Acid Oxalic và sỏi thận (Trần Ngọc Sinh)

Download Report

Transcript Acid Oxalic và sỏi thận (Trần Ngọc Sinh)

Oxalic acid và sỏi thận
BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA TRONG ĂN UỐNG
GS TS TRẦN NGOC SINH
Trưởng bộ môn Tiết Niệu Học, Khoa Y,
Đại Học Y Dược TP.Hồ Chí Minh
Trưởng Khoa Ngoại-Tiết niệu, Bệnh viện Chợ Rẫy
TS BS DƯ THỊ NGỌC THU
Khoa Ngoại -Tiết Niệu , Bệnh Viện Chợ Rẫy
ĐẠI CƯƠNG
Sỏi thận là một bệnh thường gặp và hay tái phát do
sự kết thạch của các thành phần trong nước tiểu.
 Sỏi gây tắc đường tiết niệu, nhiễm khuẩn và suy
thận, gây nguy hại cho sức khỏe và tính mạng
người bệnh.
 Tại Việt nam : Sỏi thận có thành phần là
OXALAT CALCIUM chiếm đa số (>80%)

Bảng so sánh thành phần hóa học sỏi tiết niệu
của Việt Nam và Thế giới
(phân tích bằng quang phổ hồng ngoại)
Bỉ
Thành phần hóa
học của sỏi niệu
Brazil
Israel
Anh
Mỹ
Nhật
Việt Nam
Calci Oxalat
29,3
37,6
5,5
34,4
23,1
12,7
Calci oxalat + Calci
phosphat
21,8
28,2
60,2
44,6
25,8
61,9
Calci phosphat
15,6
13,5
5,9
7,6
17,6
6,4
Amonimagi
phosphat
13,5
3,7
6,6
7,0
12,6
14,5
17,1
5,8
Acid uric
5,3
16,2
22,2
5,1
11,0
3,6
1,5
Cystin
1,1
0
0,5
1,2
2,2
1,8
Tổng cộng số mẫu
sỏi niệu
337
542
1000
157
182
110
0,3
330
13,6
61,7
DỊCH TỄ HỌC

Theo vị trí địa dư, người ta chia thế giới thành những
“vùng sỏi”. Việt Nam cũng là “vùng sỏi”.

Theo Schneuder, tần số mắc bệnh là từ 1-14%, tuỳ theo
từng vị trí địa dư.

