Vấn đề giới và các nguyên tắc của CEDAW trong pháp luật bảo

Download Report

Transcript Vấn đề giới và các nguyên tắc của CEDAW trong pháp luật bảo

Hội thảo CEDAW và dự thảo Luật bảo hiểm xã hội (sửa đổi)
(Đồ Sơn, Hải Phòng, ngày 26 tháng 7 năm 2014)
VẤN ĐỀ GIỚI VÀ CÁC
NGUYÊN TẮC CỦA CEDAW TRONG
PHÁP LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI
Trần Thị Mai Hương
Phó Chủ tịch Hội bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam
1
1. Bảo đảm các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng
giới trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật
1. Việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung văn bản quy
phạm pháp luật phải bảo đảm các nguyên tắc cơ bản
về bình đẳng giới.
2. Các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới là một
căn cứ quan trọng của việc rà soát để sửa đổi, bổ
sung các văn bản quy phạm pháp luật.(Điều 20,
Luật BĐG).
2
2. Các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới
1. Nam, nữ bình đẳng trong các lĩnh vực của đời
sống xã hội và gia đình.
2. Nam, nữ không bị phân biệt đối xử về giới.
3. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới không bị coi là
phân biệt đối xử về giới.
4. Chính sách bảo vệ và hỗ trợ người mẹ không bị
coi là phân biệt đối xử về giới.
5. Bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong
xây dựng và thực thi pháp luật.
6. Thực hiện bình đẳng giới là trách nhiệm của cơ
quan, tổ chức, gia đình, cá nhân. (Điều 6, Luật
BĐG)
3
3. Khái niệm “Lồng ghép giới”
• Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới (LGG) là biện
pháp có tính chiến lược nhằm đạt được bình đẳng
giới trên diện rộng bằng cách đưa yếu tố giới vào
mọi thiết chế cũng như các lĩnh vực của đời sống
chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình.
(Cương lĩnh Hội nghị thế giới lần thứ tư về phụ
nữ do Liên hợp quốc tổ chức, 1995).
• Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng
văn bản quy phạm pháp luật là biện pháp nhằm
thực hiện mục tiêu bình đẳng giới ( Luật BĐG)
4
4. Nội dung lồng ghép giới
• Xác định vấn đề giới của văn bản: xác định nội dung
liên quan tới vấn đề BĐG/bất BĐG, phân biệt đối xử
về giới,
• Quy định các biện pháp cần thiết để giải quyết tình
trạng nhằm thực hiện BĐG; dự báo tác động của các
quy định đó tới nam và nữ sau khi ban hành,
• Xác định trách nhiệm, nguồn nhân lực và tài chính
để triển khai các biện pháp thực hiện BĐG hoặc giải
quyết tình trang bất BĐG, phân biệt đối xử về giới
trong các quan hệ xã hội được văn bản quy phạm
pháp luật điều chỉnh.
5
5. Xác định vấn đề giới
• Xác định vấn đề giới của văn bản QPPL là nội dung
trước tiên của lồng ghép giới
• Muốn xác định vấn đề giới cần phân tích xem:
- Có những quy định nào thể hiện sự phân biệt đối
xử về giới (trực tiếp, gián tiếp)?
- Những quy định nào trung tính về giới/quy định
chung cho cả 2 giới nhưng trên thực tế lại tác động
khác nhau tới phụ nữ, nam giới?
- Những vấn đề giới mới chưa được văn bản QPPL
điều chỉnh?
6
6. Khái niệm “Biện pháp thúc đẩy bình đẳng
giới”
• Là biện pháp nhằm bảo đảm bình đẳng giới thực
chất, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền (QH,
UBTV QH, Chính phủ) ban hành trong trường
hợp có sự chênh lệch lớn giữa nam và nữ về vị trí,
vai trò, điều kiện, cơ hội phát huy năng lực và thụ
hưởng thành quả của sự phát triển mà việc áp
dụng các quy định như nhau giữa nam và nữ
không làm giảm được sự chênh lệch này.
• Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới được thực hiện
trong một thời gian nhất định và chấm dứt khi
mục đích bình đẳng giới đã đạt được.
7
7. Nguyên tắc và quy định CEDAW
• Cả 3 nguyên tắc của Công ước đã được nội luật hóa và
thể hiện trong các nguyên tắc cơ bản của Luật BĐG,
• Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới:Tương tự như các
biện pháp đặc biệt và đặc biệt tạm thời của CEDAW.
• Lưu ý Đ.4 CEDAW quy định: Việc các quốc gia thành
viên thông qua những biện pháp đặc biệt tạm thời nhằm
thúc đẩy nhanh bình đẳng trong thực tế giữa nam và nữ
không bị coi là PBĐX nhưng sẽ hoàn toàn không vì thế
đưa đến việc duy trì những tiêu chuẩn bất BĐ hoặc
khác nhau. Những biện pháp này sẽ chấm dứt khi các
mục tiêu bình đẳng về cơ hội và đối xử đã đạt được.
8
8. Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới
1. Quy định tỷ lệ nam, nữ hoặc bảo đảm tỷ lệ nữ thích
đáng tham gia, thụ hưởng;
2. Đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ năng lực cho
nữ hoặc nam;
3. Hỗ trợ để tạo điều kiện, cơ hội cho nữ hoặc nam;
4. Quy định tiêu chuẩn, điều kiện đặc thù cho nữ hoặc
nam;
5. Quy định nữ được quyền lựa chọn trong trường hợp nữ
có đủ điều kiện, tiêu chuẩn như nam;
6. Quy định việc ưu tiên nữ trong trường hợp nữ có đủ
điều kiện, tiêu chuẩn như nam;(Đ.19 Luật BĐG)
9
Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới (tiếp)
• Trong lĩnh vực chính trị:
a) Bảo đảm tỷ lệ thích đáng nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu
Hội đồng nhân dân phù hợp với mục tiêu quốc gia về
bình đẳng giới;
b) Bảo đảm tỷ lệ nữ thích đáng trong bổ nhiệm các chức
danh trong cơ quan nhà nước phù hợp với mục tiêu
quốc gia về bình đẳng giới.
• Trong lĩnh vực kinh tế :
a) Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ được ưu đãi
về thuế và tài chính theo quy định của pháp luật;
b) Lao động nữ khu vực nông thôn được hỗ trợ tín dụng,
khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư theo quy định
của pháp luật.(Đ11,12 Luật BĐG)
10
Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới (tiếp)
• Trong lĩnh vực lao động :
a) Quy định tỷ lệ nam, nữ được tuyển dụng lao động;
b) Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho lao động nữ;
c) Người sử dụng LĐ tạo điều kiện vệ sinh an toàn lao
động cho lao động nữ làm việc trong một số ngành,
nghề nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất
độc hại.
• Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo:
a) Quy định tỷ lệ nam, nữ tham gia học tập, đào tạo;
b) Lao động nữ khu vực nông thôn được hỗ trợ dạy nghề
theo quy định của pháp luật.(Đ 13,14 Luật BĐG)
11
9. Nhận biết một số vấn đề giới trong pháp luật
BHXH
• Do các đặc thù về giới tính, vai trò giới, nghề nghiệp…phụ nữ
và nam giới thu hưởng không như nhau đối với các chế độ bảo
hiểm xã hội được QĐ (ốm đau, con ốm; thai sản; tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp; hưu trí; tử tuất),
• Có sự chênh lệch về giới trong cơ hội tiếp cận các loại hình
BHXH mà PN ở mức thấp hơn,
• Nam giới có thời gian đóng BH dài nhưng thời gian hưởng
nhìn chung ngắn hơn nữ giới; có nguy cơ chịu thiệt thòi xuất
phát từ QĐ có tính PBĐX như điều kiện hưởng lương hưu với
nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi…và tăng dần tới 60 tuổi đối với
nữ và 62 tuổi đối với nam; Mức lương hưu hiện hành hàng
tháng tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ…
• Nữ giới có nguy cơ thiệt thòi về lương hưu thực tế do mức tiền
lương, tiền công bình quân thấp hơn nam giới, thời điểm nghỉ
hưu sớm hơn, chỉ chiếm 23% vị trí lãnh đạo/quản lý…
12
10. Các vấn đề khác cần quan tâm
• Từ khái niệm BHXH (là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một
phần thu nhập của người LĐ do ốm đau, thai sản, tai nạn LĐ,
bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết )và NT số đông
bù số ít, người hưởng chế độ thường thuộc các đối tượng khó
khăn, tiềm ẩn nguy cơ bất bình đẳng và sự phân biệt đối xử
“kép”,
• PL BHXH có mối quan hệ chặt chẽ tới BL Lao động, Luật
CCVC…Cần có quan điểm rõ ràng về QĐ nào là “gốc”, có
tính chi phối; Vấn đề BĐG cần được thể hiện xuyên suốt hay
nói cách khác là lồng ghép một cách đồng bộ, hệ thống nhằm
khắc phục tận gốc tình trạng bất BĐG/ PBĐX đang tồn tại.
• Biện pháp bảo vệ phụ nữ áp dụng quá lâu đã tỏ ra lỗi thời và
cản trở phương pháp tiếp cận quyền- cốt lõi của BĐG.
• Việc tiếp tục thực hiện chế độ hưu trí hiện hành cũng dẫn tới
nguy cơ thiếu bền vững lâu dài cho Quỹ bảo hiểm xã hội và
không phù hợp với xu thế dân số nước ta đang già hóa.
13
11. Ủy ban CEDAW đã khuyến nghị Việt Nam
• Thực hiện các biện pháp đặc biệt tạm thời nhằm đẩy nhanh
BĐG thực chất trong các lĩnh vực, kể cả tham gia lãnh đạo,
quản lý;
• Sửa QĐ tuổi hưu chênh lệch giữa nam và nữ nhằm bảo đảm
cho phụ nữ tiếp tục làm việc như nam giới;
• Rà soát các danh mục ngành nghề cấm và hạn chế sử dụng
lao động nữ làm tăng cơ hội việc làm cho PN;
• Thông qua các biện pháp hữu hiệu nhằm xóa bỏ sự phân
biệt về nghề nghiệp theo cả chiều sâu lẫn chiều rộng trong
thị trường LĐ chính thức;
• Thu hẹp và sớm xóa bỏ khoảng cách về mức lương, thu
nhập giữa nam và nữ;
• Quan tâm đặc biệt tới tình trạng thiếu tiếp cận an sinh XH,
chăm sóc SK và các lợi ích khác của LĐ nữ khu vực phi
chính thức, nông thôn, khu CN…
14
XIN TRÂN TRỌNG CÁM ƠN!
15