CHUYÊN ĐỀ Phân tích giá thành cá tra nguyên liệu và đề
Download
Report
Transcript CHUYÊN ĐỀ Phân tích giá thành cá tra nguyên liệu và đề
CHUYÊN ĐỀ
Phân tích giá thành cá tra nguyên liệu và
đề xuất giải pháp hạ giá thành nâng cao hiệu quả
sản xuất
Ths. Phạm Thị Thu Hồng – CHI CỤC THỦY SẢN VĨNH LONG
NỘI DUNG BÁO CÁO
• I. ĐẶT VẤN ĐỀ
• II. NỘI DUNG THỰC HIỆN
• III. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
• IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
• V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nghề nuôi cá tra ở ĐBSCL nói chung đã và đang có nhiều tồn
tại như
• (i) người nuôi đầu tư để đạt năng suất quá cao, tận dụng tối đa
•
•
•
•
quỹ đất, sử dụng lượng thức ăn quá lớn …nguy cơ xuất hiện dịch
bệnh và lây lan cao;
(ii) sản xuất tùy tiện và chủ yếu theo tín hiệu giá của thị trường;
dẫn đến tình trạng thừa, thiếu nguyên thiếu cục bộ nguyên liệu
phục vụ cho chế biến xuất khẩu và tính ổn định trong sản xuất rất
thấp.
(iii) chất lượng sản phẩm không đồng nhất;
(iv) chi phí sản xuất ngày càng tăng đã làm cho người nuôi trong
vài năm gần đây luôn thua lỗ hoặc lợi nhuận rất thấp ;
(v) tốc độ phát triển quá nhanh nhưng thiếu quy hoạch, khiến
công tác dự báo sản lượng và giải pháp kiểm soát sự gia tăng diện
tích và sản lượng nuôi cá tra còn nhiều yếu kém;
• MỤC TIÊU
Xác lập hệ thống số liệu về gía thành sàn xuất cá tra;
Đề xuất các giải pháp hạ gía thành, nâng cao hiệu quả sản xuất.
II. Phương tiện và phương pháp nghiên cứu
II.1 Giới hạn địa điểm nghiên cứu
Bốn tỉnh có nghề nuôi cá tra trọng điểm của ĐBSCL là An
Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ và Vĩnh Long.
II.2 Điều tra, thu thập số liệu
- Số liệu thứ cấp
Thu thập từ các cơ quan các cấp ở các tỉnh liên quan đến quản lý
thủy sản; thống kê, Hiệp hội Thủy sản…
- số liệu sơ cấp: phỏng vấn trực tiếp người nuôi
- Mẫu điều tra: 140 mẫu
- Các số liệu thống kê được xử lý bằng phần mềm Excell và
chương trình thống kê SPSS ở mức ý nghĩa p<0,05.
III KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
1. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân ảnh hưởng đến
hiệu quả nuôi cá tra
•
Công tác qui hoạch
- còn chậm và chưa theo kịp sản xuất, thiếu các giải pháp sản xuất bền vững dẫn đến
“bài toán” nguyên liệu giữa cung – cầu luôn trong tình trạng thừa – thiếu cục
bộ, khả năng xãy ra rủi ro do biến động thị trường khá cao;
• Sản xuất và tiêu thụ
- Chủ yếu là các mô hình nuôi nhỏ lẻ, manh mún theo kinh nghiệm truyền lẫn nhau
nên khi có sự biến động về giá, các nhà máy có cơ hội ép giá, người nuôi không
tự bảo vệ được chính
- Thiếu hệ thống thông tin về thị trường hoặc thông tin thiếu minh bạch, dẫn đến hiện
tượng cạnh tranh không lành mạnh. Hiện tượng tranh mua tranh bán, ép giá còn
xảy ra đồng thời với hiện tượng không tuân thủ hợp đồng mua bán đã ký kết
giữa người nuôi và doanh nghiệp thu mua cá tra, dẫn đến giá cá biến động thất
thường và phụ thuộc rất lớn vào nhu cầu tiêu thụ của các nhà máy chế biến. Vì
vậy người nuôi luôn ở thế bị động về giá và sản lượng tiêu thụ.
1. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân ảnh hưởng đến
hiệu quả nuôi cá tra (tt)
• Chất lượng giống cá tra
- Chất lượng con giống nói chung và của cá tra nói riêng là một
thành tố rất quan trong, có ý nghĩa rất lớn quyết định đến
hiệu quả của nghề nuôi.
