch được xây dựng
và thực hiện, trong đó có ba loại kế hoạch cơ
bản và phổ biến đó là :
1. Kế hoạch năm học của tổ chuyên môn:
Thường gọi là kế hoạch tổ chuyên môn, là bản
dự kiến kế hoạch triển khai tất cả các hoạt
động của tổ chuyên môn trong một năm học,
nhằm thực hiện những mục tiêu phát triển của
tổ chuyên môn và của nhà trường.
2. Kế hoạch cá nhân, kế hoạch hoạt động
trong năm học của giáo viên:là bản dự kiến
của giáo viên về những công việc sẽ làm
trong năm học, với mục tiêu, cách thức, trình
tự, thời hạn tiến hành cụ thể, nhằm thực hiện
những ý đồ phát triển của cá nhân phù hợp
với mục tiêu phát triển của tổ chuyên môn
và của nhà trường.
• + Kế hoạch chuyên đề của trường và cụm trường: các kế
hoạch được xác lập trước khi tiến hành một hoạt động ( hoặc
một phạm vi hoạt động mang tính chuyên đề ) để triển khai
nhiệm vụ theo kế hoạch năm học.
• Ví dụ : Kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi – phù đạo học sinh
yếu, kế hoạch tổ chức hoạt động ngoại khóa, kế hoạch bồi
dưỡng năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên
trong tổ ...
• Về pháp lý, có hai loại kế hoạch nằm trong nhiệm vụ của tổ
chuyên môn, được quy định trong Điều lệ của trường tiểu
học( ban hành kèm theo thông tư :41/2010 /TT – BG D Đ T
ngày 30/12/2010 của Bộ trưởng Bộ giáo dục Đào tạo đó là :
kế hoạch HĐ năm học của tổ chuyên môn( gọi tắt là kế hoạch
tổ chuyên môn) và kế hoạch HĐ trong năm học của Gv ( gọi
tắt là kế hoạch cá nhân)
:•Câu
2: Quy trình xây dựng kế hoạch
sinh hoạt chuyên môn:
LẬP KẾ HOẠCH NĂM HỌC CỦA TCM
*. Quy trình lập kế hoạch của TCM
Bước 1: TTCM lập dự thảo kế hoạch
năm học
Việc 1: Thu thập, xử lý thông tin
Bước 2: Thông qua, lấy ý kiến đóng
góp của tập thể
Bước 3: Điều chỉnh, hoàn thiện
chỉnh lý dự thảo kế hoạch
Bước 4: Gửi dự thảo kế hoạch cho
Hiệu trưởng phê duyệt
Việc 2: Xác định các mục tiêu, nhiệm
vụ...
Việc 3: Xây dựng yêu cầu, các chỉ tiêu
Việc 4: Xác định các biện pháp
Việc 5: Dự kiến công việc và thời gian
Bước 5: Công bố và thực hiện kế
hoạch
13
II. KĨ NĂNG LẬP KẾ HOẠCH SHCM TỔ / NHÓM
Hoạt động 2:
1. Dựa vào kinh nghiệm thực tế, hãy mô tả
lại cấu trúc nội dung và hình thức của kế
hoạch SHCM.
Trao đổi kinh nghiệm
2. Thảo luận nhóm về quy trình chung xây
dựng kế hoạch sinh hoạt chuyên môn hiệu
quả cao.
14
• Chia sẻ các nội dung sau
• Câu 1 : Bản kế hoạch tổ chuyên môn được trình bày theo thể
thức văn bản hành chính, bố cục gồm mấy phần ? Nêu cụ thể
từng phần ?
• Câu 2: Nêu những căn cứ chủ yếu để xây dựng kế hoạch năm
học, các nội dung chính trong phần nội dung của kế hoạch?