Ở châu Âu và Bắc Mỹ, tỷ lệ này là 3-4%; ở các nước đang
phát triển nằm ở vùng nhiệt đới, tần số mắc bệnh cao hơn.
Châu Phi ít bị sỏi
DỊCH TỄ HỌC (tt)
Tập quán ăn uống, có vai trò quan trọng: Các thức ăn làm tăng tỉ lệ
bị bệnh sỏi niệu là:
Giàu protein, đường tinh khiết, thức ăn giàu natri, oxalat, ít sợi xơ làm tăng
calci, acid uric,
Thức ăn trên làm giảm pH nước tiểu và nồng độ citrat trong nước tiểu
(Fellstrom, 1985).
Chế độ uống nước không đầy đủ làm tăng nồng độ calci trong nước
tiểu.
Khí hậu và thời tiết đều ảnh hưởng đến tần số mắc bệnh, do làm
mất nhiều mồ hôi cũng như chế độ ăn và uống nước.
Người da đen ở Châu Phi ít sỏi thận do:
Yếu tố di truyền + chế độ ăn uống truyền thống= ít sỏi
Nếu họ ăn chế độ giống Châu Âu, tỷ lệ mắc bệnh sẽ tăng lên (Beukes, 1987)
Khí hậu và thời tiết đều ảnh hưởng đến tần số mắc bệnh, do làm mất nhiều
mồ hôi cũng như chế độ ăn và uống nước.
DỊCH TỄ HỌC (tt)
Sỏi thận là bệnh hay tái phát. Theo Johnson
(1979), sau trên 10 năm, 50% bệnh nhân nam và
30% bệnh nhân nữ có hiện tượng tái phát,
Đặc biệt khi có tiền căn sỏi niệu trong gia đình và
khi mắc bệnh sỏi khi còn rất trẻ.
Chế độ phòng bệnh nghiêm túc sẽ giúp hạn chế tái
phát sỏi.
Các nguyên nhân sỏi calci
Sỏi calci : hay gặp nhất, rất cản quang,
thường gặp trong những tình huống:
-
Tăng calci niệu
-
Tăng acid uric niệu.
-
Tăng oxalat niệu
Giảm citrat niệu, giảm magnesium niệu.
Độc tính của OXALIC ACID
LD50 ( liều gây chết trung bình ) của axit oxalic tinh
khiết ở chuột là khoảng 375 mg / kg thể trọng ,
Suy ra ở người là khoảng 25 gram cho một 65 kg ( ~ 140
lb). liều gây chết người được công bố thấp nhất) là 600 mg
/ kg .
Ngộ độc Oxlic acid trong thực tế - từ ăn axit oxalic là rất
khó xảy ra. Trừ khi người ta cố tình uống dung dịch acid
nay (tự tử), khi đó các tác hại như bỏng thực quản, miệng
sẽ xảy ra trầm trọng
Độc tính của OXALIC ACID
Các thực phẩm duy nhất có chứa axit oxalic ở nồng
độ đủ cao là một nguy cơ ngộ độc thực tế là lá đại
hoàng.
Liều độc khi ăn khoảng 7 cân anh tức khoảng 5
kg lá đại hoàng : đó là một liều gây chết người.
Nguy cơ do oxalic Axit
Với liều lương nhỏ, người khỏe mạnh bình
thường:
Nguy cơ sỏi thận khi ăn thực phẩm có
Oxalic Acide là gần như không đáng kể nếu;
Lượng với điều kiện không là một lượng lớn axit
oxalic
Không ăn liên tục, lâu dài.
Nguy cơ do oxalic Axit
Sỏi thận: > 80% sỏi thận xuất phát từ canxi oxalat. Tổn
thương thận do tinh thể sỏi sắc tác động
Cẩn thận khi dùng thực phẩm có nhiều oxalat :
Người có bệnh tăng oxalat-máu, bệnh gút, viêm
khớp dạng thấp, đau mạn tính âm hộ ( vulvodynia ).
Người bình thường khỏe mạnh có thể không, trừ
khi, như đã nói, họ đang tiêu thụ một lượng lớn bất
thường của axit oxalic trên cơ sở tiếp tục lâu dài.
Sỏi và bệnh Gout
Phần lớn sỏi niệu là do Oxalic Acid, nên người có
sỏi Oxaliat cần kiên thực phẩm có nhiều Oxalic
acid.
Cần phải tránh các loại thức ăn có nhiều Oxalic
acid :
- Có trong rau quả tự nhiên
- Do người ta thêm vào trong thực phẩm (mục
đích làm trắng sản phẩm)
TĂNG OXALAT NIỆU NGUYÊN PHÁT
-
-
Oxalat niệu nguyên phát gây suy thận
sớm do rối loạn chuyển hóa glyoxalat.
Do tăng hấp thụ oxalat trong bệnh Crohn,
thiểu năng tuỵ, rối loạn tiêu hóa sau cắt
đoạn ruột non.
Gặp Bác sĩ chuyên khoa Tiết Niệu
học chẩn đoán và điều trị.