- Chất lượng giống cá tra thấp ảnh hưởng lớn đến năng suất và
thời vụ nuôi cá tra trong giai đoạn hiện nay. Trước đây, do
chất lượng giống khá tốt, người nuôi cá tra chỉ cần 6-7 tháng
là đã có cá đạt kích cỡ thương phẩm đáp ứng yêu cầu xuất
khẩu (khoảng 0,9-1,2 kg/con). Còn bây giờ, chất lượng cá
giống xuống thấp, nếu muốn đạt được kích cỡ cá trên, người
nuôi phải nuôi đến 8-9 tháng. Đây chính là nguyên nhân chủ
yếu làm tăng chi phí sản xuất cá tra trong thời gian qua
Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu
quả nuôi cá tra (tt)
• Tình trạng ô nhiễm môi trường và dịch bệnh
- Người nuôi đầu tư nuôi năng suất quá cao, nuôi mật độ quá dày
(50 – 70con/m2) , tận dụng tối đa quỹ đất, dẫn đến chí phí
sản xuất tăng;
- nguồn nước cấp bị ô nhiễm, nguy cơ xuất hiện dịch bệnh và lây
lan cao làm tăng nhu cầu sử dụng thuốc và hóa chất;
- Tình trạng dịch bệnh ở cá giống và cá nuôi thương phẩm trong
vài năm gần đây diễn biến phức tạp như bệnh gan thận mủ,
vàng da, trắng gan trắng mang, bệnh gạo…tỉ lệ hao hụt cao
từ 20 – 30%, đã gây thiệt hại đáng kể cho nghề nuôi,
Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu
quả nuôi cá tra (tt)
•
Chất lượng và giá cả thức ăn
•
Chất lượng thức ăn nhìn chung không ổn định ổn định, giá còn
cao ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sản xuất; Giá chi phí sản
xuất tăng, giá đầu ra lại bấp bênh làm cho người nuôi cá tra ngày
càng khó kiếm lợi nhuận.
• Tổ chức sản xuất và liên kết sản xuất
- Việc phát triển diện tích nuôi quá nhanh, đầu tư cao cho sản xuất
nhưng lại không quan tâm tới khả năng tiêu thụ sản phẩm dẫn đến
giá cả nguyên liệu phụ thuộc vào các doanh nghiệp chế biến xuất
khẩu và luôn ở tình trạng bấp bênh không ổn định; mối liên kết
giữa các khâu trong chuỗi sản xuất chưa chặt chẽ, dẫn đến nhiều
xung đột trong nội tại, nhất là lợi ích giữa người nuôi và doanh
nghiệp chưa đạt mức hài hòa dẫn đến nguy cơ rủi ro, thua lỗ luôn
thường trực đối với người nuôi;
2. Lập hệ thống số liệu về giá thành sản xuất cá tra
• Cơ sở phân tích từ năm 2007- 2012
• Thông số kỹ thuật và kinh tế:
- Mật độ nuôi: 40 – 70c0n/m2
- Kích cỡ giống: 1,7 – 2cm;
- Kích cỡ thu hoạch: 0,9 – 1,2kg/con
- Tỉ lệ hao hụt: 15 – 30%
- Hệ số thức ăn: 1,5 – 1,8
- Thời gian nuôi: 7 – 9 tháng
- Giá thức ăn : 7.000 – 11.000đ/kg
- Khấu hao đầu tư ao: 50 – 80 triệu/năm;
- Lãi suất ngân hàng: 1,2 – 1.8%/tháng
2. Lập hệ thống số liệu về giá thành sản xuất cá tra
Nội dung
Năm 2007
2008
2009
2010
2011
2012
Phí cố định
80,
100,
120,
150,
160,
170,
Khấu hao ao
80,00
100,00
120,00
150,00
160,00
170,00
12.920,
14.900
16.880
20.170
22.153
22.953,
1.060,
1.070,
1.200,
1.500,
1.780,
1.780,
10.500,
12.000
13.600
15.780
17.280
17.880,
600,
700,
700,
800,
800,
1.000,
Công nhân
70,
70,
80,
130,
133,
133,
Công thu hoạch
80,
84,
84,
120,
120,
120,
Hút bùn, cải tạo ao
60,