LẬP KẾ HOẠCH NĂM HỌC CỦA TCM
1. Hình thức của kế hoạch SHCM
Hình thức trình bày có tính truyền thống theo thể thức văn bản hành chính
BAO GỒM:
Phần
1
Phần 2
Phần 3
Tiêu ngữ
a)Tên chủ thể của kế hoạch (Trường và TCM);
b)Quốc hiệu; c,Thời gian; d, tên văn bản
Nội dung chính
Chủ thể lập KH ký tên
và Hiệu trưởng phê duyệt
Các căn cứ pháp lý
I. Đặc điểm tình hình
II. Các mục tiêu, nhiệm vụ và chỉ tiêu cơ bản (của các nhiệm vụ)
III. Các biện pháp thực hiện từng nhiệm vụ
IV. Xác định lịch trình thực hiện và cách thức kiểm tra, kiểm soát
việc thực hiện các nhiệm vụ, các hoạt động chính của TCM
V. Những đề xuất của TCM
L
Các loại nghị quyết của Đảng các cấp
(liên quan đến giáo dục)
Phần
Căn cứ:
Các chỉ thị của Nhà nước, của chính quyền
các cấp
Các văn bản chỉ đạo nhiệm vụ năm học
của ngành giáo dục
Nghị quyết Chi bộ, kế hoạch thực hiện nhiệm vụ
năm học của nhà trường (nếu có).
•Lưu ý: khi đưa vào phần mở đầu của kế hoạch, chỉ nên chọn những cơ sở pháp lý gần nhất với
nhà trường để làm điểm tựa pháp lý trực tiếp cho việc đề xuất các nội dung của kế hoạch của TCM.
LẬP KẾ HOẠCH NĂM HỌC CỦA TCM
2. Nội dung của kế hoạch SHCM
Đặc điểm tình hình
Phần
nội
dung
chính
Các mục tiêu, nhiệm vụ và
chỉ tiêu cơ bản (của các
nhiệm vụ)
Các biện pháp thực hiện
từng nhiệm vụ
Xác định lịch trình thực hiện và
cách thức kiểm tra, kiểm soát
việc thực hiện các nhiệm vụ, các
hoạt động chính của TCM
 Nêu bối cảnh năm học: (bối
cảnh năm học (của quốc gia,
của nhà trường, của TCM),
thuận lợi và khó khăn, thời
cơ và thách thức của TCM);
 Nêu tình hình thực tế của
TCM (thống kê kết quả về
tình hình thực hiện kế hoạch
năm học trước; những điểm
mạnh, điểm yếu và thuận lợi,
khó khăn cơ bản của Tổ CM
trong năm học mới
Những đề xuất của TCM
18
TRƯỜNG TIỂU HỌC ……….
TỔ : 4,5
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
……, ngày 9 tháng 9 năm….
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NĂM HỌC 20… – 20…
- Căn cứ …..
- Căn cứ……..
Tổ …….. xây dựng kế hoạch hoạt động năm học …….như sau:
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
1. Bối cảnh năm học
2. Thuận lợi
3. Khó khăn
II. CÁC MỤC TIÊU CHUNG VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
Mục tiêu 1: Giáo viên
* Chỉ tiêu
* Biện pháp thực hiện
Mục tiêu 2: Học sinh
1. Hạnh kiểm
* Chỉ tiêu:
* Biện pháp thực hiện
2. Học lực
* Chỉ tiêu
* Biện pháp thực hiện
19
III LỊCH TRÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
Tháng 9
Nội dung công việc
Người phụ trách
Kết quả thực hiện
Điều chỉnh
bổ sung
IV. NHỮNG ĐỀ XUẤT:
1.
2.
3.