Triệu chứng cơ năng: Sỏi thận có bệnh cảnh lâm sàng rất đa dạng:
Biểu hiện lâm sàng điển hình :
Điển hình nhất là cơn đau quặn thận
Tiểu ra máu đại thể.
Tiểu đục khi có nhiễm khuẩn kèm theo.
Sỏi 2 thận, 2 niệu quản: suy thận, vô niệu.
Có khi diễn biến âm thầm ngay cả khi có sỏi thận rất lớn.
Tiền căn : đái ra sỏi, bệnh nhân có nhiều cơn đau quặn thận, đái ra máu, đái đục
Khám lâm sàng: thận to, căng và đau tức.
Xét nghiệm : tìm tinh thể trong nước tiểu, tìm vi khuẩn trong nước tiểu, đ1nh
giá chức năng thận, siêu âm, X quang, CT scans…
ĐIỀU TRỊ NỘI KHOA VÀ PHÒNG NGỪA SỎI NIỆU
Điều trị nội khoa : phòng bệnh và sử dụng các thuốc
tống xuất sỏi
Bệnh nhân cần uống nước đầy đủ, đảm bảo bài tiết 1
,5 lít /24 giớ (dùng 1,5 lít-2,5 lít nước trãi đều trong ngày).
Điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu đặc biệt với nữ
giới hoặc trường hợp có dị tật bẩm sinh, bàng quang
thần kinh ở trẻ em.
Tổ chức cuộc sống lành mạnh, có thời gian vận động
nâng cao thể trạng.
Để tránh tái phát sỏi, cần điều chỉnh nguồn thức ăn
uống không gây sỏi và sử dụng một số thuốc riêng biệt
như citrat
ĐIỀU TRỊ NỘI KHOA VÀ PHÒNG NGỪA SỎI NIỆU
Đối với sỏi calci
Cần hạn chế thức ăn chức nhiều calci,
Cần hạn chế thức ăn và rau quả có nhiều
oxalt khi biết có bệnh sỏi niệu, tăng Oxalat
máu.
Không ăn mặn, thực phẩm chứa nhiều
protein và oxalat.
Các loại “thuốc dân gian”: thường không đủ chứng cứ
Citrat: chất đã được chứng minh là
ức chế sinh sỏi Oxalat.
Còn các loại chưa có chứng minh :
chỉ là kinh nghiệm dân gian
ĐIỀU TRỊ NỘI KHOA VÀ PHÒNG NGỪA SỎI NIỆU
Đối với sỏi amoni magie-phosphat
cần điều chỉnh pH nước tiểu để tránh kiềm.
Đối với sỏi acid uric, hạn chế các thức
ăn chứa nhiều purin và protein.
Đối với sỏi cystin, cần tăng cường lợi
tiểu (uống 2-3 lít nước mỗi ngày), điều
chỉnh pH nước tiểu xấp xỉ 7.
ĐIỀU TRỊ NGOẠI KHOA
Nguyên tắc của chỉ định ngoại khoa:
Can thiệp ngoại khoa khi có bế tắc
đường tiết niệu do sỏi.
Sỏi không bế tắc: có chỉ định khi sỏi lớn
vùng đài thận hay bể thận (điển hình là sỏi
san hô toàn phần và các dạng lâm sàng khác).
Sỏi không bế tắc nhưng nhỏ ( thường dưới
5mm) sẽ có chỉ định điều trị nội khoa (lợi niệu,
các loại thuốc tan hay bào mòn sỏi).
ĐIỀU TRỊ NGOẠI KHOA
Phẫu thuật mở kinh điển.
Phẫu thuật nội soi ổ bụng hoặc sau phúc mạc
Tán sỏi ngoài cơ thể (Extracorporeal Shock Wave
Lithotripsy, ESWL).
Tán sỏi qua da (Percutaneous Nephrolithotrypsy,
PCNL)
Tán sỏi qua nội soi niệu quản ( Retrograde Ureteral
Lithotripsy)
KẾT LUẬN
Acid Oxalic, hay dưới dạng Oxalat có
trong hoa quả thiên nhiên, không độc
hại.
Người bình thường ăn rau quả có Oxalic
acid, với lượng ăn bình thường khó có
tác dụng độc hay gây sỏi thận.
KẾT LUẬN
Người đang có sỏi hoặc đã từng bị sỏi niệu: cần
biết thành phần hoá học sỏi, nếu là sỏi Oxalat: cần
tiết thực đối với thức ăn có nhiều Oxalat.
Không nên có thói quen chuộng thức ăn được “tẩy
trắng” bằng các loại thuốc tẩy trắng thực phẩm,
trong đó có thuốc tẩy trắng bằng hoá chất
“OXALIC ACID”, liều lượng ngấm vào thức phẩm
không kiểm soát được,
Thức ăn và hoá chất làm trắng
KẾT LUẬN
Cần tư vấn bác sĩ chuyên khoa tiết niệu khi
có các triệu chứng sỏi niệu để có giải pháp
điều trị kịp thời.
Áp dụng các phương pháp điều trị đã qua
chứng cứ của Y học, không nên tự phòng hay
dùng những loại “thuốc” dân gian không có
cơ sở khoa học .