70,
80,
80,
80,
80,
Phí quản lý + phí khác
50,
70,
80,
80,
80,
80,
500,
836,
1.056,
1.680,
1.880,
1.880,
Tổng chi chí (Giá thành)
13.000,
15.000,
17.000,
20.320,
22.313,
23.123,
Giá bán
14.500,
14.600,
15.300,
17.300,
25.500
23.000,
1.500,
-400,
-1.700,0
-3.020,0
3.187,
-123,
11,54
-2,67
-10,00
-14,86
14,28
-0,53
Phí biến động
Con giống
Thức ăn
Thuốc, hoá chất
Lãi suất ngân Hàng
Lợi nhuận
Hiệu quả sinh lợi (lãi/vốn)
%
2. Lập hệ thống số liệu về giá thành sản xuất cá tra
CƠ CẤU GIÁ THÀNH CÁ TRA NGUYÊN LIỆU (%)
Năm
2007
2008
2009
2010
1011
1012
8
7
7,1
7,4
8,0
7,7
81
80
80,0
77,7
77,5
77,3
Thuốc hoá chất
5
5
4,1
3,9
3,6
4,3
Lãi suất ngân
hàng
4
6
6,2
8,3
8,4
8,1
Chi khác
3
3
2,6
2,7
2,5
2,5
100
100
100,0
100,0
Con giống
Thức ăn
Tổng cộng
100,0 100,0
Cơ cấu chi phí sản xuất cá tra nguyên liệu (2007-2012)
90
81
80
80,0
Phần trăm (%)
80
77,7
77,5
77,3
Con giống
70
Thức ăn
60
50
Thuốc hoá chất
40
Chi khác
Lãi suất ngân hàng
30
20
10
0
2007
2008
2009
2010
Năm
1011
1012
Cơ cấu chi phí sản xuất cá tra nguyên liệu năm 2007
4% 2% 8%
Con giống
5%
Thức ăn
Thuốc hoá chất
Lãi suất NH
Chi khác
81%
Cơ cấu chi phí sản xuất cá tra nguyên liệu năm 2010
9,5%
2,1%
7,5%
4,0%
Con giống
Thức ăn
Thuốc hoá chất
Lãi suất NH
Chi khác
76,9%
Giá thành sản xuất tăng 1,77 lần, trung bình 9,5%/năm
Giá thành cá tra năm 2007-2012
Giá (1.000 đ/kg)
25
20
20
15
13
15
22
23
17
10
5
0
2007
2008
2009
2010
Năm
2011
2012
Giá cá tra nguyên liệu trong nước đã tăng đạt ngưỡng kỷ lục 29 nghìn đồng/kg vào tháng 11-12
năm 2011, sau đó cuối tháng 12 và đầu tháng 1 đột ngột sụt giảm xuống ngưỡng 25.000-25.500
đồng/kg. Thế nhưng giá thu mua nguyên liệu hiện nay bằng với gía thành sản xuất thì nguyên
nhân vì đâu?
So sánh giá thành và giá thu mua năm 2007-2012
30
Giá (1.000 đ/kg)
25
20
20
22
23
17
15
13
Giá thành
15
Giá thu mua
10
5
0
2007
2008
2009
2010
Năm
2011
2012
3. Phân tích, đánh giá tác động các yếu tố lên giá thành sản
xuất cá tra
•
•
•
•
–
Chi phí về giống:
tuy chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong chuỗi giá trị sản xuất (khoảng 78% cơ cấu trong giá thành) nhưng nó có ảnh hưởng rất lớn đến năng
suất, sản lượng nuôi.
. Chi phí này biến động phụ thuộc vào mật độ thả nuôi, chất lượng con
giống và giá giống. Trong những năm gần đây, công nghệ sản xuất giống
đã được làm chủ nên giá giống có xu hướng giảm hơn cách đây 5 năm
về trước. Mặc dù tỉ trọng chi phí có giảm nhưng giá trị chi phí này ngày
càng tăng do;
+ Mật độ nuôi: người nuôi thả giống với mật độ quá cao (với tâm lý trừ
hao hụt do bệnh trong quá trình nuôi) với mong muốn được sản lượng
cao/đơn vị diện tích mặt nước. Thế nhưng đây lại là nguy cơ để dịch
bệnh lây lan và chất lượng nguồn nước xấu đi, từ đó sẽ làm giảm khả
năng hấp thụ thức ăn của cá, làm tăng chi phí thức ăn đồng thời sẽ
phát sinh thêm chi phí sử dụng thuốc và hóa chất.