Phê duyệt
Hiệu trưởng ký tên đóng dấu
Tổ trưởng
( Ký tên )
Gợi ý một số nhiệm vụ chủ yếu cần được Tổ CM
quan tâm khi xây dựng kế hoạch năm học của TCM:
- Nhiệm vụ bồi dưỡng tư tưởng chính trị và phẩm chất đạo đức nhà
giáo (gắn với việc thực hiện các cuộc vận động lớn của ngành);
- Nhiệm vụ thực hiện chương trình giáo dục: tổ chức dạy và học theo
chương trình, kế hoạch, theo chuẩn KT- KN; tổ chức hoạt động đổi
mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học
tập của học sinh… ;
- Nhiệm vụ bồi dưỡng phát triển năng lực sư phạm của GV: (qua hoạt
động nghề nghiệp thực tiễn, qua hoạt động học tập…) ;
- Các nhiệm vụ khác: chủ nhiệm lớp, hoạt động của Đoàn, Đội…
21
Gợi ý một số nhiệm vụ chủ yếu cần được TTCM
quan tâm khi xây dựng kế hoạch năm học của TCM:
- Chương trình hoạt động áp dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy
học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh;
- Chương trình hoạt động dạy giá trị sống, kỹ năng sống…
- Chương trình hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy
học;
- Chương trình hoạt động của TCM theo các chuyên đề phù hợp
với tình hình và nhu cầu phát triển chuyên môn của tổ;
- Các chương trình hoạt động khác …
22
LẬP KẾ HOẠCH NĂM HỌC CỦA TCM
3. Quy trình lập kế hoạch của TCM
Bước 1: TTCM lập dự thảo kế hoạch
năm học
Bước 2: Thông qua, lấy ý kiến đóng
góp của tập thể
Bước 3: Điều chỉnh, hoàn thiện
chỉnh lý dự thảo kế hoạch
Bước 4: Gửi dự thảo kế hoạch cho
Hiệu trưởng phê duyệt
Bước 5: Công bố và thực hiện kế
hoạch
Việc 1: Thu thập, xử lý thông tin
Việc 2: Xác định các mục tiêu, nhiệm vụ
của năm học...
Việc 3: Xây dựng yêu cầu, các chỉ tiêu
Việc 4: Xác định các biện pháp
Việc 5: Dự kiến công việc và thời gian
23
3. Quy trình lập kế hoạch của TCM
Hiệu
trưởng phê
duyệt kế
hoạch của
TCM
TTCM điều
chỉnh
TTCM xây
dựng dự thảo
kế hoạch
SHCM
kế hoạch
SHCM
Thông qua,
lấy ý kiến
của tập thể
TCM
Đạt
Chưa đạt
TTCM hoàn
thiện kế
hoạch SHCM
TTCM
công bố và
triển khai
thực hiện
KH SHCM
Sơ đồ quy trình xây dựng kế hoạch TCM
24
KĨ NĂNG LẬP KẾ HOẠCH SHCM TỔ / NHÓM
(Do thời gian có hạn các trường nghiên cứu thêm trong
tài liệu để lập hoạch )
Hoạt động 3:
Trao đổi kinh nghiệm
1) Thảo luận nhóm và thực hành để xây dựng
một bản kế hoạch năm học của TCM
- Lập kế hoạch SHCM theo năm học:
- Lập kế hoạch SHCM theo chuyên đề:
2) Chia sẻ kết quả thảo luận (các bản kế hoạch
sinh hoạt chuyên môn vừa lập)
25
*Xây dựng và quản lý kế hoạch cá nhân
• + Tổ trưởng có trách nhiệm hướng dẫn giáo viên xây dựng kế
hoạch chuyên môn.
• + Giúp GV hiểu được ý nghĩa của kế hoạch cá nhân đối với
sự phát triển nghề nghiệp của mỗi Gv.
• + Có trách nhiệm hướng dẫn Gv về mục đích yêu cầu, nội
dung và phương pháp xây dựng kế hoạch.
• + Có vai trò tổ chức xây dựng và quản lý quá trình thực hiện
kế hoạch cá nhân của các GV trong tổ .
Nội dung kế hoạch cá nhân,quy trình tổ chức, quản lý xây
dựng và thực hiện kế hoạch cá nhân.
1.Nội dung kế hoạch cá nhân : Căn cứ vào kế hoạch của tổ...
2. Quy trình:
• * Bước 1 : Tổ trưởng phổ biến kế hoạch,yêu cầu hướng dẫn
Gv XD KH.
