Bảo hiểm hưu trí và những cải cách hướng đến mục tiêu thực hiện

Download Report

Transcript Bảo hiểm hưu trí và những cải cách hướng đến mục tiêu thực hiện

Hội thảo CEDAW và dự thảo Luật bảo hiểm xã hội (sửa đổi)
(Đồ Sơn, Hải Phòng, ngày 18 tháng 4 năm 2014)
BẢO HIỂM HƯU TRÍ VÀ NHỮNG
CẢI CÁCH HƯỚNG ĐẾN MỤC TIÊU
THỰC HIỆN CÁC NGUYÊN TẮC CEDAW
Nguyễn Mạnh Cường
Ủy viên thường trực Ủy ban tư pháp của Quốc hội
1
I. CÁC QUY ĐỊNH CỦA CEDAW CÓ LIÊN QUAN
TRỰC TIẾP TỚI BẢO HIỂM HƯU TRÍ
• Đ3: bảo đảm cho phụ nữ được hưởng các quyền con
người và tự do cơ bản trên cơ sở bình đẳng với nam
giới (Đ34 HP: công dân có quyền được bảo đảm an
sinh xã hội)
• Đ4: về biện pháp thúc đẩy BĐG. Biện pháp này chấm
dứt khi mục tiêu bình đẳng về cơ hội và đối xử đã đạt
được
2
I. CÁC QUY ĐỊNH CỦA CEDAW CÓ LIÊN QUAN
TRỰC TIẾP TỚI BẢO HIỂM HƯU TRÍ
• Đ11: trong lĩnh vực việc làm, bảo đảm cho phụ nữ có
quyền bình đẳng với nam giới, đặc biệt là quyền được
hưởng BHXH (hưu trí, thất nghiệp, đau ốm, tàn tật,
tuổi già và những tình trạng mất khả năng lao động
khác
• Đ12: áp dụng các biện pháp thích hợp xoá bỏ PBĐX
với PN nông thôn, bảo đảm cho họ có quyền được
hưởng lợi ích trực tiếp từ những chương trình BHXH
3
II. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ BẢO
HIỂM HƯU TRÍ VÀ VẤN ĐỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI
1. Kết quả đạt được:
• Các quy định của Luật BHXH về các chế độ, chính sách
BHXH nói chung, BH hưu trí nói riêng đã đi vào cuộc sống,
phù hợp với quá trình chuyển đổi của nền kinh tế theo cơ chế
thị trường, phát huy tích cực trong việc bảo vệ quyền và lợi ích
của NLĐ, NSDLĐ góp phần thực hiện mục tiêu an sinh xã hội
của nhà nước.
• Điều kiện nghỉ hưu bao gồm điều kiện về tuổi đời và thời gian
tham gia BHXH; việc quy định tuổi nghỉ hưu sớm hơn của
người lao động làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
việc điều chỉnh tiền lương, tiền công đóng BHXH; việc điều
chỉnh lương hưu; cách tính lương hưu đã có sự cân nhắc, tính
toán nhằm bảo đảm tính hợp lý và bảo đảm bình đẳng giới.
4
II. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ BẢO
HIỂM HƯU TRÍ VÀ VẤN ĐỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI
2. Một số quy định khác nhau giữa nam và nữ về chế độ
hưu trí
Điều kiện hưởng : Nam đủ 60, nữ đủ 55 tuổi (hoặc từ đủ 55
- 50 và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc,
độc hại, nguy hiểm.
• Điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao
động: Nam 50, nữ 45
• Mức lương hưu: bằng 45% mức bình quân tiền đóng BHXH
tương ứng với 15 năm đóng, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng
tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa
bằng 75%.
• Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu: ngoài lương hưu, còn được
hưởng trợ cấp một lần tính theo số năm đóng BHXH kể từ
năm thứ 31 trở đi đối với nam và năm thứ 26 trở đi đối với
nữ (mỗi năm tính bằng 0,5 tháng).
5
II. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ BẢO
HIỂM HƯU TRÍ VÀ VẤN ĐỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI
3. Một số bất cập, hạn chế
• Diện bao phủ của BHXH còn thấp (khoảng 20% lực
lượng lao động); đặc biệt đối với NLĐ trong khu vực phi
chính thức (nơi lao động nữ chiếm tỷ lệ cao). Lao động
nữ hưởng hưu trí chiếm tỷ lệ ít hơn so với lao động nam
(khoảng 39-45%).
• Mức đóng BHXH thấp so với thu nhập thực tế của người
lao động; Mức lương hưu bình quân của người nghỉ hưu
tương đương 2,8 lần mức lương tối thiểu chung
6
II. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ BẢO
HIỂM HƯU TRÍ VÀ VẤN ĐỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI
• Thời gian đóng BHXH ngắn; Tuổi nghỉ hưu thực tế bình quân
thấp so với tuổi quy định hiện hành: nam 55,62 tuổi, nữ 52,65
tuổi.
• Công thức tính lương hưu chưa hợp lý:
– Về mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bhxh
để tính lương hưu, trợ cấp một lần: Đối với NLĐ thuộc đối
tượng thực hiện chế độ tiền lương do nhà nước quy định thì
tính bình quân theo số năm cuối trước khi nghỉ hưu; Đối
với NLĐ thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do
NSDLĐ quyết định thì tính bình quân toàn bộ quá trình.
– Về điều chỉnh tiền lương, tiền công đã đóng bhxh cũng
khác nhau: điều chỉnh theo mức lương tối thiểu chung và
điều chỉnh trên cơ sở chỉ số CPI.
7
II. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ BẢO