+ Chất lượng giống: Giống cá tra nuôi hầu hết không được kiểm dịch và
không kiểm soát được chất lượng nên tỉ lệ hao hụt rất cao, nguy cơ xảy
ra bệnh và rủi ro do cá chậm lớn là rất cao, từ đó phát sinh chi phí thả bù
cá và thuốc /hóa chất trị bệnh và xử lý môi trường trong quá trình nuôi.
3. Phân tích, đánh giá tác động các yếu tố lên giá thành sản
xuất cá tra (tt)
–
•
•
•
•
•
Chi phí thức ăn:
Lượng thức ăn: Thức ăn trong nuôi cá tra thịt chiếm tỷ trọng rất cao và là
một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất cá tra
thịt .
+ Giá thức ăn:. mọi sự biến động của kinh tế thị trường đều ảnh hưởng trực
tiếp đến giá thức ăn như: tỉ suất hối đoái, thuế xuất/ nhập khẩu, lãi suất ngân
hàng... Hiện tại giá thức ăn cho cá tra ở mức khá cao đây là một trong những
nguyên nhân góp phần làm tăng chi phí sản xuất cho người nuôi.
Đối với thức ăn công nghiệp, giá trung bình dao động trong khoảng từ
4.800-5.800đ/kg ở năm 2005. Trong năm 2007 và đầu năm 20012 đã tăng
lên 7.000đ-11000đ/kg tùy từng hãng sản xuất. Rõ ràng, thức ăn cho TS nuôi
luôn chiếm 70- 81% giá thành sản phẩm cá tra nhưng nguyên liệu làm thức
ăn ở nước ta thiếu nghiêm trọng, phải nhập khẩu là điều rất bất lợi.
+ Chất lượng thức ăn: Chỉ cần gian lận về chất lượng 1 độ đạm thì người
nuôi đã bị mất đi phần có thể lời là 300 – 400 đ/kg thức ăn. Hiện nay, hệ số
thức ăn cho cá tra nuôi thương phẩm ngày càng cao từ 1, 6 – 1.85, chính
chất lượng giảm sút đã làm tăng hệ số chuyển hoá thức ăn .
Năm 2011, giá thức ăn đã được các doanh nghiệp điều chỉnh tăng 6 -7 lần
với mức tăng bình quân mỗi lần 200-300 đồng/kg đã khiến giá thức ăn thủy
sản tăng khoảng 30% so với đầu năm
Phân tích, đánh giá tác động các yếu tố lên giá thành sản xuất
cá tra (tt)
•
•
–
Chi phí thuốc và hóa chất:
Tất cả các hộ nuôi đều sử dụng thuốc, hoá chất trong quá trình nuôi với
rất nhiều chủng loại khác nhau. Chính việc gia tăng mật độ nuôi quá cao
đã làm cho chất lượng nước môi trường nuôi khó kiểm soát, đây là cơ
hội để mầm bệnh xâm nhập vật nuôi và hệ quả là nhu cầu sử dụng thuốc
và hóa chất ngày càng gia tăng.
Việc sử dụng thuốc và hóa chất hiệu quả sẽ ảnh hưởng đến năng suất cá
tra thương phẩm, nếu sử dụng thuốc và hóa chất đúng nhu cầu, mục đích
và liều lượng sẽ góp phần nâng cao năng suất cá tra nuôi thịt. Kết quả
khảo sát các cơ sở nuôi cho thấy thường chi phí cho việc sử dụng thuốc
và hóa chất trong quá trình nuôi từ 200-250tr.đồng/ha/vụ (3.5 – 4%) đạt
lợi nhuận và tỷ lệ lợi nhuận đạt cao nhất. Nhưng nếu cao hơn mức này
có nghĩa là lạm dụng hoặc cá bị bệnh với mức độ nhiễm và tần suất xuất
hiện cao, hậu quả là năng suất thấp do tỉ lệ các chêt cao, giá thành sản
xuất tăng do phát sinh chi phí này, từ đó lợi nhuận bị giảm, đồng thời
chất lượng cá sẽ thấp, mất dần lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu.
PHÂN TÍCH Tổng hợp
• * Giá trị chi phí sản xuất cá tra tăng trong giai đoạn 2007
•
•
•
•
•
•
– 2012:
Giá thành sản xuất tăng 1,77 lần, trung bình 9,5%/năm,
trong đó:
- chi phí thức ăn tăng 1,7 lần, trung bình mỗi năm tăng
9,8%,
- chi phí con giống tăng 1,59 lần, trung bình 9,9%/năm;
- Chi phí thuốc và hóa chất tăng 1,67 lần, trung bình
10%/năm;
- Chi phí cho lãi vay ngân hàng tăng 3,76 lần, trung bình
4,4%/năm
Chi phí khác tăng 1,71 lần, trung bình 9,7%/năm.