• * Bước 2: Tổ chức góp ý và phê duyệt.
• * Bước 3 : Theo dõi, đôn đốc, động viên,hỗ trợ Gv trong quá
trình thực hiện môn học.
• Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện KH cá nhân.
*XÂY DỰNG CÁC CHUYÊN ĐỀ SINH HOẠT CHUYÊN MÔN
THEO CỤM TRƯỜNG
• 1. Lựa chọn nội dung sinh hoạt chuyên đề
• 2. Quy trình nghiên cứu chuyên đề ở cụm trường TH.
• 3.Phê duyệt kế hoạch SH chuyên đề của cụm trường.
• 4. Quy trình triển khai SH chuyên đề tại cụm trường
• ( Tham khảo tài liệu phụ lục 4 để thực hiện )
KĨ NĂNG CHỦ TRÌ, ĐIỀU HÀNH
VÀ KĨ NĂNG CHIA SẺ, THẢO LUẬN TRONG SHCM
Hoạt động 1:
Câu hỏi thảo luận
1. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ điều hành, chủ trì thảo luận
trong sinh hoạt chuyên môn, người chủ trì cần phải làm thế
nào?
• 2. Nêu những nguyên tắc chia sẻ thảo luận trong SHCM?
Để hoàn thành tốt nhiệm vụ điều hành, chủ trì thảo luận trong
sinh hoạt chuyên môn, người chủ trì nên thực hiện tốt những
điều gợi ý sau:
1. Cần tạo cơ hội cho tất cả người dự được phát biểu.
2. Gợi ý thảo luận khi sinh hoạt chuyên môn.
3. Kĩ năng ra quyết định là một trong những kĩ năng quan trọng của
người chủ trì, điều hành sinh hoạt chuyên môn.
4. Cần tạo cơ hội cho GV cùng nhau phát hiện/giải quyết vấn đề thực
tế với tư cách chuyên gia.
5.Không nhất thiết tổng kết buổi thảo luận mà khuyến khích
mỗi GV tự phát triển khả năng tổng kết của mình
6. Không nhất thiết đưa ra kết luận cuối cùng mà để mỗi thành
viên tự đưa ra KL, tuy nhiên khi cần thiết vẫn phải khái quát
được vấn đề.
7. Hài hước tạo không khí vui vẻ cho buổi SHCM.
Nguyên tắc trao đổi, chia sẻ trong sinh hoạt chuyên môn
-Mọi người đều có thể có ý kiến trong SHCM.
- Mọi người lắng nghe và tôn trọng các ý kiến của nhau.
- Lắng nghe tích cực để tạo môi trường sư phạm thân thiện, trong
đó mọi người đều có thể chia sẻ, đều học hỏi, đều phát triển...
- Người chia sẻ đưa ra vấn đề phải trúng, đúng, ngắn gọn...
- Tránh chê và khen quá lời...
- Đảm bảo tính khoa học, chính xác mà mình đưa ra tranh luận.
- Từ bỏ thói quen thuyết trình.
- Khuyến khích ý kiến sáng tạo.
SINH HOẠT CHUYÊN MÔN DỰA TRÊN NGHIÊN CỨU BÀI HỌC
Hoạt động 1:
Trao đổi kinh nghiệm
NỘI DUNG CHIA SẺ
1)Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học là gì? Mục
đích, ý nghĩa của sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài
học?
2) Sự khác nhau giữa sinh hoạt chuyên môn truyền thống và
sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học?
3) Điều kiện đảm bảo cho sinh hoạt chuyên môn theo nghiên
cứu bài học?
4) Các bước tiến hành một buổi SHCM theo nghiên cứu bài
học?
5) Một số kĩ thuật sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài
học?
6) Các giai đoạn thực hiện sinh hoạt chuyên môn theo nghiên
cứu bài học?
