talk to my own students - Viện Công Nghệ Thông Tin và Truyền Thông

Download Report

Transcript talk to my own students - Viện Công Nghệ Thông Tin và Truyền Thông

Một số gợi ý về cách viết và phong
cách viết luận văn khoa học kỹ thuật
Nguyễn Khanh Văn
SoICT - HUT
Bố cục chương đầu LVTN
• Đặt vấn đề:
– giới thiệu lĩnh vực đề tài, nêu bài toán
• Cách tiếp cận/giải quyết
– Kế hoạch nghiên cứu, tìm hiểu
– Các ý tưởng chính thực hiện đề tài
• Các công việc đã thực hiện và đánh giá
• Cấu trúc luận văn
Đặt vấn đề
• Giới thiệu lĩnh vực đề tài – tầm quan trọng
– Nhập đề: một vài nét về tính phổ biến, sự liên quan của đề tài
trong CNTT nói chung, cuộc sống
– Giới thiệu đôi nét về các sản phẩm/công trình đã có trước về đề
tài
– Tầm quan trọng: sự cần thiết phải phát triển lĩnh vực này (đối
với công nghiệp CNTT, các nhà khoa học); nhu cầu từ đời sống.
• Xác định đề tài
– Xác định hướng hẹp của đề tài trong lĩnh vực đề tài. Nêu nhiệm
vụ thư (problem statement), tức là tên đề tài + cùng một vài nét
phát triển ngắn gọn.
• Ý nghĩa:
– Tại sao chọn đề tài này
– Có thể mang lại đóng góp gì? Hoặc rèn luyện gì cho bản thân.
Cách tiếp cận giải quyết
• Đặt ra các chủ đề (topics) cần phải nghiên cứu:
– Nêu tóm tắt dự định tìm hiểu 1 số chủ đề hẹp trọng
lĩnh vực hoặc liên quan
– Nêu tóm tắt một số công trình đã có trước mà mình
lên kế hoạch tìm hiểu
• Nêu ý tưởng thực hiện
– Nghiên cứu để làm gì? Đưa ra mô hình? Giải pháp
ứng dụng? Sản phẩm chương trình?
– Tóm tắt một số bước của kế hoạch và ý tưởng
chính để thực hiện
Các công việc đã thực hiện và đánh giá
• Danh sách các công việc đã thực hiện trong
quá trình làm đồ án
– Nêu kết hợp phân tích sơ qua mỗi công việc cụ thể.
• Đánh giá chung/khái quát về các việc đã làm:
– Có theo đúng kê hoạch ban đầu không?
– Có thiếu sót kém hơn so với kế hoạch
– Có làm tốt hoặc mở rộng so với KH?
Cấu trúc luận văn
• Nêu tóm tắt nội dung của từng chương
– Chỉ 1-2 câu cho mỗi chương
• Cần thiết để tạo một bức tranh chung, một
hành trình đọc cho người đọc.
– Người đọc chuyên gia có thể căn cứ vào bố cục để
đọc thẳng vào từng chương cụ thể, bỏ qua việc đọc
đầu đến cuối
Dòng chảy (Flow)
• Các đoạn có tính nối tiếp liên tục:
– một đoạn văn mới sẽ có liên kết nào với đoạn
trước
• Nối ý, bổ sung
• Nếu các vấn đề mức chưa xét: phát triển chủ đề chính
• Xem xét chi tiết cụ thể một vấn đề mới nêu ở mức
chung chung (high-level) ở trước.
•…
Phong cách chung văn phong KHKT
• Đoạn văn:
– Ý chính (mở đề nhỏ)
– Các ý phát triển chủ đề/ chứng minh dẫn chứng
chủ đề
– Liên kết với nội dung trước của chương
Câu văn
• Đúng chính tả, đúng ngữ pháp
– Chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, bổ ngữ …
– Thế nào là sai:
• Biết tránh các kiểu sai thông thường; đặc biệt là do dấu vết
của văn nói VN
• Súc tính, vừa đủ
– Không thừa, không thiếu
– Có thể dài nhưng không dại
• Sử dụng các mẫu câu chuẩn
– Các kết cấu chuẩn nhiều mệnh đề
– Khi cần gây ấn tượng có thể dài, nhưng cần biết dùng
đúng cấu trúc
Revising
• Nguyên tắc đọc+sửa lại liên tục
• Cần có một cái nhìn, cảm nhận thống nhất tổng
quát về luận văn của mình, cũng như cách viết
của mình
• Cố gắng duy trì một khung nhìn/kiểu chung
này sẽ tránh lộn xộn
Nguyên tắc chung về cách viết
• Quan niệm về mức:
– Mô tả bất kỳ 1 sự vật nào, chủ đề nào cũng có thể
có nhiều mức
• Mức cao (high-level): bao quát, mang nét chung nhất
– Mức thấp: chi tiết, cụ thể, tỉ mỉ; sâu vào kỹ thuật
• Đi từ mức cao xuống mức thấp và xuống từ từ
• Xác định trình bày cho đúng mức vào đúng
chỗ
• Để đáp ứng nhu cầu của xã hội ngày nay là
cung cấp các thông tin mà luôn được cập nhật
thường xuyên thì TA phải thay đổi các thiết kế
của trang web. các trang web không còn sử
dụng công nghệ web tĩnh nữa.
•  Nhu cầu của xã hội ngày nay là cung cấp
các thông tin mà luôn được cập nhật.