4. HỆ THỐNG GIẢI PHÁP NHẰM GIẢM GIÁ THÀNH
SẢN XUẤT
•
1.
-
Giải pháp phi kỹ thuật
Tăng cường quản lý chất lượng thức ăn và con giống:
là trách nhiệm của cơ quan quản lý, cơ quan chức năng trong việc bảo vệ
quyền lợi hợp pháp và chính đáng của ngươi tiêu dùng – người nuôi cá
tra.
2.. Tổ chức lại sản xuất: Tổ chức lại sản xuất theo hướng gắn kết chặt chẽ và
bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các khâu nuôi, thu mua, chế biến và xuất
khẩu. Trong đó, tổ chức lại các hộ nuôi cá tra theo mô hình quản lý cộng
đồng và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất kinh tế tập thể như
Hợp tác xã, Tổ hợp tác nhằm giám sát việc tuân thủ và áp dụng các biện
pháp kỹ thuật tiên tiến nhằm giảm chi phí sản xuất, khuyến khích xây
dựng mô hình liên kết giữa các bên trong chuỗi giá trị sản xuất cá tra
xuất khẩu;
•
nông dân nuôi cá tra cần liên kết với nhau thành một vùng nuôi lớn, một
tổ chức nuôi thủy sản lớn để có thể hưởng được các chính sách ưu đãi
của nhà nước đối với các tổ chức này, đồng thời có thể đàm phán về giá
cả, mua thức ăn trực tiếp từ các doanh nghiệp sản
4. HỆ THỐNG GIẢI PHÁP NHẰM GIẢM GIÁ THÀNH
SẢN XUẤT
2.
Giải pháp kỹ thuật:
• Qui trình nuôi:
• Tùy theo qui mô sản xuất, cơ sở hạ tầng và trình độ kỹ thuật, khuyến cáo
nên ứng dụng các Qui trình kỹ thuật nuôi tiên tiến:
• + Các cơ sở nuôi nhỏ lẻ có thể ứng dụng Qui phạm Quản lý tốt hơn (BMP);
• + Các vùng nuôi tập trung nên ứng dụng Qui phạm thực hành nuôi tốt toàn
cầu (Global GAqP) và các tiêu chuẩn quốc tế khác.
• Các biện pháp kỹ thuật
Giảm mật độ nuôi để giảm lượng thức ăn là cần thiết. Về phía người nuôi,
duy trì mật độ nuôi trong giới hạn tối ưu, không vượt quá 30 - 40 cá
giống/m2, Nếu bảo đảm các điều kiện nuôi đúng kỹ thuật, năng suất có
thể đạt 250- 300 tấn cá/ha. Khi đó, chỉ cần giảm hệ số thức ăn 0,1,
người nuôi có thể thu lợi thêm 200 – 250 triệu đồng, chưa kể các khoản
tiết kiệm chi phí cá giống, hóa chất và xử lý môi trường ao nuôi.
HỆ THỐNG GIẢI PHÁP NHẰM GIẢM GIÁ THÀNH SẢN XUẤT (tt)
• Nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật
• nên áp dụng phương pháp cho ăn gián đoạn (định kỳ 5 ngày hoặc 1
tuần ngưng cho ăn 1-2 ngày) để giảm lượng thức ăn.
• - Cần tập trung nghiên cứu sản xuất giống cá tra chọn lọc, lai tạo con giống
có chất lượng cao, có khả năng kháng bệnh tốt đồng thời nghiên cứu và
triển khai ứng dụng công nghệ sinh học trong phương pháp chẩn đoán
nhanh và điều trị hiệu quả các loại bệnh gây tác hại lớn cho nghề nuôi;;
nghiên cứu sản xuất thức ăn công nghiệp có chất lượng cao với giá thành
hợp lý;
• Nghiên cứu cải tiến qui trình ương nuôi nâng cao tỉ lệ sống…để góp phần
làm giảm tối đa chi phí sản xuất.
• Sử dụng Vaccine để phòng bệnh cho cá đối với các bệnh gây tác hại lớn
cho nghề nuôi.