33
SINH HOẠT CHUYÊN MÔN DỰA TRÊN NGHIÊN CỨU BÀI HỌC
Hoạt động 2:
Trình bày kết quả thảo luận. Chia sẻ, thảo luận
những ý kiến, những thắc mắc xung quanh các
vấn đề của SHCM theo nghiên cứu bài học.
Trao đổi kinh nghiệm
34
Câu 1: SHCM theo nghiên cứu bài học là hoạt động GV cùng nhau học tập từ
thực tế việc học của HS.Ở đó, GV cùng nhau thiết kế kế hoạch bài học, cùng
dự giờ, quan sát, suy ngẫm và chia xẻ ( tập chung chủ yếu vào việc học tập của
HS ) bài học. Đồng thời đưa ra những nhận xét về sự tác động của lời giảng ,
các câu hỏi, các nhiệm vụ học tập mà GV đưa ra...có ảnh hưởng đến việc học
của học sinh. Trên cơ sở đó, GV được chia xẻ học tập lẫn nhau, rút kinh
nghiệm và điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học vào bài học hằng ngày
một cách hiệu quả.
• - SHCM theo nghiên cứu bài học không nhằm đánh giá, xếp loại giờ dạy mà ở
đó GV đc khuyến khích học tập lẫn nhau, cùng nhau tìm nguyên nhân tại sao
HS học /không học, đồng thời đề xuất các biện pháp để giúp tất cả học sinh học
tập thực sự, qua quá trình đó GV sẽ có khả năng tự điều chỉnh nội dung,
phương pháp dạy học một cách linh hoạt, phù hợp với đối tượng học sinh của
lớp mình.
* Mục đích, ý nghĩa của SHCM theo nghiên cứu bài học
- Tạo
cơ hội cho tất cả HS được học tập và phát triển, đặc biệt những HS
có khó khăn về học tập
- XD mối quan hệ bình đẳng giữa các thành viên trong nhà trường
( CBQL - GV;GV-GV; GV – HS;HS- HS ) trên cơ sở cùng cộng tác,
học hỏi để phát triển. Đồng thời tạo môi trường làm việc dân chủ, thân
thiện, hướng tới sự phát triển cho các thành viên trong nhà trường. Từ
đó góp phần đổi mới quan trọng đến nhà trường
-Giúp GV giải quyết những vấn đề khó khăn gặp phải từ thực tiễn trong
việc giảng dạy của chính bản thân họ. Ở đó, GV giữ vai trò là người
cải cách nhà quan sát, tự đánh giá thực tiễn công việc của mình và là
nhà nghiên cứu phát triển .
Câu 2: Sự khác nhau giữa sinh hoạt chuyên môn truyền thống và
sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học.
(tài liệu trang 44)
Câu3: Điều kiện đảm bảo cho sinh hoạt chuyên môn theo nghiên
cứu bài học (Đọc thông tin trong tài liệu ( trang 45- 46 )
* Lưu ý : Mục 3 : Điều kiện của nhà trường
Câu 4: Các bước tiến hành một buổi SHCM theo nghiên cứu bài
học (Đọc thông tin trong tài liệu ( trang 47 - 48 )
* Lưu
ý: Khi dự giờ số người dự giờ không quá đông làm ảnh
hưởng đến học sinh. Gv chọn vị trí quan sát để quan sát tốt
nét mặt, cử chỉ ,hành động,thao tác ,sản phẩm của HS.Người
dự giờ có thể vẽ sơ đồ chỗ ngồi của HS để quan sát,nghe,
nhìn,suy nghĩ và ghi chép diễn biến HĐ của HS.Có thẻ chụp
ảnh,quay phim các HD dạy và học ...
Câu 5: Một số kĩ thuật sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu
bài học (Đọc tài liệu (trang 49-50 )
Câu 6: Các giai đoạn thực hiện sinh hoạt chuyên môn
theo nghiên cứu bài học(Đọc tài liệu (trang 51-52 )
Nguyên tắc trao đổi, chia sẻ trong sinh hoạt chuyên môn theo
nghiên cứu bài học
*Nguyên tắc 1. Từ bỏ thói quen quan sát và đánh giá người dạy.