HIỂM HƯU TRÍ VÀ VẤN ĐỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI
• Số người nhận trợ cấp 1 lần tăng ( 403.495 người/năm), trong
đó lao động nam chiếm 40%, nữ chiếm 60%; Tuổi hưởng bình
quân: 28 tuổi; thời gian đóng BHXH bình quân 3,5 năm.
• Diện bao phủ bhxh tự nguyện rất thấp do chưa có chính sách
hiệu quả hỗ trợ nông dân, lao động trong khu vực phi chính
thức tham gia; do quy định về khống chế tuổi trần tham gia
bhxh tự nguyện.
• Tình trạng nợ đọng, chậm đóng BHXH chưa giảm; chậm ứng
dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa quản lý BHXH; công
tác đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH chưa đạt mục tiêu đề ra;
công tác phối hợp, trách nhiệm của BHXH và cơ quan, tổ chức
hữu quan còn hạn chế.
8
III. MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG CẢI CÁCH
1. Mục tiêu:
• Đảm bảo an sinh xã hội cho người dân thông qua việc
quy định các chính sách, biện pháp mở rộng hơn diện
bao phủ BHXH.
• Đảm bảo an toàn, cân đối quỹ BHXH thông qua lộ
trình điều chỉnh công thức tính lương hưu và áp dụng
các biện pháp khác bảo đảm cân đối quỹ.
2. Giải quyết vấn đề BĐG trong bảo hiểm hưu trí có liên
quan tới không chỉ Luật BHXH, mà còn: Bộ luật lao
động, Luật việc làm, Luật cán bộ, công chức, Luật
viên chức….
9
III. MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG CẢI CÁCH
3. Một số giải pháp trong Luật BHXH
• Tăng cường cơ hội, mở rộng đối tượng tham gia bhxh:
– BHXH bắt buộc: HĐLĐ từ 1 đến 3 tháng; các đối
tượng học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo
học được hưởng sinh hoạt phí; công dân nước ngoài
làm việc tại VN; người hoạt động không chuyên trách
ở cấp xã;
– BHXH tự nguyện:không khống chế tuổi trần tham gia
BHXHTN, có chính sách hỗ trợ nông dân, lao động
trong khu vực phi chính thức tham gia BHXHTN:
– Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền vận động
10
III. MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG CẢI CÁCH
• Cân nhắc lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu và giảm khoảng cách
về tuổi nghỉ hưu giữa lao động nam và lao động nữ (nữ
đang có thời gian đóng ngắn mà có thời gian hưởng dài
hơn nam). Có 2 PA:
– Từ năm 2016 (đối với công chức, viên chức), từ năm
2020 trở đi (đối với các nhóm đối tượng còn lại), tuổi
nghỉ hưu cứ mỗi năm tăng thêm 4 tháng cho đến khi
đạt 60 tuổi đối với nữ và 62 tuổi đối với nam.
– Thực hiện Điều 187 BLLĐ: nâng tuổi nghỉ hưu đối với
người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao,
người lao động làm công tác quản lý và một số trường
hợp đặc biệt khác.
11
III. MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG CẢI CÁCH
• Nếu thực hiện lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu thì cần sửa
đổi cách tính tỷ lệ hưởng lương hưu theo hướng khi
kết thúc lộ trình thì thì tỷ lệ tính thêm đối với mỗi
năm đóng bhxh của nam và nữ là như nhau.
• Sửa đổi cách tính mức bình quân tiền lương tháng
đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một
lần đối với mọi đối tượng NLĐ: tính bình quân của
toàn bộ quá trình đóng bhxh
12
III. MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG CẢI CÁCH
• Sửa đổi việc điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm
xã hội đối với mọi đối tượng NLĐ: được tính trên cơ
sở chỉ số giá sinh hoạt của từng thời kỳ.
• Thu hẹp dần khoảng cách giữa tiền lương tháng đóng
BHXH và thu nhập thực tế của người lao động: tiền
lương tháng đóng BHXH bắt buộc là mức lương, phụ
cấp lương và các khoản bổ sung khác ghi trên
HĐLĐ.
• Thu hẹp các trường hợp hưởng BHXH 1 lần (chỉ giải
quyết đối với NLĐ hết tuổi lao động mà không đủ
điều kiện hưởng lương hưu; định cư ở NN; bệnh hiểm
nghèo…)
13
III. MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG CẢI CÁCH
• Tách BHXH của lực lượng vũ trang ra khỏi BHXH chung
nhằm bảo đảm việc thúc đẩy quá trình cải cách chính sách
BHXH và bảo đảm công bằng, bình đẳng trong tham gia,
thụ hưởng BHXH; đồng thời bảo đảm yêu cầu bí mật về
an ninh, quốc phòng. NSNN cần có chế độ, chính sách ưu
tiên riêng về BHXH đôí vơí LLVT (như về thời gian nghỉ
hưởng chế độ ốm đau; mức hưởng chế độ ốm đau; điều
kiện về tuổi đời hưởng lương hưu; mức lương cao nên
mức đóng cao và mức hưởng lương hưu cao .v.v) .
• Các giải pháp về bảo đảm an toàn, tăng trưởng quỹ; xử lý
vi phạm đối với các hành vi nợ đọng, trốn đóng bhxh
14