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
IV.1 Kết luận
• Giá thành sản xuất liên tục tăng do giá nguyên liệu cho chế
•
biến thức ăn thủy sản tăng.. Từ đó đẩy giá thành nuôi cá tra
tăng theo.
Hiện nay hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR) trong các mô hình nuôi
từ 1,5 - 1,85 và chi phí thức ăn chiếm 75 - 82% trong cơ cấu
giá thành sản xuất của cá tra, điều này mang đến rủi ro rất lớn
cho người nuôi tại những thời điểm giá thức ăn tăng cao như
trong thời gian qua. Do đó việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật
trong qua trình nuôi trong đó có yêu cầu giảm mật độ nuôi là
rất cần thiết và áp dụng các phương pháp khác nhau trong
khâu quản lý chăm sóc khi cho cá ăn sẽ góp phần giảm chi phí
thức ăn, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội rất đáng kể trong
tình hình nuôi cá tra hiện nay ở ĐBSCL nói chung.
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
IV.1 Kết luận
• Chi phí sản xuất cá tra bao gồm Chi phí chuẩn bị ao, quản lý
•
•
nước, giống, thức ăn, thuốc và hóa chất dùng trong nuôi thuỷ
sản, công chăm sóc, thu hoạch, vận chuyển, lãi vay ngân hàng.
Giá thành là sự tổng hòa chuỗi đầu tư gồm công sức, tiền của
mà người nông dân đã đầu tư trong suốt quá trình sản xuất ra
nông sản.
đồng thời thực hiện các giải pháp góp phần giảm chi phí sản
xuất có ý nghĩa tăng lợi thế cạnh tranh của ngành hàng và
quyết định đến việc phát triển ổn định, hiệu quả và bền vững
của ngành hàng cá tra – sản phẩm chiến lược quốc gia của Việt
Nam
Vì vậy, việc xác định giá thành sản xuất cá tra nguyên liệu là
cơ sở để định giá thu mua nguyên liệu (đảm bảo người nuôi có
thể tái sản xuất) từ đó xây dựng giá sàn xuất khẩu đảm bảo đôi
bên cùng hài hòa lợi ích, bảo vệ và đề cao vị thế của sản phẩm
đặc thù của quốc gia.
IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XuẤ\
IV.2 Đề xuất
• Giá cá tra nguyên liệu trong nước đã tăng đạt ngưỡng kỷ lục 29 nghìn
đồng/kg vào tháng 11-12 năm 2011, sau đó cuối tháng 12 và đầu tháng 1
đột ngột sụt giảm xuống ngưỡng 25.000-25.500 đồng/kg. Sự sụt giảm này
được nhận định là do chịu ảnh hưởng từ khủng hoảng nợ công châu Âu.
Thế nhưng giá thu mua nguyên liệu hiện nay bằng với gía thành sản xuất
thì nguyên nhân vì đâu?Có phải do nội tại trong chuỗi sản xuất của chính
chúng ta?
• Rõ ràng, khủng hoảng kinh tế chung là một thực trạng khách quan phải
thừa nhận, song vẫn còn một tình trạng khủng hoảng khác mà tự các bên
có thể khắc phục được, đó là khủng hoảng niềm tin giữa người nuôi và
doanh nghiệp.
Đề xuất
• Vì vậy, , muốn tháo gỡ được nút thắt từ hai phía thì trong khi
•
người nuôi chăm chút cho sản phẩm của mình để vươn lên đáp
ứng được yêu cầu về số lượng, chất lượng nguyên liệu của DN
thì phía các DN cũng cần có đạo đức trong kinh doanh, chữ
“tín” trong hành xử với người nuôi để giúp họ có khả năng tái
đầu tư cung ứng lại nguyên liệu cho mình, trên cơ sở bảo đảm
quyền lợi, tinh thần “win-win” cho cả đôi bên.
Chia sẻ quyền lợi một cách minh bạch và sòng phẳng mới là cơ
sở để tạo dựng và duy trì mối quan hệ liên kết bền chặt giữa
người nuôi, doanh nghiệp chế biến và các thành phần khác
trong chuỗi sản xuất cá tra. Thiết nghĩ, chừng nào mỗi bên tự
thay đổi “cách suy, nếp nghĩ” hai phía luôn “cùng hội, cùng
thuyền”với nhau thì chừng ấy giải pháp liên kết thực sự mới có
thể thực hành và cũng từ ấy, người nuôi mới hết lao đao!
Xin chân thành cảm ơn quí vị
đã quan tâm theo dõi!