* Nguyên tắc 2. Nội dung trao đổi tập trung vào hoạt động học
của HS.
* Nguyên tắc 3. Lắng nghe, tôn trọng sự khác biệt trong việc suy
ngẫm bài học.
*Nguyên tắc 4. Mỗi thành viên của tổ/nhóm chuyên môn đều có ý
kiến riêng.
* Nguyên tắc 5. Tuyệt đối không xếp loại giờ dạy minh hoạ trong
nghiên cứu bài học.
D. SHCM VỀ TỔ CHỨC
CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VÀ DẠY HỌC
THEO MÔ HÌNH TRƯỜNG TIỂU HỌC MỚI
41
SHCM VỀ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VÀ DẠY
HỌC THEO MÔ HÌNH TRƯỜNG TIỂU HỌC MỚI
Hoạt động 1:
Trao đổi kinh nghiệm
Chia sẻ cùng nhau các nội dung sau:
1) Những điều mình thích và không thích về
mô hình trường tiểu học mới (VNEN)
2) Những kinh nghiệm SHCM về tổ chức các
hoạt động giáo dục và dạy học theo mô hình
trường tiểu học mới.
42
Những điều thích và không thích về mô hình trường tiểu học mới
1.Thích
- Được hưởng từ dự án một phần tài chính chi cho các hoạt động trong
đó có SHCM
- GV không phải soạn bài; HS được chủ động; mối quan hệ giữa thầy
trò rất thân thiện; có thể thay đổi logo bài học
- Huy động được rất tốt nguồn lực từ PH.HS
- Sách hướng dẫn học cấu trúc rất rõ ràng; GV,HS,PH.HS đều nắm
được kể cả mục đích của bài học.
- Coi trọng PP tự học của HS; lớp học được sắp xếp hấp dẫn, thân
thiện; lớp trưởng như người trợ giảng giúp đỡ cô giáo rất nhiều trong
tiết học.
- Việc
phân loại HS theo trình độ và nhịp độ trong giờ học rất
tốt.
- HS tự tin hơn (HS tự mình tìm kiếm sự trợ giúp; mỗi HS đều
có chức vụ trong lớp…)
- HS được rèn luyện cả về năng lực và phẩm chất: các kĩ năng
điều hành, hợp tác, chia sẻ
- HS được tự đánh giá và đánh giá bạn một cách khách quan.
- Góc học tập vừa trang trí làm cho lớp học đẹp vừa là thiết bị
dạy học.
2.
Không thích (Băn khoăn)
- Nhóm trưởng phải điều khiển tốt, hiệu quả giờ học mới tốt, nếu k sẽ
ngược lại
- GV phải chuẩn bị tốt ĐDDH, phải làm rất nhiều phiếu BT cho một
bài học.
- Nếu lớp học nhiều HS nhút nhát, GV mất nhiều thời gian hướng dẫn.
- Chỉ có tài liệu học tập cho buổi học chính.
- Không gian lớp học nếu hạn chế sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả học tập
của HS
- Kĩ thuật dạy học theo nhóm của GV chưa thành thạo
- Hiệu quả học tập phụ thuộc nhiều vào sự nhiệt tình và khả năng
của GV (GV k phải soạn bài, nếu GV thiếu nhiệt tình sẽ lơ là,
thiếu sự chuẩn bị…)
- Tài liệu HDGV chỉ lấy minh họa vài bài (mong muốn là tất cả
các bài)
- Cách đánh giá rất vất vả cho GV. Nhiều GV không nhiệt tình sẽ
đánh giá mang tính đối phó.
- Kĩ thuật dạy học theo nhóm của GV chưa thành thạo
- Phần ứng dụng trong TLHDH k phù hợp: PHHS và cộng đồng k
hỗ trợ được.
Những kinh nghiệm SHCM về tổ chức các hoạt động giáo
dục và dạy học theo mô hình trường tiểu học mới
- SHCM theo nghiên cứu bài học áp dụng rất tốt ở mô hình
trường tiểu học mới
- Khi SHCM, dự trù trước những khó khăn,GV suy nghĩ và
chuẩn bị ĐDDH rồi nhân rộng ra cả khối (có thể dự trù trước
2 tuần)
- Làm góc cộng đồng chung cho cả khối hoặc theo tầng (khi
không gian lớp hạn chế; có thể lựa chọn ở góc cầu thang.... )
- Thay đổi hình thức theo dõi thi đua bằng các bảng hoa
- Cùng gv trong tổ trao đổi, chia sẻ và làm đồ dùng dạy học.
…
•Một số hình thức SHCM
- Tổ chức xem băng / dự giờ/nêu tình huống sp, mọi người phân
tích, rút ra bài học kinh nghiệm, tìm giải pháp dạy học hiệu quả
nhất.
- Mời những người am hiểu về VNEN báo cáo cho GV trong
trường, phân tích trên tình huống sp có thật hoặc tình huống giả
định.
- Tạo cơ hội để GV tham gia các lớp tập huấn, tổ chức để học báo
cáo hoặc tập trung lại cho các đồng nghiệp ở trường, cụm trường.
, hình thức SHCM chủ yếu là : rút kinh nghiệm qua quan sát, phân
tích một bài dạy cụ thể.
• - Hoạt
động SHCM gồm 4 bước cơ bản sau;
Bước 1: XD KH và chuẩn bị
Bước 2: Tổ chức dạy học minh họa, dự giờ và suy ngẫm
• Bước 3: Thảo luận chung
Bước 4: Áp dụng vào thực tiễn dạy học
•Nội dung SHCM :
1.SHCM về phương pháp dạy học
2.SHCM về đánh giá
3.SHCM về tổ chức lớp học
Đọc tài liệu trang (54-55-56 -57)
SHCM VỀ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VÀ DẠY
HỌC THEO MÔ HÌNH TRƯỜNG TIỂU HỌC MỚI
( Đọc tài liệu )
Hoạt động 2:
Trao đổi kinh nghiệm
Thực hành lập kế hoạch SHCM về tổ chức
các hoạt động giáo dục và dạy học theo mô
hình trường tiểu học mới:
- Nhớ lại: kĩ năng lập kế hoạch, SHCM
theo nghiên cứu bài học
- Lập kế hoạch SHCM theo nhóm
- Chia sẻ kế hoạch đã lập trước lớp
- Thống nhất ý kiến
51
E. KĨ NĂNG CHIA SẺ, THẢO LUẬN
TRONG SHCM THÔNG QUA MẠNG INTERNET
52
KĨ NĂNG CHIA SẺ, THẢO LUẬN
TRONG SHCM THÔNG QUA MẠNG INTERNET
( Các trường đọc trong tài liệu – Khuyến khích các trường có điều
kiện có thể vận dụng )
Hoạt động 1:
Trải nghiệm bằng các câu hỏi:
Trao đổi kinh nghiệm
1. Thầy, cô đã từng sử dụng mạng Internet
trong quá trình giảng dạy, học tập và sinh hoạt
chuyên môn như thế nào? (Tìm như thế nào?
Dùng như thế nào?....)
2. Những thuận lợi và khó khăn khi sử dụng
mạng Internet để sinh hoạt chuyên môn?
53
-
Thực tiễn sử dụng mạng Internet để chia sẻ, thảo luận
trong sinh hoạt chuyên môn
Sử dụng mạng để tìm kiếm thông tin, lựa chọn những thông tin phù hợp
Đăng kí làm thành viên của các trang web, thư viện điện tử….
Tham khảo các thông tư trên mạng, tải một cách nhanh chóng các văn
bản, thông tư của các cấp
Đọc báo, trang mạng làm tăng vốn hiểu biết
Sử dụng gmail để chia sẻ
Vào các trang tư liệu giáo dục để chia sẻ, tải tài liệu, video phục vụ dh,gd
Sử dụng trang mạng của nhà trường để chia sẻ, học hỏi cùng đồng
nghiệp
Thành lập hòm thư chuyên môn của nhà trường, dùng đó làm đ.chỉ chung
để chia sẻ về các văn bản, công văn, điểm thi… và các vấn đề chuyên
môn khác
Thuận lợi, khó khăn khi chia sẻ, thảo luận trong sinh hoạt chuyên
môn thông qua mạng Internet
1.Thuận lợi
- Trình độ CNTT tốt
1.Khó khăn
- Nguồn thông tin đưa lên mạng có thể chưa được thẩm định
- Điều kiện CSVC thiếu thốn ở các địa phương khó khăn: vd kết nối
mạng…
- Đội ngũ GV có tuổi trình độ CNTT còn hạn chế
KĨ NĂNG CHIA SẺ, THẢO LUẬN
TRONG SHCM THÔNG QUA MẠNG INTERNET
Hoạt động 2:
Thảo luận và chia sẻ theo nhóm:
Làm thế nào để chia sẻ, thảo luận
trong SHCM thông qua mạng Internet
có hiệu quả?
Trao đổi kinh nghiệm
56
SHCM VỀ LẬP KẾ HOẠCH, QUẢN LÍ
VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC CẢ NGÀY Ở TIỂU HỌC
57
LẬP KẾ HOẠCH, QUẢN LÍ
VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC CẢ NGÀY Ở TIỂU HỌC
(Đọc tài liệu để vận dụng )
Hoạt động 1:
Trải nghiệm - Chia sẻ cùng nhau các nội dung sau:
1) Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện dạy
học cả ngày ở địa phương, ở trường của anh/chị
2) Những kinh nghiệm SHCM về lập kế hoạch, quản
lí và tổ chức dạy học cả ngày ở trường tiểu học (Tổ
chức theo hình thức nào? Kết quả ra sao?....)
Trao đổi kinh nghiệm
58
LẬP KẾ HOẠCH, QUẢN LÍ
VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC CẢ NGÀY Ở TIỂU HỌC
Hoạt động 2:
Trao đổi kinh nghiệm
Thảo luận nhóm:
Làm thế nào để nâng cao chất lượng SHCM
về vấn đề dạy và học ở trường tiểu học FDS?
Gợi ý:
- SHCM về vấn đề dạy và học ở trường tiểu học
FDS theo những nội dung gì?
- Với từng nội dung sinh hoạt đó, có thể lựa chọn
hình thức SHCM nào?
- Những lưu ý, đề xuất nhằm nâng cao chất lượng
SHCM về vấn đề dạy và học ở trường tiểu học
FDS
-…..
59
Y. SHCM VỀ VẬN DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC
VÀO DẠY HỌC Ở TIỂU HỌC
( Các trường đọc tài liệu )
Hoạt động 1:
Trải nghiệm - Chia sẻ cùng nhau các nội dung
sau:
1) Những thuận lợi và khó khăn của việc vận dụng
các PPDH tích cực vào dạy học ở tiểu học.
2) Những kinh nghiệm SHCM về việc vận dụng các
PPDH tích cực vào dạy học ở tiểu học.
Trao đổi kinh nghiệm
60
SHCM VỀ VẬN DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH
CỰC VÀO DẠY HỌC Ở TIỂU HỌC
Hoạt động 2:
Trao đổi kinh nghiệm
Thảo luận nhóm:
Làm thế nào để nâng cao chất lượng SHCM
về vấn đề vận dụng các PPDH tích cực vào dạy học
ở tiểu học?
Gợi ý:
- Nội dung SHCM về vấn đề vận dụng PPDH tích
cực và PP Bàn tay nặn bột
- Các hình thức SHCM về vấn đề vận dụng PPDH
tích cực và PP Bàn tay nặn bột
- Những lưu ý, đề xuất nhằm nâng cao chất lượng
SHCM về vấn đề vận dụng PPDH tích cực và PP
Bàn tay nặn bột
-…..
63